Đức Bổn Sư
(Ngô Lợi)
(1831-1890)
Tứ Ân Hiếu Nghĩa
A. Thân-thế của Đức Bổn Sư
Ngài còn có biệt tài về việc đi thiếp, nên người đời gọi Ngài là năm Thiếp.
Tướng Ngài nho-nhã, cách đi đứng dịu-dàng. Tánh tình hòa-hưởn, dễ-dãi, và hay giả dạng đàn bà. Đối với tín-đồ, Ngài tùy theo lớn nhỏ mà kêu gọi bằng anh chị hay cô bác chữ không gọi bằng con.
Ngài sanh trưởng tại Dội (gần Mộc-bài), chỗ giáp giới biên-thủy Miên - Việt, thuộc tỉnh Châu-Đốc. Thân-thuộc của Ngài hiện giờ tìm hỏi không thấy còn ai.
Cũng như Đức Phật-Thầy Tây-An, Ngài tự nhiên tỏ ngộ, hiểu thấu lẽ diệu-huyền, không học mà thông và có rất nhiều pháp-thuật.
B. Đức Bổn Sư ra đời cứu bịnh
Lúc Ngài mới ra đời cứu bịnh và rời nhà ra đi trong trường-hợp nào, chưa tìm biết được, song có thể hiểu rõ rằng Ngài có đến Cù-Lao-Ba (thuộc thôn Vĩnh-Trường, tỉnh Châu-Đốc) trong khi dân chúng vùng nầy đang bị nạn dịch-tả hoành-hành. Ngài chỉ dùng nước lã, giấy vàng như Đức Phật-Tây-An để cứ độ bịnh nhân chứ không phải hao tốn thuốc men chi hết, thế mà bịnh nào cũng mạnh. Tiếng đồn vang khắp các nơi, dân chúng theo về quy-y mỗi ngày một đông, không sao kể xiết.
Ngài ở Cù-Lao-Ba một độ rồi lên vùng Thất-Sơn, sang núi Dài, đến núi Tượng, đâu đâu Ngài cũng truyền dạy đạo-đức và cứu bịnh giúp đời, thâu nhận tín-đồ và dựng chùa thờ Phật.
Bởi thính-thế của Ngài rất to cho nên nhà cầm quyền Pháp hồi ấy sợ lắm, thường tìm cách để bắt và tiêu-diệt giáo-phái của Ngài, song với cách thay hình đổi dạng của Ngài (khi đàn bà con gái, lúc trẻ nít thơ ngây), người ta không tài nào hiểu nổi tông-tích Ngài ở đâu được.
Ngài ở Cù-Lao-Ba một độ rồi lên vùng Thất-Sơn, sang núi Dài, đến núi Tượng, đâu đâu Ngài cũng truyền dạy đạo-đức và cứu bịnh giúp đời, thâu nhận tín-đồ và dựng chùa thờ Phật.
Bởi thính-thế của Ngài rất to cho nên nhà cầm quyền Pháp hồi ấy sợ lắm, thường tìm cách để bắt và tiêu-diệt giáo-phái của Ngài, song với cách thay hình đổi dạng của Ngài (khi đàn bà con gái, lúc trẻ nít thơ ngây), người ta không tài nào hiểu nổi tông-tích Ngài ở đâu được.
C. Ngài Phá các Ếm
Chẳng những Ngài ở Cù-Lao-Ba và vào vùng núi Tượng mà thôi Ngài còn vân-du truyền đạo khắp nơi. Ngài có lần xuống Láng-Linh, có hội kiến cùng Đức Cố-Quản Trần-văn-Thành trong hồi Ngài Cố-Quản đang chiêu binh chống Pháp (cuộc gặp-gỡ nầy không ngoài sự mưu tính công việc khởi nghĩa phục quốc).
Một lần nọ, Ngài cùng mấy người tín-đồ đi lang-thang trong vùng núi Nước (một hòn núi nhỏ trong vùng Thất-Sơn). Trong khi ngắm xem phong cảnh, Ngài bỗng kêu tín-đồ lại mà cho biết rằng tại đây có một cây ếm rất độc, có phương-hại cho tương-lai của dân-tộc Việt-Nam. Mấy người tín-đồ ngơ-ngác không biết gì. Ngài mới vừa chỉ vừa bảo rằng:" Dưới gốc ba cây da to lớn trước mặt kia, là chỗ có ếm !"
Hôm sau, Ngài dẫn đến lối bốn năm chục người đệ-tử, vác rìu vác búa, có đeo theo khăn ấn để trấn-áp tà-ma rồi áp-vào đốn hết cả ba cây đa ấy.
Khi hạ được rồi, Ngài cho móc hết gốc rễ tận dưới đất sâu, thì quả nhiên, có một cây ếm bằng đá, chữ khắc đã lu mờ song hồi ấy còn có thể nhận ra được là của bọn người khách-trú.
Cái ếm ấy hiện giờ không còn thấy ở đâu, song bằng vào cái ếm để ở làng Nhơn-Hưng (quận Tịnh-Biên) mà ông Phạm-Thái-Chung đã lấy được thì sự thật vẫn hiển nhiên là có.
Một lần nọ, Ngài cùng mấy người tín-đồ đi lang-thang trong vùng núi Nước (một hòn núi nhỏ trong vùng Thất-Sơn). Trong khi ngắm xem phong cảnh, Ngài bỗng kêu tín-đồ lại mà cho biết rằng tại đây có một cây ếm rất độc, có phương-hại cho tương-lai của dân-tộc Việt-Nam. Mấy người tín-đồ ngơ-ngác không biết gì. Ngài mới vừa chỉ vừa bảo rằng:" Dưới gốc ba cây da to lớn trước mặt kia, là chỗ có ếm !"
Hôm sau, Ngài dẫn đến lối bốn năm chục người đệ-tử, vác rìu vác búa, có đeo theo khăn ấn để trấn-áp tà-ma rồi áp-vào đốn hết cả ba cây đa ấy.
Khi hạ được rồi, Ngài cho móc hết gốc rễ tận dưới đất sâu, thì quả nhiên, có một cây ếm bằng đá, chữ khắc đã lu mờ song hồi ấy còn có thể nhận ra được là của bọn người khách-trú.
Cái ếm ấy hiện giờ không còn thấy ở đâu, song bằng vào cái ếm để ở làng Nhơn-Hưng (quận Tịnh-Biên) mà ông Phạm-Thái-Chung đã lấy được thì sự thật vẫn hiển nhiên là có.
D. Ngài Trở về núi Tượng
Sau khi bôn-ba đây đó, Ngài trở về núi Tượng mở rộng chùa-chiển, quy-tụ dân-cư và lập nên mối đạo Hiếu-Nghĩa như chúng ta thấy còn lưu-truyền đến ngày nay.
Người ta thuật lại rằng lúc ở núi Tượng, một hôm có quân Pháp kéo đến bao vây để lùng bắt Ngài cùng các tín-đồ tên tuổi trong đạo. Lúc ấy Ngài đang ngồi vót nan, bổn-đạo rùng rùng kéo đến rất đông, báo cho Ngài hay và yêu-cầu Ngài liệu phương để đem nhau đào nạn. Ngài nghe xong vẫn ngồi điềm-nhiên làm việc và nói không hề chi.
Một chập sau, quân Pháp tiến đến sát một bên bắn phá rất dữ-dội. Bỗn đạo có nhiều người lo sợ quá, kêu khóc vang lên và xin Ngài hãy chạy. Thấy thế, ngài cầm mác đứng dậy dẫn đầu rồi bảo tín-đồ hãy theo bóng Ngài mà đi. Liền đó, Ngài và một số người đông đảo như thế kéo ra ngang mặt quân Pháp mà không bị họ thấy được…
Thấy quân Pháp nghi-ngờ và thường đến khuấy nhiểu, Ngài bèn rời núi Tượng, sang qua núi Dài, cùng với một số tín-đồ sẵn có tại đây, dựng lên chùa-chiền và chăm lo đạo-đức.
Người ta thuật lại rằng lúc ở núi Tượng, một hôm có quân Pháp kéo đến bao vây để lùng bắt Ngài cùng các tín-đồ tên tuổi trong đạo. Lúc ấy Ngài đang ngồi vót nan, bổn-đạo rùng rùng kéo đến rất đông, báo cho Ngài hay và yêu-cầu Ngài liệu phương để đem nhau đào nạn. Ngài nghe xong vẫn ngồi điềm-nhiên làm việc và nói không hề chi.
Một chập sau, quân Pháp tiến đến sát một bên bắn phá rất dữ-dội. Bỗn đạo có nhiều người lo sợ quá, kêu khóc vang lên và xin Ngài hãy chạy. Thấy thế, ngài cầm mác đứng dậy dẫn đầu rồi bảo tín-đồ hãy theo bóng Ngài mà đi. Liền đó, Ngài và một số người đông đảo như thế kéo ra ngang mặt quân Pháp mà không bị họ thấy được…
Thấy quân Pháp nghi-ngờ và thường đến khuấy nhiểu, Ngài bèn rời núi Tượng, sang qua núi Dài, cùng với một số tín-đồ sẵn có tại đây, dựng lên chùa-chiền và chăm lo đạo-đức.
E.Đức Bổn Sư Tịch
Ngày 13 tháng 10 năm Kỷ-dậu (1890), Ngài đang mạnh giỏi như thường, bỗng kêu các đệ-tử lại mà cho rằng Ngài sắp diệt-độ, và dặn hễ như thấy Ngài tắt thở thì hãy cứ để xác y nguyên như vậy đừng chôn, lo tu-cầu và giữ-gìn cho cẩn-thận một thời-gian thì Ngài sẽ trở lại (1).
Thế là nội hôm ấy, Ngài tịch-diệt. Tín-đồ vâng theo lời dặn, giữ xác Ngài và đặt đàn tụng-niệm kinh-kệ luôn.
Biết Thầy đã liễu-ngộ và có hẹn ngày trở lại, thấy anh em đồng đạo ở núi Dài có cái diễm phúc hơn là được giữ xác của Thầy, các ông Trò (2) ở núi Tượng bèn sắp đặt mưu-lược; đang đêm kéo đếm vây núi Dài, áp vào đánh đuổi những người giữ xác Đức Bổn-Sư rồi cõng Ngài đem thẳng về núi Tượng (3).
Tại núi Tượng, các ông Trò lúc đầu giữ-gìn phần xác của Đức Bổn-Sư rất cẩn-thận, họ để Ngài trong mùng nhiễu xanh phía sau bàn chánh trong chùa, rồi ngày đêm canh gác và tụng-niệm không ngớt. Song chỉ được vài tháng như vậy, họ bắt đầu chểnh-mảng dần, sự gìn-giữ không được kỹ-càng nữa. Vì thế mà phần xác-thịt của Ngài bị chuột vào cắn mất một lóng tay (4)
(2).Ông Trò là các đệ-tử của Đức Bổn-Sư, danh-từ nầy trong đạo Hiếu-Nghĩa đã thông dụng.
(3).Có người nói Đức Bổn-Sư tiên tri sẽ có sự xô-xác xảy ra giữa khối tín-đồ của Ngài sau khi Ngài tịch, cho nên Ngài đã sai ông Trò lớn (người cầm đầu ở núi Dài), giỏi võ nghệ, đi xa để tránh sự đổ máu trong lúc tín-đồ ở núi Tượng kéo sang núi Dài cướp xác Ngài.
(4).Một thuyết khác lại cho rằng Ngài tịch như vậy hai lần, một lần ở núi Tượng trước, tín-đồ ở núi Tượng thấy lâu ngày bả-nhả mới đem xác Ngài giấu trên Điện-Kín, nên bị chuột cắn đứt một trái tai. Rồi sau sống lại, Ngài lại sang núi Dài cũng tịch y như trên đã nói.
Một hôm, các ông Trò xúm nhau vào thăm, thấy thế họ lấy làm lo sợ tội lỗi với Thầy, nên bàn nhau đóng một cái rương, xong, họ thỉnh xác Ngài đem để kín trong đó.
Sự tranh-giành phần xác của Đức Bổn-Sư do nhóm tín-đồ chia-rẽ nhau lâu ngày đã làm lọt đến tai quân Pháp ở Tịnh-Biên. Họ kéo vào núi Tượng bao vây, quyết phen nầy tìm cho được Ngài, mặc dầu họ đã nghe biết là xác chết.
Hôm ấy nhằm lúc chỉ còn một số ít tín-đồ ở giữ tại chùa. Thình-lình nghe có quân Pháp đến, họ hãi-kinh, không biết làm cách nào để giấu cho kịp xác của Thầy và để cho tự mình trốn tránh. Bỗng từ ngoài có một mãnh-hổ rất to, nhảy a vào, hộc lên mấy tiếng vang cả rừng núi rồi đến dở rương, cõng xác Đức Bổn-Sư chạy mất.
Từ ấy về sau, và mãi cho đến ngày nay, không ai nghe thấy được Đức Bổn-Sư ở đâu nữa. Nếu có ai tò-mò đến hỏi thăm các ông Gánh (là những người hiện giữ đạo Hiếu-Nghĩa, sau lớp ông Trò) về đoạn nầy thì họ hạ giọng xuống, lắc đầu mà nói rằng :
- Chuyện ấy không thể nói được !
Ngài để lại cho đời một quyển Đồ-Thư, trong ấy có chép chuyện biến-thiên của đất nước, và tại Tam-Bửu Tự ở làng An-Định, quận Tịnh-Biên, còn chạm vào cột một bài thi của Ngài. Xin chép y nguyên văn vào đây để làm dấu-tích.
Thất minh thất ám lưỡng hề nghi
Phương thốn thường tồn bất khả khi.
Mặc vị thiên cao Thần Thánh viễn,
Yêu tu tiên úy tự gia tri.
Bồ-đề niệm-niệm vĩnh vô khổ,
Đắc pháp thành thân phước phóng thùy.
Giải thoát mê trần cam lộ sái,
Ma-ha bát-nhã mật tâm trì.
Thế là nội hôm ấy, Ngài tịch-diệt. Tín-đồ vâng theo lời dặn, giữ xác Ngài và đặt đàn tụng-niệm kinh-kệ luôn.
Biết Thầy đã liễu-ngộ và có hẹn ngày trở lại, thấy anh em đồng đạo ở núi Dài có cái diễm phúc hơn là được giữ xác của Thầy, các ông Trò (2) ở núi Tượng bèn sắp đặt mưu-lược; đang đêm kéo đếm vây núi Dài, áp vào đánh đuổi những người giữ xác Đức Bổn-Sư rồi cõng Ngài đem thẳng về núi Tượng (3).
Tại núi Tượng, các ông Trò lúc đầu giữ-gìn phần xác của Đức Bổn-Sư rất cẩn-thận, họ để Ngài trong mùng nhiễu xanh phía sau bàn chánh trong chùa, rồi ngày đêm canh gác và tụng-niệm không ngớt. Song chỉ được vài tháng như vậy, họ bắt đầu chểnh-mảng dần, sự gìn-giữ không được kỹ-càng nữa. Vì thế mà phần xác-thịt của Ngài bị chuột vào cắn mất một lóng tay (4)
Chú Thích
(1).Có thuyết nói Ngài hẹn đúng một trăm ngày trở lại.(2).Ông Trò là các đệ-tử của Đức Bổn-Sư, danh-từ nầy trong đạo Hiếu-Nghĩa đã thông dụng.
(3).Có người nói Đức Bổn-Sư tiên tri sẽ có sự xô-xác xảy ra giữa khối tín-đồ của Ngài sau khi Ngài tịch, cho nên Ngài đã sai ông Trò lớn (người cầm đầu ở núi Dài), giỏi võ nghệ, đi xa để tránh sự đổ máu trong lúc tín-đồ ở núi Tượng kéo sang núi Dài cướp xác Ngài.
(4).Một thuyết khác lại cho rằng Ngài tịch như vậy hai lần, một lần ở núi Tượng trước, tín-đồ ở núi Tượng thấy lâu ngày bả-nhả mới đem xác Ngài giấu trên Điện-Kín, nên bị chuột cắn đứt một trái tai. Rồi sau sống lại, Ngài lại sang núi Dài cũng tịch y như trên đã nói.
Sự tranh-giành phần xác của Đức Bổn-Sư do nhóm tín-đồ chia-rẽ nhau lâu ngày đã làm lọt đến tai quân Pháp ở Tịnh-Biên. Họ kéo vào núi Tượng bao vây, quyết phen nầy tìm cho được Ngài, mặc dầu họ đã nghe biết là xác chết.
Hôm ấy nhằm lúc chỉ còn một số ít tín-đồ ở giữ tại chùa. Thình-lình nghe có quân Pháp đến, họ hãi-kinh, không biết làm cách nào để giấu cho kịp xác của Thầy và để cho tự mình trốn tránh. Bỗng từ ngoài có một mãnh-hổ rất to, nhảy a vào, hộc lên mấy tiếng vang cả rừng núi rồi đến dở rương, cõng xác Đức Bổn-Sư chạy mất.
Từ ấy về sau, và mãi cho đến ngày nay, không ai nghe thấy được Đức Bổn-Sư ở đâu nữa. Nếu có ai tò-mò đến hỏi thăm các ông Gánh (là những người hiện giữ đạo Hiếu-Nghĩa, sau lớp ông Trò) về đoạn nầy thì họ hạ giọng xuống, lắc đầu mà nói rằng :
- Chuyện ấy không thể nói được !
Ngài để lại cho đời một quyển Đồ-Thư, trong ấy có chép chuyện biến-thiên của đất nước, và tại Tam-Bửu Tự ở làng An-Định, quận Tịnh-Biên, còn chạm vào cột một bài thi của Ngài. Xin chép y nguyên văn vào đây để làm dấu-tích.
Thất minh thất ám lưỡng hề nghi
Phương thốn thường tồn bất khả khi.
Mặc vị thiên cao Thần Thánh viễn,
Yêu tu tiên úy tự gia tri.
Bồ-đề niệm-niệm vĩnh vô khổ,
Đắc pháp thành thân phước phóng thùy.
Giải thoát mê trần cam lộ sái,
Ma-ha bát-nhã mật tâm trì.
Hết