DẶN DÒ BỔN ĐẠO |
Dặn Dò Bổn-Đạo
Cùng xóm cuối làng ai cũng cười reo.
Xuống trần nhằm buổi nạn eo,
Gẫm trong dân-sự còn nghèo chữ tu.
Hạ-nguơn sanh-chúng ám-u,
Tây-Phương sắc lịnh vân-du Nam-kỳ.
Mượn nhằm một xác nhu-mì,
Giảng dân sáu tháng vậy thì xem sao.
Rất buồn bá tánh biết bao,
Nạn nguy sắp đến mà ngao-du hoài!
Viết ra giảng kệ bốn bài,
Giã-từ trần-thế lui hài bôn-phi.
An-Nam phong-hóa lễ-nghi,
Đời nay văn-vật bỏ đi chẳng gìn.
Mảng lo chế nhạo chống kình,
Chẳng toan đạo-đức mà gìn thôn hương.
Ta đây dường thể như lươn,
Cứu dân chẳng nệ nắng sương lấm đầu.
Sáu trăng Thầy tớ dãi-đầu,
Quyết lòng truyền bá Đạo mầu mà thôi.
Bồng-Lai Điên dại có ngôi,
Tây-Phương Cực-Lạc Khùng ngồi tòa sen.
Từ-bi ngọn đuốc mới nhen,
Giả như mở cửa mà then còn cầm.
Dân tình xài-xể dập bầm,
Nào hay ta đã thương ngầm sanh linh.
Xác trần ta mở oai thinh,
Đạo mầu truyền pháp thình lình không hay.
Trớ-trêu con tạo thày-lay,
Lôi-âm sắc lịnh đòi rày hỏi han.
Cúi đầu tâu trước Phật đàng:
“Lê dân ngoan-ngạnh xóm làng cừ-khôi.
Đầu đuôi tâu lại khúc nôi,
Một trăm mới đặng ối thôi mười người!
Mãng lo cao thấp ngạo cười,
Bởi chưng trần-hạ biếng lười không lo”.
Di-Đà nghe tấu buồn xo,
Vạn dân bá tánh đắn-đo nhiều bề.
Làm sao cửa Phật dựa kề,
Hung sùng tàn ác khó bề dạy khuyên.
Thầy khùng trò lại hóa điên,
Khùng điên mấy tháng tình riêng ai ngờ!
Tượng xưa dấu cũ còn mờ,
Không lo tìm kiếm bến bờ mà nương.
Nói cho bổn-đạo đặng tường,
Dạy dân nào có gạt lường chi dân.
Chim ô đà dựa cầu Ngân,
Người Xưa trở gót mấy lần ai hay.
Đời nầy chưa vẹn thảo ngay,
Thì là khó thấy mặt mày người xưa.
Dạy đời nào quản nắng mưa,
Ước mong bá tánh sớm ưa tu hành.
Đục trong bốn cuốn ngọn ngành,
Khuyên đời trau trỉa chữ lành cho xong.
Con người có Tổ có Tông,
Học hay chữ nghĩa sao không phượng thờ?
Hiếu trung truyện tích sờ-sờ,
Người đời phải biết phượng thờ mẹ cha.
Từ đây ta mắc bôn-ba,
Dời chơn ra Bắc đặng mà dạy khuyên.
Vạn dân nên trọng Phật Tiên,
Dể ngươi lời dạy dọa riêng một mình.
Bắc, Nam chờ đợi cuối Thìn,
Sẽ lo vận chuyển thân hình xác ta.
Viết thêm một khúc ngâm nga,
Dặn dò bổn đạo vậy mà mấy trương.
Ta dầu có cách thôn hương,
Vạn dân cứ chữ hiền lương mà làm.
Thích-Ca còn phế tước hàm,
Lầu cao cửa rộng mà ham tu hành.
Phật, Tiên dụng kẻ lòng thành,
Đạo chơn thì ít ai hành thiệt tâm.
Trí phàm như chốn sơn lâm,
Dạy dân như phá rừng cầm cho dân.
Nào đâu dân có biết ân,
Mạnh rồi tưởng Phật vái Thần làm chi.
Đây nầy lời lẽ rán ghi,
Thương đời nên mới làm thi khuyên đời.
Ra đi dặn lại ít lời,
Khuyên trong bổn-đạo vậy thời rán nghe.
Dầu ai tài phép bày khoe,
Ham linh ham nghiệm sợ e mang nghèo.
Lựa cho phải cột phải kèo,
Phải vai phải vế mà theo kẻo lầm.
Ngọc kia ẩn dạng khó tầm,
Chọn nơi chơn chánh khỏi lâm khổ hình.
Ách trời nạn nước thình-lình,
Người hung cứ mãi chống kình với ta.
Theo tài học cũ nôm-na,
Hỡi ai trí-thức tầm mà cạn sâu.
Lúc nầy chưa thể ngồi lâu,
Tách dời chốn khác ngõ hầu dạy răn.
Tín-đồ cùng các chư-tăng,
Từ rày sắp đến nói năng chọn lời.
Bớt phiền bớt não cuộc đời,
Rán nghe lời dạy vậy thời hành y.
Đạo mầu bát-chánh rán ghi,
Thứ nhứt chánh-kiến việc chi xem nhìn.
Luận bàn chơn-lý cho minh,
Chuyện chi xét đoán xảo tinh mới là.
Thứ nhì chánh-mạng vậy mà,
Việc làm do lịnh tâm hồn khiến sai.
Thứ ba tư-duy bằng nay,
Các điều tưởng nhớ thẳng ngay mới mầu.
Thứ tư chánh-nghiệp mặc dầu,
Nghề chi thì cũng ngõ hầu làm ngay.
Tà gian tánh ấy tù đày,
Của người tham nhũng nghề nầy chớ ham.
Thứ năm tinh-tấn hội đàm,
Sạch trong kỹ lưỡng mà làm mới ngoan.
Thứ sáu chánh-ngữ liệu toan,
Nói năng điều chánh thì an chớ gì!
Thứ bảy chánh-niệm vậy thì,
Khi cầu khi nguyện chuyện gì thành tâm.
Thứ tám chánh-định chớ lầm,
Từ-bi hai chữ đứng nằm chớ quên.
Ngồi đâu cũng định mới nên,
Đừng cho công việc hớ-hênh với người.
Hành y thì đáng vàng mười,
Tùy lòng tùy sức của người đời nay.
Tu nhơn hiền hậu cũng hay,
Dạy đời phải viết ngày rày cho tinh.
Rút trong các luật các kinh,
Tùy lòng không ép làm in giảng nầy.
Thấp cao các bực chớ chầy,
Kẻ ngu người trí nghe Thầy dạy khuyên.
Sớm khuya bá tánh cần chuyên,
Nghe lời dạy bảo cảnh Tiên dựa kề.
Ít lâu ta cũng trở về,
Khuyên cùng bổn-đạo chớ hề lãng-xao.
Trì lòng chớ có núng-nao,
Từ đây nhơn-vật mòn hao lần-lần.
Mấy lời nhắn lại ân-cần,
Bổn-đạo xa gần nghĩ cạn mới hay.
Tu trì nguyện ước cầu may,
Thượng-Nguơn hồi phục là ngày an cư.
Học câu hỉ-xả đại từ,
Noi gương nghĩa-sĩ dạ tư chớ gần.
Bôn Nam tẩu Bắc tảo tần,
Chúng-sanh rán nhớ thì gần cùng ta.
Xác trần Ta đã rời xa,
Bá-gia ở lại vậy mà bình-an.
Kìa-kìa anh hố hò khoan,
Tình lang về mất hổ-hang mặt-mày.
Sớm lo sắp đặt luyện tài,
Phật Trời phân định mặt mày mới xinh.
Ơn trên lượng rộng thinh-thinh,
Từ-bi khuyến dạy mặc tình nghe không.
Giống hiền như thể gieo bông.
Nhụy đơm thơm phức màu hồng xuê-xang.
Dân ta dòng giống Tiên-bang,
Chớ đâu có giống ngỗ-ngang hung sùng.
Mặc tình bá tánh có dùng,
Ai muốn nghe Khùng chép lấy mà coi.
Lấy tâm lấy trí xét soi,
Thầy đi dạy Bắc thử coi lẽ nào?
Thôi thôi dân chớ hùng-hào,
Khùng từ bổn-đạo tẩu đào Bắc-đô.
Hòa-Hảo, lối tháng 2 Canh-Thìn
(Chép theo bản chánh do ông Nguyễn-Chi-Diệp giữ)
CHÚ GIẢI:
Bài Dặn Dò Bổn Đạo Đức Giáo Chủ sáng tác vào khoảng tháng 2 năm Canh Thìn 1940, lúc Ngài còn truyền Đạo ở Tổ Đình PGHH. Đây là một bài vận văn, thể Lục bát, lối khuyến tu, dài 158 câu.Khởi đầu bằng những câu:
“Tháng năm mười tám rõ ràng,
Cùng xóm cuối làng ai cũng cười reo”.
Và chấm dứt bởi câu:
“Thôi thôi dân chớ hung hào,
Khùng từ Bổn Đạo tẩu đào Bắc đô”.
Đại ý của bài có ba phần chính:
1.-Thứ nhất
Đức Thầy cho biết: Ngài vâng lịnh Đức Phật Tổ từ cõi Tây Phương Cực Lạc trở lại trần gian, giáo truyền Đại Đạo cứu dân. Từ ngày khai Đạo tới nay đã trên sáu tháng. Ngài cũng không ngần ngại tiết lộ danh hiệu của hai Thầy trò là Khùng và Điên cũng như vị trí của Ngài cư ngụ:
“Sáu trăng Thầy Tớ dãi dầu,
Quyết lòng truyền bá Đạo mầu mà thôi.
Bồng Lai Điên dại có ngôi,
Tây Phương Cực Lạc Khùng ngồi tòa sen”.
Và Ngài cũng nói rõ ai Thầy ai Tớ:
“Thầy Khùng trò lại hóa điên,
Khùng Điên mấy tháng tình riêng ai ngờ”.
“Sáu trăng Thầy Tớ dãi dầu,
Quyết lòng truyền bá Đạo mầu mà thôi.
Bồng Lai Điên dại có ngôi,
Tây Phương Cực Lạc Khùng ngồi tòa sen”.
Và Ngài cũng nói rõ ai Thầy ai Tớ:
“Thầy Khùng trò lại hóa điên,
Khùng Điên mấy tháng tình riêng ai ngờ”.
2.- Điểm thứ hai
là sau thời gian giáo Đạo, Đức Giáo Chủ được: “Lôi âm sắc lịnh đòi rày hỏi han”. Ngài đi bằng chơn thân, còn sắc thân của Ngài vẫn còn ở tại Tổ Đình Hoà Hảo, tiếp tục độ chúng:
“Xác trần để lại làng Hòa,
Lời thăm bốn phía Ngọc tòa ta lui”.
Về Giáo lý thì trong nội dung, Ngài có lược giải Bát Chánh Đạo, là một pháp tu căn bản của Đạo Phật, do Đức Phật lưu truyền đến ngày nay. Hành giả nhờ đó mà không lạc vào tà thuyết dị đoan.
“Xác trần để lại làng Hòa,
Lời thăm bốn phía Ngọc tòa ta lui”.
Về Giáo lý thì trong nội dung, Ngài có lược giải Bát Chánh Đạo, là một pháp tu căn bản của Đạo Phật, do Đức Phật lưu truyền đến ngày nay. Hành giả nhờ đó mà không lạc vào tà thuyết dị đoan.
3.- Điềm thứ ba
Đức Giáo Chủ còn cho biết Ngài cũng có trách nhiệm khuyến hóa nhân sanh miền Bắc Việt Nam. Song Ngài chỉ đi bằng hóa thân và khi đến đó Ngài mang hình tướng bằng một cụ lão, cư ngụ tại làng Đồng Thạnh, bấy giờ là tỉnh Bắc Giang:
“Lấy tâm lấy trí xét soi,
Thầy đi dạy Bắc thử coi lẽ nào.
Thôi thôi dân chớ hùng hào,
Khùng từ Bổn đạo tẩu đào Bắc đô”.
Cùng xóm cuối làng ai cũng cười reo.
Xuống trần nhằm buổi nạn eo,
4.-Gẫm trong dân sự còn nghèo chữ tu”.
Khởi nguyên từ ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (1939) Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng Đạo PGHH. Lúc bấy giờ người Pháp đang đặt ách thống trị trên đất Việt Nam, dân chúng phần đông hấp thụ theo nền văn minh vật chất của Âu Tây. Nên khi nghe Ngài đem nền Đạo cũ của nước nhà để giáo hóa, ai ai cũng reo cười chế nhạo.
Hơn nữa Đức Thầy ra đời nhằm thời Hạ nguơn Mạt pháp, tâm trí con người quá mê mờ, nền Đạo đang đà xuống dốc nên sự tu của dân chúng còn rất yếu kém.
THÁNG NĂM MƯỜI TÁM: Hiểu xuôi câu văn là ngày 18 tháng 5, ngày Đức Thầy khai sáng Đạo PGHH.
XUỐNG TRẦN: Nghĩa của chữ lâm phàm hay giáng trần. Ý chỉ người từ cõi siêu thoát vâng lịnh Phật Trời xuống khai Đạo độ đời.
NẠN EO: Thời pháp nạn không được tự do truyền bá giáo lý hay hành đạo.
CÒN NGHÈO CHỮ TU: Sự tu hành còn yếu ớt kém cõi. Ý chỉ Đạo mới khai mở, dân chúng hành theo Đạo chưa có bao nhiêu, thêm gặp thời pháp nạn người ta dễ bị rơi rớt, thối chuyển.
Tây Phương sắc lịnh vân du Nam kỳ.
Mượn nhằm một xác nhu mì,
8.- Giảng dân sáu tháng vậy thì xem sao ?”
Dân chúng sống trong thời Hạ nguơn mạt pháp trí lực quá mê si tăm tối, gây tạo nhiều tội lỗi, nên sắp gây tai nạn chiến tranh tàn khốc. Do đó, Đức Thầy được Đức Phật A Di Đà và Đức Thích Ca sắc lịnh cho Ngài khai Đạo cứu dân tại miền Nam nước Việt.
Ngài tùy theo cơ pháp chọn một thiếu niên rất trẻ, nhưng tâm tánh nhu mì chân chánh đi đứng trang nghiêm chững chạc, để đúng ngày giờ đứng ra khai hóa nhân sanh. Sau sáu tháng, Ngài hạ bút sáng tác bài giảng nầy.
ÁM U: Mê tối mù mịt. Chỉ cho sự mê si.
TÂY PHƯƠNG: Hướng Tây, tức cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Cũng có nơi gọi là Thiên Truớc, cõi Tây Thiên Trước, cõi Phật của Đức Thích Ca (Tây Phương).
