Cho Đức Ông mất ghe
Bửu sanh du lịch Lục Châu Giang
Kim sơn thương mãi toàn lê thứ
Thức tỉnh bá gia giấc mộng tràng
(Đức Thầy đọc bài nầy cho Đức Ông nghe và bảo Đức Ông kiếm mấy ông thầy nho mượn bài thử!)
Hòa Hảo, Tháng 7 Năm Kỷ Mão
XUẤT XỨ
Bấy giờ khoảng đầu tháng 7 năm Kỷ Mão (1939), trong gia đình Đức Ông bị mất một chiếc ghe nhỏ mình lườn, hai chèo. (Thời đó người ta dùng cây súc lớn bằng sao hoặc sến, cắt vừa tầm thước rồi dục khoét trong ruột để chèo đi. Nhỏ thì kêu ghe lườn, đóng cặp thêm đôi be gọi là Cà Vom). Đức Ông cho người nhà theo dò kiếm mấy ngày vẫn chưa được. Thấy Đức Ông lo lắng, Đức Thầy liền viết bài thi tứ cú nói trên, đọc cho Đức Ông nghe và bảo:“Ông Cả tìm mấy ông lão thông chữ Nho bàn thử”.
LƯỢC GIẢI
Đại ý bốn câu thi trên Đức Giáo Chủ cho Đức Ông thân sinh của Ngài biết lý do chiếc ghe nhỏ của Đức Ông bị mất, khó mà tìm ra được. Vì Ngài cùng một đệ tử đã mượn đi ngao du khắp sáu tỉnh miền Nam. Khi thì giả ra người mua bán, lúc lại giả kẻ chèo đò, ăn xin v.v…khắp đó đây để thức tỉnh bá gia sớm giác ngộ tu hành:
“Lục châu ta dạo bằng nay,
Khuyên trong lê thứ ngày rày tỉnh tâm”.
(Sấm Giảng, Q.1)
LY GIA: Lìa khỏi nhà. Ý chỉ chiếc ghe Đức Ông đang cặm bến bỗng nhiên bị mất.
VỊ TẤT NAN: Khó mà biết hoặc chưa giải bày cho biết và cũng chưa tìm bây giờ được.
BỬU SANH: Bửu là báu. Sanh là sống trở lại. Riêng chữ Bửu là danh hiệu của vị Giáo tổ Bửu Sơn Kỳ Hương, tức là Đức Phật Thầy Tây An và cũng là tiền thân của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Gọi tắt là Đức Thầy Bửu Sơn.
Trong Sấm Giảng quyển Nhứt, Đức Giáo Chủ có tường thuật lúc Ngài hành đạo nơi vùng núi báu, được gặp Đức Thầy Bửu Sơn truyền cho pháp diệu;
“Nhờ trời may mắn một khi,
Thẩn thơ lại gặp Đức Thầy Bửu Sơn.
Cúi đầu Điên tỏ nguồn cơn,
Động lòng bác ái ra ơn dạy truyền.
Thấy Điên tâm tánh quá thiềng,
Nội trong sáu khắc biết liền thiên cơ”.
DU LỊCH: Đi ngao du đó đây để xem phong cảnh và nhơn tình dân chúng.
LỤC CHÂU: Cũng như từ lục tỉnh, tức sáu tỉnh Nam phần Việt Nam. Vào thời nhà Nguyễn vua Gia Long chia làm 6 trấn: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Long Hồ, An Giang, Hà Tiên. Đến năm Tân Mão (1831) vua Minh Mạng đổi sáu trấn ra sáu tỉnh, tức là sáu châu. Đến thời Pháp thuộc sáu châu chia làm 20 tỉnh, rồi 21 tỉnh, tức thêm tỉnh Vũng Tàu, trước đó thuộc Bà Rịa. Danh từ dạo lục châu Đức Giáo Chủ có đề cập nhiều lần trong Sấm Giảng Thi Văn của Ngài:
“Khắp sáu châu nức tiếng người đồn”.(Sa Đéc)
Hay là:
“Lục châu chưa giáp mà lòng ủ ê”.
CHÚ THÍCH
ĐỨC ÔNG: Thân phụ của Đức Thầy, tên thật là Huỳnh Công Bộ, hiện đang làm chức Hương Cả trong Ban Hội Tề làng Hòa Hảo.LY GIA: Lìa khỏi nhà. Ý chỉ chiếc ghe Đức Ông đang cặm bến bỗng nhiên bị mất.
VỊ TẤT NAN: Khó mà biết hoặc chưa giải bày cho biết và cũng chưa tìm bây giờ được.
BỬU SANH: Bửu là báu. Sanh là sống trở lại. Riêng chữ Bửu là danh hiệu của vị Giáo tổ Bửu Sơn Kỳ Hương, tức là Đức Phật Thầy Tây An và cũng là tiền thân của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Gọi tắt là Đức Thầy Bửu Sơn.
Trong Sấm Giảng quyển Nhứt, Đức Giáo Chủ có tường thuật lúc Ngài hành đạo nơi vùng núi báu, được gặp Đức Thầy Bửu Sơn truyền cho pháp diệu;
“Nhờ trời may mắn một khi,
Thẩn thơ lại gặp Đức Thầy Bửu Sơn.
Cúi đầu Điên tỏ nguồn cơn,
Động lòng bác ái ra ơn dạy truyền.
Thấy Điên tâm tánh quá thiềng,
Nội trong sáu khắc biết liền thiên cơ”.
DU LỊCH: Đi ngao du đó đây để xem phong cảnh và nhơn tình dân chúng.
LỤC CHÂU: Cũng như từ lục tỉnh, tức sáu tỉnh Nam phần Việt Nam. Vào thời nhà Nguyễn vua Gia Long chia làm 6 trấn: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Long Hồ, An Giang, Hà Tiên. Đến năm Tân Mão (1831) vua Minh Mạng đổi sáu trấn ra sáu tỉnh, tức là sáu châu. Đến thời Pháp thuộc sáu châu chia làm 20 tỉnh, rồi 21 tỉnh, tức thêm tỉnh Vũng Tàu, trước đó thuộc Bà Rịa. Danh từ dạo lục châu Đức Giáo Chủ có đề cập nhiều lần trong Sấm Giảng Thi Văn của Ngài:
“Khắp sáu châu nức tiếng người đồn”.(Sa Đéc)
Hay là:
“Lục châu chưa giáp mà lòng ủ ê”.
(Sấm Giảng, Q.1)
KIM SƠN: (Xem phần Chú Thích bài trước).
THƯƠNG MÃI: Mua bán. Lúc Đức Thầy đi dạo lục châu. Ngài thường giả ra kẻ mua bán, ăn xin chèo đò..
LÊ THỨ: Lê là đen; thứ là đông, nhiều. Cũng có nghĩa như chữ lê dân (dân đen). Chỉ cho tất cả nhân dân. Ví dụ: Khắp lê thứ hay trong lê thứ.
THỨC TỈNH: Tỉnh thức kẻ còn mê để họ sớm biết tu hành theo lẽ phải:
“Mau thức tỉnh tu thân kẻo trễ”.
(Khuyến Thiện, Q.5)
GIẤC MỘNG TRÀNG: (Xem Chú Thích bài đầu)
KIM SƠN: (Xem phần Chú Thích bài trước).
THƯƠNG MÃI: Mua bán. Lúc Đức Thầy đi dạo lục châu. Ngài thường giả ra kẻ mua bán, ăn xin chèo đò..
LÊ THỨ: Lê là đen; thứ là đông, nhiều. Cũng có nghĩa như chữ lê dân (dân đen). Chỉ cho tất cả nhân dân. Ví dụ: Khắp lê thứ hay trong lê thứ.
THỨC TỈNH: Tỉnh thức kẻ còn mê để họ sớm biết tu hành theo lẽ phải:
“Mau thức tỉnh tu thân kẻo trễ”.
(Khuyến Thiện, Q.5)
GIẤC MỘNG TRÀNG: (Xem Chú Thích bài đầu)