Chương trình của Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng
|
CHƯƠNG-TRÌNH củaĐẢNG VIỆT-NAM DÂN-CHỦ XÃ-HỘI
Do Đức Huỳnh Thủ-Lãnh công-bồ ngày 21-9-1946
(Theo bổn của BCH Liên-Tỉnh Dân-Xã M.T.N.V.)
1947-1949
l.- CHÁNH TRỊ
a./ Đối ngoại:
- 1.- Căn cứ vào chánh-sách (1) của Liện-Hiệp-Quốc (O.N.U.) và sự bảo-vệ chung nền hòa-bình, cộng-tác với các dân-tộc khác trên lập-trường tự-do và bình-đẳng.
- 2.- Tranh-đấu giải-phóng dân-tộc, đem lại độc-lập cho nước nhà.
- 3.- Thừa-nhận quyền dân-tộc tự-quyết của các dân-tộc nhược-tiểu. Đoàn-kết với các dân-tộc ấy để chống đế-quốc xâm-lăng.
b./ Đối nội:
- 4.- Nước Việt-Nam có một: ba bộ Trung-Nam-Bắc gồm một.
- 5.- Củng-cố chánh-thể Dân-Chủ Cộng-Hoà bằng cách đảm-bảo tự-do dân-chủ cho toàn dân.
- 6.- Ủng-hộ Chánh-Phủ Trung-Ương về mặt tranh-thủ thống-nhứt và độc-lập.
- 7.- Liên-hiệp với các đảng-phái để chống họa thực-dân.
- 8.- Chủ-trương “toàn dân chánh-trị”.
- 9.- Chống độc-tài bất cứ hình-thức nào.
II - KINH TẾ
a./ Nguyên-tắc chung:
– Trọng quyền tư-hữu tài-sản đến một độ không có hại đến đời sống công-cộng.
– Dự-bị: Một phần xí-nghiệp quốc-gia (Secteur de l’État).
– Một phần tự-do cho tư-nhân và ngoại-kiều (Secteur libre pour Vietnamiens et Étrangers).
– Thi-hành những biện-pháp không cho bóc-lột công-nhân.
b./ Nông-nghiệp:
- 1.- Di dân để mở đất hoang.
- 2.- Lập đồn-điền quốc-gia, lập làng kiểu-mẫu theo chủ-nghĩa xã-hội đồn-điền.
- 3.- Mua lại đồn-điền bị tập-trung quá độ để bán lại cho nông-dân hoặc để cho quốc-gia.
- 4.- Lập bình-dân ngân quỹ và lập hợp-tác-xã sản-xuất để giúp nông-dân mua dụng-cụ và máy móc (cày, gặt, vận-tải …) hợp-tác-xã để tránh nạn trung-gian.
- 5.- Phổ-thông khoa-học để gia-tăng sản-xuất nông-nghiệp, chăn-nuôi, thủy-lợi, lâm-sản …
c./ Công-nghệ:
- 1.- Mở-mang khí-cụ cần-thiết cho sự khuếch-trương nền kinh-tế quốc-gia.
- 2.- Lần-lượt phát-triển kỹ-nghệ cần-yếu, bắt đầu từ kỹ-nghệ nhẹ.
d./ Thương-mãi:
Lập hợp-tác-xã tiêu-thụ bán vật-dụng cần-thiết từ thành-thị, từ làng.
e./ Tài-chánh:
Lập ngân-hàng quốc-gia.
III.- XÃ-HỘI
- 1.- Bài-trừ thuốc phiện, rượu mạnh, cờ-bạc, mãi-dâm, tham-ô.
- 2.- Thi-hành triệt-để luật xã-hội.
- 3.- Cải-thiện và nâng cao đời sống tinh-thần và vật-chất của dân cày và thầy thợ bằng cách mở thật nhiều cơ-quan y-tế, giáo-dục, cứu-tế, nhà bảo-sanh, ấu-trỉ viện, nhà dưỡng-lão, nhà thương, trường học, nhà hát bóng … làm cho dân cày cũng hưởng được những ích-lợi của khoa-học như thầy thợ ở đô-thị.
lV.- VĂN-HÓA
- 1.- Bài-trừ văn-hóa nô-lệ.
- 2.- Sơ-học, tiểu-học cưỡng-bách và vô-phí.
- 3.- Giáo-dục chuyên-môn, tổ-chức du-học, cấp học-bổng.
- 4.- Lập cơ-quan điều-hướng nghề-nghiệp.
V.- THANH-NIÊN
- 1.- Tổ-chức thanh-niên thành đoàn-thể và huấn-luyện cho thành người thích-ứng với thời-đại mới.
- 2.- Mở quán, trạm, nhà hội, sân vận-động cho thanh-niên.
Vl.- BINH-BỊ
- 1.- Thành-lập một đội binh phòng-vệ.
- 2.- Mở lớp dự-bị quân-sự phòng-vệ từng làng trong một thời hạn ngắn.
- 3.- Mở trường đào-tạo sĩ-quan, gởi võ-quan cao cấp đi tập-sự ở ngoại-quốc.
- 4.- Mở lớp huấn-luyện đặc-biệt cho sĩ-quan và quân-sĩ của các đạo quân muốn gia-nhập đạo binh thường-trực quốc-gia.
- Có bản chép là: căn cứ vào hiến-chương của Liên-Hiệp-Quốc (Charte des Nations-unies).