SẮC LỊNH: Sắc chỉ và mệnh lệnh của cấp trên ban xuống, như sắc lịnh của Vua hay Trời Phật. Chữ Tây Phương sắc lịnh ở đây, ý chỉ Đức Phật Thích Ca sắc lịnh cho Đức Thầy lâm phàm khai Đạo:
“Sắc của A Di là Phật Tổ,
Bốn chữ xuống phàm chớ ở đâu”.
Bằng chứng lúc Đức Thầy mới sanh ra Ngài đã có đức hạnh song toàn, nói năng chững chạc. Ngài có sẵn cử chỉ siêu nhân, và đủ biện tài trí tuệ khai hóa nhân sanh mới 20 tuổi.
GIẢNG DÂN SÁU THÁNG: Tuy Ngài khai Đạo vào ngày 18 tháng 5, nhưng phải đợi tới rằm Trung Thu, tức trung tuần tháng tám, Ngài mới viết giảng dạy dân. Tính từ 15/8/1939 đến tháng 2/1940 (Canh Thìn) Ngài sáng tác bài Dặn Dò Bổn Đạo, tính ra đúng 6 tháng.
Nạn nguy sắp đến mà ngao du hoài.
Viết ra giảng kệ bốn bài,
12.- Giã từ trần thế lui hài bôn phi”.
Đức Thầy xét thấy tai nạn nguy hiểm nghèo đói sắp tới một bên mà bá tánh vẫn lo ăn chơi, chẳng lo bề tu sửa.
Ngài đã viết ra bốn bài Sấm Kệ lớn để dạy khắp vạn dân sớm lo tu niệm. Giờ đây Ngài sắp lên đường đi khuyến hóa nơi khác, nên sáng tác một bài để lại mang tựa đề là “Dặn Dò Bổn Đạo”.
NGAO DU: Đi khắp đó đây để xem phong cảnh lạ và nhân tình thế thái ở các địa phương khác. Nhưng chữ ngao du ở đây là chỉ cho sự đi chơi (du lịch).
GIẢNG KỆ BỐN BÀI: Chỉ cho bốn quyển giảng lớn và dài mà Đức Giáo Chủ đã sáng tác vào cuối năm Kỷ Mão (1939) gồm có:
BÔN PHI: Bôn là chạy; Phi là bay. Bôn phi là đi nhanh cho mau tới đích. Đây có ẩn ý đi bằng chơn linh (vô hình).
· Đời nay văn-vật bỏ đi chẳng gìn.
· Mảng lo chế nhạo chống kình,
· 16.-Chẳng toan đạo-đức mà gìn thôn hương.
· Ta đây dường thể như lươn,
· Cứu dân chẳng nệ nắng sương lấm đầu.
· Sáu trăng Thầy tớ dãi-dầu,
· 20.-Quyết lòng truyền-bá Đạo mầu mà thôi .
Nước Việt Nam ta từ trước ảnh hưởng hai tôn giáo lớn là Phật Giáo dân tộc và Khổng Giáo, nên sự ăn ở lễ nghi phong hóa rất tốt đẹp. Nhưng từ khi có ngọn gió văn vật của Âu Tây tràn vào, khiến dân ta chạy theo và nền phong hóa bị xuống dốc. Họ cứ lo tham gian kình chống lẫn nhau, chẳng còn quí trọng tinh thần đạo đức nữa.
Vì lòng từ bi, Đức Giáo Chủ muốn cứu độ chúng sanh mà Ngài ví mình như con lươn. Dù ai có chê bai biếm nhả hay đổ bùn xịn lên, Ngài cũng không màng kể.
Từ khi sáng tác Sấm Giảng để khai hóa nhân sanh Ngài phải chịu biết bao sương gió dồn dập đến với Ngài, Ngài cũng không nài hà, chỉ quyết một lòng lo tế độ chúng sanh mà thôi.
PHONG HÓA: Phong tục và sự giáo hóa của một quốc gia. Đức Thầy có câu:
“Tùy phong hóa dân sanh phù hạp,
Chấp bút thần tả ít bổn kinh”.
(Diệu pháp QM)
LỄ NGHI: Cũng viết là nghi lễ. Có nghĩa là nghi thức và lễ nghĩa của nước nhà. Đức Thầy đã cảnh tỉnh:
“Thấy sanh chúng nhiều người khờ dại,
Chẳng biết dùng phong hóa lễ nghi.
Nên ta đem Đạo đức duy trì,
Gìn tục cổ để người chẳng rõ”.(SG, Q.4)
VĂN VẬT: Sản phẩm của văn hóa gồm có lễ vật và chế độ. Đây chỉ cho văn minh về vật chất, đối với văn minh tinh thần. Đức Thầy từng viết:
“Bởi vì đời văn vật cạnh tranh,
Nên cấu xé cùng nhau thảm não”.(Diệu pháp QM)
CHẾ NHẠO: Chê bai nhạo báng với nhau.
CHỐNG KÌNH: Cũng viết là kình chống. Có nghĩa tranh hơn thua, chống chế giành giựt với nhau.
CHẲNG TOAN ĐẠO ĐỨC: Không lo lắng việc tu hành đạo đức.
THÔN HƯƠNG: Làng xóm. Chỉ những người xung quanh ta.
LƯƠN: (Điển Tích)
Một loài cá nước ngọt, sống ở dưới bùn trịn, ao hồ, ruộng đồng, mình tròn và dài trơn, màu nâu sẩm, tánh rất hiền lành. Nghĩa bóng là hay chịu mọi sự cực khổ dơ bẩn. Đức Thầy ví mình như loại lương là vì Ngài cam chịu mọi gian lao, cực khổ và tiếng đời chê bai gièm siểm, miễn sao cứu độ được bá tánh bớt khổ đau thì Ngài an lòng. Như Ngài từng thốt:
“Tớ với Thầy nào quản thân lươn,
Muốn cứu thế sá chi bùn trịn”.
SÁU TRĂNG: Mặt trăng ban đêm mọc trên nền trời, xoay quanh vòng trái đất. Tính theo thời gian: Một con trăng là một tháng (30 ngày). Sáu trăng là chỉ cho sáu tháng.
Kể từ khoảng 15 tháng 8, Đức Thầy bắt đầu sáng tác những quyển sấm kinh, đến khi Ngài viết bài Dặn Dò Bổn Đạo nầy là đủ sáu tháng.
· Tây-Phương Cực-Lạc Khùng ngồi tòa sen.
· Từ-bi ngọn đuốc mới nhen,
· 24.-Giả như mở cửa mà then còn cầm.
· Dân tình xài-xể dập bầm,
· Nào hay ta đã thương ngầm sanh-linh.
· Xác trần Ta mở oai thinh,
· 28.-Đạo mầu truyền pháp thình-lình không hay.
Đoạn giảng trên Đức Giáo Chủ cho biết: Hai Thầy trò Ngài xuống trần khai Đạo, tuy ông Đệ tử tự xưng là Điên hay Dại, nhưng ông đã có sẵn ngôi vị ở cảnh Tiên, tức chỉ ông Cử Đa đã chứng Đạo là Tiên Trưởng ở núi Tà Lơn. Còn ông Khùng là Đoàn Phật Sư, tức là Đức Phật Thầy Tây An. Tuy Ngài xưng là Khùng, song ngôi vị của Ngài đã có sẵn ở Tây Phương Cực Lạc.
Nền Đạo của các Ngài mới khai mở, như ngọn đuốc mới nhen nhúm chưa sáng tỏ lắm. Cũng như Ngài mới mở cửa mà tay còn cầm then gài, cánh cửa mới hé chưa mở hoát ra được. Cũng vì thế mà người ta còn chê bai biếm nhẻ, nhưng các Ngài không màng kể, bởi họ đâu có hiểu lòng các Ngài thương khắp sanh linh.
Ngài cũng tiết lộ cho chúng sanh biết Ngài đã dùng uy lực tinh thần của lời nói mà âm thầm trao truyền chánh pháp, đệ tử ít ai hiểu được.
ĐIÊN DẠI: Hiệu của ông Cử Đa (Ngọc Thanh) tức là đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An.
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC: Cảnh Cực Lạc ở cõi Tây Phương của Đức Phật A Di Đà và Đức Phật Thích Ca.
KHÙNG: Hiệu của ông Thầy, tức Đức Phật Thầy Tây An.
TỪ BI: Là hai trong bốn đại đức của chư Phật. Có nghĩa hiền lành thương xót. Song chữ Từ bi ở đây là chỉ cho Đạo Phật (đạo Từ Bi).
OAI THINH: Uy lực của lời nói, tức lời pháp giáo của Đức Thầy…
TRUYỀN PHÁP THÌNH LÌNH: Cách truyền pháp âm thầm của ông Thầy và người đệ tử. Đức Thầy luôn nhắc nhở về sự truyền pháp nầy:
... “Thẩn thơ lại gặp Đức Thầy Bửu Sơn.
Cúi đầu Điên tỏ nguồn cơn,
Động lòng trắc ẩn ra ơn dạy truyền.
Thấy Điên tâm tánh quá thiềng’,
Nội trong sáu khắc biết liền thiên cơ”.
· Lôi-Âm sắc lịnh đòi rày hỏi-han.
· Cúi đầu tâu trước Phật đàng:
· 32.-“Lê dân ngoan-ngạnh xóm làng cừ-khôi.
· Đầu đuôi tâu lại khúc nôi,
· Một trăm mới đặng ối thôi mười người !
· Mảng lo cao thấp ngạo cười,
· 36.-Bởi chưng trần-hạ biếng lười không lo”.
· Di-Đà nghe tấu buồn xo,
· 38.-Vạn dân bá-tánh đắn-đo nhiều bề.
Đoạn giảng qua, ý cho biết Đức Thầy đã có sắc lịnh của Đức A Di Đà và Đức Phật Tổ lâm phàm độ thế, song nay lại được các Ngài đòi về dạy việc.
Trước mặt chư Phật, Ngài quì trình bày: Hiện giờ dân chúng quá nghinh ngang hung ác, trong số 100 chỉ dạy được 10 người thức tỉnh mà thôi.
Hễ thấy ai tu hành đạo đức họ chỉ lo biếm nhẻ chê cười, cho rằng lo tu thân hành đạo chỉ thấy cực khổ thêm. Đức Di Đà cùng chư Phật nghe rất buồn lòng cho bá tánh.
THÀY LAY: Nhiều việc.
LÔI ÂM: Nói cho đủ là Lôi Âm Tự, tức chùa Lôi Âm tại Linh Thứu Sơn, nơi Đức Thích Ca thuyết pháp.
KHÚC NÔI: Hoàn cảnh sự tình kể rõ ra.
MỘT TRĂM MỚI ĐẶNG ỐI THÔI MƯỜI NGƯỜI: Lúc Đức Thầy còn khai Đạo tại Tổ Đình Hòa Hảo. Một hôm, Ngài có kêu ông Xã Bộ ở Châu Đốc và ông Huỳnh Hữu Phỉ ở Phú Lâm hỏi: “Tổng số tín đồ trong tỉnh Châu Đốc được bao nhiêu ?” Ông Xã Bộ đứng lên trả lời: “Bên phần Châu Phú và Châu Đốc khoảng 2.500 người. Còn bên Tân Châu, Hồng Ngự và các xã cù lao thì phần ông Huỳnh Hữu Phỉ kiểm soát, chẳng biết được bao nhiêu, Thầy”.
Đức Thầy liền nhìn ông Hai Phỉ ý muốn hỏi, thì ông Phỉ đứng lên thưa:
-Bạch Thầy ! Phần tín đồ ở các quận bên nầy khoảng độ non ba ngàn. Đức Thầy liền nói:
-Kể chung như được năm ngàn đi. Nhưng nữa sau còn chừng năm trăm thôi !
Ông Xã Bộ hỏi tiếp:
-Sao vậy Thầy ?
-Vì tu không bền chí nên bị rơi rớt lần lần chớ sao!
Nghe nói, ai cũng trầm ngâm suy nghĩ chớ chẳng hỏi gì thêm nữa!..
TRẦN HẠ: Cũng như chữ Thiên hạ, chỉ chung cho mọi người đang sống cảnh Hạ giới nầy.
DI ĐÀ: Tức là Đức Di Đà, là Giáo Chủ đạo Phật ở cõi Cực Lạc. Cũng như Đức Phật Thích Ca là Giáo chủ đạo Phật ở cõi Ta Bà. Đức Huỳnh Giáo Chủ có sắc lịnh của hai vị Phật nầy xuống trần khai Đạo, nên nay Ngài mới được về hỏi việc.
· Hung-sùng tàn-ác khó bề dạy khuyên.
· Thầy Khùng Trò lại hoá điên,
· 42.-Khùng điên mấy tháng tình riêng ai ngờ !
· Tượng xưa dấu cũ còn mờ,
· Khùng lo tìm kiếm bến bờ mà nương.
· Nói cho bổn-đạo đặng tường,
· 46.-Dạy dân nào có gạt lường chi dân.
Thầy trò Đức Thầy tấu trình đến đây có lời than: Dân tình hung ác khó dạy như vậy thì làm sao về đặng cửa Phật ?
Thời gian khai Đạo ông Thầy giả dạng là Khùng, còn ông trò (tức là đệ tử) thì giả như người Điên. Nhưng bá tánh đâu có ngờ đây là các bậc Phật Tiên giả dạng độ đời.
Hai Ngài đã giải rõ: Không chỉ lần nầy mà từ trước tới giờ, hai Ngài đã có nhiều lần khai hóa và còn lưu để bao nhiêu dấu tích về tiền thân của Đức Phật Thầy và Đức Cử Đa. Các Ngài mới thống trách trong bổn đạo chẳng chịu tìm cội xưa gốc cũ để hướng về cảnh Tiên Phật. Vì quá xót thương dân chúng các Ngài mới dạy tận tường như vậy, chớ nào ai có gạt lường bá tánh đâu mà nghi ngờ.
“Lấy tâm lấy trí xét soi,
Thầy đi dạy Bắc thử coi lẽ nào.
Thôi thôi dân chớ hùng hào,
Khùng từ Bổn đạo tẩu đào Bắc đô”.
CHÁNH VĂN (1-4)
1.-“Tháng năm mười tám rõ ràng,Cùng xóm cuối làng ai cũng cười reo.
Xuống trần nhằm buổi nạn eo,
4.-Gẫm trong dân sự còn nghèo chữ tu”.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 1 tới câu 4)Khởi nguyên từ ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (1939) Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng Đạo PGHH. Lúc bấy giờ người Pháp đang đặt ách thống trị trên đất Việt Nam, dân chúng phần đông hấp thụ theo nền văn minh vật chất của Âu Tây. Nên khi nghe Ngài đem nền Đạo cũ của nước nhà để giáo hóa, ai ai cũng reo cười chế nhạo.
Hơn nữa Đức Thầy ra đời nhằm thời Hạ nguơn Mạt pháp, tâm trí con người quá mê mờ, nền Đạo đang đà xuống dốc nên sự tu của dân chúng còn rất yếu kém.
CHÚ THÍCH
DẶN DÒ BỔN ĐẠO: Tiếng của bậc Thầy hay Cha Mẹ dùng trước khi đi đâu dặn bảo lại đệ tử hay con cháu, ở nhà làm y theo.THÁNG NĂM MƯỜI TÁM: Hiểu xuôi câu văn là ngày 18 tháng 5, ngày Đức Thầy khai sáng Đạo PGHH.
XUỐNG TRẦN: Nghĩa của chữ lâm phàm hay giáng trần. Ý chỉ người từ cõi siêu thoát vâng lịnh Phật Trời xuống khai Đạo độ đời.
NẠN EO: Thời pháp nạn không được tự do truyền bá giáo lý hay hành đạo.
CÒN NGHÈO CHỮ TU: Sự tu hành còn yếu ớt kém cõi. Ý chỉ Đạo mới khai mở, dân chúng hành theo Đạo chưa có bao nhiêu, thêm gặp thời pháp nạn người ta dễ bị rơi rớt, thối chuyển.
CHÁNH VĂN (5-8)
5.-“ Hạ nguơn sanh chúng ám u,Tây Phương sắc lịnh vân du Nam kỳ.
Mượn nhằm một xác nhu mì,
8.- Giảng dân sáu tháng vậy thì xem sao ?”
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 5 tới câu 8)Dân chúng sống trong thời Hạ nguơn mạt pháp trí lực quá mê si tăm tối, gây tạo nhiều tội lỗi, nên sắp gây tai nạn chiến tranh tàn khốc. Do đó, Đức Thầy được Đức Phật A Di Đà và Đức Thích Ca sắc lịnh cho Ngài khai Đạo cứu dân tại miền Nam nước Việt.
Ngài tùy theo cơ pháp chọn một thiếu niên rất trẻ, nhưng tâm tánh nhu mì chân chánh đi đứng trang nghiêm chững chạc, để đúng ngày giờ đứng ra khai hóa nhân sanh. Sau sáu tháng, Ngài hạ bút sáng tác bài giảng nầy.
CHÚ THÍCH
HẠ NGUƠN: (Xem CT đoạn 5 bài Sứ Mạng, quyển Thượng, tập 1)ÁM U: Mê tối mù mịt. Chỉ cho sự mê si.
TÂY PHƯƠNG: Hướng Tây, tức cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Cũng có nơi gọi là Thiên Truớc, cõi Tây Thiên Trước, cõi Phật của Đức Thích Ca (Tây Phương).
SẮC LỊNH: Sắc chỉ và mệnh lệnh của cấp trên ban xuống, như sắc lịnh của Vua hay Trời Phật. Chữ Tây Phương sắc lịnh ở đây, ý chỉ Đức Phật Thích Ca sắc lịnh cho Đức Thầy lâm phàm khai Đạo:
“Sắc của A Di là Phật Tổ,
Bốn chữ xuống phàm chớ ở đâu”.
Bằng chứng lúc Đức Thầy mới sanh ra Ngài đã có đức hạnh song toàn, nói năng chững chạc. Ngài có sẵn cử chỉ siêu nhân, và đủ biện tài trí tuệ khai hóa nhân sanh mới 20 tuổi.
GIẢNG DÂN SÁU THÁNG: Tuy Ngài khai Đạo vào ngày 18 tháng 5, nhưng phải đợi tới rằm Trung Thu, tức trung tuần tháng tám, Ngài mới viết giảng dạy dân. Tính từ 15/8/1939 đến tháng 2/1940 (Canh Thìn) Ngài sáng tác bài Dặn Dò Bổn Đạo, tính ra đúng 6 tháng.
CHÁNH VĂN (9-12)
9.-“ Rất buồn bá tánh biết bao,Nạn nguy sắp đến mà ngao du hoài.
Viết ra giảng kệ bốn bài,
12.- Giã từ trần thế lui hài bôn phi”.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 9 tới câu 12)Đức Thầy xét thấy tai nạn nguy hiểm nghèo đói sắp tới một bên mà bá tánh vẫn lo ăn chơi, chẳng lo bề tu sửa.
Ngài đã viết ra bốn bài Sấm Kệ lớn để dạy khắp vạn dân sớm lo tu niệm. Giờ đây Ngài sắp lên đường đi khuyến hóa nơi khác, nên sáng tác một bài để lại mang tựa đề là “Dặn Dò Bổn Đạo”.
CHÚ THÍCH
NẠN NGUY: Tai nạn nguy hiểm.NGAO DU: Đi khắp đó đây để xem phong cảnh lạ và nhân tình thế thái ở các địa phương khác. Nhưng chữ ngao du ở đây là chỉ cho sự đi chơi (du lịch).
GIẢNG KỆ BỐN BÀI: Chỉ cho bốn quyển giảng lớn và dài mà Đức Giáo Chủ đã sáng tác vào cuối năm Kỷ Mão (1939) gồm có:
- -Sấm Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm (Q.1).
- -Kệ Dân Của Người Khùng (Q.2).
- -Sám Giảng (Q.3).
- -Giác Mê Tâm Kệ (Q.4).
BÔN PHI: Bôn là chạy; Phi là bay. Bôn phi là đi nhanh cho mau tới đích. Đây có ẩn ý đi bằng chơn linh (vô hình).
CHÁNH VĂN (13-20)
· 13.- An-Nam phong-hóa lễ-nghi,· Đời nay văn-vật bỏ đi chẳng gìn.
· Mảng lo chế nhạo chống kình,
· 16.-Chẳng toan đạo-đức mà gìn thôn hương.
· Ta đây dường thể như lươn,
· Cứu dân chẳng nệ nắng sương lấm đầu.
· Sáu trăng Thầy tớ dãi-dầu,
· 20.-Quyết lòng truyền-bá Đạo mầu mà thôi .
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 13 tới câu 20)Nước Việt Nam ta từ trước ảnh hưởng hai tôn giáo lớn là Phật Giáo dân tộc và Khổng Giáo, nên sự ăn ở lễ nghi phong hóa rất tốt đẹp. Nhưng từ khi có ngọn gió văn vật của Âu Tây tràn vào, khiến dân ta chạy theo và nền phong hóa bị xuống dốc. Họ cứ lo tham gian kình chống lẫn nhau, chẳng còn quí trọng tinh thần đạo đức nữa.
Vì lòng từ bi, Đức Giáo Chủ muốn cứu độ chúng sanh mà Ngài ví mình như con lươn. Dù ai có chê bai biếm nhả hay đổ bùn xịn lên, Ngài cũng không màng kể.
Từ khi sáng tác Sấm Giảng để khai hóa nhân sanh Ngài phải chịu biết bao sương gió dồn dập đến với Ngài, Ngài cũng không nài hà, chỉ quyết một lòng lo tế độ chúng sanh mà thôi.
CHÚ THÍCH
AN NAM: Tên hiệu nước Việt Nam ta thời nhà Đường (Trung Hoa). Khi chiếm nước ta, họ đặt cho cái tên là An Nam Đô Hộ Phủ. Qua đời nhà Tống họ cũng kêu là An Nam Quốc.PHONG HÓA: Phong tục và sự giáo hóa của một quốc gia. Đức Thầy có câu:
“Tùy phong hóa dân sanh phù hạp,
Chấp bút thần tả ít bổn kinh”.
(Diệu pháp QM)
LỄ NGHI: Cũng viết là nghi lễ. Có nghĩa là nghi thức và lễ nghĩa của nước nhà. Đức Thầy đã cảnh tỉnh:
“Thấy sanh chúng nhiều người khờ dại,
Chẳng biết dùng phong hóa lễ nghi.
Nên ta đem Đạo đức duy trì,
Gìn tục cổ để người chẳng rõ”.(SG, Q.4)
VĂN VẬT: Sản phẩm của văn hóa gồm có lễ vật và chế độ. Đây chỉ cho văn minh về vật chất, đối với văn minh tinh thần. Đức Thầy từng viết:
“Bởi vì đời văn vật cạnh tranh,
Nên cấu xé cùng nhau thảm não”.(Diệu pháp QM)
CHẾ NHẠO: Chê bai nhạo báng với nhau.
CHỐNG KÌNH: Cũng viết là kình chống. Có nghĩa tranh hơn thua, chống chế giành giựt với nhau.
CHẲNG TOAN ĐẠO ĐỨC: Không lo lắng việc tu hành đạo đức.
THÔN HƯƠNG: Làng xóm. Chỉ những người xung quanh ta.
LƯƠN: (Điển Tích)
Một loài cá nước ngọt, sống ở dưới bùn trịn, ao hồ, ruộng đồng, mình tròn và dài trơn, màu nâu sẩm, tánh rất hiền lành. Nghĩa bóng là hay chịu mọi sự cực khổ dơ bẩn. Đức Thầy ví mình như loại lương là vì Ngài cam chịu mọi gian lao, cực khổ và tiếng đời chê bai gièm siểm, miễn sao cứu độ được bá tánh bớt khổ đau thì Ngài an lòng. Như Ngài từng thốt:
“Tớ với Thầy nào quản thân lươn,
Muốn cứu thế sá chi bùn trịn”.
SÁU TRĂNG: Mặt trăng ban đêm mọc trên nền trời, xoay quanh vòng trái đất. Tính theo thời gian: Một con trăng là một tháng (30 ngày). Sáu trăng là chỉ cho sáu tháng.
Kể từ khoảng 15 tháng 8, Đức Thầy bắt đầu sáng tác những quyển sấm kinh, đến khi Ngài viết bài Dặn Dò Bổn Đạo nầy là đủ sáu tháng.
CHÁNH VĂN (21-28)
· 21.-Bồng-Lai Điên dại có ngôi,· Tây-Phương Cực-Lạc Khùng ngồi tòa sen.
· Từ-bi ngọn đuốc mới nhen,
· 24.-Giả như mở cửa mà then còn cầm.
· Dân tình xài-xể dập bầm,
· Nào hay ta đã thương ngầm sanh-linh.
· Xác trần Ta mở oai thinh,
· 28.-Đạo mầu truyền pháp thình-lình không hay.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 21 tới câu 28)Đoạn giảng trên Đức Giáo Chủ cho biết: Hai Thầy trò Ngài xuống trần khai Đạo, tuy ông Đệ tử tự xưng là Điên hay Dại, nhưng ông đã có sẵn ngôi vị ở cảnh Tiên, tức chỉ ông Cử Đa đã chứng Đạo là Tiên Trưởng ở núi Tà Lơn. Còn ông Khùng là Đoàn Phật Sư, tức là Đức Phật Thầy Tây An. Tuy Ngài xưng là Khùng, song ngôi vị của Ngài đã có sẵn ở Tây Phương Cực Lạc.
Nền Đạo của các Ngài mới khai mở, như ngọn đuốc mới nhen nhúm chưa sáng tỏ lắm. Cũng như Ngài mới mở cửa mà tay còn cầm then gài, cánh cửa mới hé chưa mở hoát ra được. Cũng vì thế mà người ta còn chê bai biếm nhẻ, nhưng các Ngài không màng kể, bởi họ đâu có hiểu lòng các Ngài thương khắp sanh linh.
Ngài cũng tiết lộ cho chúng sanh biết Ngài đã dùng uy lực tinh thần của lời nói mà âm thầm trao truyền chánh pháp, đệ tử ít ai hiểu được.
CHÚ THÍCH
BỒNG LAI: Cảnh Tiên (Xem thêm CT chữ nầy trong STTĐ trang 47, Q.1, cột 2).ĐIÊN DẠI: Hiệu của ông Cử Đa (Ngọc Thanh) tức là đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An.
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC: Cảnh Cực Lạc ở cõi Tây Phương của Đức Phật A Di Đà và Đức Phật Thích Ca.
KHÙNG: Hiệu của ông Thầy, tức Đức Phật Thầy Tây An.
TỪ BI: Là hai trong bốn đại đức của chư Phật. Có nghĩa hiền lành thương xót. Song chữ Từ bi ở đây là chỉ cho Đạo Phật (đạo Từ Bi).
OAI THINH: Uy lực của lời nói, tức lời pháp giáo của Đức Thầy…
TRUYỀN PHÁP THÌNH LÌNH: Cách truyền pháp âm thầm của ông Thầy và người đệ tử. Đức Thầy luôn nhắc nhở về sự truyền pháp nầy:
... “Thẩn thơ lại gặp Đức Thầy Bửu Sơn.
Cúi đầu Điên tỏ nguồn cơn,
Động lòng trắc ẩn ra ơn dạy truyền.
Thấy Điên tâm tánh quá thiềng’,
Nội trong sáu khắc biết liền thiên cơ”.
CHÁNH VĂN (29-38)
· 29.-Trớ-trêu con tạo thày-lay,· Lôi-Âm sắc lịnh đòi rày hỏi-han.
· Cúi đầu tâu trước Phật đàng:
· 32.-“Lê dân ngoan-ngạnh xóm làng cừ-khôi.
· Đầu đuôi tâu lại khúc nôi,
· Một trăm mới đặng ối thôi mười người !
· Mảng lo cao thấp ngạo cười,
· 36.-Bởi chưng trần-hạ biếng lười không lo”.
· Di-Đà nghe tấu buồn xo,
· 38.-Vạn dân bá-tánh đắn-đo nhiều bề.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 29 tới câu 38)Đoạn giảng qua, ý cho biết Đức Thầy đã có sắc lịnh của Đức A Di Đà và Đức Phật Tổ lâm phàm độ thế, song nay lại được các Ngài đòi về dạy việc.
Trước mặt chư Phật, Ngài quì trình bày: Hiện giờ dân chúng quá nghinh ngang hung ác, trong số 100 chỉ dạy được 10 người thức tỉnh mà thôi.
Hễ thấy ai tu hành đạo đức họ chỉ lo biếm nhẻ chê cười, cho rằng lo tu thân hành đạo chỉ thấy cực khổ thêm. Đức Di Đà cùng chư Phật nghe rất buồn lòng cho bá tánh.
CHÚ THÍCH
TRỚ TRÊU: Né tránh tráo trở, chỉ cho luật trời hay tạo hóa. Người ta hay dùng những chữ lắc léo hay cắc cớ, trớ trêu để than trách luật trời. Đức Thầy đã viết: “Lắc léo hóa công bày tấn kịch”.THÀY LAY: Nhiều việc.
LÔI ÂM: Nói cho đủ là Lôi Âm Tự, tức chùa Lôi Âm tại Linh Thứu Sơn, nơi Đức Thích Ca thuyết pháp.
KHÚC NÔI: Hoàn cảnh sự tình kể rõ ra.
MỘT TRĂM MỚI ĐẶNG ỐI THÔI MƯỜI NGƯỜI: Lúc Đức Thầy còn khai Đạo tại Tổ Đình Hòa Hảo. Một hôm, Ngài có kêu ông Xã Bộ ở Châu Đốc và ông Huỳnh Hữu Phỉ ở Phú Lâm hỏi: “Tổng số tín đồ trong tỉnh Châu Đốc được bao nhiêu ?” Ông Xã Bộ đứng lên trả lời: “Bên phần Châu Phú và Châu Đốc khoảng 2.500 người. Còn bên Tân Châu, Hồng Ngự và các xã cù lao thì phần ông Huỳnh Hữu Phỉ kiểm soát, chẳng biết được bao nhiêu, Thầy”.
Đức Thầy liền nhìn ông Hai Phỉ ý muốn hỏi, thì ông Phỉ đứng lên thưa:
-Bạch Thầy ! Phần tín đồ ở các quận bên nầy khoảng độ non ba ngàn. Đức Thầy liền nói:
-Kể chung như được năm ngàn đi. Nhưng nữa sau còn chừng năm trăm thôi !
Ông Xã Bộ hỏi tiếp:
-Sao vậy Thầy ?
-Vì tu không bền chí nên bị rơi rớt lần lần chớ sao!
Nghe nói, ai cũng trầm ngâm suy nghĩ chớ chẳng hỏi gì thêm nữa!..
TRẦN HẠ: Cũng như chữ Thiên hạ, chỉ chung cho mọi người đang sống cảnh Hạ giới nầy.
DI ĐÀ: Tức là Đức Di Đà, là Giáo Chủ đạo Phật ở cõi Cực Lạc. Cũng như Đức Phật Thích Ca là Giáo chủ đạo Phật ở cõi Ta Bà. Đức Huỳnh Giáo Chủ có sắc lịnh của hai vị Phật nầy xuống trần khai Đạo, nên nay Ngài mới được về hỏi việc.
CHÁNH VĂN (39-46)
· 39.-Làm sao cửa Phật dựa kề,· Hung-sùng tàn-ác khó bề dạy khuyên.
· Thầy Khùng Trò lại hoá điên,
· 42.-Khùng điên mấy tháng tình riêng ai ngờ !
· Tượng xưa dấu cũ còn mờ,
· Khùng lo tìm kiếm bến bờ mà nương.
· Nói cho bổn-đạo đặng tường,
· 46.-Dạy dân nào có gạt lường chi dân.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 39 tới câu 46)Thầy trò Đức Thầy tấu trình đến đây có lời than: Dân tình hung ác khó dạy như vậy thì làm sao về đặng cửa Phật ?
Thời gian khai Đạo ông Thầy giả dạng là Khùng, còn ông trò (tức là đệ tử) thì giả như người Điên. Nhưng bá tánh đâu có ngờ đây là các bậc Phật Tiên giả dạng độ đời.
Hai Ngài đã giải rõ: Không chỉ lần nầy mà từ trước tới giờ, hai Ngài đã có nhiều lần khai hóa và còn lưu để bao nhiêu dấu tích về tiền thân của Đức Phật Thầy và Đức Cử Đa. Các Ngài mới thống trách trong bổn đạo chẳng chịu tìm cội xưa gốc cũ để hướng về cảnh Tiên Phật. Vì quá xót thương dân chúng các Ngài mới dạy tận tường như vậy, chớ nào ai có gạt lường bá tánh đâu mà nghi ngờ.
CHÚ THÍCH
“TƯỢNG XƯA DẤU CŨ CÒN MỜ,CHẲNG LO TÌM KIẾM BẾN BỜ MÀ NƯƠNG”.
Những dấu tích xưa của Đức Phật Thầy Tây An và ông cử Đa còn lưu lại như: Các bài vị Đoàn Phật Sư và những hình thức ở chùa Tây An Cổ Tự…
Tây An Cổ Tự (gốc mục lên chồi) và các bài vị của Đức Phật Thầy Tây An còn lưu lại ở Tây An Tự núi Sam. Ngoài ra còn quyển Sấm truyền về Đức Phật Thầy cũng như những dấu vết ông Cử Đa tu Tiên được chứng quả ở núi Tà Lơn.
Đức Thầy đặt câu hỏi cho các môn nhơn đệ tử. Tại sao không lo tìm kiếm mà nương theo cho đến bờ bến ?..
ĐẶNG TƯỜNG: Thấu đáo tường tận, không thiếu sót.
· Người Xưa trở gót mấy lần ai hay.
· Đời nầy chưa vẹn thảo ngay,
· 50.-Thì là khó thấy mặt mày người Xưa.
· Dạy đời nào quản nắng mưa,
· 52.-Ước mong bá-tánh sớm ưa tu-hành.
Theo văn chương Việt Nam, hễ mỗi khi có chim Ô thước đứng dựa bên cầu sông Ngân, là báo tin những người có duyên lành với nhau thì luôn gặp gỡ nhau để dìu dắt cho đến ngày trùng phùng hội ngộ. Song người đời nay phải thảo ngay trọn vẹn mới mong gặp lại người xưa. Bằng không, khó được kết quả.
Đức Thầy ra đời hóa Đạo dù gặp nhiều nắng mưa cay đắng Ngài cũng chẳng ngại, miễn cho bá tánh vạn dân đều biết thức tỉnh tu hành là tốt.
· Khuyên đời trau-trỉa chữ lành cho xong.
· Con người có Tổ có Tông,
· 56.-Học hay chữ-nghĩa sao không phượng-thờ?
· Hiếu trung truyện tích sờ-sờ,
· 58.-Người đời phải biết phượng-thờ mẹ cha.
Vừa qua, Đức Thầy đã sáng tác bốn quyển giảng. Ngài phân tách trong, đục, hư, nên, tốt, xấu rất rành rẽ để khuyên bá tánh nên trau sửa cho mình được trọn lành.
Sống trong đời ai cũng có Ông bà dòng họ mới có mình. Vậy làm người phải biết kính nể mến yêu.
Bao nhiêu mảnh gương trung hiếu đã lưu lại trong sách sử từ xưa đến nay, bổn phận làm con phải lo phụng dưỡng thờ kính Cha Mẹ cho tròn câu hiếu Đạo.
TRONG ĐỤC: Những điều xấu tốt nhơ sạch trong đó.
TRAU TRIA: Cũng gọi là trau trỉa. Nghĩa của chữ tu, tức là tu sửa trau dồi cho thân tâm trở nên tốt lành. Đức Thầy đã viết:
“Trau tria nhục thể tìm cội cũ,
Chùi rửa tim gan một tấc lòng”.
Và:
“Thấy chúng sanh trau trỉa mặt mày,
Chớ chẳng chịu trau tâm trỉa tánh”.
(Giác Mê TK, Q.4)
TỔ TÔNG: Tổ là ông bà, Tông là dòng họ. Chỉ cho Ông bà dòng họ từ trước.
HIẾU TRUNG: Tôn kính và bảo dưỡng cha mẹ gọi là Hiếu. Trung thành với quốc dân gọi là Trung. Do câu “Trung quân vương, Hiếu phụ mẫu”. Đức Thầy luôn nhắc nhở:
“Hiếu trung lòng chớ vội quên,
Sống lo trọn Đạo thác lên Tiên đài”.
· Dời chơn ra Bắc đặng mà dạy khuyên.
· Vạn dân nên trọng Phật Tiên,
· 62.-Dể ngươi lời dạy đọa riêng một mình.
· Bắc, Nam chờ đợi cuối Thìn,
· 64.-Sẽ lo vận chuyển thân hình xác ta.
Đoạn giảng trên Đức Thầy cho biết, từ đây Ngài chẳng những có trách nhiệm khuyến hóa dân chúng miền Nam mà còn có phận sự giáo Đạo miền Bắc nữa. Vậy mỗi người nên kỉnh trọng Phật Tiên, tất sẽ được nhiều hạnh phúc, nếu khinh thường lời giáo huấn ấy bị khổ thân sau nầy.
Đức Thầy cũng cho biết vào khoảng cuối năm Canh Thìn (1940). Ngài sẽ được Trời Phật vận chuyển thân xác ra khỏi vòng kềm kẹp của người Pháp tại nhà Thương Chợ Quán.
VẠN DÂN: Do chữ muôn dân, tượng trưng cho số nhiều (nhiều lắm).
BẮC NAM: Miền Bắc miền Nam nói chung, hầu hết đất nước Việt Nam.
CUỐI THÌN: Chấm dứt năm Canh Thìn (1940).
· Dặn dò bổn-đạo vậy mà mấy trương.
· Ta dầu có cách thôn-hương,
· 68.-Vạn dân cứ chữ hiền-lương mà làm.
· Thích-Ca còn phế tước hàm,
· 70.-Lầu cao cửa rộng mà ham tu-hành.
Viết đến đây, Đức Thầy muốn dừng lại, song còn sáng tác thêm một đoạn ít lời nữa. Từ đây dù Ngài có xa cách quê hương (Thánh địa Hòa Hảo) nhưng khuyên trong vạn dân bá tánh cứ y theo hai chữ hiền lương mà thi hành.
Ngài nhắc lại cho mọi người cùng nhớ Đức Thích Ca khi xưa tuy giàu sang vinh hiển, chức tước quyền uy, song Ngài vẫn dứt bỏ để lo tu hành, tìm ra chánh Đạo cứu khổ vạn loại chúng sanh.
“Trong bổn đạo từ đây kim chỉ”.
Hoặc là:
“Bổn đạo ơi hãy rán sửa mình”.(Giác Mê, Q.4)
MẤY TRƯƠNG: Mấy trang. Ví dụ: Viết thêm mấy trang nữa.
THÔN HƯƠNG: Làng xóm, quê hương mình.
THÍCH CA: Họ của Phật. “Họ Thích Ca từ đây cũng ngỡ”. Đọc cho đủ là Đức Thích Ca Mâu Ni. Ngài tên thật là Sĩ Đạt Ta, con của vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da ở xứ Ấn Độ. Lớn lên, Ngài lìa bỏ cung vàng ngôi báu, vợ đẹp con ngoan để đi tu. Sau chứng quả là Thích Ca Mâu Ni Phật, cũng là Giáo Chủ đạo Phật, toàn cõi Ta Bà.
· Đạo chơn thì ít ai hành thiệt tâm.
· Trí phàm như chốn sơn-lâm,
· 74.-Dạy dân như phá rừng cầm cho dân.
· Nào đâu dân có biết ân,
· Mạnh rồi tưởng Phật vái Thần làm chi.
· Đây nầy lời lẽ rán ghi,
· 78.-Thương đời nên mới làm thi khuyên đời.
Xưa nay, người tu hành phải thật tâm thành ý mới được sự tiếp độ của Phật Tiên. Nhưng ngược lại nhà tu thì đông mà kẻ thật tâm tu niệm lại ít. Tâm trí của mỗi chúng sanh đa số là tạp nhạp, nay nghĩ thế nầy, mai nghĩ thế khác, như đám rừng đủ các loại cây: Chạ, đốc, tốt, xấu lẫn lộn.
Do đó, Đức Thầy khuyên dạy các môn đồ như phá đám rừng để lọc hết số cây đốc chạ ấy ra và dung dưỡng những cây tốt quí tuyển chọn người hiền để lại, lập nên cõi đời Thượng nguơn Thánh đức.
Thế mà ít người nghĩ đến ân nghĩa ấy. Đức Thầy cũng kêu gọi mọi hành giả hãy rán ghi nhớ lời Sấm Thi để thực hành theo.
ĐẠO CHƠN: Con đường ngay chánh.
SƠN LÂM: Rừng núi. Phá rừng cầm là phá rừng núi cây cỏ gai gốc, dọn cho sạch để mở đất làm ruộng rẫy. Ý chỉ dẹp hết lòng tà quấy nơi thân tâm của mình.
RÁN GHI: Rán mà ghi nhớ, đừng quên. Đây có ý dặn dò những lời Sấm Thi của Đức Thầy đã dạy, phận tín đồ hãy rán ghi nhớ mà thực hành theo đừng để xao lãng.
· Khuyên trong bổn-đạo vậy thời rán nghe.
· Dầu ai tài phép bày khoe,
· 82.-Ham linh ham nghiệm sợ e mang nghèo.
· Lựa cho phải cột phải kèo,
· 84.-Phải vai phải vế mà theo kẻo lầm.
· Ngọc kia ẩn dạng khó tầm,
· 86.-Chọn nơi chơn chánh khỏi lâm khổ hình.
Trước khi ra đi, Đức Thầy dặn dò bổn đạo kỹ lưỡng, hãy rán mà nghe và ghi nhớ, vì từ đây các tà đạo ra đời họ bày ra bùa chú thính linh khoe khoang cổ cõ bên ngoài gạt gẫm mọi người mà lợi dụng. Ngài dạy rằng dầu họ có linh nghiệm thế nào cũng đừng nghe theo, lúc nào cũng giữ lòng chánh tín mạnh tin nơi tâm của mỗi chúng ta đều có sẵn Phật tánh và trí vô sư, nếu giữ lòng chơn chánh thanh tịnh thì Phật trí hiện bày. Còn cái gì khoe khoang bày vẻ bên ngoài, đều giả tạo gạt lường, nếu chúng ta tin theo sẽ bị khổ thân sau nầy. Bởi:
“Chúng nó xuống khuyên răn nhiều chỗ,
Dùng phép mầu lòe mắt chúng sanh.
Ai ham linh theo nó tập tành,
Sa cạm bẫy khó mong sống sót”.
Bởi vì tánh Phật ai cũng có, giờ đây còn tiềm ẩn nơi tâm tư của mọi người.
Nếu dùng tâm mà tìm tâm mới gặp, còn tìm tâm bằng hình tướng bên ngoài thì không bao giờ đạt được. Cũng như người cất nhà, ông thợ đã sắp đặt cột kèo xiên trính đâu đấy đều ăn khớp, vừa đúng thước tấc với nhau mà người đứng ra ráp lại sai trật thì cái nhà ấy bị gãy đổ. Vậy Đạo Phật là chánh Đạo mà ta ham linh, tu theo đạo tà, tất phải có hại thôi.
Đức Thầy đã tận tình dạy bảo:
“Ta chẳng phải dùng lời chuốt ngót,
Mà làm cho dân chúng say mê.
Nẻo chánh tà biện luận nhiều bề,
Cho bá tánh tìm nơi cội gốc.
Lựa cho phải kèo xưa danh mộc,
Đừng để lầm thợ khéo sơn da.
Thì sau nầy gặp lúc phong ba,
Dông gió lớn cột kèo khỏi gãy”.
“Địa Tiên tài phép đa đoan,
Phi đao bửu kiếm mê mang mắt trần”.
Đức Thầy thường khuyên khắp bá tánh:
“Ai mà ta dạy chẳng gìn,
Thì sau đừng trách mất tình yêu đương.
Bàn môn tài phép nào tường,
Kêu trời dậm đát vậy thì dạ rân.
Nói cho bổn đạo liệu toan,
Chớ theo tả đạo mà tan xác hồn.
Nó làm nhiều phép nhiều môn,
Bùa mê thuốc lú mê hồn chúng sanh.
Thành binh sái đậu cũng rành,
Nếu tin thời mắc tan tành về sau.
Bây giờ bất luận người nào
Không dùng của thế sắc màu cũng không.
Nói cho bổn đạo rõ lòng,
Ấy là chơn chánh mới hòng vinh vang”.
Vào khoảng mùa Hè năm Canh Thìn có ông Nguyễn Chi Diệp ở xã Hòa Hảo và ông Út Trác ở xã Mỹ Hội Đông đến xã Nhơn Nghĩa (Cần Thơ) viếng Đức Thầy và hỏi thêm một việc:
- Bạch Thầy ! Hôm Ngài bị người Pháp dời đi đến nay ở xã Bình Thủy phía trên Long Xuyên có một ông Đạo mới ra đời trị bịnh cũng giống như Thầy. Người ta tới lui rất đông, nhưng chẳng biết ông Đạo ấy tà hay chánh ? Nhờ Thầy phân giải giùm để anh em tín đồ khỏi bị lầm lạc.
Đức Thầy không trả lời ngay ông Đạo ấy chánh hay tà mà Ngài vừa nói vừa cầm viết, viết lên mấy dòng chữ như sau:
“Từ đây sắp tới, không riêng về ông Đạo đó mà bất luận là ai ra đời độ thế, nếu:
- Còn ăn tiền bạc là tà !
- Còn dùng màu sắc là tà !
- Còn lên xuống và xưng hô Thần Thánh là tà !
- Còn bỏ tóc xả để đầu đanh là tà !”
(Thuật theo lời ông Út Trác)
Nhận Xét:
Xưa nay, hễ có Phật ra đời khai hóa nhân sanh thì luôn luôn có ma theo dõi để phá rối người tu Phật. “Phật ma, ma Phật mới ra vở tuồng”.
Hay nói cách khác, thời nào mà tà ma ngoại đạo lộng hành gạt người mê tín và nhiễu hại lê dân thì Phật Tiên cũng lâm phàm khai thông chánh đạo, dẹp tan tà thuyết để giác tỉnh chúng sanh trở về con đường chánh tín.
Tây An Cổ Tự (gốc mục lên chồi) và các bài vị của Đức Phật Thầy Tây An còn lưu lại ở Tây An Tự núi Sam. Ngoài ra còn quyển Sấm truyền về Đức Phật Thầy cũng như những dấu vết ông Cử Đa tu Tiên được chứng quả ở núi Tà Lơn.
Đức Thầy đặt câu hỏi cho các môn nhơn đệ tử. Tại sao không lo tìm kiếm mà nương theo cho đến bờ bến ?..
ĐẶNG TƯỜNG: Thấu đáo tường tận, không thiếu sót.
CHÁNH VĂN (47-52)
· 47.-Chim ô đà dựa cầu Ngân,· Người Xưa trở gót mấy lần ai hay.
· Đời nầy chưa vẹn thảo ngay,
· 50.-Thì là khó thấy mặt mày người Xưa.
· Dạy đời nào quản nắng mưa,
· 52.-Ước mong bá-tánh sớm ưa tu-hành.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 47 tới câu 52)Theo văn chương Việt Nam, hễ mỗi khi có chim Ô thước đứng dựa bên cầu sông Ngân, là báo tin những người có duyên lành với nhau thì luôn gặp gỡ nhau để dìu dắt cho đến ngày trùng phùng hội ngộ. Song người đời nay phải thảo ngay trọn vẹn mới mong gặp lại người xưa. Bằng không, khó được kết quả.
Đức Thầy ra đời hóa Đạo dù gặp nhiều nắng mưa cay đắng Ngài cũng chẳng ngại, miễn cho bá tánh vạn dân đều biết thức tỉnh tu hành là tốt.
CHÁNH VĂN (53-58)
· 53.-Đục trong bốn cuốn ngọn ngành,· Khuyên đời trau-trỉa chữ lành cho xong.
· Con người có Tổ có Tông,
· 56.-Học hay chữ-nghĩa sao không phượng-thờ?
· Hiếu trung truyện tích sờ-sờ,
· 58.-Người đời phải biết phượng-thờ mẹ cha.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 53 tới câu 58)Vừa qua, Đức Thầy đã sáng tác bốn quyển giảng. Ngài phân tách trong, đục, hư, nên, tốt, xấu rất rành rẽ để khuyên bá tánh nên trau sửa cho mình được trọn lành.
Sống trong đời ai cũng có Ông bà dòng họ mới có mình. Vậy làm người phải biết kính nể mến yêu.
Bao nhiêu mảnh gương trung hiếu đã lưu lại trong sách sử từ xưa đến nay, bổn phận làm con phải lo phụng dưỡng thờ kính Cha Mẹ cho tròn câu hiếu Đạo.
CHÚ THÍCH
BỐN CUỐN: Bốn quyển giảng lớn: 1, 2, 3 và 4. Đức Thầy đã viết trong sáu tháng qua.TRONG ĐỤC: Những điều xấu tốt nhơ sạch trong đó.
TRAU TRIA: Cũng gọi là trau trỉa. Nghĩa của chữ tu, tức là tu sửa trau dồi cho thân tâm trở nên tốt lành. Đức Thầy đã viết:
“Trau tria nhục thể tìm cội cũ,
Chùi rửa tim gan một tấc lòng”.
Và:
“Thấy chúng sanh trau trỉa mặt mày,
Chớ chẳng chịu trau tâm trỉa tánh”.
(Giác Mê TK, Q.4)
TỔ TÔNG: Tổ là ông bà, Tông là dòng họ. Chỉ cho Ông bà dòng họ từ trước.
HIẾU TRUNG: Tôn kính và bảo dưỡng cha mẹ gọi là Hiếu. Trung thành với quốc dân gọi là Trung. Do câu “Trung quân vương, Hiếu phụ mẫu”. Đức Thầy luôn nhắc nhở:
“Hiếu trung lòng chớ vội quên,
Sống lo trọn Đạo thác lên Tiên đài”.
CHÁNH VĂN (59-64)
· 59.-Từ đây ta mắc bôn-ba,· Dời chơn ra Bắc đặng mà dạy khuyên.
· Vạn dân nên trọng Phật Tiên,
· 62.-Dể ngươi lời dạy đọa riêng một mình.
· Bắc, Nam chờ đợi cuối Thìn,
· 64.-Sẽ lo vận chuyển thân hình xác ta.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 59 tới câu 64)Đoạn giảng trên Đức Thầy cho biết, từ đây Ngài chẳng những có trách nhiệm khuyến hóa dân chúng miền Nam mà còn có phận sự giáo Đạo miền Bắc nữa. Vậy mỗi người nên kỉnh trọng Phật Tiên, tất sẽ được nhiều hạnh phúc, nếu khinh thường lời giáo huấn ấy bị khổ thân sau nầy.
Đức Thầy cũng cho biết vào khoảng cuối năm Canh Thìn (1940). Ngài sẽ được Trời Phật vận chuyển thân xác ra khỏi vòng kềm kẹp của người Pháp tại nhà Thương Chợ Quán.
CHÚ THÍCH
BÔN BA: Xuôi ngược các nơi, rày đây mai đó, khi nơi nầy khi nơi khác, ra Bắc vào Nam không yên một chỗ: “Bôn Bắc tẩu Nam cam khổ rối”.VẠN DÂN: Do chữ muôn dân, tượng trưng cho số nhiều (nhiều lắm).
BẮC NAM: Miền Bắc miền Nam nói chung, hầu hết đất nước Việt Nam.
CUỐI THÌN: Chấm dứt năm Canh Thìn (1940).
CHÁNH VĂN (65-70)
· 65.-Viết thêm một khúc ngâm-nga,· Dặn dò bổn-đạo vậy mà mấy trương.
· Ta dầu có cách thôn-hương,
· 68.-Vạn dân cứ chữ hiền-lương mà làm.
· Thích-Ca còn phế tước hàm,
· 70.-Lầu cao cửa rộng mà ham tu-hành.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 65 tới câu 70)Viết đến đây, Đức Thầy muốn dừng lại, song còn sáng tác thêm một đoạn ít lời nữa. Từ đây dù Ngài có xa cách quê hương (Thánh địa Hòa Hảo) nhưng khuyên trong vạn dân bá tánh cứ y theo hai chữ hiền lương mà thi hành.
Ngài nhắc lại cho mọi người cùng nhớ Đức Thích Ca khi xưa tuy giàu sang vinh hiển, chức tước quyền uy, song Ngài vẫn dứt bỏ để lo tu hành, tìm ra chánh Đạo cứu khổ vạn loại chúng sanh.
CHÚ THÍCH
BỔN ĐẠO: Những người cùng sống chung trong một gốc Đạo mà ra, hay các môn đồ của một Đạo giáo hoặc một Tông phái. Tiếng của các ông thầy gọi chung các đệ tử, như: Bổn đạo ơi ! hay các bổn đạo của ai đó. Như Ngài từng dạy:“Trong bổn đạo từ đây kim chỉ”.
Hoặc là:
“Bổn đạo ơi hãy rán sửa mình”.(Giác Mê, Q.4)
MẤY TRƯƠNG: Mấy trang. Ví dụ: Viết thêm mấy trang nữa.
THÔN HƯƠNG: Làng xóm, quê hương mình.
THÍCH CA: Họ của Phật. “Họ Thích Ca từ đây cũng ngỡ”. Đọc cho đủ là Đức Thích Ca Mâu Ni. Ngài tên thật là Sĩ Đạt Ta, con của vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da ở xứ Ấn Độ. Lớn lên, Ngài lìa bỏ cung vàng ngôi báu, vợ đẹp con ngoan để đi tu. Sau chứng quả là Thích Ca Mâu Ni Phật, cũng là Giáo Chủ đạo Phật, toàn cõi Ta Bà.
CHÁNH VĂN (71-78)
· 71.-Phật, Tiên dụng kẻ lòng thành,· Đạo chơn thì ít ai hành thiệt tâm.
· Trí phàm như chốn sơn-lâm,
· 74.-Dạy dân như phá rừng cầm cho dân.
· Nào đâu dân có biết ân,
· Mạnh rồi tưởng Phật vái Thần làm chi.
· Đây nầy lời lẽ rán ghi,
· 78.-Thương đời nên mới làm thi khuyên đời.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 71 tới câu 78)Xưa nay, người tu hành phải thật tâm thành ý mới được sự tiếp độ của Phật Tiên. Nhưng ngược lại nhà tu thì đông mà kẻ thật tâm tu niệm lại ít. Tâm trí của mỗi chúng sanh đa số là tạp nhạp, nay nghĩ thế nầy, mai nghĩ thế khác, như đám rừng đủ các loại cây: Chạ, đốc, tốt, xấu lẫn lộn.
Do đó, Đức Thầy khuyên dạy các môn đồ như phá đám rừng để lọc hết số cây đốc chạ ấy ra và dung dưỡng những cây tốt quí tuyển chọn người hiền để lại, lập nên cõi đời Thượng nguơn Thánh đức.
Thế mà ít người nghĩ đến ân nghĩa ấy. Đức Thầy cũng kêu gọi mọi hành giả hãy rán ghi nhớ lời Sấm Thi để thực hành theo.
CHÚ THÍCH
LÒNG LÀNH: Tâm thành thật ngay chánh.ĐẠO CHƠN: Con đường ngay chánh.
SƠN LÂM: Rừng núi. Phá rừng cầm là phá rừng núi cây cỏ gai gốc, dọn cho sạch để mở đất làm ruộng rẫy. Ý chỉ dẹp hết lòng tà quấy nơi thân tâm của mình.
RÁN GHI: Rán mà ghi nhớ, đừng quên. Đây có ý dặn dò những lời Sấm Thi của Đức Thầy đã dạy, phận tín đồ hãy rán ghi nhớ mà thực hành theo đừng để xao lãng.
CHÁNH VĂN (79-86)
· 79.-Ra đi dặn lại ít lời,· Khuyên trong bổn-đạo vậy thời rán nghe.
· Dầu ai tài phép bày khoe,
· 82.-Ham linh ham nghiệm sợ e mang nghèo.
· Lựa cho phải cột phải kèo,
· 84.-Phải vai phải vế mà theo kẻo lầm.
· Ngọc kia ẩn dạng khó tầm,
· 86.-Chọn nơi chơn chánh khỏi lâm khổ hình.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 79 tới câu 86)Trước khi ra đi, Đức Thầy dặn dò bổn đạo kỹ lưỡng, hãy rán mà nghe và ghi nhớ, vì từ đây các tà đạo ra đời họ bày ra bùa chú thính linh khoe khoang cổ cõ bên ngoài gạt gẫm mọi người mà lợi dụng. Ngài dạy rằng dầu họ có linh nghiệm thế nào cũng đừng nghe theo, lúc nào cũng giữ lòng chánh tín mạnh tin nơi tâm của mỗi chúng ta đều có sẵn Phật tánh và trí vô sư, nếu giữ lòng chơn chánh thanh tịnh thì Phật trí hiện bày. Còn cái gì khoe khoang bày vẻ bên ngoài, đều giả tạo gạt lường, nếu chúng ta tin theo sẽ bị khổ thân sau nầy. Bởi:
“Chúng nó xuống khuyên răn nhiều chỗ,
Dùng phép mầu lòe mắt chúng sanh.
Ai ham linh theo nó tập tành,
Sa cạm bẫy khó mong sống sót”.
Bởi vì tánh Phật ai cũng có, giờ đây còn tiềm ẩn nơi tâm tư của mọi người.
Nếu dùng tâm mà tìm tâm mới gặp, còn tìm tâm bằng hình tướng bên ngoài thì không bao giờ đạt được. Cũng như người cất nhà, ông thợ đã sắp đặt cột kèo xiên trính đâu đấy đều ăn khớp, vừa đúng thước tấc với nhau mà người đứng ra ráp lại sai trật thì cái nhà ấy bị gãy đổ. Vậy Đạo Phật là chánh Đạo mà ta ham linh, tu theo đạo tà, tất phải có hại thôi.
Đức Thầy đã tận tình dạy bảo:
“Ta chẳng phải dùng lời chuốt ngót,
Mà làm cho dân chúng say mê.
Nẻo chánh tà biện luận nhiều bề,
Cho bá tánh tìm nơi cội gốc.
Lựa cho phải kèo xưa danh mộc,
Đừng để lầm thợ khéo sơn da.
Thì sau nầy gặp lúc phong ba,
Dông gió lớn cột kèo khỏi gãy”.
CHÚ THÍCH
TÀI PHÉP: Pháp thuật tài năng của các ông, các bà phù thủy tu luyện theo ngoại đạo mà được. như: Bùa chú, lên đồng lên xác, sái đậu thành binh, soi căn nói tướng ứng, đoán số mạng, luyện thiên linh và bày binh bố trận. Phần đông là các người tu núi, bị sai lạc đạo Tiên mà ra. Đức Thầy từng cho biết:“Địa Tiên tài phép đa đoan,
Phi đao bửu kiếm mê mang mắt trần”.
Đức Thầy thường khuyên khắp bá tánh:
“Ai mà ta dạy chẳng gìn,
Thì sau đừng trách mất tình yêu đương.
Bàn môn tài phép nào tường,
Kêu trời dậm đát vậy thì dạ rân.
Nói cho bổn đạo liệu toan,
Chớ theo tả đạo mà tan xác hồn.
Nó làm nhiều phép nhiều môn,
Bùa mê thuốc lú mê hồn chúng sanh.
Thành binh sái đậu cũng rành,
Nếu tin thời mắc tan tành về sau.
Bây giờ bất luận người nào
Không dùng của thế sắc màu cũng không.
Nói cho bổn đạo rõ lòng,
Ấy là chơn chánh mới hòng vinh vang”.
Vào khoảng mùa Hè năm Canh Thìn có ông Nguyễn Chi Diệp ở xã Hòa Hảo và ông Út Trác ở xã Mỹ Hội Đông đến xã Nhơn Nghĩa (Cần Thơ) viếng Đức Thầy và hỏi thêm một việc:
- Bạch Thầy ! Hôm Ngài bị người Pháp dời đi đến nay ở xã Bình Thủy phía trên Long Xuyên có một ông Đạo mới ra đời trị bịnh cũng giống như Thầy. Người ta tới lui rất đông, nhưng chẳng biết ông Đạo ấy tà hay chánh ? Nhờ Thầy phân giải giùm để anh em tín đồ khỏi bị lầm lạc.
Đức Thầy không trả lời ngay ông Đạo ấy chánh hay tà mà Ngài vừa nói vừa cầm viết, viết lên mấy dòng chữ như sau:
“Từ đây sắp tới, không riêng về ông Đạo đó mà bất luận là ai ra đời độ thế, nếu:
- Còn ăn tiền bạc là tà !
- Còn dùng màu sắc là tà !
- Còn lên xuống và xưng hô Thần Thánh là tà !
- Còn bỏ tóc xả để đầu đanh là tà !”
(Thuật theo lời ông Út Trác)
Nhận Xét:
Xưa nay, hễ có Phật ra đời khai hóa nhân sanh thì luôn luôn có ma theo dõi để phá rối người tu Phật. “Phật ma, ma Phật mới ra vở tuồng”.
Hay nói cách khác, thời nào mà tà ma ngoại đạo lộng hành gạt người mê tín và nhiễu hại lê dân thì Phật Tiên cũng lâm phàm khai thông chánh đạo, dẹp tan tà thuyết để giác tỉnh chúng sanh trở về con đường chánh tín.
“Bởi đời nầy pháp môn bế mạt, Thánh đạo trăn vu. Người tâm trí tối đen, đời lắm Ma Vương khuấy rối. Ta là một trong các vị cứu đời ấy. Ai liễu đạo nơi quốc độ nào thì cũng trở về quốc độ ấy mà trợ tế nhân dân”.
Hoặc là:
“Thời kỳ nầy nhiều quỉ cùng ma,
Trời mở cửa Quỉ Vương xuống thế.
Nên Ta mới ra tay cứu tế,
Kẻo chúng sanh bịnh khổ quá chừng”.
Trong số quỉ ma hay tà đạo theo phá PGHH hiện nay, cũng như thời Đức Thích Ca có lục sư ngoại đạo và ma Ba Tuần theo chống báng phá hoại Đạo Phật. Nên khi PGHH gặp pháp nạn liền có kẻ ra đời cũng thuyết đạo, cũng trị bịnh na ná như Ngài, làm cho người tu phân vân không biết đâu tà đâu chánh.
Do đó, ông Diệp và ông Trác mới đến Nhơn Nghĩa hỏi Đức Thầy:
“Có ông Đạo trên Long Xuyên vừa mới ra đời, trị bịnh gần giống như Ngài, nhưng không biết ông ấy tà hay chánh ?” Sở dĩ Ngài không phân biệt ông Đạo đó mà nói chung tất cả. Vì Ngài biết chẳng phải chỉ có một người đó mà còn có nhiều người, nhiều nơi khác nữa, nên Ngài chỉ cho toàn thể một ý thức căn bản để nhận ra: đâu tà đâu chánh, và ai có tin nghe theo Ngài, cũng phải là chánh tín chớ đừng tu mê tín.
Trời mở cửa Quỉ Vương xuống thế.
Nên Ta mới ra tay cứu tế,
Kẻo chúng sanh bịnh khổ quá chừng”.
Trong số quỉ ma hay tà đạo theo phá PGHH hiện nay, cũng như thời Đức Thích Ca có lục sư ngoại đạo và ma Ba Tuần theo chống báng phá hoại Đạo Phật. Nên khi PGHH gặp pháp nạn liền có kẻ ra đời cũng thuyết đạo, cũng trị bịnh na ná như Ngài, làm cho người tu phân vân không biết đâu tà đâu chánh.
Do đó, ông Diệp và ông Trác mới đến Nhơn Nghĩa hỏi Đức Thầy:
“Có ông Đạo trên Long Xuyên vừa mới ra đời, trị bịnh gần giống như Ngài, nhưng không biết ông ấy tà hay chánh ?” Sở dĩ Ngài không phân biệt ông Đạo đó mà nói chung tất cả. Vì Ngài biết chẳng phải chỉ có một người đó mà còn có nhiều người, nhiều nơi khác nữa, nên Ngài chỉ cho toàn thể một ý thức căn bản để nhận ra: đâu tà đâu chánh, và ai có tin nghe theo Ngài, cũng phải là chánh tín chớ đừng tu mê tín.
Điểm thứ nhất
Ngài nói: “Còn ăn tiền bạc là tà !” Nếu nhìn về hình thức bên ngoài của hai ông Đạo tà và chánh giống nhau khó phân biệt; nhưng bên trong của phái tà thì lợi dụng tiền bạc còn phía chánh thì thật tâm độ đời bất vụ lợi. Cũng như hai ông Quan hình thức và chức vụ làm việc giống nhau, nhưng ông ăn hối lộ còn một ông lại không, rất dễ hiểu ở chỗ đó. Để sáng tỏ hơn, thử đọc lại đoạn giảng của Đức Thầy:
“Bây giờ bất luận người nào,
Không dùng của thế sắc màu cũng không.
Nói cho bổn đạo rõ lòng,
Ấy là chơn chánh mới hòng vinh vang”.
“Bây giờ bất luận người nào,
Không dùng của thế sắc màu cũng không.
Nói cho bổn đạo rõ lòng,
Ấy là chơn chánh mới hòng vinh vang”.
Điểm thứ hai
“Còn dùng màu sắc là tà !” Màu sắc ở đây phân ra ba loại:
“Sắc tướng thinh âm chư ngoại giáo,
Chơn truyền cụ thất Đạo nan thành”.
c)-Loại sắc đẹp của người Nam hay Nữ. Đây chỉ các ông Đạo còn lợi dụng hoặc đam mê nữ sắc. Tóm lại, nếu thấy nhà tu nào còn ô nhiễm các loại màu sắc như trên đều là không chơn chánh.
a)-Loại có màu: Xanh, đỏ, trắng, vàng…chỉ cho hạng đồng bóng, lên xác cô Năm, cô Mười…Họ thích mặc hàng lãnh nhiều màu sắc sặc sỡ, khi lên xác làm bệnh thì đội khăn nhiều màu, dài năm thước, buộc người ta tin theo phải cung ứng các thứ đó cho họ.
b)-Loại có hình tướng, đối với vô tướng (vô vi). Đây chỉ cho các ông tu hành theo sắc tướng thinh âm, như các Thầy nhưn bông chuyên đi làm đám, tụng kinh mướn…không đúng chơn lý của Đạo Phật. Kinh xưa bảo:“Sắc tướng thinh âm chư ngoại giáo,
Chơn truyền cụ thất Đạo nan thành”.
c)-Loại sắc đẹp của người Nam hay Nữ. Đây chỉ các ông Đạo còn lợi dụng hoặc đam mê nữ sắc. Tóm lại, nếu thấy nhà tu nào còn ô nhiễm các loại màu sắc như trên đều là không chơn chánh.
Điểm thứ ba
“Còn lên xuống hay xưng hô Thần Thánh là tà !” Đây chỉ hạng thượng xác cỡi đồng, tức là những người xác tướng, các cô đồng, bà bóng, thầy phù thủy làm bịnh bằng cách có vô xác ra xác, coi bói soi căn, cầu hồn, đoán số mạng hoặc dùng bùa chú trù ếm và sát sanh cúng tế quỉ thần.
Điểm thứ tư
“Còn bỏ tóc xõa để đầu đanh là tà !” Tức chỉ những thầy Tu hay làm ra vẻ đạo mạo bên ngoài, như: Bỏ tóc xõa dài không bới, hoặc không chải gỡ lâu ngày tóc đanh lại giống hình cái mão.
Hoặc đi không mang dép, bước nối gót, đi chữ đinh, không ngó qua lại…Họ thường tự xưng đã tu luyện lâu năm: Từ non này động nọ vừa xuống núi để cứu thế độ dân khiến bá tánh hiểu lầm các ông Đạo ấy khổ hạnh cao, công phu luyện đạo không ai bằng liền chạy theo rần rộ. Chẳng ngờ trong thân tâm của các ông ấy vẫn còn ô nhiễm danh lợi tình như hàng thế tục. Hạng người nầy phần nhiều là tu sai lệch Đạo Tiên. Vọng tưởng hóa độ mà ra, cũng là một trong lục sư ngoại đạo từ trước còn lại.
Để cho mọi người khỏi bị lầm lạc theo tà sư ngoại Đạo, Đức Thầy dặn dò cặn kẽ: “Cho được tránh những điều ấy, trước khi thờ, học Đạo nào hay theo ông Thầy nào, ta hãy suy gẫm phán đoán kỹ càng chừng hiểu biết rõ ràng ta sẽ hành theo Đạo ấy, Thầy ấy. Chẳng được như vậy dầu mình có theo Đạo rất chánh đáng ông Thầy rất thông minh cũng chẳng có ích chi cho mình cả”.
Tóm lại, qua bốn điểm Đức Thầy dạy ông Diệp và ông Trác trên đây là một qui định tất yếu cho tín đồ sau nầy để lọc lừa tà chánh.
· Người hung cứ mãi chống kình với Ta.
· Theo tài học cũ nôm-na,
· 90.-Hỡi ai trí-thức tầm mà cạn sâu.
· Lúc nầy chưa thể ngồi lâu,
· Tách dời chốn khác ngõ hầu dạy răn.
· Tín-đồ cùng các chư-tăng,
· 94.-Từ rày sắp đến nói năng chọn lời.
· Bớt phiền bớt não cuộc đời,
· 96.-Rán nghe lời dạy vậy thời hành y.
Thời nay, tai trời ách nước xảy ra rất thình lình ít ai biết trước được. Thế mà kẻ hung ác còn kình chống với người tu. Đức Giáo Chủ ra đời đem nền Đạo đức của Ông cha từ trước dạy dỗ chúng dân.
Vậy ai là người trí thức hãy rán suy tầm cho rõ thấp cao sâu cạn mà lựa chọn. Từ đây, Đức Giáo Chủ không thể ngồi yên một chỗ mà thường đi đây đi đó khuyên dạy nhân sinh. Ngài kêu gọi các chư tăng và môn đồ hãy rán cẩn ngôn trong việc nói làm cho được hiền lành, dứt đi sự buồn khổ để lo thực hành y theo lời giáo huấn của Ngài.
“Thiên số định cùng chưa mãn hạn,
Nên phải còn bận mãi ách nàn tai.”
THÌNH LÌNH: Việc xảy ra bất ngờ.
HỌC CŨ: Lối học lễ nghi đạo đức thời xưa.
NÔM NA: Là loại chữ riêng biệt của người Việt Nam ta, gốc từ chữ Hán (Tàu) biến dạng ra. Nôm cũng gọi là Nam là một thứ tiếng thông dụng của người Việt. Người ta dùng nguyên chữ Hoa, hoặc lấy hai ba chữ ghép lại, để đọc và viết theo tiếng nói riêng của người Việt. Ý chỉ dùng thứ tiếng nước nhà. Chữ Nôm thêm vào chữ Na, là ý nói lời văn mộc mạc chơn thật cho dễ hiểu.
TRÍ THỨC: Người có học thức và hiểu biết.
TÍN ĐỒ: (Xem STTĐ, Q.1, cột 1).
CHƯ TĂNG: Các Tăng ni tu hạnh xuất gia, thuộc hạng Đại đệ tử của Phật hay các Hòa Thượng, Đại Đức. Có nhiều vị tu hành được trang nghiêm sáng suốt xứng đáng liệt vào hàng Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Đức Thầy từng kêu gọi:
Cả tiếng kêu cùng khắp chư tăng,
Với tín nữ thiện nam Phật Giáo.
Nên cố gắng trau thân gìn đạo,…
…Hiệp cùng nhau truyền bá Kinh lành.
Làm cho đời hiểu rõ thinh danh,
Công đức Phật từ bi vô lượng”.
· Thứ nhứt chánh-kiến việc chi xem nhìn.
· Luận bàn chơn-lý cho minh,
· 100.-Chuyện chi xét đoán xảo tinh mới là.
· Thứ nhì chánh-mạng vậy mà,
· Việc làm do lịnh tâm hồn khiến sai.
· Thứ ba tư-duy bằng nay,
· 104.-Các điều tưởng nhớ thẳng ngay mới mầu.
· Thứ tư chánh-nghiệp mặc dầu,
· Nghề chi thì cũng ngõ hầu làm ngay.
· Tà gian tánh ấy tù đày,
· 108.-Của người tham-nhũng nghề nầy chớ ham.
· Thứ năm tinh-tấn hội-đàm,
· Sạch trong kỹ-lưỡng mà làm mới ngoan.
· Thứ sáu chánh-ngữ liệu toan,
· 112.-Nói năng điều chánh thì an chớ gì !
· Thứ bảy chánh-niệm vậy thì,
· Khi cầu khi nguyện chuyện gì thành tâm.
· 115.-Thứ tám chánh-định chớ lầm,
· Từ-bi hai chữ đứng nằm chớ quên.
· Ngồi đâu cũng định mới nên,
· 118.-Đừng cho công việc hớ-hênh với người.
Bát Chánh Đạo là Pháp rất huyền diệu sâu kín, hành giả hãy rán ghi nhớ:
Hoặc đi không mang dép, bước nối gót, đi chữ đinh, không ngó qua lại…Họ thường tự xưng đã tu luyện lâu năm: Từ non này động nọ vừa xuống núi để cứu thế độ dân khiến bá tánh hiểu lầm các ông Đạo ấy khổ hạnh cao, công phu luyện đạo không ai bằng liền chạy theo rần rộ. Chẳng ngờ trong thân tâm của các ông ấy vẫn còn ô nhiễm danh lợi tình như hàng thế tục. Hạng người nầy phần nhiều là tu sai lệch Đạo Tiên. Vọng tưởng hóa độ mà ra, cũng là một trong lục sư ngoại đạo từ trước còn lại.
Để cho mọi người khỏi bị lầm lạc theo tà sư ngoại Đạo, Đức Thầy dặn dò cặn kẽ: “Cho được tránh những điều ấy, trước khi thờ, học Đạo nào hay theo ông Thầy nào, ta hãy suy gẫm phán đoán kỹ càng chừng hiểu biết rõ ràng ta sẽ hành theo Đạo ấy, Thầy ấy. Chẳng được như vậy dầu mình có theo Đạo rất chánh đáng ông Thầy rất thông minh cũng chẳng có ích chi cho mình cả”.
Tóm lại, qua bốn điểm Đức Thầy dạy ông Diệp và ông Trác trên đây là một qui định tất yếu cho tín đồ sau nầy để lọc lừa tà chánh.
CHÁNH VĂN (87-96)
· 87.-Ách trời nạn nước thình-lình,· Người hung cứ mãi chống kình với Ta.
· Theo tài học cũ nôm-na,
· 90.-Hỡi ai trí-thức tầm mà cạn sâu.
· Lúc nầy chưa thể ngồi lâu,
· Tách dời chốn khác ngõ hầu dạy răn.
· Tín-đồ cùng các chư-tăng,
· 94.-Từ rày sắp đến nói năng chọn lời.
· Bớt phiền bớt não cuộc đời,
· 96.-Rán nghe lời dạy vậy thời hành y.
CHÚ GIẢI
(Từ câu 87 tới câu 96)Thời nay, tai trời ách nước xảy ra rất thình lình ít ai biết trước được. Thế mà kẻ hung ác còn kình chống với người tu. Đức Giáo Chủ ra đời đem nền Đạo đức của Ông cha từ trước dạy dỗ chúng dân.
Vậy ai là người trí thức hãy rán suy tầm cho rõ thấp cao sâu cạn mà lựa chọn. Từ đây, Đức Giáo Chủ không thể ngồi yên một chỗ mà thường đi đây đi đó khuyên dạy nhân sinh. Ngài kêu gọi các chư tăng và môn đồ hãy rán cẩn ngôn trong việc nói làm cho được hiền lành, dứt đi sự buồn khổ để lo thực hành y theo lời giáo huấn của Ngài.
CHÚ THÍCH
ÁCH TRỜI NẠN NƯỚC: Nói cho đủ là nạn dân ách nước hay thiên tai địa ách. Đó là do nhân quả chính mình đã tạo ra từ trước, giờ đây bị trả lại:“Thiên số định cùng chưa mãn hạn,
Nên phải còn bận mãi ách nàn tai.”
THÌNH LÌNH: Việc xảy ra bất ngờ.
HỌC CŨ: Lối học lễ nghi đạo đức thời xưa.
NÔM NA: Là loại chữ riêng biệt của người Việt Nam ta, gốc từ chữ Hán (Tàu) biến dạng ra. Nôm cũng gọi là Nam là một thứ tiếng thông dụng của người Việt. Người ta dùng nguyên chữ Hoa, hoặc lấy hai ba chữ ghép lại, để đọc và viết theo tiếng nói riêng của người Việt. Ý chỉ dùng thứ tiếng nước nhà. Chữ Nôm thêm vào chữ Na, là ý nói lời văn mộc mạc chơn thật cho dễ hiểu.
TRÍ THỨC: Người có học thức và hiểu biết.
TÍN ĐỒ: (Xem STTĐ, Q.1, cột 1).
CHƯ TĂNG: Các Tăng ni tu hạnh xuất gia, thuộc hạng Đại đệ tử của Phật hay các Hòa Thượng, Đại Đức. Có nhiều vị tu hành được trang nghiêm sáng suốt xứng đáng liệt vào hàng Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Đức Thầy từng kêu gọi:
Cả tiếng kêu cùng khắp chư tăng,
Với tín nữ thiện nam Phật Giáo.
Nên cố gắng trau thân gìn đạo,…
…Hiệp cùng nhau truyền bá Kinh lành.
Làm cho đời hiểu rõ thinh danh,
Công đức Phật từ bi vô lượng”.
CHÁNH VĂN (97-118)
· 97.-Đạo mầu bát-chánh rán ghi,· Thứ nhứt chánh-kiến việc chi xem nhìn.
· Luận bàn chơn-lý cho minh,
· 100.-Chuyện chi xét đoán xảo tinh mới là.
· Thứ nhì chánh-mạng vậy mà,
· Việc làm do lịnh tâm hồn khiến sai.
· Thứ ba tư-duy bằng nay,
· 104.-Các điều tưởng nhớ thẳng ngay mới mầu.
· Thứ tư chánh-nghiệp mặc dầu,
· Nghề chi thì cũng ngõ hầu làm ngay.
· Tà gian tánh ấy tù đày,
· 108.-Của người tham-nhũng nghề nầy chớ ham.
· Thứ năm tinh-tấn hội-đàm,
· Sạch trong kỹ-lưỡng mà làm mới ngoan.
· Thứ sáu chánh-ngữ liệu toan,
· 112.-Nói năng điều chánh thì an chớ gì !
· Thứ bảy chánh-niệm vậy thì,
· Khi cầu khi nguyện chuyện gì thành tâm.
· 115.-Thứ tám chánh-định chớ lầm,
· Từ-bi hai chữ đứng nằm chớ quên.
· Ngồi đâu cũng định mới nên,
· 118.-Đừng cho công việc hớ-hênh với người.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 97 tới câu 118)Bát Chánh Đạo là Pháp rất huyền diệu sâu kín, hành giả hãy rán ghi nhớ:
Thứ nhứt là phần Chánh Kiến
khi muốn giải quyết vấn đề gì phải dùng trí thông minh của mình mà xét đoán cho thấu đáo đúng với sự thật (chơn lý) mới khỏi bị lầm lạc.
Thứ nhì là Chánh Mạng
mỗi người dùng trí huệ tâm thần điều khiển sắp đặt cuộc sống cho được trong sạch đúng đắng.
Thứ ba là Chánh Tư Duy
lúc nào hành giả cũng giữ tư tưởng mình cho ngay thật chân chánh.
Thứ tư là Chánh Nghiệp
tức là mọi sự sinh hoạt đời sống đều giữ cho được lương thiện, bỏ dứt tánh tà vạy tham gian điêu xảo.
Thứ năm là Chánh Tinh Tấn
dạy ta lúc nào cũng giữ đức tin vững chắc, sáng suốt trong sạch, để tiến tới con đường Chánh tín, dù ai có cuốn lôi cám dỗ cũng không lay chuyển được.
Thứ sáu là Chánh Ngữ
là lời nói chơn chánh, không vi phạm các điều: Lưỡng thiệt, ỷ ngôn, ác khẩu, vọng ngữ… mà lúc nào cũng nói năng chơn chánh hiền lương, đức hạnh và thanh bai tao nhã.
Thứ bảy là Chánh Niệm
Là tưởng những điều chân chánh tốt lành, mỗi khi cầu nguyện lễ bái đều phải giữ cho được nhứt tâm thành ý, bỏ hết những tư tưởng xằng xiên tà khúc.
Thứ tám là Chánh Định
là định tưởng hay suy gẫm chân chánh, tức là phải dùng trí huệ xét suy cho thấu đáo. Cái nào là Từ Bi giác ngộ thì nuôi dưỡng, cái nào là phiền não sân si thì diệt trừ. Mỗi lúc đi, đứng, ngồi, nằm hay mọi sự sinh hoạt, uống ăn ngủ nghỉ, lục căn đối với lục trần tâm vẫn như như bất động, tất đạt được Đạo quả.
BÁT CHÁNH ĐẠO: (Thi văn Q.6).
· Tùy lòng tùy sức của người đời nay.
· Tu-nhơn hiền-hậu cũng hay,
· 122.-Dạy đời phải viết ngày rày cho tinh.
· Rút trong các luật các kinh,
· Tùy lòng không ép làm in giảng nầy.
· 125.-Thấp cao các bực chớ chầy,
· Kẻ ngu người trí nghe Thầy dạy khuyên.
· Sớm khuya bá-tánh cần chuyên,
· 128.-Nghe lời dạy bảo cảnh Tiên dựa kề.
Đoạn giảng trên Đức Thầy cho biết nếu ai thực hành y theo Bát Chánh Đạo thì vàng mười cũng khó đổi được, nhưng cũng tùy theo tâm đức mà tu nhiều ít gì cũng tốt. Nếu người tu chỉ có lòng nhơn thương xót mọi người mà tùy phương giúp đỡ cũng được kết quả sống đời Nguơn Thượng.
Vì lòng quá thương xót sanh linh Đức Thầy mới viết Giảng nhủ khuyên bá tánh một cách tinh tường. Lời lẽ của Ngài tuy vắn tắt, nhưng Ngài đã rút trong các Kinh, Luật, Luận của Phật Thánh chỉ dạy. Ngài cũng không ép nài một ai, tùy theo sự cao thấp trí ngu của mỗi người mà giáo hóa, miễn mọi người biết siêng năng hành y theo lời dạy của Ngài thì sau nầy được về cảnh Tiên Phật
CHO TỊNH: Cho rõ ràng trong sạch.
CÁC LUẬT CÁC KINH: Nói cho đủ là: Kinh, Luật, Luận. Xưa, Đức Phật thuyết ra vô số lời lẽ để giáo độ chúng sanh, gom lại làm ba phần là: Kinh, Luật, Luận khuyên dạy môn đồ.
· Khuyên cùng bổn-đạo chớ hề lãng-xao.
· Trì lòng chớ có núng-nao,
· 132.-Từ đây nhơn-vật mòn hao lần-lần.
· Mấy lời nhắn lại ân-cần,
· Bổn-đạo xa gần nghĩ cạn mới hay.
· Tu-trì nguyện-ước cầu may,
· 136.-Thượng-Nguơn hồi phục là ngày an-cư.
Đoạn giảng qua, Đức Thầy dặn dò bổn đạo. Ngài chỉ ra đi ít lâu sau sẽ trở lại dìu dắt môn đồ. Vậy khuyên mỗi người chớ nên xao lãng đường tu. Và nên gìn giữ chặt dạ, cho dù gặp hoàn cảnh khó khăn thử thách cũng chẳng khờn lòng nao núng. Từ đây rất nhiều tai biến xảy ra khiến cho khắp xa gần, người và vật phải hao hớt lần lần.
Vậy những lời dặn bảo của Đức Thầy trong bổn đạo hãy suy xét cho cùng tận mới thấu hiểu lời nói sâu xa của Ngài.
Ngài cũng không ngớt khuyên chúng ta rán gìn giữ tu sửa để đến ngày lập lại cuộc đời Thượng nguơn sẽ được may mắn thụ hưởng cảnh an cư lạc nghiệp.
LÃNG XAO: Cũng viết là xao lãng, tức là lơ đễnh, không thận trọng, siêng năng chu đáo.
NÚNG NAO: Cũng viết là nao núng. Có nghĩa là sợ sệt, xúc động, bán tín, bán nghi, bối rối lo lắng muốn thôi bước. Đức Thầy có câu:
“Lời tà sư ngoại Đạo gieo vào.
Cho nhơn sanh trong dạ núng nao,
Chẳng gìn chặt gương xưa mạnh mẽ”.
ÂN CẦN: Siêng năng lo lắng, nhắc nhở đến luôn.
NGHĨ CẠN: Xét nghĩ cho cùng tận hết ý.
CẦU MAY: Cầu cho được may mắn được việc. Theo nghĩa chữ cầu may ở đây là chắc chắn được việc, thành công.
THƯỢNG NGUƠN: (Xem CT trong STTĐ trang 443, tập 1)
AN CƯ: Ở yên.
· Noi gương nghĩa-sĩ dạ tư chớ gần.
· Bôn Nam tẩu Bắc tảo-tần,
· 140.-Chúng-sanh rán nhớ thì gần cùng Ta.
· Xác trần Ta đã rời xa,
· 142.-Bá-gia ở lại vậy mà bình-an.
Sáu câu Giảng trên Đức Giáo Chủ dạy môn đồ học và thực hành bốn đại đức của chư Phật, tức Từ, Bi, Hỉ, Xả và thi hành công hạnh Bồ Tát (Đại Sĩ) dẹp bỏ lòng vị tư nhân ngã.
Ngài có trách nhiệm hóa độ khắp bốn phương, không phân biệt Đông Tây hay Nam Bắc. Nếu tín đồ nào ghi nhớ lời dặn bảo tất sẽ được gần Ngài. Và đến đây Ngài cho biết phần chơn linh (Pháp thân) có lời từ giã bá tánh để Ngài trở về yết kiến Chư Phật.
NGHĨA SĨ: Nghĩa là làm việc phải đúng với chơn lý, hay bố thí giúp đời. Sĩ là người tu Phật, có tinh thần tự giác, giác tha của hạnh Bồ Tát và Phật.
DẠ TƯ: Lòng tư riêng vị kỷ.
XÁC TRẦN: Xác thể con người. Trong mỗi con người có hai phần: Xác thể và tâm hồn.
Xác thể cũng gọi là xác thân, do đất nước gió lửa tạo thành, đúng ngày giờ, bốn chất ấy phải trả lại cho tứ đại.
Tâm hồn cũng gọi là tinh thần, là pháp thân của thần thức…Tức là cái thấy nghe hay biết của mình. Nó không có hình tướng xác thể, nhưng nó vẫn còn hoài. Chính nó điều khiển mọi sự vật. Tâm hồn ví như ông chủ nhà, xác thân như cái nhà. Cái nhà hư, ông chủ nhà đi ra ngoài cất cái khác, rồi cái khác nữa.
· Tình lang về mất hổ-hang mặt-mày.
· Sớm lo sắp đặt luyện tài,
· 146.-Phật Trời phân định mặt mày mới xinh.
· Ơn trên lượng rộng thinh-thinh,
· Từ-bi khuyến dạy mặc tình nghe không.
· Giống hiền như thể gieo bông,
· 150.-Nhụy đơm thơm phức màu hồng xuê-xang.
Thời Pháp thuộc có nhiều người theo làm việc cho Pháp để hưởng bổng lộc quyền uy, họ thân Pháp như một tình nhân không rời ra được. Một khi người Pháp mất quyền thì họ phải tủi hổ, như người thất nghiệp.
Đức Thầy khuyên người dân Việt hãy sớm tu luyện tài năng, đức hạnh kịp đến ngày Phật Trời phân định sẽ được hưởng sự vinh quang. Lòng từ bi của Phật rộng lớn vô biên lúc nào cũng lo cứu độ, mặc tình chúng sanh nghe không tự ý. Bằng biết lo gieo giống hiền lành như thể trồng hoa thì sau nầy sẽ trổ hoa kết trái thơm tho vinh diệu vô cùng.
CHÚ THÍCH
BÁT CHÁNH: (Xem bài Luận về Bát chánh trong Q.6 hay trong STTĐ, Q.1, Tập 1)BÁT CHÁNH ĐẠO: (Thi văn Q.6).
CHÁNH VĂN (119-128)
· 119.-Hành y thì đáng vàng mười,· Tùy lòng tùy sức của người đời nay.
· Tu-nhơn hiền-hậu cũng hay,
· 122.-Dạy đời phải viết ngày rày cho tinh.
· Rút trong các luật các kinh,
· Tùy lòng không ép làm in giảng nầy.
· 125.-Thấp cao các bực chớ chầy,
· Kẻ ngu người trí nghe Thầy dạy khuyên.
· Sớm khuya bá-tánh cần chuyên,
· 128.-Nghe lời dạy bảo cảnh Tiên dựa kề.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 119 tới câu 128)Đoạn giảng trên Đức Thầy cho biết nếu ai thực hành y theo Bát Chánh Đạo thì vàng mười cũng khó đổi được, nhưng cũng tùy theo tâm đức mà tu nhiều ít gì cũng tốt. Nếu người tu chỉ có lòng nhơn thương xót mọi người mà tùy phương giúp đỡ cũng được kết quả sống đời Nguơn Thượng.
Vì lòng quá thương xót sanh linh Đức Thầy mới viết Giảng nhủ khuyên bá tánh một cách tinh tường. Lời lẽ của Ngài tuy vắn tắt, nhưng Ngài đã rút trong các Kinh, Luật, Luận của Phật Thánh chỉ dạy. Ngài cũng không ép nài một ai, tùy theo sự cao thấp trí ngu của mỗi người mà giáo hóa, miễn mọi người biết siêng năng hành y theo lời dạy của Ngài thì sau nầy được về cảnh Tiên Phật
CHÚ THÍCH
VÀNG MƯỜI: Vàng 10 tuồi, vàng y và tốt hơn các thứ vàng bạc khác: “Vàng 10, bạc bảy, thau ba”. Đây chỉ cho người tu đắc Đạo là cao quí hơn hết.CHO TỊNH: Cho rõ ràng trong sạch.
CÁC LUẬT CÁC KINH: Nói cho đủ là: Kinh, Luật, Luận. Xưa, Đức Phật thuyết ra vô số lời lẽ để giáo độ chúng sanh, gom lại làm ba phần là: Kinh, Luật, Luận khuyên dạy môn đồ.
CHÁNH VĂN (129-136)
· 129.-Ít lâu ta cũng trở về,· Khuyên cùng bổn-đạo chớ hề lãng-xao.
· Trì lòng chớ có núng-nao,
· 132.-Từ đây nhơn-vật mòn hao lần-lần.
· Mấy lời nhắn lại ân-cần,
· Bổn-đạo xa gần nghĩ cạn mới hay.
· Tu-trì nguyện-ước cầu may,
· 136.-Thượng-Nguơn hồi phục là ngày an-cư.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 129 tới câu 136)Đoạn giảng qua, Đức Thầy dặn dò bổn đạo. Ngài chỉ ra đi ít lâu sau sẽ trở lại dìu dắt môn đồ. Vậy khuyên mỗi người chớ nên xao lãng đường tu. Và nên gìn giữ chặt dạ, cho dù gặp hoàn cảnh khó khăn thử thách cũng chẳng khờn lòng nao núng. Từ đây rất nhiều tai biến xảy ra khiến cho khắp xa gần, người và vật phải hao hớt lần lần.
Vậy những lời dặn bảo của Đức Thầy trong bổn đạo hãy suy xét cho cùng tận mới thấu hiểu lời nói sâu xa của Ngài.
Ngài cũng không ngớt khuyên chúng ta rán gìn giữ tu sửa để đến ngày lập lại cuộc đời Thượng nguơn sẽ được may mắn thụ hưởng cảnh an cư lạc nghiệp.
CHÚ THÍCH
ÍT LÂU: Thời gian rất ngắn, không lâu xa lắm.LÃNG XAO: Cũng viết là xao lãng, tức là lơ đễnh, không thận trọng, siêng năng chu đáo.
NÚNG NAO: Cũng viết là nao núng. Có nghĩa là sợ sệt, xúc động, bán tín, bán nghi, bối rối lo lắng muốn thôi bước. Đức Thầy có câu:
“Lời tà sư ngoại Đạo gieo vào.
Cho nhơn sanh trong dạ núng nao,
Chẳng gìn chặt gương xưa mạnh mẽ”.
ÂN CẦN: Siêng năng lo lắng, nhắc nhở đến luôn.
NGHĨ CẠN: Xét nghĩ cho cùng tận hết ý.
CẦU MAY: Cầu cho được may mắn được việc. Theo nghĩa chữ cầu may ở đây là chắc chắn được việc, thành công.
THƯỢNG NGUƠN: (Xem CT trong STTĐ trang 443, tập 1)
AN CƯ: Ở yên.
CHÁNH VĂN (137-142)
· 137.-Học câu hỉ-xả đại-từ,· Noi gương nghĩa-sĩ dạ tư chớ gần.
· Bôn Nam tẩu Bắc tảo-tần,
· 140.-Chúng-sanh rán nhớ thì gần cùng Ta.
· Xác trần Ta đã rời xa,
· 142.-Bá-gia ở lại vậy mà bình-an.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 137 tới câu 142)Sáu câu Giảng trên Đức Giáo Chủ dạy môn đồ học và thực hành bốn đại đức của chư Phật, tức Từ, Bi, Hỉ, Xả và thi hành công hạnh Bồ Tát (Đại Sĩ) dẹp bỏ lòng vị tư nhân ngã.
Ngài có trách nhiệm hóa độ khắp bốn phương, không phân biệt Đông Tây hay Nam Bắc. Nếu tín đồ nào ghi nhớ lời dặn bảo tất sẽ được gần Ngài. Và đến đây Ngài cho biết phần chơn linh (Pháp thân) có lời từ giã bá tánh để Ngài trở về yết kiến Chư Phật.
CHÚ THÍCH
HỈ XẢ ĐẠI TỪ: Cũng gọi là Từ, Bi, Hỉ, Xả, tức là Tứ Vô Lượng Tâm hay bốn Đại Đức của Chư Phật. (Xem trong STTĐ, trang 406).NGHĨA SĨ: Nghĩa là làm việc phải đúng với chơn lý, hay bố thí giúp đời. Sĩ là người tu Phật, có tinh thần tự giác, giác tha của hạnh Bồ Tát và Phật.
DẠ TƯ: Lòng tư riêng vị kỷ.
XÁC TRẦN: Xác thể con người. Trong mỗi con người có hai phần: Xác thể và tâm hồn.
Xác thể cũng gọi là xác thân, do đất nước gió lửa tạo thành, đúng ngày giờ, bốn chất ấy phải trả lại cho tứ đại.
Tâm hồn cũng gọi là tinh thần, là pháp thân của thần thức…Tức là cái thấy nghe hay biết của mình. Nó không có hình tướng xác thể, nhưng nó vẫn còn hoài. Chính nó điều khiển mọi sự vật. Tâm hồn ví như ông chủ nhà, xác thân như cái nhà. Cái nhà hư, ông chủ nhà đi ra ngoài cất cái khác, rồi cái khác nữa.
CHÁNH VĂN (143-150)
· 143.-Kìa-kìa anh hố hò khoan,· Tình lang về mất hổ-hang mặt-mày.
· Sớm lo sắp đặt luyện tài,
· 146.-Phật Trời phân định mặt mày mới xinh.
· Ơn trên lượng rộng thinh-thinh,
· Từ-bi khuyến dạy mặc tình nghe không.
· Giống hiền như thể gieo bông,
· 150.-Nhụy đơm thơm phức màu hồng xuê-xang.
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 143 tới câu 150)Thời Pháp thuộc có nhiều người theo làm việc cho Pháp để hưởng bổng lộc quyền uy, họ thân Pháp như một tình nhân không rời ra được. Một khi người Pháp mất quyền thì họ phải tủi hổ, như người thất nghiệp.
Đức Thầy khuyên người dân Việt hãy sớm tu luyện tài năng, đức hạnh kịp đến ngày Phật Trời phân định sẽ được hưởng sự vinh quang. Lòng từ bi của Phật rộng lớn vô biên lúc nào cũng lo cứu độ, mặc tình chúng sanh nghe không tự ý. Bằng biết lo gieo giống hiền lành như thể trồng hoa thì sau nầy sẽ trổ hoa kết trái thơm tho vinh diệu vô cùng.
CHÚ THÍCH
HỐ HÒ KHOAN: Một điệu hát ở miền Bắc, thường là hát tập thể vừa để cho ăn rặp, vừa lấy sức mạnh. Cổ thơ có câu:“Ghe bầu dọn dẹp kéo neo,
Mấy chú bạn chèo bắt cái hò khoan”.
Nghĩa bóng là chỉ cho sự khoe khoang tự đắc. Ý chỉ cho những người làm việc theo Pháp hay vênh vang tự đắc (ta đây). Nhưng khi bị tủi hổ hết khoe khoang lớn lối.
TIÊN BANG: Nước Tiên. Dân tộc chúng ta trước kia con Vua Lạc Long và Bà Âu Cơ “Dòng giống Tiên Rồng”. Nên Đức Thầy từng nói:
“Giống nòi thiệt cốt rồng tiên,
Mà nay lạc mất gương hiền nơi đâu”.
Và câu:
Mấy chú bạn chèo bắt cái hò khoan”.
Nghĩa bóng là chỉ cho sự khoe khoang tự đắc. Ý chỉ cho những người làm việc theo Pháp hay vênh vang tự đắc (ta đây). Nhưng khi bị tủi hổ hết khoe khoang lớn lối.
TIÊN BANG: Nước Tiên. Dân tộc chúng ta trước kia con Vua Lạc Long và Bà Âu Cơ “Dòng giống Tiên Rồng”. Nên Đức Thầy từng nói:
“Giống nòi thiệt cốt rồng tiên,
Mà nay lạc mất gương hiền nơi đâu”.
Và câu:
“Cũng gốc người Thượng Đế xuống trần.
Quày đầu nghe tiếng chuông ngân,
Trở về nơi cũ cho gần Phật Tiên”.
· Chớ đâu có giống ngỗ-ngang hung-sùng.
· Mặc tình bá-tánh có dùng,
· 154.-Ai muốn nghe Khùng chép lấy mà coi.
· Lấy tâm lấy trí xét-soi,
· 156.-Thầy đi dạy Bắc thử coi lẽ nào ?
· Thôi thôi dân chớ hùng-hào,
· 158.-Khùng từ bổn-đạo tẩu đào Bắc-đô.
·
· Hòa-Hảo, lối tháng 2/Canh-Thìn (1940).
· (Chép theo bản chánh do ông Nguyễn-Chi-Diệp giữ)
Đây là đoạn kết của bài “Dặn Dò Bổn Đạo”, Đức Thầy luôn nhắc khuyên cho mọi người nhớ lại, dân tộc Việt Nam ta trước kia là dòng giống Tiên Rồng. Con người rất hiền lương đức hạnh, chớ đâu có ngỗ ngang hung ác như bây giờ. Nay chúng ta nỡ nào đánh mất điều tốt đẹp hiền lành ấy mà hãy nhớ lại để trở về với quê xưa cội cũ của chính mình. Ngài cũng ân cần khuyên nhắc một lần nữa, nếu ai thấy lợi ích trong quyển giảng nầy thì hãy chép mà xem coi học hỏi để thi hành theo, bằng không tùy ý. Phần Ngài hiện giờ phải đến miền Bắc, tức vùng Thủ Đô Hà Nội để giáo hóa nhân sanh.
Quày đầu nghe tiếng chuông ngân,
Trở về nơi cũ cho gần Phật Tiên”.
CHÁNH VĂN (151-158)
· 151.-Dân ta dòng giống Tiên-bang,· Chớ đâu có giống ngỗ-ngang hung-sùng.
· Mặc tình bá-tánh có dùng,
· 154.-Ai muốn nghe Khùng chép lấy mà coi.
· Lấy tâm lấy trí xét-soi,
· 156.-Thầy đi dạy Bắc thử coi lẽ nào ?
· Thôi thôi dân chớ hùng-hào,
· 158.-Khùng từ bổn-đạo tẩu đào Bắc-đô.
·
· Hòa-Hảo, lối tháng 2/Canh-Thìn (1940).
· (Chép theo bản chánh do ông Nguyễn-Chi-Diệp giữ)
LƯỢC GIẢI
(Từ câu 151 đến câu 158)Đây là đoạn kết của bài “Dặn Dò Bổn Đạo”, Đức Thầy luôn nhắc khuyên cho mọi người nhớ lại, dân tộc Việt Nam ta trước kia là dòng giống Tiên Rồng. Con người rất hiền lương đức hạnh, chớ đâu có ngỗ ngang hung ác như bây giờ. Nay chúng ta nỡ nào đánh mất điều tốt đẹp hiền lành ấy mà hãy nhớ lại để trở về với quê xưa cội cũ của chính mình. Ngài cũng ân cần khuyên nhắc một lần nữa, nếu ai thấy lợi ích trong quyển giảng nầy thì hãy chép mà xem coi học hỏi để thi hành theo, bằng không tùy ý. Phần Ngài hiện giờ phải đến miền Bắc, tức vùng Thủ Đô Hà Nội để giáo hóa nhân sanh.