Đức Thầy
Về Miền Tây
Và Thọ Nạn
(Đốc Vàng)
A. Diễn Biến Đức Thầy Lâm Nạn
Ngày 17-2-47, Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt toàn quốc gọi tắt Mặt Trận toàn quốc ra đời (2) tại Nam Kinh (Trung Hoa) sau khi vài nhân viên trong Mặt Trận Quốc gia Liên hiệp liên lạc với các đoàn thể bên ngoài như: Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội (Nguyễn hải Thần), Việt Nam Quốc dân Đảng (Nguyễn tường Tam).
(1). Chi đội 30 gồm có 3 Đại đội:
- Ông Trần tín Nghĩa chỉ huy Đ Đ.1,
- ông Ngô trung Hưng tức Lâm thế Xương chỉ huy ĐĐ.2,
- ông Lê hoài Nam chỉ huy ĐĐ.3,
- ông Lê phát Khuynh là Tham mưu của ĐĐ.3
- Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội.
- Việt Nam Quốc Dân Đảng.
- Viết Nam Dân chủ Xã hội Đảng.
- Việt Nam Quốc gia Thanh niên Đoàn.
- Cao Đài.
- Đoàn thể dân chúng.
- Liên đoàn Công chức.
Ngày 5-4-47 (14-2 nhuần) vào lúc 2 giờ chiều, Đức Thầy đi từ giã anh em trong Chi đội 4 và 25. Đến 5 giờ chiều, Đức Thầy di hành về miền Tây. Vào lúc 1 giờ khuya đêm đó, Đức Thầy đến trạm gác của Chi đội 18 (VM). Nhờ dịp nầy, 3 chiếc ghe, trong đó có một chiếc của Bà Xã Được, được trả tự do sau khi bị bắt giữ mấy hôm. Đến 6 giờ sáng, đoàn binh đến “Gãy” (Kinh Gãy).
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 6-4-47, Đức Thầy đến chợ Tháp Mười, 1 giờ trưa Ngài đến chợ Cái Bèo, 2 giờ chiều đến Ba Sao, 5 giờ chiều đến vàm Kinh Phong Mỹ, 3 giờ rưỡi khuya đến ngọn Ba Răng, Đức Thầy lên nhà nghỉ và sai liên lạc cho Chi đội 30 hay.
Thế là, để cứu vãn tình thế, Đức Thầy đã từ Chiến khu 7 (miền Đông) trở về Chiến khu 9 (miền Tây) vì ban hòa giải gồm có ông Hoàng Du Khương (VM), Linh mục Nguyễn bá Luật (Công giáo), ông Mai văn Dậu (HH) đã trở thành vô hiệu.
Đức Thầy đặt Văn phòng gần ngọn Rạch Ba Răng, thôn Phú Thành (Long Xuyên) tại nhà ông Bí thơ Ban chấp hành thôn nầy, nghĩa là kế cận Chi đội 30 Vệ quốc Đoàn Việt Nam do ông Nguyễn giác Ngộ chỉ huy và Bộ đội lưu động số 2 do ông Trần văn Soái chỉ huy.
Cách mấy bữa sau, Đức Thầy có được Thư Mời dự hội nghị của Trần văn Nguyên, đặc phái viên kiêm Thanh tra Chánh trị miền Tây Nam bộ. Đức Thầy nhận lời. Thế là ngày 15-4-47 (24 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi) lối 7 giờ sáng, Đức Thầy xuống ghe đi với 3 người chèo, 4 tự vệ quân, ông Đại đội Trưởng Đại đội 2, Chi đội 30 và ông Huỳnh hữu Thiện (Thơ ký Văn phòng Đức Thầy). Kể luôn Đức Thầy thì trong ghe có tất cả 10 người, võ trang 4 Mi-trây-dết, 3 súng lục.
Lối 8 giờ sáng, ghe tới chợ Ba Răng, Trần văn Nguyên xuống bến chợ đón rước Đức Thầy. Mười lăm phút sau, Đức Thầy đứng lên diễn thuyết tại chợ nầy. Trước một số thính giả khá đông, Ngài kêu gọi hai bên VM và Dân xã nên gát bỏ thù hiềm cá nhân để chung lo vận mạng của nước nhà. Trần văn Nguyên đứng lên nối lời Đức Thầy và cũng kêu gọi đoàn kết.
Bữa ấy, Đức Thầy dùng cơm trưa với Trần văn Nguyên trong một căn phố gần đó. Lối 12 giờ trưa, Trần Văn Nguyên và một người Thơ ký xuống ghe đi chung với Đức Thầy đến Văn phòng Ủy ban Hành chánh tỉnh Long Xuyên đóng tại ngọn rạch Đốc Vàng Hạ (thôn Tân Phú).
Tại đây, Đức Thầy và Trần văn Nguyên có thảo ra nhiều tờ Hiệu triệu kêu gọi hai bên đừng xô xát nhau và bố cáo cho dân chúng biết rằng hiện giờ các vị chỉ huy cao cấp hai bên đang bắt tay nhau lo việc hòa giải.
Sau khi dùng cơm chiều tại đây xong, Đức Thầy xuống ghe lại nhà của một tín đồ ở gần đó chừng 300 thước để nghỉ.
Bữa sau, nghĩa là ngày 14-4-1947 (25 tháng Hai nhuần năm Đinh Hợi), lối 7 giờ sáng, Đức Thầy trở lại chỗ cũ hội đàm với Trần văn Nguyên và giàn xếp nhiều vụ xung đột. Ông Ngô trung Hưng Đại đội Trưởng Đại đội 2/30 và một nhân viên của Trần văn Nguyên được phái đi các thôn trong tỉnh Long Xuyên để hòa giải đôi bên.
Sau khi dùng cơm trưa tại đây xong, Đức Thầy xuống ghe nghỉ. Ông Huỳnh hữu Thiện vẫn còn ở trên Văn phòng với Trần văn Nguyên. Vào khoảng 12 giờ trưa, Đại đội 66 chi đội 22 do Bửu Vinh chỉ huy kéo binh kích xung quanh Văn phòng và trao cho ông Thiện một bức thơ gởi Đức Thầy yêu cầu Ngài cho yết kiến. Xem thơ xong, Đức Thầy bước lên Văn phòng (ở trọn trong vòng binh của Bửu Vinh), bốn tự vệ quân của Đức Thầy cầm súng đứng bốn góc Văn phòng.
Khi hầu chuyện với Đức Thầy, Bửu Vinh có một cử chỉ rõ rệt cừu thị. Mãi đến 3 giờ chiều, Bửu Vinh đưa ra một Bản phúc trình báo cáo rằng ở Lấp Vò, Vàm Cống (Long Xuyên) Dân Xã giết VM nhiều lắm nên y yêu cầu Đức Thầy đến tận nơi giàn xếp, Đức Thầy trả lời: “Để rồi tôi sẽ phái người đến đó!” Bửu Vinh nhứt quyết buộc Đức Thầy phải đi.
Đến đây cuộc bàn cãi trở nên sôi nổi, mạc dù biết mình đang ở trong vòng vây, Đức Thầy cũng không tỏ vẻ khiếp đảm. Trái lại, Ngài biện luận hùng hồn làm cho đối phương nhiều phen im lặng.
Sau rốt, Bửu Vinh cũng nhứt định yêu cầu Đức Thầy phải đi. Thấy thế, Đức Thầy ưng thuận đi nhưng với điều kiện là Bửu Vinh phải cùng đi với Đức Thầy. Bửu Vinh từ khước và trả lời:" Nếu một nhân viên cao cấp của chánh phủ đi với những người trong đoàn thể Hòa Hảo thì cần phải có một bộ đội Vệ quốc đoàn võ trang theo ủng hộ".
Đức Thầy trả lời với một giọng đanh thép:"Nếu quý ông nói vậy, tại sao tôi có một ít người, không Bộ đội ủng hộ mà dám đi vào sào huyệt của mấy ông? Như thế thì quý ông không thành thật."
Bửu Vinh trả lời không được nên chịu đi và mời Đức Thầy tới Văn phòng của y rồi sẽ đi luôn thể, Đức Thầy hứa chịu. Bửu Vinh rút binh ra đóng căn cứ phiá ngoài vàm.
Liền khi đó, Trần văn Nguyên trao cho Đức Thầy một mảnh giấy và nói rằng:”Tôi vừa tiếp được tin điện (?) của Ủy ban Hành chánh Nam bộ gởi xuống mời ông và tôi lập tức trở về miền Đông dự phiên nhóm bất thường”. Sau khi xem, Đức Thầy nói:”Tôi không thể trở về miền Đông dự phiên nhóm nầy vì cần phải ở lại đây giải quyết cho ổn thoả những vụ xung đột”. Trần văn Nguyên cho biết y phải đi 6 giờ chiều ngày đó mới kịp thì giờ.
Trời sẫm tối, Trần văn Nguyên từ giã Đức Thầy, y lời hẹn, Đức Thầy xuống ghe ra Văn phòng Bửu Vinh, có một liên lạc của Ủy ban Hành chánh dẫn đường.
Trời tối như mực. Đi một đỗi xa xa, bỗng trên bờ có tiếng la:”Ghe ai đó? Tại sao giờ nầy đã thiết quân luật mà còn dám đi?”.
- Đi ra Văn phòng ông Bửu Vinh, người liên lạc trả lời.
- Ghe ghé lại! một tiếng khác tiếp theo.
Đèn chóa rọi xuống ghe và có người ra lịnh trình giấy tờ. Ông Thiện lật đật chạy lên cho coi giấy. Thì ra người hỏi đó là Bửu Vinh. Y hỏi ông Thiện:" Ông Ủy viên Đặc biệt có dưới ghe không?
- " Có!” Đức Thầy ở dưới ghe vội vã trả lời.
Bửu Vinh mời Đức Thầy lên Văn phòng, Ngài liền đi với bốn tự vệ quân.
Văn phòng nầy đặt trong một ngôi nhà ngói, Đức Thầy ngồi bàn giữa tiếp chuyện với Bửu Vinh, còn bốn tự vệ quân thì cầm súng đứng hai bên cửa, cách Đức Thầy một thước tây.
Mười phút sau, lối 7 giờ rưỡi tối, bọn VM ở ngoài đi vô 8 người chia ra cặp nách bốn tự vệ quân của Đức Thầy và đâm chết ba người, người thứ tư, anh Phan văn Tỷ tức Mười Tỷ nhờ võ giỏi và trí lanh nên thoát khỏi, chạy ra ngoài có bắn một loạt Mi-trây-dết. Lúc anh Mười Tỷ né khỏi mũi dao găm của một trong hai chiến sĩ VM cặp nách anh thì người chiến sĩ kia bị đồng chí của mình đâm trúng té quị. Vừa lúc đó thì Đức Thầy từ trước đến giờ vẫn bình tĩnh, lẹ làng thổi tắt cái đèn. Trong văn phòng tối thui, không ai biết Đức Thầy đi đâu cả…!
Tiếng súng nổ dữ dội…Ông Thiện nhảy xuống rạch tẩu thoát. Ba anh chèo ghe chạy trước về báo tin cho các tướng lãnh hay.
Tiếng tù và nổi dậy liên hồi, làm chấn động một góc trời Tây! Đoàn dân quân cương quyết đi báo thù. Nhưng vào lúc 12 giờ khuya, một người tín đồ PGHH ở gần chỗ xảy ra cuộc bạo hành, chạy ngựa mang đến Phú Thành một bức thơ chính của Đức Thầy trao tận tay ông ta.
Bức thơ ấy như vầy:
Ông Trần văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ.
Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh bỗng có sự biến cố xảy ra tôi với ông Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra; trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay là mưu sát thì các ông đừng tin và đừng náo động.
Sáng ngày tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.
Phải triệt để tuân lịnh.
Ngày 16-4-1947 9 giờ đêm.
(có ký tên)
Vì bởi có lịnh của Đức Thầy nên anh em sĩ binh Dân Xã cùng Ban chỉ huy các Bộ đội phải triệt để tuân hành. Thế là từ ngày 16-4-47 đến nay không ai biết Đức Thầy lưu trú hà phương.
Trong khoảng thời gian ấy, nhiều tin trái ngược đã được đưa ra. Đối phương thì nói Ngài đã bị VM làm hại, anh em tín đồ thì tin chắc rằng Ngài đã thoát thân một cách dễ dàng như kỳ trước (đêm 9-9-1945 tại Sài Gòn) và một ngày kia Ngài sẽ về, về để làm chấn động một góc trời Nam, về để cho thế giới hoàn cầu biết rằng ở nước Việt Nam nầy có một vị anh hùng vô địch mà cũng là một vị Giáo chủ vô song, về để thực hành câu “Khắp bốn biển liên dây Hòa Hảo”…
Ngày giờ ấy chẳng xa. Và cái gì phải đến thì nó sẽ đến.
