Vô Sanh Pháp Nhẫn - GIÁC NGỘ TÙY DUYÊN
LGWfrYbsCGvENWA8TkfRMZ7fj7Z9WPOVhLeg8glK
Bookmark

Vô Sanh Pháp Nhẫn

Vô Sanh Pháp Nhẫn

 – Vô sanh pháp nhẫn:

  • Phạn: Anutpattikadharmaksānti. An trú vào lý bất sanh diệt nơi vạn hữu, với tâm bất động, phiễn não không sanh, nên gọi là Vô sanh pháp nhẫn.
Vô sanh pháp nhẫn có ba loại:
  • 1- Bản tánh vô sanh nhẫn: Nghĩa là Bồ tát do quán sát thấy rõ bản tính của vọng chấp (biến kế sở chấp) vốn không có tự thể, vốn vô sanh.
  • 2- Tự nhiên vô sanh nhẫn: Nghĩa là Bồ tát do quán sát các pháp không do tự nhiên sanh khởi, mà sanh khởi do dựa vào nhân duyên (y tha khởi). Tuy duyên vào cái khác mà sanh khởi, nhưng bản tánh của duyên khởi là vô sanh.
  • 3- Phiền não khổ cấu vô sanh nhẫn: Nghĩa là Bồ tát do quán sát thấy rõ thực tính chân như của vạn hữu là vô vi, xưa nay vốn vắng lặng, không tạp nhiễm (viên thành thật tánh). Nên gọi phiền não khổ cấu vô sanh. (Du Già Sư Địa Luận 74, Đại Chính 30).
Ở kinh này, vô sanh pháp nhẫn chính là các chủng tử tâm hành vốn không sanh. Tâm vốn vô sanh, vì tâm không có hình tướng, không có phương sở, không có trú xứ, bản tính của tâm là vô tính, tỉnh giác, sáng trong, rỗng lặng, nên tâm vốn không sanh. Do đó, nhẫn mà không có chủ thể hay đối tượng để nhẫn, gọi là vô sanh pháp nhẫn.



Đánh giá bài viết

4.98/32 rates

Print Friendly and PDF
0

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật