MẶC TÌNH AI
Bá gia mặn lạt mặc tình ai,
Đạo-lý tầm đâu chẳng thấy rày.
Chỉ thấy hình trơ thân xác trọi,
Ai người tâm đạo nghĩ càng hay;
Ai người thích đạo thấy chàng ray.
***
Thầm thầm tối tối gẫm ai hay,
Mặc sức dương-trần chữ đắng cay.
Có báu thì ta dành của báu,
Ai tầm cho giỏi mới được hay.
***
Lo lo liệu liệu chịu tiếng trần,
Có một hội nầy rán lập thân.
Chớ để trễ chầy rèn chẳng kịp,
Khuyên ai khuya sớm rán chuyên cần.
Hòa-Hảo, tháng 6 năm Kỷ-Mão.
XUẤT XỨ
Khoảng hạ tuần tháng 5 năm Kỷ Mão (1939) Đức Giáo Chủ mới khai Đạo độ đời; bây giờ có nhiều người ở chung quanh thấy Ngài còn nhỏ tuổi mà đứng ra làm công việc lớn lao, vừa thuyết giảng viết kinh, vừa trị bịnh độ đời, nên họ đâm ra ghét ghen đố kỵ, tìm đủ lời chê bai châm chích.Bao tiếng thị phi ấy lúc nào Đức Giáo Chủ cũng gát để ngoài tai, ung dung tự tại chỉ một lòng lo độ tận nhơn sanh.
Hôm ấy Ngài vừa sáng tác vừa ngâm lên ba bài thi với nhan đề “Mặc Tình Ai”.
CHỦ ĐÍCH
Ngài khuyên bá tánh vạn dân hãy kiên nhẫn tu hành và lo rèn chí lập thân. Vì chỉ có thời gian độc nhất nầy rất thuận lợi cho chúng ta tu thân hành đạo để sau nầy được toại hưởng điều quý báu.LƯỢC GIẢI
Lúc Đức Thầy mở cơ phổ hóa có nhiều người bàn ra tán vào, nhạo chê đủ cách, nhưng lòng Ngài không màng kể. Bởi họ chỉ đứng xa bên ngoài nhìn vào sự tướng, nên thấy Ngài chỉ là một thanh niên ít học như bao nhiêu thường dân khác. Chỉ có những người tâm đạo mới nhận ra Ngài đã đầy lòng từ bi độ chúng và càng nghĩ càng thấy cái đạo rất cao thâm mầu diệu. Còn những kẻ không thích Đạo (bỏ đạo) họ xem cái đạo như là một chướng ngại vật (chàng ray) cản trở bước tiến của họ, thảo nào họ chẳng bình bình phẩm phiến diện.CHÚ THÍCH
BÁ GIA: Trăm nhà, ý chỉ chung tất cả dân chúng.“Nhứt gia hữu sự, bá gia ưu”. (Tục ngữ)
MẶN LẠT: Vị mặn và vị lạt. Nghĩa bóng là chê khen, thương ghét; kẻ nói vầy người nói khác. Đức Thầy có câu:
“Mặc tình ai nói thiệt hơn,
Thấp cao tai tiếng làm ơn cho đời”.
(Để chơn đất Bắc)
MẶC TÌNH: Mặc kệ, tùy ý ai nói sao thì nói, chê khen gì cũng mặc:
“Kể chi miệng mối lưỡi lằn,
Mặc tình thế sự kêu thằng hay ông”.
(Cây Đuốc Huệ)
TÂM ĐẠO: Trong lòng hàm chứa những điều đạo đức tốt lành, hợp với đạo lý. Ví dụ: Người có tâm đạo:
“Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy”.
(Từ giã Bổn đạo khắp nơi)
THÍCH ĐẠO: Bỏ đạo, không ưa đạo. Do câu: “Chánh kỷ dĩ giáo nhơn giả thuận, thích kỷ dĩ giáo nhơn giả nghịch”.(Có nghĩa: Biết tu sửa cho mình được chánh đúng với đạo rồi đem dạy đời, ấy là thuận vậy. Bằng bỏ mình không lo tu hành, đi dạy đời là lẽ nghịch vậy).
CHÀNG RAY: Chàng ràng cản trở như vật chướng ngại. Ý nói người thích đạo (bỏ đạo) thì họ coi cái đạo là một chướng ngại vật đối với họ.
CHÁNH VĂN
(Từ câu 6 đến câu 9)6.- “Thầm thầm tối tối gẫm ai hay,
Mặc sức dương trần chữ đắng cay.
Có báu thì ta gìn của báu,
9.- Ai tầm cho giỏi mới được hay”.
LƯỢC GIẢI
Sống dưới thời Pháp thuộc họ đối với các Đạo giáo quá gắt gao nên Đức Giáo Chủ dạy các môn đồ phương cách tu hành phải âm thầm kín đáo không nên phô trương hình thức và dù cho người đời có chê bai gièm siễm cũng mặc: “Mặc tình ai nói thiệt hơn,Thấp cao tai tiếng làm ơn cho đời”.
(Để chơn đất Bắc)
Mỗi hành giả phải xét biết cái đạo quí giá vô cùng, vàng ngọc cũng không sánh được. Cũng như chỉ có chơn tâm mới là trường tồn vĩnh cửu. Vậy mỗi người phải nên theo dõi mà gìn giữ tu sửa, tất tương lai sẽ đạt thành đạo quả.
CHÚ THÍCH
THẦM THẦM TỐI TỐI: Thầm là ngầm; tối là kín đáo, không phô trương cổ võ bằng hình thức bên ngoài. Giảng xưa có câu:“Niệm Phật thì niệm âm thầm,
Niệm lớn nhiều kẻ giận bầm lá gan”.
(Kim Cổ Kỳ Quan)
Đức Thầy thường cho biết:
“Dân tình xài xể dập bầm,
Nào hay ta đã thương ngầm sanh linh.
Xác trần ta mở oai linh,
Đạo mầu truyền pháp thình lình không hay”.
DƯƠNG TRẦN: Dương là cõi đời, ý chỉ mọi người trong thế gian.
CHỮ ĐẮNG CAY: Lời lẽ chê bai châm chít. Thời gian Đức Giáo Chủ mới khai Đạo, có nhiều người dùng đủ lời đắng cay nặng nhẹ, gièm siễm chê bai, nhưng Ngài vẫn nhẫn nhịn, miễn sao được số người giác tỉnh tu hành là an lòng:
“Cay đắng siễm gièm thân lão chịu,
Miễn đời thạnh trị hết cuồng ngông”.
Hoặc là:
“Thấy ta lại nói cay nói đắng,
Đắng với cay ta cũng chẳng màng”.
(Giác mê Tâm kệ, Q.4)
CỦA BÁU: Trong đời có hai vật quí báu: Một ở thế gian là vàng bạc ngọc ngà châu báu tiền của, hai xuất thế gian thì có đạo tâm và Phật tánh…
Của báu ở đây Đức Thầy ám chỉ cho đạo tâm và Phật tánh của mỗi người. Hành giả phải dùng trí đạo mà gìn giữ không để mất. Bởi lẽ vàng bạc của cải bị mất ta có thể tạo ra được, còn tâm tánh bị mất đi rồi muôn kiếp khó tìm, vì phải luân hồi sanh tử.
“Luân hồi sáu nẻo khôn lần bước ra”.
(Cho Ô. Cò tàu Hảo)
CHÁNH VĂN
10.- “Lo lo liệu liệu chịu tiếng trần,
Có một hội nầy rán lập thân.
Chớ để trễ chầy rèn chẳng kịp,
13.- Khuyên ai khuya sớm rán chuyên cần”.
Có một hội nầy rán lập thân.
Chớ để trễ chầy rèn chẳng kịp,
13.- Khuyên ai khuya sớm rán chuyên cần”.
LƯỢC GIẢI
Lòng Đức Giáo Chủ lúc nào cũng lo tìm cách giác tỉnh người đời sớm tỉnh ngộ quày đầu hướng thiện, dù ai có chê bai gièm siễm cũng mặc. Ngài kêu gọi khắp vạn dân hãy lo lập thân hành đạo, vì chỉ có cơ hội nầy là duy nhứt. Nếu ta không tinh tấn tu hành ắt phải huốt đi cơ hội may mắn , Đức Thầy thường thúc giục:
“Tu kíp kíp nếu không quá trễ,
Chừng đối đầu khó kiếm Điên Khùng”.
(Kệ Dân, Q.2)
“Bạch trinh giữ lấy nghĩa nhân,
Muốn về cõi Phật lập thân cõi trần”.
TRỄ CHẦY: Chậm muộn chần chờ giải đãi, không kịp với thời gian cơ hội, Đức Thầy luôn kêu gọi:
“Mau thức tỉnh tu thân kẻo trễ,
Đến tội rồi mới hối muộn màng”.
KHUYA SỚM: Cũng gọi là sớm khuya. Khuya là từ 3 giờ tới 6 giờ sáng, sớm là từ 6 giờ tới 8 hay 9 giờ tối hoặc 20 hay 21 giờ. Cũng có nghĩa là sáng và chiều, hoặc ngày và đêm.
Chữ sớm khuya ở đây là chỉ cho hai thời lễ bái và niệm Phật của mỗi tín đồ PGHH.
Đức Giáo Chủ từng dạy:
“Gắng công trì niệm sớm khuya”.(Kh/thiện, Q.5)
Hay là:
“Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu,
Thì sẽ được tòa chương dựa kế”.(Giác Mê, Q.4)
CẦN CHUYÊN: Cần là siêng năng không biếng trễ hay trù trừ lần lựa. Chuyên là chuyên nhứt làm một việc. Ví dụ: Chuyên nghiên cứu kinh sách, chuyên làm việc xã hội, chuyên tâm hành Đạo. Vậy cần chuyên là siêng năng và nhứt tâm thi hành một việc mà lòng mình đã quyết định. Đức Thầy từng dạy”
“Sớm khuya bá tánh cần chuyên,
Nghe lời dạy bảo cảnh Tiên dựa kề”.
(Để chơn đất Bắc)
“Tu kíp kíp nếu không quá trễ,
Chừng đối đầu khó kiếm Điên Khùng”.
(Kệ Dân, Q.2)
CHÚ THÍCH
LẬP THÂN: Tự lập thân mình. Đã mang thân con người thì phải lo tu tập cho nên danh phận với đời. Sách Thánh có câu: “Lập thân hành đạo dương danh ư hậu thế dĩ hiển kỳ phụ mẫu hiếu chi chung giả”. Đức Thầy luôn nhắc nhở môn đồ:“Bạch trinh giữ lấy nghĩa nhân,
Muốn về cõi Phật lập thân cõi trần”.
TRỄ CHẦY: Chậm muộn chần chờ giải đãi, không kịp với thời gian cơ hội, Đức Thầy luôn kêu gọi:
“Mau thức tỉnh tu thân kẻo trễ,
Đến tội rồi mới hối muộn màng”.
KHUYA SỚM: Cũng gọi là sớm khuya. Khuya là từ 3 giờ tới 6 giờ sáng, sớm là từ 6 giờ tới 8 hay 9 giờ tối hoặc 20 hay 21 giờ. Cũng có nghĩa là sáng và chiều, hoặc ngày và đêm.
Chữ sớm khuya ở đây là chỉ cho hai thời lễ bái và niệm Phật của mỗi tín đồ PGHH.
Đức Giáo Chủ từng dạy:
“Gắng công trì niệm sớm khuya”.(Kh/thiện, Q.5)
Hay là:
“Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu,
Thì sẽ được tòa chương dựa kế”.(Giác Mê, Q.4)
CẦN CHUYÊN: Cần là siêng năng không biếng trễ hay trù trừ lần lựa. Chuyên là chuyên nhứt làm một việc. Ví dụ: Chuyên nghiên cứu kinh sách, chuyên làm việc xã hội, chuyên tâm hành Đạo. Vậy cần chuyên là siêng năng và nhứt tâm thi hành một việc mà lòng mình đã quyết định. Đức Thầy từng dạy”
“Sớm khuya bá tánh cần chuyên,
Nghe lời dạy bảo cảnh Tiên dựa kề”.
(Để chơn đất Bắc)
Đăng nhận xét