B.Nhận Định Khách Quan
Tại sao anh em tín đồ tin tưởng như thế?Đó là vì:
“Rán nghe lời dạy của Thầy,
Để chừng đến việc kiếm Thầy không ra.”
Và:
“Tu kíp kíp nếu không quá trễ,
Chừng đối đầu khó kiếm Điên Khùng."
Bốn khoản trên đây chứng minh một cách hùng biện rằng Đức Thầy biết trước những nạn tai mà Ngài sắp phải gánh vác.
Suy luận như thế, chúng tôi tự hỏi vì sao Đức Thầy vắng mặt? Theo chúng tôi tin tưởng thì sở dĩ Đức Thầy vắng mặt là vì:
Đã biết rằng Đức Thầy là một “Đấng anh hùng dựng nên thời thế” có lãnh sứ mạng Ngọc Đế và của Phật Tổ, chúng tôi tin chắc rằng Ngài thế nào cũng sẽ về, vì nếu Ngài không về thì:
Để chấm dứt, chúng tôi xin lấy thái độ khách quan mà chép y nguyên văn bài dưới đây của ông X.M. đã đăng trong báo Phục Hưng ngày 16-4-1949 nghĩa là đúng ngày lễ Kỷ niệm Đệ nhị chu niên ngày Đức Thầy thọ nạn tại Đốc Vàng (kể theo dương lịch). Bài ấy như vầy:
Đức Huỳnh Giáo Chủ vẫn còn sống!!
(Báo PHỤC HƯNG ngày 16-4-1949 dl)
Ngay sau cái đêm mà Giáo Chủ họ Huỳnh bị Bửu Vinh, Ủy viên quân sự VM tỉnh Long Xuyên âm mưu bắt ở Văn phòng Đại đội của y trên tả ngạn một con rạch ăn sâu vào làng Tân Phú thì cả một vùng chung quanh sôi nổi như muôn lượn sóng ba đào giữa cơn phong ba bão táp. Bởi thế Bửu Vinh lo sợ một cuộc phản công của các tín đồ và Bộ đội Hòa hảo.
Trong óc con nhà quân sự ấy nảy ra một ý kiến quá khích: Thủ tiêu!
Nhưng bên cạnh viên tướng nóng nảy ấy lại còn một người khác, mềm dẽo và sâu độc. Người ấy là Giáo sư Trần văn Nguyên lúc ấy giữ chức Thanh tra chánh trị VM ở miền Tây. Nguyên nhứt định phải đem ông Huỳnh về Nam bộ, để chờ sự quyết định ở đây. Bửu Vinh cự tuyệt quyết liệt, bảo rằng đó là thuộc quyền hạn địa phương, nhứt là cuộc rối rắm xảy ra ở địa phương y. Cuộc tranh luận trở nên gay go.
Trần văn Nguyên lớn tiếng:
- Đồng chí không có quyền xử đoán một Ủy viên Đặc biệt của Nam bộ trong khi đồng chí chỉ là Ủy viên Tỉnh!
- Cái đó thuộc về một việc xảy ra ở địa phương tôi, vả lại tình thế đang nguy ngập.
Rốt cuộc, Trần văn Nguyên phải nhượng bộ vì trong tay không có binh lực. Nguyên đổ trách nhiệm:
- Có chuyện gì sau nầy với Nam bộ, trách nhiệm về đồng chí hết!
Bửu Vinh đã sợ Hòa Hảo, lại háo thắng, nhứt định tối bữa sau đem xử hình Giáo chủ họ Huỳnh.
Bửu Vinh lại còn nỗi lo sợ bị cướp pháp tràng nên y tính sẽ xử bí mật vào ban đêm. Một cái hố đã đào sẵn lại còn một điều nữa là Bửu Vinh không muốn tự mình thi hành thủ đoạn ấy hay là có mặt ở giờ phút ấy, có lẽ là vì sự cảm thấy thẹn thùng và xấu hổ (dù sao y cũng là người có chút trí thức!) vì những hành vi quảng đại ngay thẳng của ông Huỳnh Phú Sổ đối với y.
Thế là tối ấy, ba kẻ tâm phúc của Bửu Vinh được lịnh dẫn ông Huỳnh đi hành hình.
“Đến pháp tràng, ba người nầy (đao phủ) tuốt kiếm sửa soạn ra tay thì Huỳnh Giáo Chủ nghiêm nét mặt khoát tay nói:"Mấy anh em hãy để tôi nói đôi lời".
"Nói đi.
"Ông Huỳnh nói thao thao bất tuyệt một lúc lâu với giọng điệu chẩm rải và rõ rệt, lời lẽ dễ hiểu, giản dị,
"Không thể nhắc lại được những lời nói ấy của ông. Nhưng chỉ biết rằng trong khi ông nói, ba tên đao phủ nhìn nhau, rồi lâu lâu thở dài, dần dần cúi đầu xuống. Những nét hung ác trên mặt chúng lần biến đi, thanh kiếm rời khỏi bàn tay hoen máu của chúng. Chúng trở nên hiền lành như ba con chiên nhỏ.
"Những lời của đạo đức, những câu chơn lý của sự thật, đã cảm hóa được ba con người. Chỉ nội trong mười phút đồng hồ mà ba tên đao phủ biến thành ba tín đồ của người mà chúng sắp xử.
"Nói vừa đoạn, Giáo chủ họ Huỳnh hỏi chúng:
"- Bây giờ ta nói đã xong, các anh cứ phận sự thi hành đi…
"Câu nói ấy rơi bất thần vào óc ba tên đao phủ giữa lúc lòng đã mềm vì những lời bác ái, lòng đã trắng vì những sự thật làm cho chúng trở nên kinh ngạc đến ngây ngô.
"Chúng không còn can đảm cầm đến thanh kiếm nữa. Chúng nhìn nhau và nhìn vị giáo chủ ngại ngùng. Một tên ấp úng nói:
"- Thưa ông Tư! Chúng tôi hiểu rồi. Xin ông Tư đi đi. Đi ngay bây giờ!
"- Thế còn nghĩa vụ và trách nhiệm của các anh?
"- Không sao. Ông Tư cứ đi. Chúng tôi sẽ tính được. Chúng tôi hiểu ông nhiều rồi và tay chúng tôi không còn gân sức đâu để giết ông. Ông hãy đi cho thoát và độ trì cho ba chúng tôi.
"- Các anh nói thiệt à!
"- Thửa lòng chúng tôi lúc nầy có biết nói dối là gì đâu?
"Thế là vị Giáo Chủ họ Huỳnh lại khoan thai lên đường đi hút lẫn trong bóng tối.
“Và cũng đêm ấy, tại chỗ ấy có một người bị chặt làm ba, liệng xuống hố vùi đất lên".
Và ba tên đao phủ lạ lùng vẫn về phúc bẫm với Bửu Vinh rằng phận sự chúng đã làm xong.
Trong khi ấy, ông Huỳnh lần trong bóng tối mà thất thểu đi, thỉnh thoảng dừng lại dừng lại, đau lòng nhìn mấy bàn thông thiên thờ Phật Trời vừa bị lật tung lên, nằm chơi vơi lỏng chỏng giữa hoang vu vắng vẻ.
Vài bữa sau, quả nhiên có lịnh ở Nam bộ về đòi Bửu Vinh phải đem trả Ủy viên Đặc biệt Huỳnh phú Sổ về Tháp Mười.
Lúc nầy thì kẻ thắng lý là Trần Văn Nguyên. Còn Bửu Vinh thì chỉ còn cách kiếm thế đổ thừa cho tình thế khẩn bách không thể làm hơn.
Tuy nhiên, ít lâu sau, các báo ở bưng cũng như ở thành đều có đăng một cảnh Tòa án và pháp tràng xử án ông Huỳnh với tất cả những chi tiết như lúc tuyên án, nét mặt của ông Huỳnh, vài giọt nước mắt trước đoạn đầu đài…
Các báo bày vẻ khéo léo làm cho kẻ nhẹ dạ và không biết chuyện cứ yên trí nhắm mắt mà tin. Ai có biết đâu đó chỉ là tiểu thuyết.
Và ai có biết đâu giữa lúc người ta tả cái chết của chính mình, tại một cái lều nhỏ cô đơn giữa rừng kia, vị Giáo chủ họ Huỳnh bằng da bằng thịt vẫn an nhiên sống như chúng ta đang sống giữa cảnh trời đất nước mây bao la trùng điệp, và mỉm cười trước thế sự đảo xoay mà chờ, chờ một ngày kia, cuốn thiên thơ đến trang xuất đầu lộ diện là ông lại trở lại giữa đám đông người.
Lúc ấy sẽ có những cặp mắt kinh ngạc, sẽ có những trái tim thán phục và chắc cũng có những chiếc mặt nạ rơi!