Cần Mẫn

CẦN MẪN
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)

  • Tải Mp3 (trọn bộ Đạo Làm Người)
  • Tải PDF (Đạo Làm Người)

  • Được biết hổthẹn là một điều hay. Song lòng biết hổ thẹn mà chỉ để đó không vung mình bước tới chỗ xa hơn nữa, thì cái hổ thẹn ấy chẳng ích lợi gì cả.Trái lại, sau khi thấy người khác hơn mình, bất luận về phương diện nào thì lòng mình lấy làm hổ thẹn, phải cần mẫn đeo đuổi công làm, không được ngày nầy cũng ngày khác, cho đến khi nào giá trị của mình tương đương, hiểu biết của mình đồng đều với mọi người, thì lòng hổ thẹn ấy mới ích lợi. Vì lẽ đó hôm nay chúng ta tham khảo đến việc cần mẫn.

    Cần mẫn có nghĩa là  lòng siêng năng mau mắn trong công việc làm. Sau khi mình đã toan tính việc chi, thì phải hết lòng mài miệt làm cho được việc ấy, không sợ mệt mỏi ,không sợ khó khăn, cố gắng làm cho được, tức là người biết cần mẫn.

    Do tánh quan sát và nhờ lòng biết tìm tòi mà chúng ta biết rõ hạng người biếng nhác do dự: những việc gì cũng trù trừ lần lựa thì cảnh sống của họ càng cùng khốn; sanh hoạt phải eo hẹp; cư trú bị ẩm thấp: đời họ hẩm hiu, nghĩa là con người của họ cùng quẫn, đến đỗi thân danh chẳng ai biết đến, địa vị chẳng gác trên một ai, với kẻ xung quanh chẳng mấy người dám đến lui gần gũi họ, vì sợ họ vay bợ mà chẳng đáp là điều chi ích lợi.
    Bởi thế, về mặt kiến thức cũng như phương diện giác ngộ, người ấy không  bì được ai, năm nầy tháng nọ chỉ thấy họ sống trong ống đồng chật hẹp, không nghe thấy được xa.

    Do đó trên phương diện cứu vớt quần sanh cũng như về mặt lợi ích cho xứ sở, kẻ ấy chẳng  làm được vai trò gì xứng đáng.
    Đã thấy tánh  lười lã biếng nhác có tai hại to lớn cho đời sống, vì vậy chúng ta lúc nào cũng nghĩ xa đến tương ai, nghĩa là  biết đâu ngày mai mình sẽ vấp chơn vào bánh xe của kẻ ấy, nên phải biết siêng sắn công việc làm và mau lẹ trong chỗ lo nghĩ, để xoay đổi vận mạng, đào tạo kiếp sống của mình được ngang hàng với kiếp sống của người khác.

    Nói rõ là, với sự lợi ích của tánh cần mẫn, nó có thể thay đổi được đời sống tối mê trở lại sáng sủa; thay đổi được vết đen trong lúc sanh bình trở lại sạch sẽ tốt đẹp; nó có thể làm cho người khỏi phải nghèo, khỏi phải ngốc, đến đỗi đứng xa hơn người rất nhiều.
    Chí cần mẫn nó có năng  ực biến đổi cho con người như thế nầy:
    1–Lẽ thứ nhứt của chí cần mẫn, nếu con người được có chí cần mẫn, dù đương vật lộn trong cảnh nghèo cũng vùng vẫy đến được giàu có, nếu không được cực kỳ phú hộ, cũng chỉ thua kém chút đỉnh.
    2–Lẽ thứ hai của chí cần mẫn, sẽ giúp con người từ chỗ thiếu hụt: tay không còn tiền, thân không mặc ấm, trong họ chẳng gạo dư, sẽ dần dần trở lại đủ ăn, đủ mặc, khỏi phải vất vả, cùng khốn như lúc trước. 
    3–Lẽ thứ ba của chí cần mẫn, nó có năng lực giúp con người từ chỗ làm thuê mướn, làm công nhựt cho người sẽ dần dẫn trở nên người làm chủ hãng hay chủ một cơ sở.
    4–Lẽ thứ tư của chí cần mẫn, nó còn giúp con người từ chỗ chưa biết một chữ, chưa đọc rành một trang, nghĩa là rất dốt, rất kém mà chăm nom đèn sách dần dần tiến sát đến chỗ học rộng, biết xa.
    5–Lẽ thứ năm của chí cần mẫn, còn nâng nhắc con người từ địa vị người làm lính hạng chót hay làm quan thấp hơn hết sẽ từ từ bước lên cấp bực của nhà đại tướng hay của vị thượng quan.
    6–Lẽ thứ sáu của chí cần mẫn, sẽ giúp cho người làm xong tất cả việc gì của cấp trên giao-phó, dù việc ấy rất khó khăn, phải cố gắng nhiều, phải hy sinh nhiều cũng đều làm được cả.
    7–Lẽ thứ bảy của chí cần mẫn, giúp con người nếu làm bực đàn anh hay đương kiêm điều khiển một toán người trong đoàn thể nào cũng rất xứng đáng với nghĩa vụ, không khiến cho người khác đứng sau mình chần chờ chểnh mảng công việc làm, bởi mình siêng năng tính toán mau lẹ, người ấy chỉ noi theo không dám làm sái.
    8–Lẽ thứ tám của chí cần mẫn, thường giúp người từ chỗ mới học cưa, học bào, học may, học vá, mới tập viết hay mới tập sơn vẽ, nghĩa là tất cả việc gì từ chỗ thô kịch vụng về sẽ tiến đến chỗ tinh tế khéo léo hơn.
    Tám khoản kể qua là đối với việc tạo tác trong trường đời, còn bốn khoản sau nầy thuộc về mặt đạo lý là:
    1–Lẽ trứớc tiên của chí cần mẫn trong cửa đạo, sẽ giúp con người diệt trừ được các điều ác trong lòng của mình, cho đến khi ngòi ác bị úng, cỗi rễ ác bị đứt không còn tái phục được.
    2–Kế đó chí cần mẫn trong cửa đạo, sẽ nung đẩy con người được tóm làm hết tất cả những điều lành, lẽ phải,làm việc công, đem lại phúc lợi cho mình hay đem lại sự mở mang huệ mạng cho người khác.
    3–Sau đó chí cần mẫn trong cửa đạo, sẽ giúp con người vẹn tròn bốn điều ân: đối với đất nước hết lòng trung cang; đối với cha mẹ hết lòng hiếu dưỡng; đối với tam bảo hết dạ kính th ; đối với đồng bào hết  òng hào nghĩa.
    4–Điều chót hết của chí cần mẫn trong cửa đạo, sẽ đưa con người từ ở bờ mê của chúng sanh, sang qua bến giác của chư Phật, lột bỏ hết tất cả ngu si tà kiến đổi lại trí huệ viên minh, không còn ngu xuẩn lạc lầm, không còn chôn xác trong cõi mê nầy nữa.
    Vẫn biết sự lợi ích của chí cần mẫn rất lớn, nó có đặc tánh giúp đỡ con người tiến hóa cho kịp thời gian, tranh thủ từ tấc nắng; nó có thể chặn đứng mọi khốn nàn; nó có thể làm mòn tất cả ngu dốt để đưa mình đến chỗ toại nguyện,nhưng chúng ta không biết dùng chí cần mẫn phải chỗ thì nó sẽ có tai hại rất lớn. Thế nên phải khéo dùng chí cần mẫn vào việc chánh đáng, đừng dùng nó vào việc tà vạy.Nhược bằng dùng chí cần mẫn vào chổ tà vạy, như: siêng làm ra tiền bạc thì sẽ làm cho lòng tham lam: muốn đất cho rộng, nhà cho to, có nệm gấm giường ngà, thê thiếp cho nhiều chớ không giúp được ai cả.
    Bởi thế mỗi việc nào của chúng ta làm đều phải đo lường kỹ lưỡng, cân nhắc từ tí, từ ly, nếu thấy việc làm ấy thanh cao chơn chánh, đối với đạo lý rất thích hợp, nhơn tâm phù hòa thì chúng ta hãy làm cho được thành công. Nhược bằng chúng ta thấy việc nào bất chánh có tai hại ở ngày mai thì chúng ta cũng dùng chí cần mẫn mà để lột bỏ nó, đừng để nó xô nhập chúng ta vào chỗ ân hận lỗi lầm sái quấy.
    Ngày giờ qua rồi thì mất, không khi nào trở lại được chí cần mẫn của chúng ta phải biết tiết kiệm từ phút từ giờ ,chúng ta không nên chôn đầu óc trong việc làm phi nghĩa chỉ tốn hao thì giờ và tâm lực mà chẳng làm ích lợi cho ai.
    Nói tóm lại, về chí cần mẫn chỉ bảo chúng ta phải biết mài miệt trong công việc công nghĩa  là lẹ làng trong lúc tính toán, nghĩa là sau khi tính toán xong sẽ làm nhanh lẹ. Sự miệt mài nhanh lẹ ấy, chỉ làm lợi ích cho gia đình và xã hội ở tinh thần cũng như sanh hoạt đủ đầy, giúp cho mọi người từ chỗ không đạo trở nên có đạo; từ chỗ ăn mặc thiếu thốn trở lại đầy đủ áo cơm. Chỉ đặt sự cần mẫn nầy trong chỗ giúp đỡ cho đ i, chớ không mong cầu được sự khen ngợi của người. 
    Có được như thế, thì sự cần mẫn mới có giá trị và chính nó sẽ giúp cho con người làm xong bổn phận của kẻ đã giác ngộ, hay của một công dân có giáo dục.

    1 nhận xét

    1. Thiện Lạc
      Nam Mô A Di Đà Phật
    Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật