Chư Phật Có Bốn Đại Đức |
CHƯ PHẬT CÓ BỐN ĐẠI-ĐỨC
- 1.-Đức Từ: Phật đối với chúng-sanh như mẹ với con, lúc nào cũng lo-lắng đến, hết lòng dìu-dắt, dạy-dỗ, không nỡ để chúng-sanh sa vào đường tội lỗi mà chịu khổ não;
- 2.-Đức Bi: Nếu chúng-sanh nào dạy-dỗ chẵng nghe, làm điều độc-ác để phải tội thì Phật chẳng vì thế mà ghét bỏ, lại thương xót không cùng;
- 3.-Đức Hỉ: Thường thường an vui mà làm những việc lành. Dầu gặp hoàn-cảnh trái-nghịch cũng chẳng vì thế mà sanh lòng buồn-bã;
- 4.-Đức Xả: Ngài chẳng chấp một pháp nào trong thế-gian, sẵn lòng lìa xa các nghiệp tiền-trần, tha-thứ hết thảy những ai tối-tăm lầm-lỗi, chẳng còn vướng-víu chi với cuộc lợi-danh, tài-sắc, nhìn cõi đời chẳng bao giờ sanh lòng luyến ái.
Ta cũng nên bố-thí, nhẫn-nhục, trì-giới (để độ tham, sân, si).
Còn phương-pháp niệm Phật là để trừ cái vọng- niệm của chúng-sanh, vì trong tâm của chúng-sanh niệm niệm mê-lầm chẳng dứt; vì cái vọng-niệm về việc thế-trần ấy mà không cho cõi lòng an-lạc, phiền não ngăn che, chơn tâm mờ ám. Nên nay, hễ thành tâm niệm Phật thì nếu được một niệm Phật ắt lìa được một niệm chúng-sanh, mà niệm niệm Phật thì lìa tất cả niệm chúng-sanh. Cho đến khi nhứt tâm bất loạn, chừng ấy vọng niệm chúng-sanh đã dứt thì lòng ham muốn và các tình-dục còn đâu mà nảy sanh ra được?
Nên niệm Phật là niệm cái bản-lai thanh-tịnh của Phật cho lòng của mình nương theo đó mà được thanh-tịnh và chẳng còn trược nhiễm trần-ai.
Cần tu thập thiện thì sự niệm mới có hiệu quả. Tu thập thiện, dứt được thập ác (cũng gọi là tịnh tam nghiệp).
Bạc-liêu, năm Nhâm-Ngũ