CHO ÔNG THAM TÁ NGÀ |
Cho Ông Tham-Tá Ngà
(con của ông Đốc-phủ Lê-quang-Liêm tức Bảy)Lân-la đến chốn buôn mồi vinh-hoa.
Xả thân tìm kiếm ma-ha,
Chẳng nài viễn-vọng dẹp tà nơi tâm.
Nay gặp bạn tri âm tri kỷ,
Cho những điều thiện mỹ cổ lai.
Đừng nên sớm vội lợt phai,
Xe dây cho chặt mà nài tánh linh.
Nền đạo-đức sắc thinh chớ mến,
Có thuyền từ đưa đến non Tiên.
Cứu người hữu phước thiện-duyên,
Về nơi cõi Phật khỏi miền trần ai.
Kẻ ác-đức hậu lai khổ thảm,
Mắt phàm trần tường lãm hồ binh.
Mấy lời dặn bảo đinh-ninh,
Gắn-ghi chạm dạ Long-Đình được xem.
Mùi đạo-diệu gỏi nem khó sánh,
Chốn trà-đình xa lánh vãng lai.
Tu hành nào luận mặn chay,
Miễn tâm thanh tịnh gặp ngày an cư.
Nền đạo-đức vị tư bất nhã,
Ta đừng phân nhơn ngã mới hay.
Nhìn đời thế thái đổi thay,
Hết vinh tới nhục lẽ nầy thường xưa.
Đời (1) vật chất văn-minh chiều-chuộng,
Vì thời lai vận bĩ trải qua.
Lòng sắt-son đây đó nõn-nà,
Tâm não bít bê-tha chậm trễ.
Tu với tỉnh bảo toàn thân thể,
Giữ đừng mòn linh tánh mới hay.
Nỗi bút-nghiên phận Lão cạn bày,
Câu diệu-lý cơ-huyền khó kiếm.
Sá chi kẻ dùng lời bao-biếm,
Chê Điên Khùng khó kiếm cho ra.
Não tâm tràng sớm dứt ái-hà,
Nên phải vội lìa xa cõi tạm.
Quyết chỉ nẻo lánh vòng hắc ám,
Đạo và đời thăm-thẳm sâu-xa.
Diệm Hồng-Liên thơ-thớ quần ca,
Tạo duyên giả phàm gian thân giả.
Chớ lấy đó mà tâm buồn-bã,
Hiệp-hòa nhau chờ đợi năm non.
Kìa hỡi ai giữ phận cho tròn,
Sau huynh-đệ có ngày hòa hiệp.
Chớ nản chí đường tu bỏ líp,
Trổi bước sang gặp Lão thế ngôn.
Trổi hùng phong cốt cách duy tồn,
Xác tuy mất hồn thiêng chẳng mất,
Lão cũng tỏ đôi lời khờ-khật,
Câu huyền sâu cho đó ngụ ngôn.
Mã song phi viễn-vọng tâm-hồn,
Hành thế lữ đêm dài cạn tỏ.
Giết cho sạch những loài sâu bọ,
Giống hại người lúc bỏ rẫy trồng.
Huệ tâm khai ngữ chuyển huyền thông.
Sanh hồi thiện đôi câu thành-thật.
Đêm vắn tắt vài lời để cất,
Gát ngòi nghiên tạm biệt phàm gian.
Rạng vừng mây bóng thỏ lạc nhàn,
Để chuyến khác cạn câu hoài vọng.
Dậm tràng đó mới chuyến sang chơi,
Tỏ ý Thần Tiên khá nhận lời.
Huyền-pháp thâm-trầm thơm bất tuyệt,
Vô-vi chánh đạo hỡi người ôi!
Người ôi! chơn-lý thậm lâu đời,
Thâm cảnh diêu-huyền hẹn một nơi.
Hòa mặt Trung-Ương tam điệp khách,
Đợi chờ thiên-luật mới về ngơi.
Về ngơi chốn ấy rõ như lời,
Nào Lão có bày chuyện khuấy chơi.
Vẽ việc Trời xanh cho đó biết,
Một lòng gắn chặt chẳng xa lơi.
Xa lơi đạo-đức khổ tâm à!
Học cũ ít bài Lão thiết-tha.
Bóng xế tà tây ôi! lắm thể,
Dạ hiền cất bút mượn thi ca.
Thi ca nhiều nẻo thậm rồi đa,
Hồi tị sứ thần dạy chuyện xa.
Lánh thế chẳng bày danh Lão sĩ,
Ngày nay các chỗ ngộ cuồng-ca.
Hòa-Hảo, lối tháng 2 Canh-Thìn
(trong lúc ban đêm)
________________________________
Lúc hầu chuyện với Đức Thầy ông Ngà có khen ông Lê-văn-Trung và nói nếu ông Trung còn sống thì câu chuyện đạo-đức với Đức Thầy ắt là lý thú lắm. Đức Thầy mới viết thêm đoạn dưới đây.
CHÚ GIẢI :
Đức Giáo Chủ sáng tác vào khoảng tháng 2 năm Canh Thìn (1940), lúc Ngài còn cư trú tại Tổ Đình, Thánh địa Hòa Hảo.Đây là một bài vận văn biến thể, đoạn đầu bằng thể lục bát. Đoạn giữa bằng thể thất ngôn trường thiên, đoạn cuối là 5 bài thi Tứ cú, loại thuyết giáo, dài 80 câu, khởi đầu bằng các câu:
“Lòng buồn gặp kẻ xa xôi,
Lân la đến chốn buôn mồi vinh hoa”.
Và chấm dứt bởi các câu:
Lánh thế chẳng bày danh Lão Sĩ,
Ngày nay các chỗ ngộ cuồng ca”.
NỘI DUNG :
Ông Tham Tá Ngà là con của Đốc Phủ Sứ Lê Quang Liêm, người đã có tham chánh thời Pháp thuộc với chức vụ Tham Tá, nhưng vốn có lòng hiền từ và ham mộ đạo đức, nên đến tham kiến Đức Thầy. Ngài tiếp chuyện với ông Ngà lúc ban đêm, đến gần sáng Ngài mới viết tặng ông bài giảng nầy:“Rạng vừng mây bóng thỏ lạc nhàn,
Để chuyến khác cạn sâu hoài vọng”.
Đoạn mở đề Ngài nói rõ tâm lý và cảnh tỉnh người đối diện: “Lân la đến chốn buôn mồi vinh hoa”. Nay ông muốn tầm đạo thì đừng ngại đường xa khó nhọc, điều trước tiên là phải dẹp hết tà tâm. Đức Giáo Chủ cũng nhận được ông Ngà là hàng tri kỷ:
“Xả thân tìm kiếm ma ha,
Chẳng nài viễn vọng dẹp tà nơi tâm.
Nay gặp bạn tri âm tri kỷ,
Cho những điều thiện mỹ cổ lai”.
CHỦ ĐÍCH:
Đức Giáo Chủ khuyên ông Ngà hãy tu tròn bổn phận của chính mình thì sau nầy sẽ hòa hiệp đệ huynh tại miền Năm non Bảy núi.CHÁNH VĂN
1.- “Lòng buồn gặp kẻ xa xôi,Lân la đến chốn buôn mồi vinh hoa.
Xả thân tìm kiếm ma ha,
4.- Chẳng nài viễn vọng dẹp tà nơi tâm”.
Hôm ấy lòng Đức Thầy linh cảm biết sắp có một người quen mà Ngài cho là bạn tri âm tri kỷ đến thăm. Mấy lúc nay vì mến cảnh vinh hoa phú quí mà làm việc cho Pháp. Nay phát tâm ham mộ đạo, chẳng nài sự xa xôi đến gặp Đức Thầy.
CHÚ THÍCH
LÒNG BUỒN: Hơi buồn, ngùi ngùi man mác. Ở đây, Đức Thầy thoảng buồn vì đang trông một người có duyên lành với Ngài sắp đến gặp.XA XÔI: Rất xa, xa lắm, như chưa gặp lần nào.
LÂN LA: Thường tới lui gần gũi.
BUÔN MỒI VINH HOA: Nghĩa như chữ Mua quan bán tước, hay Mua danh chác lợi. Chỉ cho cảnh giàu sang phú quí. Vì trong cảnh vinh hoa phú quí nó có miếng mồi và lưỡi câu (bả vinh hoa mồi phú quí). Ai chạm nó như cá bị mắc câu hay gặp thuốc độc thấm vào, ắt phải chết:
“Vinh hoa một bả làm mồi,
Để câu kẻ dại việc tồi chất lên”.
(Viếng làng Phú An)
MA HA: (Xem STTĐ, trang 221, tập 1, cột 2).
VIỄN VONG: Trông ngóng việc xa xôi. Đây chỉ cho đường xa.
CHÁNH VĂN
5.- “Nay gặp bạn tri âm tri kỷ,Cho những điều thiện mỹ cổ lai.
Đừng nên sớm vội lợt phai,
8.- Xe dây cho chặt mà nài tánh linh”.
LƯỢC GIẢI
Bốn câu giảng trên, Đức Thầy nhận ông Tham tá Ngà là bạn tri âm tri kỷ từ trước, nên Ngài dạy ông những lời lẽ tốt lành từ xưa đến nay. Vậy ông nay đã phát tâm vào đạo tu hành tất phải bền lòng vững chí tu thân hành đạo cho đến ngày thấu đạt chân tánh của mình.CHÚ THÍCH:
TRI ÂM: Tri âm là nghe tiếng người mà biết được ý chí lời lẽ. Ý chỉ cho tình bạn thâm giao, hiểu biết lòng nhau. Do điển tích Bá Nha và Tử Kỳ.Bá Nha tục danh là Du Thụy, làm quan Thượng Đại Phu nước Tống, thời Chiến quốc (Trung Hoa), một hôm ông đi sứ nước Sở về gặp đêm trăng thanh gió mát, cảnh vật nên thơ. Ông cho dừng thuyền ở mé sông Hàm Dương, rồi lấy đàn ra khảy. Tiếng đàn du dương thảnh thót, bỗng nhiên đàn bị đứt dây, ông kinh ngạc bèn sai tiểu đồng lên bờ tìm xem có ai nghe trộm không ?
Có tiếng người đáp lại:
-Xin đại nhân chớ ngại, tôi là một tiều phu đi đốn củi về ngang, nghe tiếng đàn của đại nhân hay quá nên dừng lại nghe, chớ không phải là kẻ bất lương.
Bá Nha nửa tin nửa ngờ liền mời Tử Kỳ xuống thuyền. Ông sửa dây đàn khảy lên một bản rồi hỏi Tử Kỳ. Ông bạn nói biết nghe âm nhạc, vậy tôi đàn bản vừa rồi là gì ?
Tử Kỳ đáp:
- Đó là khúc nhạc Khổng Tử khóc thầy Nhan Hồi, tài cao mà đoản mệnh.
Bá Nha khen thầm, liền sửa dây tưởng mình trên núi cao, khảy lên.
Tử Kỳ tán thán: “Nga nga hồ chí tại cao sơn” (thật chí đại nhân tuyệt vời trên núi cao).
Bá Nha thả hồn theo dòng nước đàn một bản nữa.
Tử Kỳ cũng ca ngợi: “Dương dương hồ chí tại lưu thủy” (Chí của đại nhân cuồn cuộn như dòng nước chảy).
Bá Nha hết sức vui mừng nhận Tử Kỳ làm bạn tri âm biết thưởng thức điệu giao cầm qua ý chí của mình, rồi mời cùng nhau yến ẩm và kết bạn thâm giao. Sáng lại, trước khi từ giã hai người hẹn nhau sang năm cũng vào ngày nầy, tháng nầy năm sau sẽ tái ngộ nơi đây.
Một năm trôi qua đến ngày hẹn, Bá Nha trở lại bến cũ, trông mãi chẳng thấy Tử Kỳ bèn lấy đờn ra khảy, tiếng đờn phát ra nghe ai oán não nùng !!! Lòng nghi ngại, Bá Nha mới hay Tử Kỳ đã chết, ông liền đến bên mộ Tử Kỳ bày nghi án cúng tế, rồi lấy đàn ra khảy bản “Thiên thu Trường hận”. Bản dịch của người sau:
“Năm qua nhớ một chiều thu,
Trên sông trong chiếc cô chu gặp người.
Năm nay trở lại thôi rồi,
Tri âm đâu vắng trăng trôi lạnh lùng.
Núi hoang một nắm mồ phong,
Trăm năm theo vết thương lòng nơi đây.
Lòng đau đày đoạn tháng ngày,
Giọt sương hồ cạn lệ đầy tâm tư.
Sầu dâng lớp lớp trầm phù,
Đến vui đi những mịt mù khổ đau.
Tử Kỳ em hỡi nơi nao ?
Mấy vàng so được cao sâu nghĩa nầy.
Cung đàn ta khảy hôm nay,
Tơ đàn đã dứt từ đây phím lòng.
Đàn ơi năm sợi tơ đồng,
Thiên thu xin gởi theo cùng cố nhân”.
Đàn xong Bá Nha đập chiếc giao cầm bể nát, buồn bã trở về ngâm lên bốn câu thơ:
“Dao cầm đạp nát đau lòng phượng,
Đờn vắng Tử Kỳ đờn với ai.
Gió xuân khắp mặt bao bè bạn,
Muốn kiếm tri âm, ôi khó thay !”.
Đức Thầy dùng Thành ngữ Tri âm qua 2 câu giảng nói trên, ý để kêu gọi ai là người thấu hiểu được lời giáo pháp của Ngài hầu thực hành theo:
“Điệu đờn trổi khúc huyền thâm,
Nhà nghề chọn bản tri âm đâu nào”.
TRI KỶ: Là người bạn thân tốt, biết rõ lòng nhau, những tâm tình trắc ẩn không thể nói với ai mà chỉ người bạn đó biết cho mình, tình bạn tri kỷ thật hiếm có. Do điển tích Bảo Thúc Nha và Quản Trọng.
Hai người đều sống thời Chiến quốc kết bạn thân với nhau. Lúc chưa làm quan hai người hùn vốn đi buôn, Quản Trọng luôn tìm cách chia phần lời nhiều hơn, nhưng Thúc Nha không buồn lại nói rằng: Quản Trọng cần có tiền nhiều để nuôi mẹ. Khi mới ra làm quan, Quản Trọng làm nhiều việc không thành ai ai cũng chê, chỉ có Thúc Nha biết tài cho là Quản Trọng chua gặp thời. Khi ra trận, Quản Trọng hay lùi lại phía sau, mọi người đều cười cho là nhát, chỉ có Thúc Nha bảo Quản Trọng vì còn mẹ già cần phải giữ thân để nuôi mẹ. Khi nước Tề có loạn, mỗi người phò một Công tử trốn sang nước khác và hẹn sau ai có chúa được làm vua phải tiến cử bạn cùng phò một người.
Sau Công tử Bạch về nước làm vua, tức là Tề Hoàn Công, Thúc Nha tiến cử Quản Trọng làm Tể Tướng, Quản Trọng giúp Tề Hoàn Công làm nên sự nghiệp, bá chủ khắp chư hầu. Khi sắp chết, Trọng lại không tiến cử Thúc Nha thay mình, vua lấy làm lạ hỏi ? Quản Trọng nói:
- Bảo Thúc Nha là bậc Quân Tử, chớ không phải là nhà chính trị, ông ưa điều thiện ghét điều ác, lại ghét thái quá đến đỗi không ai chịu được. Người như thế mà nắm quyền chính ắt hư việc nước.
Có người mách việc ấy cho Bảo Thúc Nha nghe, ông cười và nói:
- Chính vì thế mà trước kia ta hết sức tiến cử Quản Thượng Phu cho chúa công. Thượng Phu trung với nước mà không vì bạn, đó là ông không phụ công ta tiến cử. Giả sử chúa công phong ta chức Tư Khấu trừ gian diệt nịnh thì ta nhận ngay. Nếu phong ta làm Tể Tướng thì nhà ngươi và nội bọn còn đâu có chỗ dung thân.
Bởi thế, lúc sanh thời Quản Trọng thường nói: “Sanh ra là cha mẹ ta, còn hiểu ta chỉ có Bảo Thúc Nha”. Do đấy người đời sau gọi hai người là bạn tri kỷ.
Đức Thầy dùng điển ngữ Tri kỷ để nói với ông Tá Ngà, nếu ông hiểu được thâm ý qua lời Sấm Kinh của Ngài thì cố gắng tu hành, ắt sau nầy sẽ kết quả quí báu.
THIỆN MỸ: Tốt lành.
CỔ LAI: Từ xưa đến nay. Nghĩa chung thiện mỹ cổ lai là những điều tốt lành từ xưa đến nay.
SỚM VỘI LỢT PHAI: Tình bạn khi mới gặp nhau thì thân thiện, nhưng lâu rồi phai lạt, chỉ cho tình bạn thân nhau không bền. Ở đây Đức Thầy muốn nói với ông Ngà khi đã phát tâm cầu đạo thì phải thủy chung duy nhứt, chặt dạ bền lòng cho đến ngày kết quả.
NÀI TÁNH LINH: Nài là gìn giữ chặt chịa, như người nài tượng (người quản tượng phải gìn giữ con tượng cho đến khi nào nó già chết).
TÁNH LINH: Là chân tánh linh diệu sáng suốt của mình (tánh Phật). Người tu phải gìn giữ chín chắn đừng để mòn mẻ mất mát, bị vô minh che bít. Đức Thầy từng khuyên:
Trên sông trong chiếc cô chu gặp người.
Năm nay trở lại thôi rồi,
Tri âm đâu vắng trăng trôi lạnh lùng.
Núi hoang một nắm mồ phong,
Trăm năm theo vết thương lòng nơi đây.
Lòng đau đày đoạn tháng ngày,
Giọt sương hồ cạn lệ đầy tâm tư.
Sầu dâng lớp lớp trầm phù,
Đến vui đi những mịt mù khổ đau.
Tử Kỳ em hỡi nơi nao ?
Mấy vàng so được cao sâu nghĩa nầy.
Cung đàn ta khảy hôm nay,
Tơ đàn đã dứt từ đây phím lòng.
Đàn ơi năm sợi tơ đồng,
Thiên thu xin gởi theo cùng cố nhân”.
Đàn xong Bá Nha đập chiếc giao cầm bể nát, buồn bã trở về ngâm lên bốn câu thơ:
“Dao cầm đạp nát đau lòng phượng,
Đờn vắng Tử Kỳ đờn với ai.
Gió xuân khắp mặt bao bè bạn,
Muốn kiếm tri âm, ôi khó thay !”.
Đức Thầy dùng Thành ngữ Tri âm qua 2 câu giảng nói trên, ý để kêu gọi ai là người thấu hiểu được lời giáo pháp của Ngài hầu thực hành theo:
“Điệu đờn trổi khúc huyền thâm,
Nhà nghề chọn bản tri âm đâu nào”.
TRI KỶ: Là người bạn thân tốt, biết rõ lòng nhau, những tâm tình trắc ẩn không thể nói với ai mà chỉ người bạn đó biết cho mình, tình bạn tri kỷ thật hiếm có. Do điển tích Bảo Thúc Nha và Quản Trọng.
Hai người đều sống thời Chiến quốc kết bạn thân với nhau. Lúc chưa làm quan hai người hùn vốn đi buôn, Quản Trọng luôn tìm cách chia phần lời nhiều hơn, nhưng Thúc Nha không buồn lại nói rằng: Quản Trọng cần có tiền nhiều để nuôi mẹ. Khi mới ra làm quan, Quản Trọng làm nhiều việc không thành ai ai cũng chê, chỉ có Thúc Nha biết tài cho là Quản Trọng chua gặp thời. Khi ra trận, Quản Trọng hay lùi lại phía sau, mọi người đều cười cho là nhát, chỉ có Thúc Nha bảo Quản Trọng vì còn mẹ già cần phải giữ thân để nuôi mẹ. Khi nước Tề có loạn, mỗi người phò một Công tử trốn sang nước khác và hẹn sau ai có chúa được làm vua phải tiến cử bạn cùng phò một người.
Sau Công tử Bạch về nước làm vua, tức là Tề Hoàn Công, Thúc Nha tiến cử Quản Trọng làm Tể Tướng, Quản Trọng giúp Tề Hoàn Công làm nên sự nghiệp, bá chủ khắp chư hầu. Khi sắp chết, Trọng lại không tiến cử Thúc Nha thay mình, vua lấy làm lạ hỏi ? Quản Trọng nói:
- Bảo Thúc Nha là bậc Quân Tử, chớ không phải là nhà chính trị, ông ưa điều thiện ghét điều ác, lại ghét thái quá đến đỗi không ai chịu được. Người như thế mà nắm quyền chính ắt hư việc nước.
Có người mách việc ấy cho Bảo Thúc Nha nghe, ông cười và nói:
- Chính vì thế mà trước kia ta hết sức tiến cử Quản Thượng Phu cho chúa công. Thượng Phu trung với nước mà không vì bạn, đó là ông không phụ công ta tiến cử. Giả sử chúa công phong ta chức Tư Khấu trừ gian diệt nịnh thì ta nhận ngay. Nếu phong ta làm Tể Tướng thì nhà ngươi và nội bọn còn đâu có chỗ dung thân.
Bởi thế, lúc sanh thời Quản Trọng thường nói: “Sanh ra là cha mẹ ta, còn hiểu ta chỉ có Bảo Thúc Nha”. Do đấy người đời sau gọi hai người là bạn tri kỷ.
Đức Thầy dùng điển ngữ Tri kỷ để nói với ông Tá Ngà, nếu ông hiểu được thâm ý qua lời Sấm Kinh của Ngài thì cố gắng tu hành, ắt sau nầy sẽ kết quả quí báu.
THIỆN MỸ: Tốt lành.
CỔ LAI: Từ xưa đến nay. Nghĩa chung thiện mỹ cổ lai là những điều tốt lành từ xưa đến nay.
SỚM VỘI LỢT PHAI: Tình bạn khi mới gặp nhau thì thân thiện, nhưng lâu rồi phai lạt, chỉ cho tình bạn thân nhau không bền. Ở đây Đức Thầy muốn nói với ông Ngà khi đã phát tâm cầu đạo thì phải thủy chung duy nhứt, chặt dạ bền lòng cho đến ngày kết quả.
NÀI TÁNH LINH: Nài là gìn giữ chặt chịa, như người nài tượng (người quản tượng phải gìn giữ con tượng cho đến khi nào nó già chết).
TÁNH LINH: Là chân tánh linh diệu sáng suốt của mình (tánh Phật). Người tu phải gìn giữ chín chắn đừng để mòn mẻ mất mát, bị vô minh che bít. Đức Thầy từng khuyên:
“Giữ đừng mòn linh tánh mới hay”.
Có thuyền từ đưa đến non Tiên.
Cứu người hữu phước thiện duyên,
12.- Về nơi cõi Phật khỏi miền trần ai.
Kẻ ác đức hậu lai khổ thảm,
Mắt phàm trần tường lãm hồ binh.
Mấy lời dặn bảo đinh ninh,
16.- Gắn ghi chạm dạ Long đình được xem”.
-Đã đặt chân lên nền đạo thì các điều sắc đẹp và âm thinh sắc tướng hành giả nên dứt khoát mới mong bước lên thuyền từ mà sang qua cõi Tiên Phật. Có thế mới vừa cứu mình, vừa độ chúng thoát cảnh trần ai sầu khổ.
-Đức Giáo Chủ còn cho biết kẻ gian ác sau nầy sẽ vương nhiều cảnh khổ, nào chiến tranh giặc loạn từ trong đến ngoài nước tràn vào, không phút nào yên tịnh. Nếu nhà tu ghi nhớ các điều dặn bảo đó để lo tu trì ắt ngày kết cuộc sẽ có mặt tại hội Long Đình.
“Chữ sắc thinh chớ có hầu gần,
Hương với vị xác trần nên lánh”.
Và:
“Sáu đường ấy ở trong tâm ý,
Ta mau mau dứt nó cho rồi.
Nếu tỉnh tâm nào có mấy hồi,
Mượn trí đạo đuổi ra khỏi xác.
Dứt được nó ấy là giải thoát,
Thì xác trần mới khỏi đọa đày”.
(Giác Mê TK, Q.4)
THUYỀN TỪ: Nói cho đủ là thuyền từ bi, cũng gọi là là thuyền trí huệ Bát Nhã, có diệu năng đưa người khỏi trần gian về cảnh Tiên Phật.
HỮU PHƯỚC THIỆN DUYÊN: Có đủ nhân duyên phước báu thành quả Tiên Phật.
CÕI PHẬT: Cõi giác ngộ của chư Phật cũng gọi là bến giác, đối với cảnh mê đồ hay là bờ mê của chúng sanh đang sống cõi nầy không còn luân hồi sanh tử.
TRẦN AI: Trần là bụi; Ai là buồn khổ. Ý nói chỗ gian lao cực khổ, nơi chẳng có giờ nào sung sướng an vui.
KẺ ÁC ĐỨC: Người làm những việc hung ác thiếu phước đức.
HẬU LAI: Sau nầy.
THẢM KHỔ: Nơi sầu đau, khổ não.
MẮT PHÀM TRẦN: Trước mắt mọi người, ai cũng thấy.
TƯỜNG LÃM: Thấy biết rõ ràng.
HỒ BINH: Binh tướng của giặc Hồ. Theo văn hóa Trung Hoa thời xưa, ở phía Bắc nước Tàu có số rợ Hồ gọi là Hồ binh, họ rất tàn ác hung hăng, đi tới đâu sát giết tới đó (sớm đầu, tối đánh thường đem binh phá rối nước Trung Hoa). Ở đây, nghĩa bóng là chỉ cho giặc loạn ở nước ngoài tràn vào phá hoại dân nước ta. Người xưa thường gọi họ là hung đồ hay Hung nô (nước Phiên). Đức Thầy khuyên:
“Gắng công tu xem nhiều phép lạ,
Của Thần Tiên trừ lũ hung đồ”.
(Giác Mê, Q.4)
CHẠM DẠ: Ghi khắc vào trong lòng.
LONG ĐÌNH: Sân rồng. Long là rồng; Đình là sân, hiểu chung là sân rồng. Nghĩa bóng là thấy mặt rồng hay thấy mặt vua.
Chốn trà đình xa lánh vãng lai.
Tu hành nào luận mặn chay,
20.-Miễn tâm thanh tịnh gặp ngày an cư.
Nền đạo đức vị tư bất nhã,
Ta đừng phân nhân ngã mới hay.
Nhìn đời thế thái đổi thay,
24.- Hết vinh tới nhục lẽ nầy thường xưa”.
Đoạn giảng trên Đức Thầy nói rõ khi nhà tu thấu đạt mùi đạo diệu thì gỏi nem cũng không sánh bằng. Nên Ngài khuyên ông Ngà nên xa lánh những nơi trà đình tửu điếm. Còn sự chay lạt của người tu cũng chẳng nên phân biệt tranh luận cao thấp mà quan trọng ở chỗ tâm được thanh tịnh là thành đạo. Bởi còn ai câu chấp lạt chay bằng hình thức thì còn biệt phân tư vị, thế thì làm sao thoát khỏi luân hồi. Còn sự chê khen vinh nhục là sự câu chấp thường tình của thói đời chớ chưa ra khỏi vòng sanh tử.
CHÁNH VĂN
9.- “Nền đạo đức sắc thinh chớ mến,Có thuyền từ đưa đến non Tiên.
Cứu người hữu phước thiện duyên,
12.- Về nơi cõi Phật khỏi miền trần ai.
Kẻ ác đức hậu lai khổ thảm,
Mắt phàm trần tường lãm hồ binh.
Mấy lời dặn bảo đinh ninh,
16.- Gắn ghi chạm dạ Long đình được xem”.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 9 tới câu 16)-Đã đặt chân lên nền đạo thì các điều sắc đẹp và âm thinh sắc tướng hành giả nên dứt khoát mới mong bước lên thuyền từ mà sang qua cõi Tiên Phật. Có thế mới vừa cứu mình, vừa độ chúng thoát cảnh trần ai sầu khổ.
-Đức Giáo Chủ còn cho biết kẻ gian ác sau nầy sẽ vương nhiều cảnh khổ, nào chiến tranh giặc loạn từ trong đến ngoài nước tràn vào, không phút nào yên tịnh. Nếu nhà tu ghi nhớ các điều dặn bảo đó để lo tu trì ắt ngày kết cuộc sẽ có mặt tại hội Long Đình.
CHÚ THÍCH
SẮC THINH: Sắc đẹp và tiếng hay, là 2 điều trong lục dục (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) nó hay làm cho con người đam mê trong luân hồi sanh từ, Đức Thầy thường khuyên người tu:“Chữ sắc thinh chớ có hầu gần,
Hương với vị xác trần nên lánh”.
Và:
“Sáu đường ấy ở trong tâm ý,
Ta mau mau dứt nó cho rồi.
Nếu tỉnh tâm nào có mấy hồi,
Mượn trí đạo đuổi ra khỏi xác.
Dứt được nó ấy là giải thoát,
Thì xác trần mới khỏi đọa đày”.
(Giác Mê TK, Q.4)
THUYỀN TỪ: Nói cho đủ là thuyền từ bi, cũng gọi là là thuyền trí huệ Bát Nhã, có diệu năng đưa người khỏi trần gian về cảnh Tiên Phật.
HỮU PHƯỚC THIỆN DUYÊN: Có đủ nhân duyên phước báu thành quả Tiên Phật.
CÕI PHẬT: Cõi giác ngộ của chư Phật cũng gọi là bến giác, đối với cảnh mê đồ hay là bờ mê của chúng sanh đang sống cõi nầy không còn luân hồi sanh tử.
TRẦN AI: Trần là bụi; Ai là buồn khổ. Ý nói chỗ gian lao cực khổ, nơi chẳng có giờ nào sung sướng an vui.
KẺ ÁC ĐỨC: Người làm những việc hung ác thiếu phước đức.
HẬU LAI: Sau nầy.
THẢM KHỔ: Nơi sầu đau, khổ não.
MẮT PHÀM TRẦN: Trước mắt mọi người, ai cũng thấy.
TƯỜNG LÃM: Thấy biết rõ ràng.
HỒ BINH: Binh tướng của giặc Hồ. Theo văn hóa Trung Hoa thời xưa, ở phía Bắc nước Tàu có số rợ Hồ gọi là Hồ binh, họ rất tàn ác hung hăng, đi tới đâu sát giết tới đó (sớm đầu, tối đánh thường đem binh phá rối nước Trung Hoa). Ở đây, nghĩa bóng là chỉ cho giặc loạn ở nước ngoài tràn vào phá hoại dân nước ta. Người xưa thường gọi họ là hung đồ hay Hung nô (nước Phiên). Đức Thầy khuyên:
“Gắng công tu xem nhiều phép lạ,
Của Thần Tiên trừ lũ hung đồ”.
(Giác Mê, Q.4)
CHẠM DẠ: Ghi khắc vào trong lòng.
LONG ĐÌNH: Sân rồng. Long là rồng; Đình là sân, hiểu chung là sân rồng. Nghĩa bóng là thấy mặt rồng hay thấy mặt vua.
CHÁNH VĂN
17.- “Mùi đạo diệu gỏi nem khó sánh,Chốn trà đình xa lánh vãng lai.
Tu hành nào luận mặn chay,
20.-Miễn tâm thanh tịnh gặp ngày an cư.
Nền đạo đức vị tư bất nhã,
Ta đừng phân nhân ngã mới hay.
Nhìn đời thế thái đổi thay,
24.- Hết vinh tới nhục lẽ nầy thường xưa”.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 17 đến câu 24)Đoạn giảng trên Đức Thầy nói rõ khi nhà tu thấu đạt mùi đạo diệu thì gỏi nem cũng không sánh bằng. Nên Ngài khuyên ông Ngà nên xa lánh những nơi trà đình tửu điếm. Còn sự chay lạt của người tu cũng chẳng nên phân biệt tranh luận cao thấp mà quan trọng ở chỗ tâm được thanh tịnh là thành đạo. Bởi còn ai câu chấp lạt chay bằng hình thức thì còn biệt phân tư vị, thế thì làm sao thoát khỏi luân hồi. Còn sự chê khen vinh nhục là sự câu chấp thường tình của thói đời chớ chưa ra khỏi vòng sanh tử.
CHÚ THÍCH
ĐẠO DIỆU: Sự tu cầu tiến đạo, nếu ai thấu đạt mùi vị của nó, thật sâu mầu khó tả. Đức Thầy từng nói: “Đạo mầu thâm diệu nan tri Lão bày”. Cũng như gỏi nem là hai loại ngon nhứt trong các thức ăn của người đời, nhưng cũng không thể so sánh với mùi đạo được.
TRÀ ĐÌNH: Đọc cho đủ là trà đình tửu điếm, tức là nơi ăn chơi trụy lạc có đủ rượu trà cờ bạc, đàng điếm. Đức Thầy từng cảnh giác:
“Lo ăn xài trà rượu xình xoàng,
Chừng khổ não phàn nàn căn số”.
VÃNG LAI: Qua và lại. Ý chỉ người tới lui nơi ăn chơi đàng điếm.
MẶN VÀ CHAY: Ăn mặn là dùng những sanh vật có tri giác, có mạng sống biết đau đớn biết tham sống sợ chết còn phải chịu luân hồi trả quả như biết bao nhiêu loài vật khác.
Còn ăn chay cũng gọi là trai, tức ăn những vật không có tri giác, mạng sống, như: Rau củ, tương chao, đậu hủ. Vì rất tôn trọng mạng sống của các loài hữu tình và cũng để tránh sát sanh luân hồi trả quả.
NÀO LUẬN: Không nên hay chẳng cần phân biệt tranh luận chê khen chay mặn nhiều ít cao thấp khác nhau, mà chỉ vì lòng từ bi thương xót các sanh vật khác như mình.
AN CƯ: Lòng được vào chỗ thanh tịnh, bất động như như, tức Niết bàn tịch tịnh. Tâm hồn luôn có bốn đức Từ, Bi, Hỉ, Xả:
“Học câu hỉ xả đại từ,
Nêu gương nghĩa sĩ dạ tư chớ gần”
(Thiên lý ca)
VỊ TƯ: Cũng viết là tư vị. Có nghĩa tâm vị kỷ riêng tư không ngay chánh.
BẤT NHÃ: Không thanh bai tao nhã mà thô tục quá.
NHÂN NGÃ: (Xem STTĐ, trang 289, tập 1, cột 1)
THẾ THÁI: Nói cho đủ là thế thái nhơn tình hay nhơn tình thế thái. Có nghĩa là thói đời và tình người. Thói đời và tình người ở đây hay thay đổi nay vầy mai khác, vinh nhục khó lường.
Vì thời lai vận bỉ trải qua.
Lòng sắt son đây đó nỏn nà,
28.- Tâm não bít bê tha chậm trễ.
Tu với tỉnh bảo toàn thân thể,
Giữ đừng mòn linh tánh mới hay.
Nỗi bút nghiên phận Lão cạn bày,
32.- Câu diệu lý cơ huyền khó kiếm”.
Tuy lời lẽ trong đây có khiêm nhượng, song nếu ai tìm ra ắt là thấu đạt.
THỜI LAI: Thời vận tốt sắp đến.
VẬN BỈ: Thời vận xấu.
LÒNG SẮC SON: Cũng gọi là dạ sắc son. Do chữ Đan tâm. Có nghĩa lòng tốt đẹp trung thành, cứng bền và trong sạch không chút bợn nhơ, có thể ví như son đỏ. Đức Phật Thầy Tây An có dạy:
“Sắt kia vào lửa mẻ mòn,
Gan vàng tiết tháo lòng son mấy người”.
NỎN NÀ: Mơn mởn, còn non tốt đẹp. Ví dụ: Hoa trái mới nở nỏn nà làm sao !
TÂM NÃO BÍT: Tâm trí và tim óc. Bít là vách, là che khuất. Ý chỉ tâm và trí bị phiền não che bít. Lòng sắc son là lòng tốt, đối với tâm não bít (xấu).
TU VỚI TỈNH: Thức tỉnh tu hành. Đức Thầy có câu:
TRÀ ĐÌNH: Đọc cho đủ là trà đình tửu điếm, tức là nơi ăn chơi trụy lạc có đủ rượu trà cờ bạc, đàng điếm. Đức Thầy từng cảnh giác:
“Lo ăn xài trà rượu xình xoàng,
Chừng khổ não phàn nàn căn số”.
VÃNG LAI: Qua và lại. Ý chỉ người tới lui nơi ăn chơi đàng điếm.
MẶN VÀ CHAY: Ăn mặn là dùng những sanh vật có tri giác, có mạng sống biết đau đớn biết tham sống sợ chết còn phải chịu luân hồi trả quả như biết bao nhiêu loài vật khác.
Còn ăn chay cũng gọi là trai, tức ăn những vật không có tri giác, mạng sống, như: Rau củ, tương chao, đậu hủ. Vì rất tôn trọng mạng sống của các loài hữu tình và cũng để tránh sát sanh luân hồi trả quả.
NÀO LUẬN: Không nên hay chẳng cần phân biệt tranh luận chê khen chay mặn nhiều ít cao thấp khác nhau, mà chỉ vì lòng từ bi thương xót các sanh vật khác như mình.
AN CƯ: Lòng được vào chỗ thanh tịnh, bất động như như, tức Niết bàn tịch tịnh. Tâm hồn luôn có bốn đức Từ, Bi, Hỉ, Xả:
“Học câu hỉ xả đại từ,
Nêu gương nghĩa sĩ dạ tư chớ gần”
(Thiên lý ca)
VỊ TƯ: Cũng viết là tư vị. Có nghĩa tâm vị kỷ riêng tư không ngay chánh.
BẤT NHÃ: Không thanh bai tao nhã mà thô tục quá.
NHÂN NGÃ: (Xem STTĐ, trang 289, tập 1, cột 1)
THẾ THÁI: Nói cho đủ là thế thái nhơn tình hay nhơn tình thế thái. Có nghĩa là thói đời và tình người. Thói đời và tình người ở đây hay thay đổi nay vầy mai khác, vinh nhục khó lường.
CHÁNH VĂN
25.- “Đời vật chất văn minh chiều chuộng,Vì thời lai vận bỉ trải qua.
Lòng sắt son đây đó nỏn nà,
28.- Tâm não bít bê tha chậm trễ.
Tu với tỉnh bảo toàn thân thể,
Giữ đừng mòn linh tánh mới hay.
Nỗi bút nghiên phận Lão cạn bày,
32.- Câu diệu lý cơ huyền khó kiếm”.
LƯỢC GIẢI
Đoạn giảng trên Đức Thầy cho ông Tham tá Ngà biết: Thời nay do nền văn minh vật chất của Âu Tây cám dỗ, chiều chuộng làm cho dân Việt Nam ta phải say mê chạy theo khiến cho tâm hồn mê tối. Do đó, Đức Giáo Chủ khuyên hành giả trên đường tu thân lập hạnh rán gìn giữ linh tánh của mình luôn sáng suốt, đừng để mẻ mòn, u tối. Nay Ngài mượn bút mực khuyến khích mỗi người rán rèn luyện cho thấu đạt cơ huyền diệu lý.Tuy lời lẽ trong đây có khiêm nhượng, song nếu ai tìm ra ắt là thấu đạt.
CHÚ THÍCH
VẬT CHẤT VĂN MINH: Cũng gọi là văn minh vật chất. Có nghĩa người ta lo tiến bộ về vật chất tiền tài, trái ngược với văn minh tinh thần đạo đức.THỜI LAI: Thời vận tốt sắp đến.
VẬN BỈ: Thời vận xấu.
LÒNG SẮC SON: Cũng gọi là dạ sắc son. Do chữ Đan tâm. Có nghĩa lòng tốt đẹp trung thành, cứng bền và trong sạch không chút bợn nhơ, có thể ví như son đỏ. Đức Phật Thầy Tây An có dạy:
“Sắt kia vào lửa mẻ mòn,
Gan vàng tiết tháo lòng son mấy người”.
NỎN NÀ: Mơn mởn, còn non tốt đẹp. Ví dụ: Hoa trái mới nở nỏn nà làm sao !
TÂM NÃO BÍT: Tâm trí và tim óc. Bít là vách, là che khuất. Ý chỉ tâm và trí bị phiền não che bít. Lòng sắc son là lòng tốt, đối với tâm não bít (xấu).
TU VỚI TỈNH: Thức tỉnh tu hành. Đức Thầy có câu:
“Mau thức tỉnh tu thân kẻo trễ,
Đến tội rồi mới hối muộn màng”.
(Kh/thiện, Q.5)
BẢO TOÀN THÂN THỂ: Giữ gìn thân thể cho được chu toàn, đây là nghĩa của chữ tu thân.
Sách Thánh có câu:
Đức Thầy cũng khuyên:
ĐỪNG MÒN: Không bị mòn phai mất mát.
LINH TÁNH: Tánh sáng suốt của mình đã có sẵn trong tâm trí của mỗi người:
PHẬN LÃO: Bổn phận của Đức Thầy. Vì Ngài ra đời có trách nhiệm và bổn phận sáng tác Sấm Kinh độ chúng.
DIỆU LÝ: Lý lẽ của Đạo rất cao sâu mầu diệu.
CƠ HUYỀN: Máy trời rất kín đáo, khó hiểu. Hai điều : Thiên lý của đạo và bộ máy thiên cơ của trời đất khó mà thấu đạt. Song Đức Thầy khuyên người tu phải hành trì cho thấu đạt mới mong kết quả:
“Chừng nào bổn đạo hiểu thông,
Thiên cơ đạo lý để lòng mới thôi”.
(SG, Q.3)
Chê Điên Khùng khó kiếm cho ra.
Não tâm tràng sớm dứt ái hà,
36.- Nên phải vội lìa xa cõi tạm.
Quyết chỉ nẻo lánh vòng hắc ám,
Đạo và đời thăm thẳm sâu xa.
Diệm Hồng Liên thơ thới quần ca,
40.-Tạo duyên giả phàm gian thân giả.
Chớ lấy đó mà tâm buồn bã,
Hiệp hòa nhau chờ đợi năm non.
Kìa hỡi ai giữ phận cho tròn,
44.- Sau huynh đệ có ngày hòa hiệp”.
Đức Thầy còn cho ông Ngà biết, tuy hiện giờ hai anh em ông sống trong hai cảnh giới trần gian và Cực lạc khác nhau. Song nếu ông giữ cho tròn bổn phận của người tu hành, sau nầy sẽ được hòa hiệp nơi miền Năm non Bảy núi.
ĐIÊN KHÙNG: Danh hiệu của hai thầy trò Đức Thầy lúc đi dạo lục châu:
“Thầy Khùng trò lại hóa điên,
Khùng Điên mấy tháng tình riêng ai ngờ”.
(Dặn dò Bổn đạo)
NÃO TÂM TRÀNG: Trí óc và tấm lòng.
ÁI HÀ: Lòng thương yêu luyến ái vật chất: danh, lợi, tình của con người tràn ngập như sông biển. Người xưa từng khuyên:
“Bể ái hà là dây oan nghiệt,
Danh lợi tình càng xiết càng đau.
Muốn ra khỏi chốn đồ lao,
Dùng gươm trí huệ cắt mau lòng phàm”.
Hoặc là:
“Ái hà thiên xích lảng,
Khổ hải vạn trùng ba.
Thụ thoát luân hồi khổ,
Cấp cấp niệm Di Đà”.
(Ái tình sóng vỗ muôn nghìn,
Nhận chìm bao kẻ lợi tình còn vương.
Hướng tâm về cảnh Tây phương,
Di Đà luôn niệm là đường an vui).
HẮC ÁM: Đen tối, tức chỉ nơi tội lỗi luân hồi sanh tử.
ĐẠO VA ĐỜI THĂM THẲM SÂU XA: Hai con đường mê và giác nhà tu hãy nhận xét cho thấu đáo để lánh mê về giác.
DIỆM HỒNG LIÊN: Hoa sen hồng ở cõi Cực lạc tốt đẹp sặc sỡ, biểu trưng như sự siêu thoát trong sạch, không còn bợn nhơ trần trược.
THƠ THỚI: Mơn mởn, nỏn nà, nhẹ nhàng. Ý chỉ hoa sen mới chớm nở.
QUẦN CA: Cũng gọi là hợp ca. Đây chỉ cho cánh sen trong ao thất bảo cõi Cực Lạc gặp gió thổi ngân lên lời giáo pháp cho các thần thức trong hoa sen nghe để tinh tấn tu hành:
“Gió đưa tiếng pháp ngân vang,
Người nghe thơ thới lòng càng tiến tin”.
(Cõi Cực lạc với Pháp môn Tịnh độ)
NĂM NON: (Xem STTĐ, trang 247, tập 2, cột 1)
GIỮ PHẬN: Giữ đạo, bởi đạo là bổn phận, nên các chữ giữ phận cho tròn, tức là giữ cho tròn cái đạo.
Trổi bước sang gặp Lão thế ngôn.
Trổi hùng phong cốt cách duy tồn,
48.- Xác tuy mất hồn thiêng chẳng mất.
Lão cũng tỏ đôi lời khờ khật,
50.- Câu huyền sâu cho đó ngụ ngôn.
Mã song phi viễn vọng tâm hồn,
52.- Hành thế lữ đêm dài cạn tỏ”.
Đoạn giảng trên Đức Thầy khuyên ông Tham Tá Ngà đã quyết chí tu hành thì phải kiên tâm bền chí, giữ vững lập trường trước sau như một.
Hôm nay ông Ngà đến đây được Đức Thầy thế lời cho người anh để nói với ông như luồng gió mạnh. Tuy xác thân ông đã mất, chớ hồn thiêng vẫn còn mãi mãi…
Đây là lời chơn thật tự đáy lòng của Ngài thốt ra để cho ông Ngà ngụ ý mà hiểu được lòng Ngài. Bởi kiếp sống của mỗi người chúng ta chẳng khác nào ngựa bay qua song cửa, không thể dừng lại được. Lại cũng giống như đoàn lữ hành đi lỡ đường phải ở lại trong quán trọ một đêm, làm quen nhau rồi sáng ra đường ai nấy đi.
“Phụ mẫu thâm ân chung hữu biệt,
Phu thê nghĩa nặng hữu phân ly.
Nhơn tình tợ điểu đồng lâm túc,
Đại hạn lai thời cát tự phi”.
(Cha mẹ ơn sâu còn có biệt,
Vợ chồng nghĩa nặng cũng phân ly.
Nào khác chim kia rừng chung ngủ,
Sáng lại chia đường mỗi hướng bay).
HÀNH THẾ LỮ: Khách lữ hành đi mãn ngày dừng lại, ngủ trong quán trọ một đêm, rồi làm quen chuyện trò với nhau. Sáng lại ai về nhà nấy.
HUYỀN SÂU: Sâu kín mầu diệu khó tả. Đức Thầy có câu:
“Tịch mịch huyền sâu ai hiểu đặng,
Ắt là thấu tích sĩ cuồng ca”.
(Ai người tri kỷ)
NGỤ NGÔN: Mượn một lời nói, một bài thơ hay kể một câu chuyện mà có ngụ ý chỉ việc khác sâu xa hơn. Như chuyện “Con beo đá” Đức Thầy đã viết:
Đến tội rồi mới hối muộn màng”.
(Kh/thiện, Q.5)
BẢO TOÀN THÂN THỂ: Giữ gìn thân thể cho được chu toàn, đây là nghĩa của chữ tu thân.
Sách Thánh có câu:
“Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Đức Thầy cũng khuyên:
“Muốn cho giải thoát phải tu thân”.
ĐỪNG MÒN: Không bị mòn phai mất mát.
LINH TÁNH: Tánh sáng suốt của mình đã có sẵn trong tâm trí của mỗi người:
“Xe dây cho chặt mà nài tánh linh”.
PHẬN LÃO: Bổn phận của Đức Thầy. Vì Ngài ra đời có trách nhiệm và bổn phận sáng tác Sấm Kinh độ chúng.
DIỆU LÝ: Lý lẽ của Đạo rất cao sâu mầu diệu.
CƠ HUYỀN: Máy trời rất kín đáo, khó hiểu. Hai điều : Thiên lý của đạo và bộ máy thiên cơ của trời đất khó mà thấu đạt. Song Đức Thầy khuyên người tu phải hành trì cho thấu đạt mới mong kết quả:
“Chừng nào bổn đạo hiểu thông,
Thiên cơ đạo lý để lòng mới thôi”.
(SG, Q.3)
CHÁNH VĂN
33.- “Sá chi kẻ dùng lời bao biếm,Chê Điên Khùng khó kiếm cho ra.
Não tâm tràng sớm dứt ái hà,
36.- Nên phải vội lìa xa cõi tạm.
Quyết chỉ nẻo lánh vòng hắc ám,
Đạo và đời thăm thẳm sâu xa.
Diệm Hồng Liên thơ thới quần ca,
40.-Tạo duyên giả phàm gian thân giả.
Chớ lấy đó mà tâm buồn bã,
Hiệp hòa nhau chờ đợi năm non.
Kìa hỡi ai giữ phận cho tròn,
44.- Sau huynh đệ có ngày hòa hiệp”.
LƯỢC GIẢI
Đức Giáo Chủ khai sáng nền Đạo, tuy có nhiều người khinh chê nhạo báng cho rằng Khùng điên khờ khạo, nhưng sau nầy “Tới chừng đến việc kiếm Thầy khó ra”. Hiện giờ tâm Ngài nhứt quyết dứt lòng luyến ái cõi trần để tìm ra chánh đạo, hầu đưa người vượt khỏi vòng hắc ám. Tuy hai con đường giữa đạo và đời chung cảnh chung nơi, nhưng duyên nghiệp và tâm hồn mỗi người chẳng giống nhau. Nếu ai hướng về Tây phương Cực lạc thì tâm hồn thư thái nỏn nà hưởng cảnh quần ca vui đẹp. Bằng gây tạo nhân duyên tạm giả cõi trần gian thì sống trong cảnh bấp bênh sanh tử.Đức Thầy còn cho ông Ngà biết, tuy hiện giờ hai anh em ông sống trong hai cảnh giới trần gian và Cực lạc khác nhau. Song nếu ông giữ cho tròn bổn phận của người tu hành, sau nầy sẽ được hòa hiệp nơi miền Năm non Bảy núi.
CHÚ THÍCH
BAO BIẾM: Khen và chê.ĐIÊN KHÙNG: Danh hiệu của hai thầy trò Đức Thầy lúc đi dạo lục châu:
“Thầy Khùng trò lại hóa điên,
Khùng Điên mấy tháng tình riêng ai ngờ”.
(Dặn dò Bổn đạo)
NÃO TÂM TRÀNG: Trí óc và tấm lòng.
ÁI HÀ: Lòng thương yêu luyến ái vật chất: danh, lợi, tình của con người tràn ngập như sông biển. Người xưa từng khuyên:
“Bể ái hà là dây oan nghiệt,
Danh lợi tình càng xiết càng đau.
Muốn ra khỏi chốn đồ lao,
Dùng gươm trí huệ cắt mau lòng phàm”.
Hoặc là:
“Ái hà thiên xích lảng,
Khổ hải vạn trùng ba.
Thụ thoát luân hồi khổ,
Cấp cấp niệm Di Đà”.
(Ái tình sóng vỗ muôn nghìn,
Nhận chìm bao kẻ lợi tình còn vương.
Hướng tâm về cảnh Tây phương,
Di Đà luôn niệm là đường an vui).
HẮC ÁM: Đen tối, tức chỉ nơi tội lỗi luân hồi sanh tử.
ĐẠO VA ĐỜI THĂM THẲM SÂU XA: Hai con đường mê và giác nhà tu hãy nhận xét cho thấu đáo để lánh mê về giác.
DIỆM HỒNG LIÊN: Hoa sen hồng ở cõi Cực lạc tốt đẹp sặc sỡ, biểu trưng như sự siêu thoát trong sạch, không còn bợn nhơ trần trược.
THƠ THỚI: Mơn mởn, nỏn nà, nhẹ nhàng. Ý chỉ hoa sen mới chớm nở.
QUẦN CA: Cũng gọi là hợp ca. Đây chỉ cho cánh sen trong ao thất bảo cõi Cực Lạc gặp gió thổi ngân lên lời giáo pháp cho các thần thức trong hoa sen nghe để tinh tấn tu hành:
“Gió đưa tiếng pháp ngân vang,
Người nghe thơ thới lòng càng tiến tin”.
(Cõi Cực lạc với Pháp môn Tịnh độ)
NĂM NON: (Xem STTĐ, trang 247, tập 2, cột 1)
GIỮ PHẬN: Giữ đạo, bởi đạo là bổn phận, nên các chữ giữ phận cho tròn, tức là giữ cho tròn cái đạo.
CHÁNH VĂN
45.- “Chớ nản chí đường tu bỏ líp,Trổi bước sang gặp Lão thế ngôn.
Trổi hùng phong cốt cách duy tồn,
48.- Xác tuy mất hồn thiêng chẳng mất.
Lão cũng tỏ đôi lời khờ khật,
50.- Câu huyền sâu cho đó ngụ ngôn.
Mã song phi viễn vọng tâm hồn,
52.- Hành thế lữ đêm dài cạn tỏ”.
LƯỢC GIẢI
(từ câu 45 tới câu 52)Đoạn giảng trên Đức Thầy khuyên ông Tham Tá Ngà đã quyết chí tu hành thì phải kiên tâm bền chí, giữ vững lập trường trước sau như một.
Hôm nay ông Ngà đến đây được Đức Thầy thế lời cho người anh để nói với ông như luồng gió mạnh. Tuy xác thân ông đã mất, chớ hồn thiêng vẫn còn mãi mãi…
Đây là lời chơn thật tự đáy lòng của Ngài thốt ra để cho ông Ngà ngụ ý mà hiểu được lòng Ngài. Bởi kiếp sống của mỗi người chúng ta chẳng khác nào ngựa bay qua song cửa, không thể dừng lại được. Lại cũng giống như đoàn lữ hành đi lỡ đường phải ở lại trong quán trọ một đêm, làm quen nhau rồi sáng ra đường ai nấy đi.
CHÚ THÍCH
MÃ SONG PHI: Ngựa bay phớt qua song cửa rất mau lẹ, cũng như thân bằng quyến thuộc sống chung trong một gia đình, chỉ một thời gian rồi mạnh ai nấy đi theo duyên nghiệp của mình, chớ không sống chung mãi được. Như người xưa đã bảo:“Phụ mẫu thâm ân chung hữu biệt,
Phu thê nghĩa nặng hữu phân ly.
Nhơn tình tợ điểu đồng lâm túc,
Đại hạn lai thời cát tự phi”.
(Cha mẹ ơn sâu còn có biệt,
Vợ chồng nghĩa nặng cũng phân ly.
Nào khác chim kia rừng chung ngủ,
Sáng lại chia đường mỗi hướng bay).
HÀNH THẾ LỮ: Khách lữ hành đi mãn ngày dừng lại, ngủ trong quán trọ một đêm, rồi làm quen chuyện trò với nhau. Sáng lại ai về nhà nấy.
HUYỀN SÂU: Sâu kín mầu diệu khó tả. Đức Thầy có câu:
“Tịch mịch huyền sâu ai hiểu đặng,
Ắt là thấu tích sĩ cuồng ca”.
(Ai người tri kỷ)
NGỤ NGÔN: Mượn một lời nói, một bài thơ hay kể một câu chuyện mà có ngụ ý chỉ việc khác sâu xa hơn. Như chuyện “Con beo đá” Đức Thầy đã viết:
“Gần cọp sao mi lại giống mèo”.
Chuyện mất đoàn kết của ba con bò :
“Ba con bò ở chung một chuồng,
Hiệp bầy hiệp bạn như tuồng anh em.
Bởi nghe tiếng siểm tiếng gièm,
Trâu đen trâu trắng anh em rả rời.
Sói rày vào dễ như chơi,
Bắt bò ăn hết rồi đời cả ba.
Chữ rằng quí tại ư hòa,
Ba bò giúp một ai mà dám đương”.(Ca dao)
Chuyện mã song phi nói trên, Đức Thầy có ngụ ý chỉ cho thời gian đi qua rất mau lẹ, kiếp sống của con người rất ngắn ngủi.
Giống hại người lúc bỏ rẫy trồng.
Huệ tâm khai ngữ chuyển huyền thông,
56.- Sanh hồi thiện đôi câu thành thật.
Đêm vắn tắt vài lời để cất,
Gác ngòi nghiên tạm biệt phàm gian.
Rạng vừng mây bóng thỏ lạc nhàn,
60.- Để chuyến khác cạn câu hoài vọng”.
Đức Giáo Chủ mượn loài sâu bọ hay phá hoại hoa màu của người làm ruộng rẫy, để chỉ các món phiền não thường quậy phá đám ruộng tâm của người tu. Khi nào ta diệt được đám phiền não đó thì tâm mình được an định và trí huệ phát khai, rồi chuyển hóa ra ngôn ngữ, suốt thông giáo pháp. Bấy giờ tâm tư của ta được phục hồi tánh chí thiện từ trước.
Đức Thầy viết bài giảng đến đây tạm dừng bút để tạm biệt phàm gian, giờ nầy trời cũng sắp rạng đông và trăng cũng vừa lặn. Ngài xin hẹn lại với ông Ngà khi có dịp khác sẽ trút cạn tâm tư.
HUỆ TÂM KHAI: Trí huệ được khai mở sáng suốt, khi người tu hành diệt trừ hết vô minh phiền não thì tuệ giác thường sáng:
“Nếu ai mà biết chữ tu trì,
Tâm bình tịnh được thì phát huệ”.
NGỮ CHUYỂN HUYỀN THÔNG: Từ lời nói thường chuyển ra ngôn ngữ thông minh đĩnh ngộ.
SANH HỒI THIỆN: Sống trở lại gốc lành vô thỉ từ trước (nhơn chi sơ tánh bổn thiện)
GÁC NGÒI NGHIÊN: Ngưng bút lại không viết nữa.
RẠNG VỪNG MÂY: Trời vừa rạng đông, thường có vừng mây giăng ngang báo tin trời sắp sáng.
BÓNG THỎ: Do chữ ngọc thố hay bạch thố. Tức là con thỏ bằng ngọc trắng. Nghĩa bóng là chỉ cho mặt trăng. Tục truyền trên cung trăng có con thỏ bằng ngọc.
Trong kinh Phật cũng có kể lại sự tích:
Ngày xưa có con thỏ tánh rất hiền từ, biết thương xót đồng loại. Bấy giờ gặp thời hạn hán, không còn các loại cỏ nuôi sống các loài thú. Các nhà thỏ khác lần lượt chết đói rất nhiều. Con thỏ nầy động mối từ tâm, mới kêu đồng bọn nói:
“Các anh hãy mau lại đây tôi sẽ biếu cho thức ăn đỡ lòng”. Nói rồi thỏ tự nhảy vào đống lửa thiêu mình để hiến xác nó cho đồng loại đỡ đói trong ngày, chỉ còn lại bộ xương.
Phật thấy vậy rất thương cảm tấm lòng hy sinh của thỏ nên dùng pháp diệu cứu thỏ sống lại và đem cho ở trên cung trăng. Từ đó về sau các văn nhân thường dùng ngọc thố hay bóng thỏ để chỉ cho mặt trăng.
Nguyễn Du có câu: “Trải bao thỏ lặn ác tà”.
Bài thơ văn nguyện của tác giả vô danh có nói:
“Hỡi con Ngọc thố đà bao tuổi,
Chớ chị Hằng Nga đã mấy con”.
Và bài phú Nguyễn Hằng có câu:
“Nghiệm một chút diều bay cá nhảy, mới hay đạo lý huyền vi. Thấy đôi vừng thỏ lặn ác tà, biết thuở cơ thường biến đổi”.
Câu: “Rạng vừng mây bóng thỏ lạc nhàn” ở đây có ý nói: Trăng sắp lặn trời sắp sáng ra (chỉ cho thời gian hết đêm tới ngày).
LẠC NHÀN: Mặt trăng sắp lặn.
CẠN CÂU HOÀI VỌNG: Tỏ hết tâm tình mong ước của mình.
Chuyện mất đoàn kết của ba con bò :
“Ba con bò ở chung một chuồng,
Hiệp bầy hiệp bạn như tuồng anh em.
Bởi nghe tiếng siểm tiếng gièm,
Trâu đen trâu trắng anh em rả rời.
Sói rày vào dễ như chơi,
Bắt bò ăn hết rồi đời cả ba.
Chữ rằng quí tại ư hòa,
Ba bò giúp một ai mà dám đương”.(Ca dao)
Chuyện mã song phi nói trên, Đức Thầy có ngụ ý chỉ cho thời gian đi qua rất mau lẹ, kiếp sống của con người rất ngắn ngủi.
CHÁNH VĂN
53.- “Giết cho sạch những loài sâu bọ,Giống hại người lúc bỏ rẫy trồng.
Huệ tâm khai ngữ chuyển huyền thông,
56.- Sanh hồi thiện đôi câu thành thật.
Đêm vắn tắt vài lời để cất,
Gác ngòi nghiên tạm biệt phàm gian.
Rạng vừng mây bóng thỏ lạc nhàn,
60.- Để chuyến khác cạn câu hoài vọng”.
LƯỢC GIẢI
(từ câu 53 tới câu 60)Đức Giáo Chủ mượn loài sâu bọ hay phá hoại hoa màu của người làm ruộng rẫy, để chỉ các món phiền não thường quậy phá đám ruộng tâm của người tu. Khi nào ta diệt được đám phiền não đó thì tâm mình được an định và trí huệ phát khai, rồi chuyển hóa ra ngôn ngữ, suốt thông giáo pháp. Bấy giờ tâm tư của ta được phục hồi tánh chí thiện từ trước.
Đức Thầy viết bài giảng đến đây tạm dừng bút để tạm biệt phàm gian, giờ nầy trời cũng sắp rạng đông và trăng cũng vừa lặn. Ngài xin hẹn lại với ông Ngà khi có dịp khác sẽ trút cạn tâm tư.
CHÚ THÍCH:
LOÀI SÂU BỌ: Sâu là các loại sâu bọ rầy mò; bọ hình nó giống như chuột, song nhỏ hơn thường phá hại mùa màng của nhà nông. Nhưng chữ sâu bọ ở đây Đức Thầy có dụng ý chỉ cho các món phiền não: Tham, sân, si hay thất tình lục dục.HUỆ TÂM KHAI: Trí huệ được khai mở sáng suốt, khi người tu hành diệt trừ hết vô minh phiền não thì tuệ giác thường sáng:
“Nếu ai mà biết chữ tu trì,
Tâm bình tịnh được thì phát huệ”.
NGỮ CHUYỂN HUYỀN THÔNG: Từ lời nói thường chuyển ra ngôn ngữ thông minh đĩnh ngộ.
SANH HỒI THIỆN: Sống trở lại gốc lành vô thỉ từ trước (nhơn chi sơ tánh bổn thiện)
GÁC NGÒI NGHIÊN: Ngưng bút lại không viết nữa.
RẠNG VỪNG MÂY: Trời vừa rạng đông, thường có vừng mây giăng ngang báo tin trời sắp sáng.
BÓNG THỎ: Do chữ ngọc thố hay bạch thố. Tức là con thỏ bằng ngọc trắng. Nghĩa bóng là chỉ cho mặt trăng. Tục truyền trên cung trăng có con thỏ bằng ngọc.
Trong kinh Phật cũng có kể lại sự tích:
Ngày xưa có con thỏ tánh rất hiền từ, biết thương xót đồng loại. Bấy giờ gặp thời hạn hán, không còn các loại cỏ nuôi sống các loài thú. Các nhà thỏ khác lần lượt chết đói rất nhiều. Con thỏ nầy động mối từ tâm, mới kêu đồng bọn nói:
“Các anh hãy mau lại đây tôi sẽ biếu cho thức ăn đỡ lòng”. Nói rồi thỏ tự nhảy vào đống lửa thiêu mình để hiến xác nó cho đồng loại đỡ đói trong ngày, chỉ còn lại bộ xương.
Phật thấy vậy rất thương cảm tấm lòng hy sinh của thỏ nên dùng pháp diệu cứu thỏ sống lại và đem cho ở trên cung trăng. Từ đó về sau các văn nhân thường dùng ngọc thố hay bóng thỏ để chỉ cho mặt trăng.
Nguyễn Du có câu: “Trải bao thỏ lặn ác tà”.
Bài thơ văn nguyện của tác giả vô danh có nói:
“Hỡi con Ngọc thố đà bao tuổi,
Chớ chị Hằng Nga đã mấy con”.
Và bài phú Nguyễn Hằng có câu:
“Nghiệm một chút diều bay cá nhảy, mới hay đạo lý huyền vi. Thấy đôi vừng thỏ lặn ác tà, biết thuở cơ thường biến đổi”.
Câu: “Rạng vừng mây bóng thỏ lạc nhàn” ở đây có ý nói: Trăng sắp lặn trời sắp sáng ra (chỉ cho thời gian hết đêm tới ngày).
LẠC NHÀN: Mặt trăng sắp lặn.
CẠN CÂU HOÀI VỌNG: Tỏ hết tâm tình mong ước của mình.
CHÁNH VĂN
(Tiếp đây là 5 bài thi Tứ cú)61.- Dặm tràng đó mới chuyến sang chơi,
Tỏ ý Thần Tiên khá nhận lời.
Huyền pháp thâm trầm thơm bất tuyệt,
64.- Vô vi chánh đạo hỡi người ôi !
***
Người ôi ! Chơn lý khổ lâu đời,
Thâm cảnh diệu huyền hẹn một nơi.
Hoà mặt trung ương tam điệp khách,
68.- Đợi chờ thiên luật mới về ngơi.
***
Về ngơi chốn ấy rõ như lời,
Nào Lão có bày chuyện khuấy chơi.
Vẽ việc trời xanh cho đó biết,
72.- Một lòng gắn chặt chẳng xa lơi.
***
Xa lơi đạo đức khổ tâm à,
Học cũ ít bài Lão thiết tha.
Bóng xế tà tây ôi ! Lắm thể,
76.- Dạ hiền cất bút mượn thi ca.
***
Thi ca nhiều nẻo thậm rồi đa,
Hồi tị xứ thần dạy chuyện xa,
Lánh thế chẳng bày danh Lão Sĩ,
80.- Ngày nay các chỗ ngộ cuồng ca”.
Hòa Hảo tháng 2 năm Canh Thìn
(trong lúc ban đêm)
1.- Đức Thầy tỏ lời với ông Tham Tá Ngà; đường xa ông mới sang thăm, những lời lẽ Ngài nói với ông toàn là của Thần Tiên. Vậy ông hãy thu nhận, lý lẽ trong đây chẳng những cao thâm huyền diệu mà có đúng theo chánh pháp vô vi của Phật.
2.-Bởi chánh pháp vô vi tức là cái chơn lý tuyệt đối. Nó thâm sâu mầu diệu khó nghĩ bàn được. Nó vốn vô cùng mà cũng hữu cùng, không mà chẳng không (chơn không diệu hữu) chỉ cho khi nào hành giả thực hiện được cái chơn lý tuyệt đối đó và tam giáo Phật, Thánh, Tiên qui về một mối thì bá tánh vạn dân đều hạnh phúc an vui. Xưa nay luật trời đã qui định như vậy.
3.-Phật Tiên Thánh bao giờ cũng dùng lời chơn thật ngữ để giáo hóa chúng sanh, chớ không bao giờ nói ngoa. Đức Thầy đã xác định rõ cơ luân chuyển của trời đất là một định luật bất di bất dịch, không thể nào sai chạy được.
4.-Trên đường tu tiến, nếu hành giả nào để xa lơi đạo đức ắt sau nầy phải chịu khốn khổ muôn đời. (Một kiếp không tu muôn kiếp nhọc, Một giờ lầm lỗi, muôn thuở luân hồi) Đức Giáo Chủ vì lòng từ bi đem thiên cơ và đạo lý thiết tha chỉ dạy và vì cơ trời đã biến đổi sát bên lưng, nên Ngài vâng lịnh Phật Trời chuyển hóa lại đây để cứu độ:
“Lòng yêu sanh chúng luân chuyển kiếp,
Dạ ái dương trần đổi xác thân”.
5.-Phương cách cứu dân độ thế của Ngài không hề chưng bày hay khoe khoang cổ võ mà chỉ tường thuật các lý do cứu thế và lời giáo hóa thôi để tự nhiên cho mọi người sau khi nghiệm xét lời kệ cơ của Ngài mà tự hiểu lấy.
HUYỀN PHÁP THÂM TRẦM: Lới giáo pháp của Phật mỗi khi thốt ra thì tiếng nghe rất thâm sâu mầu diệu.
THƠM BẤT TUYỆT: Mùi vị của Kinh pháp thơm diệu, không có mùi vị nào so sánh được.
Đức Thầy từng nói:
“Xả thân tầm đạo vô vi,
Nhiệm mầu thâm diệu nan tri Lão bày”.
(Từ giã Bổn đạo)
HÒA MẶT TRUNG ƯƠNG TAM ĐIỆP KHÁCH: Hòa mặt là hợp mặt. Trung Ương: Trung tâm điểm cả thế giới. Tam Điệp Khách là ba vị Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhơn Hoàng cùng nhau có một nhiệm vụ sắp đặt cuộc thái bình an lạc cho dân chúng được hưởng cảnh Tam Hoàng Thánh đức như thời xưa. Đức Thầy từng cho biết:
“Hiền lành chừng đó sum vầy,
Quân thần cộng lạc mấy ngày vui chơi.
Đến đó ta mới mừng cười,
Nhìn xem Ngọc Đế giữa trời định phân.
Thiên Hoàng mở cửa các lân,
Địa Hoàng cũng mở mấy từng ngục môn.
Mười cửa xem thấy ghê hồn,
Cho trần coi thử có mà hay không.
Nhơn Hoàng cũng lấy lẽ công,
Cũng là trừng trị kẻ lòng tà gian.
Ấy là đến lúc xuê xang,
Tam Hoàng trở lại là đời Thượng Nguơn”.
(Sám Giảng, Q.3)
THIÊN LUẬT: Luật trời đất, đã sắp định sẵn.
VẼ VIỆC TRỜI XANH: Dùng giấy mực diễn tả cảnh trạng sanh diệt trong trời đất.
ĐẠO ĐỨC: (Xem STTĐ, trang 113, tập 1, cột 2)
HỌC CŨ: Những bài học đạo đức, tốt đẹp của Phật Thánh Tiên thời xưa. Đức Thầy từng nói:
“Theo tài học cũ nôm na,
Hỡi ai trí thức tầm mà cạn sâu”.
(Dặn dò Bổn đạo)
BÓNG XẾ TÀ TÂY: Bóng mặt trời nghiêng hơn nửa ngày, tức từ khoảng 1 giờ tới 3 giờ chiều. Tà tây mặt trời ngã nghiêng về phương Tây. Đây chỉ cho hơn nửa ngày, sắp chiều tối.
THI CA: (Xem chữ TC vừa giải ở phía trước).
THẬM ĐA: Thậm là rất; Đa là nhiều. Ý chỉ cho thi ca của Đức Thầy có nhiều ý rất sâu xa mầu diệu:
“Vô thượng thậm thâm dĩ ý truyền”.
HỒI TỊ: Rời ngôi vị trở lại trần gian. Hồi tị xứ thần: Vì có mệnh lệnh của Trời Phật, Đức Thầy tách rời cõi Tiên Phật trở lại cõi trần để giáo độ chúng sanh. Đức Thầy thường cho biết:
“Đời cùng Tiên Phật hạ phàm gian”.
(Lộ chút cơ huyền)
Và:
LÃO SĨ: Lão là người già, tu hành nhiều năm, và cao tuổi đạo, có hạnh đức hơn người thường, được nhiều người kính trọng, không luận xuất gia hay cư sĩ.
Hiểu theo Phật học thì đây là bậc Trưởng Lão, tức gọi chung những bậc Tỳ Kheo có đạo đức cao tuổi hạ dài như các vị Trưởng Lão Đại Đệ tử của Phật: Trưởng lão Duy Ma Cật, Xá Lợi Phất và Tu Bồ Đề…Đây là chỉ các bậc tôn đức, đạo hạnh đầy đủ.
Trong A Hàm kinh, Tôn giả A Nan có bạch hỏi Phật:
- Bạch Đức Thế Tôn, Tỳ Kheo hạnh đức ra sao và xưng hiệu như thế nào ?
Phật trả lời:
- Nếu là tiểu Tỳ Kheo thì nên xưng đại Tỳ Kheo là Trưởng lão, còn các Đại Tỳ Kheo thì gọi tiểu Tỳ Kheo ngay tên cũng được.
Xưa nay các chức vị trong Thiền gia thì gọi các thầy Tăng trụ trì là Trưởng lão. (Trong Sắc tu Thanh qui Trụ trì Chương). Khi bắt đầu tôn thầy trụ trì thì kính xưng là Trưởng Lão. Còn Tổ Đình Sứ Quyển nay thì gọi người trụ trì của Thiền tông bằng Trưởng Lão.
Từ Lão Sĩ trong bài giảng nầy thì Đức Giáo Chủ PGHH được xem là bậc Trưởng Lão hay là Lão Sĩ, và chỉ xưng danh hiệu nửa Tiên nửa tục thôi. Điều cấn thiết là ý Ngài muốn để cho bá tánh tự thâm ngộ được lời khuyến dạy của Ngài để lo hành đạo là tốt rồi.
Trong Giảng mười Một hồi có đoạn Ngài Huệ Lựu nói: “Công ông Trưởng Lão giáo truyền”.
Đức Thầy cũng cho biết:
“Lão đây vưng lịnh Phật Tôn,
Lãnh cân thưởng phạt chư môn dữ lành”.
(Thiên lý ca)
NGỘ CUỒNG CA: Giác ngộ được ý nghĩa lời thi ca của Đức Thầy.
Đức Giáo Chủ viết Sấm Giảng thường xưng biệt hiệu là Cuồng Sĩ: “Cuồng Sĩ bao giờ cũng ngóng trông”.
Tỏ ý Thần Tiên khá nhận lời.
Huyền pháp thâm trầm thơm bất tuyệt,
64.- Vô vi chánh đạo hỡi người ôi !
***
Người ôi ! Chơn lý khổ lâu đời,
Thâm cảnh diệu huyền hẹn một nơi.
Hoà mặt trung ương tam điệp khách,
68.- Đợi chờ thiên luật mới về ngơi.
***
Về ngơi chốn ấy rõ như lời,
Nào Lão có bày chuyện khuấy chơi.
Vẽ việc trời xanh cho đó biết,
72.- Một lòng gắn chặt chẳng xa lơi.
***
Xa lơi đạo đức khổ tâm à,
Học cũ ít bài Lão thiết tha.
Bóng xế tà tây ôi ! Lắm thể,
76.- Dạ hiền cất bút mượn thi ca.
***
Thi ca nhiều nẻo thậm rồi đa,
Hồi tị xứ thần dạy chuyện xa,
Lánh thế chẳng bày danh Lão Sĩ,
80.- Ngày nay các chỗ ngộ cuồng ca”.
Hòa Hảo tháng 2 năm Canh Thìn
(trong lúc ban đêm)
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 61 tới câu 80)1.- Đức Thầy tỏ lời với ông Tham Tá Ngà; đường xa ông mới sang thăm, những lời lẽ Ngài nói với ông toàn là của Thần Tiên. Vậy ông hãy thu nhận, lý lẽ trong đây chẳng những cao thâm huyền diệu mà có đúng theo chánh pháp vô vi của Phật.
2.-Bởi chánh pháp vô vi tức là cái chơn lý tuyệt đối. Nó thâm sâu mầu diệu khó nghĩ bàn được. Nó vốn vô cùng mà cũng hữu cùng, không mà chẳng không (chơn không diệu hữu) chỉ cho khi nào hành giả thực hiện được cái chơn lý tuyệt đối đó và tam giáo Phật, Thánh, Tiên qui về một mối thì bá tánh vạn dân đều hạnh phúc an vui. Xưa nay luật trời đã qui định như vậy.
3.-Phật Tiên Thánh bao giờ cũng dùng lời chơn thật ngữ để giáo hóa chúng sanh, chớ không bao giờ nói ngoa. Đức Thầy đã xác định rõ cơ luân chuyển của trời đất là một định luật bất di bất dịch, không thể nào sai chạy được.
4.-Trên đường tu tiến, nếu hành giả nào để xa lơi đạo đức ắt sau nầy phải chịu khốn khổ muôn đời. (Một kiếp không tu muôn kiếp nhọc, Một giờ lầm lỗi, muôn thuở luân hồi) Đức Giáo Chủ vì lòng từ bi đem thiên cơ và đạo lý thiết tha chỉ dạy và vì cơ trời đã biến đổi sát bên lưng, nên Ngài vâng lịnh Phật Trời chuyển hóa lại đây để cứu độ:
“Lòng yêu sanh chúng luân chuyển kiếp,
Dạ ái dương trần đổi xác thân”.
5.-Phương cách cứu dân độ thế của Ngài không hề chưng bày hay khoe khoang cổ võ mà chỉ tường thuật các lý do cứu thế và lời giáo hóa thôi để tự nhiên cho mọi người sau khi nghiệm xét lời kệ cơ của Ngài mà tự hiểu lấy.
CHÚ THÍCH
TỎ Ý THẦN TIÊN: Lời lẽ trong 5 bài thi Đức Thầy cho ông Tham Tá Ngà là ý pháp của Phật Thánh Tiên truyền xuống. Lúc Ngài mới khai Đạo, hằng đêm Ngài thường nói với tín đồ: “Để tôi ca Tiên cho các ông các bà nghe nhen !” Rồi Ngài cất tiếng đọc…HUYỀN PHÁP THÂM TRẦM: Lới giáo pháp của Phật mỗi khi thốt ra thì tiếng nghe rất thâm sâu mầu diệu.
THƠM BẤT TUYỆT: Mùi vị của Kinh pháp thơm diệu, không có mùi vị nào so sánh được.
Đức Thầy từng nói:
“Xả thân tầm đạo vô vi,
Nhiệm mầu thâm diệu nan tri Lão bày”.
(Từ giã Bổn đạo)
HÒA MẶT TRUNG ƯƠNG TAM ĐIỆP KHÁCH: Hòa mặt là hợp mặt. Trung Ương: Trung tâm điểm cả thế giới. Tam Điệp Khách là ba vị Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhơn Hoàng cùng nhau có một nhiệm vụ sắp đặt cuộc thái bình an lạc cho dân chúng được hưởng cảnh Tam Hoàng Thánh đức như thời xưa. Đức Thầy từng cho biết:
“Hiền lành chừng đó sum vầy,
Quân thần cộng lạc mấy ngày vui chơi.
Đến đó ta mới mừng cười,
Nhìn xem Ngọc Đế giữa trời định phân.
Thiên Hoàng mở cửa các lân,
Địa Hoàng cũng mở mấy từng ngục môn.
Mười cửa xem thấy ghê hồn,
Cho trần coi thử có mà hay không.
Nhơn Hoàng cũng lấy lẽ công,
Cũng là trừng trị kẻ lòng tà gian.
Ấy là đến lúc xuê xang,
Tam Hoàng trở lại là đời Thượng Nguơn”.
(Sám Giảng, Q.3)
THIÊN LUẬT: Luật trời đất, đã sắp định sẵn.
VẼ VIỆC TRỜI XANH: Dùng giấy mực diễn tả cảnh trạng sanh diệt trong trời đất.
ĐẠO ĐỨC: (Xem STTĐ, trang 113, tập 1, cột 2)
HỌC CŨ: Những bài học đạo đức, tốt đẹp của Phật Thánh Tiên thời xưa. Đức Thầy từng nói:
“Theo tài học cũ nôm na,
Hỡi ai trí thức tầm mà cạn sâu”.
(Dặn dò Bổn đạo)
BÓNG XẾ TÀ TÂY: Bóng mặt trời nghiêng hơn nửa ngày, tức từ khoảng 1 giờ tới 3 giờ chiều. Tà tây mặt trời ngã nghiêng về phương Tây. Đây chỉ cho hơn nửa ngày, sắp chiều tối.
THI CA: (Xem chữ TC vừa giải ở phía trước).
THẬM ĐA: Thậm là rất; Đa là nhiều. Ý chỉ cho thi ca của Đức Thầy có nhiều ý rất sâu xa mầu diệu:
“Vô thượng thậm thâm dĩ ý truyền”.
HỒI TỊ: Rời ngôi vị trở lại trần gian. Hồi tị xứ thần: Vì có mệnh lệnh của Trời Phật, Đức Thầy tách rời cõi Tiên Phật trở lại cõi trần để giáo độ chúng sanh. Đức Thầy thường cho biết:
“Đời cùng Tiên Phật hạ phàm gian”.
(Lộ chút cơ huyền)
Và:
“Từ ngày mượn xác hồng trần đáo lai.
Tháng năm Kỷ Mão đến nay,
Khắp trong bá tánh gặp bài Sấm Kinh.
Lời văn tao nhã hữu tình,
Bởi vưng sắc lịnh thiên đình sai ra”.
(Từ giã Bổn đạo khắp nơi)
Tháng năm Kỷ Mão đến nay,
Khắp trong bá tánh gặp bài Sấm Kinh.
Lời văn tao nhã hữu tình,
Bởi vưng sắc lịnh thiên đình sai ra”.
(Từ giã Bổn đạo khắp nơi)
LÃO SĨ: Lão là người già, tu hành nhiều năm, và cao tuổi đạo, có hạnh đức hơn người thường, được nhiều người kính trọng, không luận xuất gia hay cư sĩ.
Hiểu theo Phật học thì đây là bậc Trưởng Lão, tức gọi chung những bậc Tỳ Kheo có đạo đức cao tuổi hạ dài như các vị Trưởng Lão Đại Đệ tử của Phật: Trưởng lão Duy Ma Cật, Xá Lợi Phất và Tu Bồ Đề…Đây là chỉ các bậc tôn đức, đạo hạnh đầy đủ.
Trong A Hàm kinh, Tôn giả A Nan có bạch hỏi Phật:
- Bạch Đức Thế Tôn, Tỳ Kheo hạnh đức ra sao và xưng hiệu như thế nào ?
Phật trả lời:
- Nếu là tiểu Tỳ Kheo thì nên xưng đại Tỳ Kheo là Trưởng lão, còn các Đại Tỳ Kheo thì gọi tiểu Tỳ Kheo ngay tên cũng được.
Xưa nay các chức vị trong Thiền gia thì gọi các thầy Tăng trụ trì là Trưởng lão. (Trong Sắc tu Thanh qui Trụ trì Chương). Khi bắt đầu tôn thầy trụ trì thì kính xưng là Trưởng Lão. Còn Tổ Đình Sứ Quyển nay thì gọi người trụ trì của Thiền tông bằng Trưởng Lão.
Từ Lão Sĩ trong bài giảng nầy thì Đức Giáo Chủ PGHH được xem là bậc Trưởng Lão hay là Lão Sĩ, và chỉ xưng danh hiệu nửa Tiên nửa tục thôi. Điều cấn thiết là ý Ngài muốn để cho bá tánh tự thâm ngộ được lời khuyến dạy của Ngài để lo hành đạo là tốt rồi.
Trong Giảng mười Một hồi có đoạn Ngài Huệ Lựu nói: “Công ông Trưởng Lão giáo truyền”.
Đức Thầy cũng cho biết:
“Lão đây vưng lịnh Phật Tôn,
Lãnh cân thưởng phạt chư môn dữ lành”.
(Thiên lý ca)
NGỘ CUỒNG CA: Giác ngộ được ý nghĩa lời thi ca của Đức Thầy.
Đức Giáo Chủ viết Sấm Giảng thường xưng biệt hiệu là Cuồng Sĩ: “Cuồng Sĩ bao giờ cũng ngóng trông”.
Danh từ Cuồng Sĩ: Người đời hay hiểu lầm hai chữ Cuồng Sĩ là một nhà tu hay nhà văn không thật tánh, nhưng ở đây Đức Thầy chỉ giả vờ để đánh lạc hướng người đời, chớ nó có ngụ ý đặc biệt hơn.