Sơ Giải Về Tứ Diệu Đề - GIÁC NGỘ TÙY DUYÊN
LGWfrYbsCGvENWA8TkfRMZ7fj7Z9WPOVhLeg8glK
Bookmark

Credit

Sơ Giải Về Tứ Diệu Đề

Sơ Giải Về Tứ Diệu Đề

SƠ GIẢI VỀ TỨ DIỆU-ĐỀ

1/- Khổ đề: Gồm các sự khổ trong đời.
2/- Tập đề: Gồm có các tập-nhơn sanh ra quả-khổ.
3/- Đạo đề: Gồm có tám đường chánh.
4/- Diệt đề: Phương-pháp diệt khổ, hưởng quả Niết-Bàn.

SƠ GIẢI:

A) Khổ đề: 

Đức Phật nói rằng tất cả chúng-sanh trong cõi trần nầy chịu muôn ngàn đều khổ não, kể chẳng xiết, nhưng có thể tóm tắt lại làm tám điều, vì trong tám điều khổ ấy nó có thể nảy ra muôn ngàn sự khổ-não kia.

1/- Sự sanh khổ

– Vì linh-hồn chưa được hoàn-toàn tròn đạo hạnh mà đắc quả vị nên còn phải đầu thai làm con người thế-gian. Khi nhập vào thai trong bụng người đàn-bà thì phải chịu sự tối-tăm tồi-túng, chẳng thấy trời trăng. Bị bao-bọc ràng-rịt, thai nhi bị sự nuôi dưỡng bằng tinh-huyết của mẹ, lúc mẹ đau ốm thì thai nhi yếu-ớt; lúc mẹ làm-lụng mệt-nhọc, thai-nhi chẳng yên; lúc mẹ đói cơm, thai nhi dường như cái túi bị treo chẳng vững; lúc mẹ ăn uống no bụng, thai nhi bị sự lấn-ép của bao-tử và ruột rất nhọc-nhằn. Khi đúng ngày giờ phải chun ra cửa sản-môn ô-uế như hai viên đá ép mình, khi ra khỏi mình mẹ, cảm thấy hơi gió cắt da, đau nhức khó chịu nên cất lên tiếng khóc để tỏ ý chẳng bằng lòng với cảnh cực nhọc.

Xét như vậy nên Phật mới cho sanh là khổ; mà chúng ta là người học đạo, xét cho chí lý đều cũng phải công-nhận sự nhận xét của Phật rất đúng vậy.

2/- Sự già khổ 

– Hễ sanh ra thì lớn, lớn rồi tất phải già; xét nghĩ trong lúc tuổi thanh xuân, đời sống cứng cỏi, hoạt động hăng hái, đi đứng lẹ làng, nói năng bặt thiệp, xác thịt mạnh mẽ, học hỏi dễ dàng tỏ tai sáng mắt, thấy biết nhiều điều. Ô hô! Mà nay sao lại răng rụng mắt lờ, ù tai, choáng óc, da nhăn má cóp, gối mỏi, lưng khòm, nằm ngồi chậm chạp, đi đứng xéo xiên, uống ăn đổ tháo, bọn trẻ dể khinh, già đành nhờ cậy, đi tay nương gậy, phế việc dân quan, tinh thần hao kém; khí lực hầu tàn, thoạt nhớ thoạt quên, nhiều khi lầm lẫn, tóc bạc da mồi, lắm điều lao nhọc.

Vậy nên Phật mới cho sự già là khổ, mà chúng ta cũng không thể nào không công nhận.

3/- Sự đau khổ 

– Nghĩ vì thân thể con người sanh ra cõi trần, có lớn già thì tất nhiên yếu đuối; nếu đã yếu đuối ắt ăn ngủ chẳng được điều-hòa, thêm ngoài thì bốn mùa thay đổi tám tiết xây vần, do nơi thân già yếu đuối, cảm những tà khí mà sanh ra bịnh tật. Ôi! Hễ thân huyễn giả nầy mang lấy bịnh tật rồi, nào là cơn tỉnh, cơn mê, tay chơn nhức-nhối gan ruột quặn đau, phổi héo tim khô, da teo huyết cạn, kẻ mang lao mang tổn, phương đàm ho suyễn, người thì đui cùi lở-lói, bại xuội sưng tê, thang-thuốc chẳng an, khẩn-nguyền chẳng giảm, cầu sống chẳng đặng, cầu chết chẳng xong.

Vậy thử hỏi khách trần-gian ai mà không muốn xa muốn tránh, mà nào ai được khỏi? Muốn tránh, tránh chẳng được, lại đa mang; như còn khổ não về bịnh tật, bút nào mà tỏ ra cho hết.

4/- Sự chết khổ 

– Vật chi mà sanh trong cõi trần-gian theo các công-lệ tự-nhiên, hễ có sanh ra thì phải có ngày tiêu-diệt. Còn cái thân con người của ta đã do nơi tứ đại (đất, nước, gió, lửa) mà hiệp thành, có bền chắc chi đâu mà tránh khỏi ngày tan rã?

Tại sao mà gọi thân tứ hiệp thành? Xét rằng tuy là ta thấy có sự cấu tạo của cha mẹ mà thành thân của ta, nhưng mà cái thân nầy suy gẫm cho kỹ lại: thịt và xương cốt là chất đặc nên thuộc đất; máu huyết chất lỏng nên thuộc nước; hơi thở của ta thuộc về gió; sự ấm áp của ta thuộc về lửa.

Nhờ 4 món ấy chung hợp lại mới thành cái xác thịt của ta. Nếu hễ đến ngày tàn hạ rồi thì xương thịt rã ra huờn lại đất, máu huyết chảy ra huờn lại nước, hơi thở dứt đi thì trở lại với gió, sự ấm áp dứt đi thì nó trở lại cái nóng của mặt trời. Như vậy tại làm sao gọi rằng khổ? Vì lúc sống linh hồn nhờ xác thịt mà học hỏi, kinh-nghiệm việc đời, xử sự tiếp vật, đeo-đắm theo lợi lợi, danh danh, tài tài, sắc sắc, không có chịu tra cứu phân biệt cho rõ giã chơn, ý-thức sai lầm, nhận không rằng có, nhận có rằng không, thấy tà nói chánh, gặp chánh tưởng tà, rồi cũng do sự sai lầm ấy mà nhận huyễn thân nầy làm thiệt thân của mình, mãi lo o-bế sửa-sang, dồi mài cạo gọt, cưng nó dưỡng nó như: tích trữ cơm tiền, dành cho nó ăn, dành để thuốc-thang cho nó uống, kiếm tìm thanh sắc để cho nó vui, xây-dựng cửa nhà cho nó ở (vẫn biết rằng ở trong đời ai cũng phải lo thân, nhưng mà người hiểu Đạo, biết rõ cái thân của mình tạm mượn trong thời-gian để học-hỏi nên lo vừa chừng, chẳng có ích-kỷ mà lo cho mình vừa giúp-ích cho đời, chừng bỏ xác thì có cái khác, còn người không hiểu Đạo thì bo-bo giữ nó bằng lối ích-kỷ mê lầm) ấy là muốn cho nó được trường-tồn; kịp đến khi tử-thần gõ cửa, số vô-thường đã tới, sanh ra muôn ngàn kinh-hãi, thần-trí hôn-mê rất tríu mến cõi đời, cửa nhà con vợ, mà không làm sao sống được nữa, nên lúc ấy kẻ phùn mang, trợn mắt, người chắt lưỡi, nghiến răng, lăn lộn giật mình kêu than thảm-thiết. Xét coi lúc ấy khổ sở là dường nào.

5/- Mưu cầu bất đắc…

6/- Biệt ly…

7/- Oan tắng hội…

8/- Lo ngại…

Bạc-liêu, năm Nhâm-Ngũ





Đánh giá bài viết

4.98/32 rates

Print Friendly and PDF
Đăng nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật