Ông Đình Tây

Ông Đình Tây, 12 đại đệ tử của đức Phật Thầy Tây An

Tích Ông Đình Tây Nuôi Sấu Năm Chèo



LỜI CẨN BẠCH

**********

NAM MÔ BỬU SƠN KỲ HƯƠNG
NAM MÔ ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
NAM MÔ THẬP NHỊ ĐẠO ÔNG ĐỒNG CHỨNG MINH

1.Giới Thiệu

Kính chư tôn đức
Quý thiện hữu tri thức

Câu chuyện về ông Đình Tây nuôi con Ngặc ngư (Cá sấu thần) con nghiệt thú mà lúc còn trụ thế, Đức Phật Thầy đã tiên tri với Ông Đình Tây, nếu ông mà nuôi nó sau này nó sẽ nhiễu hại người đời điêu đứng với nó, nhưng có lẻ thời trời đã được định sẳn, nên mới có câu chuyện Ông Đình Tây nuôi cá sấu năm chèo đi vào lòng người mộ đạo, khách hành hương trên bước đường hành đạo của các vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy còn biết bao câu chuyện đã được in sâu vào tâm khảm của môn nhơn đệ tử, vào tài liệu lịch sử đạo, giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và những đoạn thăng trầm của thế sự.

Ông Đình Tây tên thế tục của ông là: Bùi Văn Tây, ông là vị đệ tử thứ 3 (ba) của Đức Phật Thầy, là một trong mười hai ông đạo (Thập nhị đạo ông), cũng là người có liên quan đến việc nuôi cá sấu thần (Ngặc ngư) loài cá sấu có tánh linh, Đức Phật có nói về lai lịch của loài nghiệt thú nầy với ông Đình Tây, khi ngày gặp nó lần đầu tiên do nhơn duyên, Ông Đình Tây đem nó ra khoe với Đức Phật Thầy. Cách đây có trên trăm năm và ngài cũng đã tiên tri với Ông Đình Tây, rồi ngài ban cho ông Đình Tây năm món bửu bối để ông Đình Tây sử dụng khi thu phục con Ngặc ngư (Cá sấu thần).

Đoàn hành hương có dịp về viếng chùa Phật Thầy ở Xã Thới Sơn, Huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang, có ghé qua viếng mộ ông bà Bùi Văn Tây (Đình Tây) và đồng thời chiêm bái 05 (năm) món bửu bối do Đức Phật Thầy Tây An ngày trước đã giao cho ông Đình Tây, sự tính ngưỡng của dân gian với câu chuyện ông Đình Tây nuôi cá sấu năm chèo không làm nhạt phai lòng người hiếu kỳ khi hành hương về vùng thất sơn bảy núi, nơi vùng đất linh thiêng huyền bí đã có những câu chuyện một thời vang bóng.

Ông Bùi Văn Tây (Đình Tây) sau khi duyên tròn quả mãn, qua bao tháng năm trãi thân hành đạo, vẹn bề việc đối nhân xử thế với đời, nay thân tứ đại ông trả về cho tứ đại, phần mộ ông và bà được tan táng trong khuông viên đất hương hoả do ông và bà tạo lập lúc sanh tiên, đành mai hậu cho con, cháu về sau đời đời phụng tự, bởi vì tất cả rồi cũng theo quy luật của tự nhiên (Sanh ký, tử quy) sống ở thác về, hỡi ôi câu thế gian vô thường sống nương cõi tạm thác về chốn xưa, nơi phần mộ của ông và bà Bùi Văn Tây( Đình Tây) ngày ngày đều có bổn đạo, có khách hành hương đến viếng nên khói hương lan toả tăng phần ấm áp, người viếng mộ nghe lòng thanh thản, kẻ phụng tự hoan hỷ tri ân, ngày lại ngày qua không sao nhạt phai lòng người mộ đạo, dấu rêu phong không chổ bám bởi vì phần mộ được chăm sóc hằng ngày, cỏ hoang dại không có chổ mọc lên nổi vì bởi dấu chân người đến, người đi không có lúc nào vắng.

Nhưng vẫn còn đôi điều làm trăn trở cho kẻ hậu bối là miêu duệ của ông Đình Tây đang phụng tự khói hương nơi phủ thờ và cũng là nơi gìn giữ những bửu bối của Đức Phật Thầy giao cho ông Đình Tây đã có được trên trăm năm, bởi lẻ đôi khi có những vị hướng dẫn đoàn hành hương đến viếng mộ ông và bà Đình Tây và đồng thời đảnh lễ chiêm bái bảo bối của Đức Phật Thầy lưu truyền lại, các vị trưởng đoàn đều có thuyết giảng về sự tích ông Đình Tây là người đã nuôi cá sấu thần (Ngặc ngư) và cũng có nói rỏ ông Đình Tây là một trong mười hai vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An cho quý vị trong đoàn hành hương do mình hướng dẫn nghe sự tích về câu chuyện kể trên, nhưng khổ nỗi có vị trưởng đoàn kể chuyện hoặc thuyết giảng mỗi vị mỗi cách tuỳ theo sự hiểu, sự biết của riêng mình, không đồng nhất, tuy rằng câu chuyện về việc ông Đình Tây là người đã nuôi con Ngặc ngư (Cá sấu thần) có một không hai, có vị còn kể luôn về gia thế sự nghiệp của ông Đình Tây trước và sau khi ông Đình Tây quy y với Đức Phật Thầy và còn chỉ định ai sẽ là người thay thế ông Đình Tây thu phục loài nghiệt thú khi nó xuất hiện. Người kể chuyện rất vô tư, nhưng đã làm cho xót xa lòng người phụng tự.

Âu đây cũng là sự thiếu duyên giữa người đang phụng tự nơi thờ tự và người hành đạo không có cơ duyên để cùng nhau trao đổi để cho câu chuyên ông Đình Tây nuôi cá sấu thần (Ngặc Ngư) thêm phần chính xác, để phục vụ cho việc tìm hiểu về câu chuyện ông Đình Tây nuôi cá sấu thần tích làm sao do cơ duyên nào mà ông Đình Tây tu hành ở vùng bảy núi, núi non cách trở, lại có được con cá sấu là loài ở vùng sông nước rồi ông đem về ông nuôi, loài cá sấu chuyên ở những nơi đầm lầy nước đọng, ông Đình Tây có cách nào thích nghi cho phù hợp với môi trường sống cho loài cá sấu, đây mới là nghiệp duyên nên mới khiến cho ông Đình Tây nuôi được nó, mặc dù ông Đình Tây đã được Đức Phật Thầy cảnh báo qua lời tiên tri của ngài.

Để quý vị không uổng phí thời gian và bị lạc lỏng giữa các vị đã hướng dẫn đoàn đi hành hương, khách hành hương có dịp được tham quan các nơi thờ tự, nguyên do vì các vị ấy khi đến nơi không có thời gian tham vấn những người đang ở tại các nơi thờ tự đó, đa phần chỉ vỏn vẹn có một câu nói gần như đã được quy định sẳn: “Xin phép quý vị đại diện nơi đây cho đoàn chúng tôi được kỉnh lễ ông và bà Đình Tây” như thế rồi quý vị tự kể, kể xong xin cáo lui, lúc đến, lúc đi như con gió thoảng không đọng lại chút thời gian ngắn dài gì đó để có dịp cùng trao đổi, cuối cùng là chủ ý của chúng tôi xin được mạo muội lưu lại trên giấy mực về câu chuyện tích ông Đình Tây nuôi cá sấu thần, câu chuyện được ghi lại do bà nội của chúng tôi là bà Tư Luỹ là người con thứ tư của ông Bùi Văn Tây, tên của bà là : Bùi Thị Luỹ, bà nội của chúng tôi đã kể lại cho các con, cháu đời sau biết về lịch trình hành đạo của 12 (mười hai) ông đạo là các đại đệ tử của Đức Phật Thầy, việc chinh phục được thú dữ, nhờ chúa sơn lâm đưa rước đỡ mỗi chân v.v.v.

Nhưng ỡ đây chúng tôi chỉ đề cập nói riêng mỗi một câu chuyện ông Đình Tây và sấu thần, nhằm thoả được ý nguyện của quý vị khi tìm hiểu được thoả đáng về câu chuyện có một không hai đã đi vào lòng người thiện tín bấy lâu nay, như giải toả được tâm tư còn đày vơi trong lòng chúng tôi, chúng tôi tự xem như mình vừa hoàn thành một nhiệm vụ hết sức có ý nghĩa về tinh thần đây là món quà có giá trị rất lớn về mặt tinh thần, chúng tôi xin được trân trọng kính tặng đến quý vị nếu như có nhân duyên. Chúng tôi cố gắng biên soạn đầy đủ về gia thế và sự nghiệp của ông Bùi Văn Tây trước và sau khi ông quy y với Đức Phật Thầy. Chúng tôi chia làm 02 (hai) phần như sau:

Phần I: Nói về gia thế và sự nghiệp đời và đạo của Ông Đình Tây.
Phần II: Do cơ duyên nào Ông lại liên quan đến cá sấu thần (Ngặc ngư).

Bởi vì chúng tôi không chuyên cầm viết, vì thế không sao tránh khỏi những điều sai sót, sự vấp phải trong cách trình bày như: Khi viết câu văn không được gon, trong cách diễn đạt còn có khi lặp đi lặp lại những từ ngữ, cách dùng từ không được khéo lắm, kính mong Chư tôn Đức và quý vị thiện tri thức hoan hỷ, điều quan trọng đối với chúng tôi là được ghi lại câu chuyện trên tinh thần phục vụ cho sự tìm hiểu của quý vị được khách quan hơn, vì chúng tôi là miêu duệ đời thứ 4( tư) của Ông Đình Tây, được như vậy chúng tôi mới thoả được đại nguyện tâm
“Nam mô hoan hỷ Bồ tát”.

2.PHẦN I VỀ GIA THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

Ông Bùi Văn Tây, sinh năm 1826 (Năm Đinh Hợi) quê quán Ông ỡ Bình Mỹ, Năng Gù, An Giang, nay là Xã Bình Mỹ, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang. Vợ Ông là Bà: Trần Thị TRị, người cùng quê với ông. Ông Bùi Văn Tây và Bà Trần Thị Trị có được 02( hai ) người con, con trưởng nam là Bùi Văn Vẹt, người con thứ mất lúc nhỏ, gia thế Ông Bà vào bậc trung, nhà cửa khang trang, có ruộng lúa, có vườn câu huê lợi dồi dào, gia đình ấm êm hạnh phúc.

Vợ Ông là bà Trần Thị Trị chẳng may quy tiên sau cơn bạo bệnh, phần mộ bà được an táng nơi quê nhà (Bình Mỹ - Năng Gù), trước cảnh sầu lẻ bạn, con còn nhỏ dại, cảnh nhà đang vui vẻ, nay trống trước vắng sau thử hỏi dạ nào không đoài đoạn, con thơ đòi mẹ đêm đêm kêu khóc dạ ông bời vời, ông suy gẫm câu thế gian vô thường, mới thấy đó nay đã mất không thể gặp lại được, thế mới hay cõi tạm là thế.

Bấy lâu nay Ông nghe danh Đức Phật Thầy, vân du hành đạo cứu nhân độ thế, Ông tìm đến xin quy y với ngài, Ông theo hầu Đức Phật Thầy nối truyền giáo lý của ngài, theo nghĩa học Phật tu thân, đối nhân xử thế, Đức Phật Thầy thu nhận Ông làm đệ tử thứ 03( ba) của ngài.

Ông về thu xếp việc nhà, Ông nhờ người thân trông coi giùm gia tư, điền sản, Ông dắt người con theo Đức Phật Thầy đi về vùng Bảy Núi, lúc bấy giờ vùng này còn hoang vu sầm uất, đi đến làng Thới Sơn thì dừng chân, sau khi định cư, định canh xong, ổn định được cuộc sống để tu, hành đạo hạnh những tưởng có được thuận duyên cho việc hành đạo giúp đời, nào ngờ oan trái còn vương nên xui khiến Ông vâng lời Đức Phật Thầy đi về hướng đông hành thiện giúp người, nên Ông mới có cơ duyên nhận con cá sấu con lạc mẹ do anh chàng thợ câu tên Xinh bắt được và anh Xinh đã riêng tặng cho Ông nhằm trả nghĩa vì Ông mới đây đã giúp đỡ gia đình anh trong lúc vợ anh Xinh vượt cạn (Sanh đẻ) mà anh thì vắng nhà, cũng bởi lẻ ấy nên trên một trăm năm sau người đời còn lưu lại câu chuyện “Ông Đình Tây nuôi cá sấu năm chèo”.

Cho đến năm 1856 Đức Phật Thầy viên tịch, lúc bấy giờ Ông Bùi Văn Tây (Đình Tây) là đệ tử của ngài chỉ mới có 30 (ba mươi) tuổi, tuổi đời của Ông còn quá trẻ, tuổi đạo của Ông chưa được bao năm vì thời gian Ông quy y với Đức Phật Thầy chưa được lâu, chỉ gần 10 (mười) năm thì ngài đã viên tịch, cảnh ngộ của Ông Đình Tây lúc đó hết sức đơn độc, nhiệm vụ của ông thu phục sấu năm chèo chưa được hoàn thành, lời giáo huấn còn văng vẳng bên tai “Sở cầu, Sở đắc” chưa được đạt theo ý nguyện huynh đệ hành đạo mỗi người mỗi nơi, nhìn lại bên cạnh con thơ còn quá nhỏ, con Ông cần có mẹ, Ông nhận thấy phải trả cho xong nghiệp đời, có như vậy mới đắc thành viên mãn, con Ông là hai Vẹt rất cần bàn tay từ mẫu vỗ về khi ấm lanh, chăm sóc lúc ốm đau, ông tự biết mình còn nặng nợ gia đình, nghĩa nhân phải cho tròn mới thành đạo quả.

Bởi lẻ ấy nên ông Đình Tây lập gia thất lần thứ hai, Ông tục huyền với Bà Trần Thị Của, bà Trần Thị Của là người làng Thới Sơn, bà cảm cảnh vợ Ông mất sớm, con ông còn nhỏ dại nên bà vui lòng về bầu bạn với Ông, để cùng nương nhau lúc tuổi già bóng xế, khi Ông tục huyền với bà Trần Thị Của để tiện sinh hoạt cho gia đình đồng thời cũng là cơ ngơi lúc tuổi già, nên ông đưa vợ và con ra ở riêng trên mãnh đất do Ông tạo lập riêng cho gia đình, cũng là hương hoả cho mai hậu sau này, con cháu đời đời phụng tự.

Bà Trần Thị Của sanh thêm cho Ông cả thảy là 03 (ba) người con, cả ba người đều là nữ. Trưởng nữ là bà Bùi Thị Luỹ, kế đến là Bùi Thị Cơ và út là Bùi Thị Nhẫn, lúc này con trai trưởng nam của ông là Bùi Văn Vẹt (hai Vẹt) đã trưởng thành, ông đưa con về quê cũ ở Bình Mỹ - Năng Gù, lo bề gia thất cho con và phụng tự hương hoả cho người vợ quá cố là bà Trần Thị Trị.

Trưởng nam của ông là Bùi Văn Vẹt cưới vợ sanh được 07 (bảy) người con. Trong đó có 03 (ba) người trai và 04( bốn) người kìa là gái. Các con cháu nhiều đời của Hai Vẹt đều sinh cơ lập nghiệp đa phần ỡ Bình Mỹ - Năng Gù cho đến nay.

Người con thứ ba của ông mất lúc còn nhỏ nên không rõ giới tính là nam hay nữ.

Trưởng nữ của ông Đình Tây là Bùi Thị Luỹ, nhưng do ông đã có hai người con với người vợ quá cố (Tràn Thị Trị) ỡ Bình Mỹ - Năng Gù, nên Bà Bùi Thị Luỹ được xếp theo thứ tự là thứ tư, thứ năm là Bà Bùi Thị Cơ và thứ sáu cũng là con gái út của ông là Bà Bùi Thị Nhẫn.

Bà Tư Bùi Thị Luỹ được gã về làm dâu nhà họ Hồ, chồng bà là Ông Hồ Văn Hạnh (Năm Hạnh). Ông Hạnh và Bà Luỹ sanh được 10(mười) người con, 06 (sáu) nam và 04 (bốn) nữ.

Người thứ năm là Bà Bùi Thị Cơ (Năm Cơ), được gã về nhà họ Nguyễn, Chồng bà là Ông Nguyễn Văn Táng, ông bà có được 04 (bốn) người con, 02 (hai) nam và 02 (hai) nữ.
Người thứ sáu là (út nữ) là Bà Bùi Thị Nhẫn. Bà Sáu Nhẫn được gã về nhà họ Phạm, chồng bà là Ông Phạm Văn An, ông bà có được 07 (bảy) người con, 04 (bốn) nam và 03 (ba) nữ.

Ông Bùi Văn Tây (Đình Tây) có hai lần lập gia thất, có được 05 (năm) người con và 28 (hai mươi tám) người cháu. Trong đó : cháu nội 07( bảy) người, cháu ngoại 21 (hai mươi mốt) người.

Mộ phần Ông Bùi Văn Tây và Trần Thị Của được con cháu trùng tu nhiều lân nên mới được như ngày hôm nay, những năm trước đây mãnh đất này đã từng bị khai hoang, cây cối ngả nghiêng, chiến tranh đã phá di tích của ngôi nhà xưa nơi Ông Đình Tây từng trú ngụ khi tuổi về già tu tưỡng tinh thần hành đạo giúp đời, dù đã trải qua bao thăng trầm của thế sự, dấu thời gian vẫn không làm nhạt phai lòng người mộ đạo, nơi Ông, Bà yên nghĩ ngày ngày đều được quy đạo tâm đến viếng mộ thắp nến hương tưởng niệm người xưa, đồng thời có dịp chiêm ngưỡng các bảo bối của Đức Phật Thầy đã giao cho ông Đình Tây cách đây trên trăm năm.

Ông Bùi Văn Tây – Đình Tây viên tịch vào ngày 23 tháng 02 Âm Lịch năm giáp dần, tính đến nay đã được 95 lần kỷ niệm ngày Ông mất, thế mới biết:

Tốt đạo đẹp đời đắc quả ân
Ngày ngày hương khói toả mộ phần
Miêu duệ đời đời lo phụng tự
Bao năm hậu thế vẫn nhớ ông.

3.PHẦN II ÔNG ĐÌNH TÂY NUÔI SẤU NĂM CHÈO

Nếu nói riêng về việc Ông Đình Tây nuôi sấu năm chèo mà quên giới thiệu về 12 (mười hai) Ông đạo “Thập Nhị Hiền Thủ”, 12 vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An quả là điều không được phép lãng quên, với vì cây có cội, nước có nguồn, không ai có thể quên được thầy tổ của mình.

Xin mạng phép lượt trình sơ nét về Đức Phật Thầy Tây An và mười hai vị đại đệ tử của Ngài, tiểu sử của Ngài cũng được các vị trưởng bối, nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và giới thiệu đầy đủ đến quý vị, nay gia đình chúng tôi chỉ mạng phép sơ lược cho có hệ thống Thầy, trò và nhân duyên của Ông Đình Tây đối với việc nuôi cá sấu thần trong dịp nào, do cơ duyên nào mà câu chuyện được lưu truyền cho đến này nay. Nếu như ông Đình Tây không phải là đệ tử của Đức Phật Thầy thì không có gì để nói, để lập lại câu chuyện cách đây trên trăm năm không thể chìm vào lãng quên theo dấu bụi thời gian.

Đức Phật Thầy Tây An, tên thế tục của ngài là Đoàn Minh Huyên, Ngài sinh năm 1807 năm Đinh Mão, Ngài vân du hành đạo giúp dân, độ người hữu duyên với Pháp Phật. Ngài còn chưa trị được khỏi các chứng bệnh ngặt nghèo với lẻ đó nên người đời xưng tụng Ngài là “Phật Sống” hiện thân xuống cõi ta bà cứu nhân độ thế trong thời buổi loạn ly, khổ ải do các chứng bệnh thời khí nhưng Ngài đều trị được hết cho nhơn sanh lúc bấy giờ nên Ngài được tôn xưng là Đức Phật Thầy.

Uy tín của Ngài lúc bấy giờ vang dội khắp nơi nơi, nên nhà cầm quyền đương thời rất lo ngại nên họ dời Ngài về Chùa Tây An Cổ - ngôi chùa cổ này nằm dưới chân Núi Sam thuộc Tỉnh lỵ Châu Đốc vào thời ấy. Ngài bị buộc phải qui y và trụ ở ngôi Tây An Cổ tự, chùa do dòng phái Lâm Tế xây dựng, để thích nghi với tình hình thực tế lúc đó, nên Ngài phải xuống tóc làm hoà thượng thường trụ với pháp danh là “Thượng Pháp Hạ Tạng” nhà sư Pháp Tạng thường trụ Chùa Tây An Cổ, từ đó về sau Ngài được người người biết đến và kính trọng gọi Ngày là Đức Phật Thầy Tây An.

Đức Phật Thầy Tây An đệ tử chân truyền có được 12 (mười hai) vị có những từ được gọi như Thập Nhị Hiền Thủ, Thập Nhị Đạo Ông, gọi như thế nào chớ thật ra chỉ có mười hai ông đạo là cốt cán.

Các vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy mỗi người mỗi nhiệm vụ, tuỳ cơ duyên hành đạo tuỳ cơ hoá độ, các ngài đã tu chứng được đạo quả nên việc đi lại đều tự tại, không bị chấp trước buộc ràng lúc đến lúc đi không lưu lại dấu vết, lộ trình hành đạo của các Ngài lúc đương thời như lúc viên tịch an nhiên tự tại không vướng mắc vào cõi phong trần, gió bụi trần ai đã được rũ bỏ lại cho đời, Đức Phật Thầy Tây An viên tịch vào ngày 12 tháng 8 Âm Lịch năm 1856 năm Bính thìn, Ngài trụ thế được 49 năm.

Ông bùi Văn Tây, sinh năm 1826 năm Đinh Hợi, Ông quy y với Đức Phật Thầy sâu Đức Cố Quản Trần Văn Thành và Bùi Thiền Tăng Chủ - Bùi VĂn Thân, Ông Bùi Văn Tây được xếp vào hàng đệ tử thứ ba trong mười hai ông đạo, nguyên do vì sao Ông được gọi là Ông Đình Tây, Ông được Đức Phật Thầy giao cho Ông trông coi việc hương đăng thờ cúng ở Trại Rẫy cũng là Đình Thần Thới Sơn, nên người đời mới gọi là Ông Từ ở Đình Thới Sơn tên Tây gọi tắt là Ông Đình Tây, nên từ đó người ta quên Ông Bùi Văn Tây mà chỉ nhớ Ông Đình Tây nuôi sấu năm chèo.

Do cơ duyên nào Ông Đình Tây có được con cá sấu để đem về nuôi, từ đó mới có câu Chuyện Ông Đình Tây nuôi sấu thần dù thời gian đã qua đi trên trăm năm, đã in sâu vào lòng khách hành hương người mộ đạo, cứ ngỡ là câu chuyện mới hôm nào đây mà.

Một ngày nọ sau thời công phu buổi chiều Phật Thầy cho đệ tử qua Trại Rẫy (Đình Thần Thới Sơn) gọi ông Đình Tây về chùa lớn ( Chùa Phật xã Thới Sơn hiện nay) Ngài có việc cần bàn với ông.

Nghe thầy cho người gọi đến Ông Đình qua chùa lớn hầu thầy, lần này Phật Thầy bảo ông rạng ngày mai ông đi về hướng đông làm một việc thiên, Ngài còn dặn dò ông việc này cấp bách cần tranh thủ đi nhanh, nghe lời thầy dạy bảo, ông quay trở về Trại Rẫy, từ Chùa Lớn qua Trại Rẫy có khoảng 800m đường bộ, lòng ông không chút suy nghĩ vì sao môn nhơn đệ tử có nhiều, Phật Thầy lại chọn Ông và Ngài bảo ông là việc cấp bách lại ở hướng đông, bởi vì Đức Phật Thầy biết ông là người nhậm lẹ chu đáo, hơn nữa võ nghệ ông lại cao cường, ông có khả năng hàng phục được loài cọp dữ, có lúc còn nhờ chú sơn lâm đưa rước, nên Ngài rất yên tâm khi giao việc cho Ông Đình.

Về đến nơi Ông trao đổi với Ông Bùi Thiền Tăng Chủ (Bùi Văn Thân) là sư huynh của ông Đình Tây, ông Tăng Chủ được Phật Thầy giao cho trách nhiệm quản chúng khi Ngài đi vắng và cũng là Ông Đạo điều hành mọi công việc thay cho Đức Phật Thầy, ngoài tình huynh đệ giữa Ông Tăng Chủ và Ông Đình Tây còn có chung một họ là họ Bùi. Ông Bùi Văn Thân (Tăng Chủ) là đệ tử thứ nhì, Ông Bùi Văn Tây (Đình Tây) là đệ tử thứ ba của Đức Phật Thầy, hai ông được Đức Phật Thầy giao cho trông coi Trại Rẫy (Đình Thần Thới Sơn) Ông Tăng Chủ khi ở tại Đình, khi qua bên Chùa Lớn không nhất định, riêng Ông Đình Tây là Ông Đạo lo phần hương đăng trực tiếp ở Đình.

Để chuẩn bị cho chuyến hành thiện rạng ngày mai theo lời Phật Thầy đã bảo với ông. Nửa khuya, Ông nấu cơm cho vào mo cau gói kỷ lại dể dành ăn trưa trong lúc đi đường, vào thời đó đường đi lại còn rất khó khăn, có khi lướt bụi, băng rừng, có lúc đi theo dấu mòn, đâu có được như ngày hôm nay. Ông tranh thủ đi thật sớm còn về kịp trong ngày, nhắm hướng đông ông đi tới, xa xa đi tới ông nhìn thấy xóm nhà đông gần chục nóc gia, người tới, người lui, có vẻ bận rộn khác hẳn với sự yên tĩnh hằng ngày của xóm vắng.

Ông chận người đang đi tới hỏi thăm sự việc, người nọ chỉ cho Ông thây căn nhà lụp xụp nằm cạnh đó là nhà của vợ chồng anh nọ tên Xinh, gia cảnh thật đáng thương, anh chồng chuyên nghề bắt cá, cua, rùa, rắn… Thường khi anh đi bắt được cá bán chiều về, nhưng không hiểu sao chiều hôm qua về chưa kịp nên vắng nhà, chị vợ ở nhà chuyển bụng sắp sanh con, anh Xinh về chưa kịp để lo cho vợ nên bà con chòm xóm thấy vậy tiếp lo cho sản phụ có nơi sanh nở, Bà đỡ (Bà mụ vườn) thì đã được rước về rồi, còn lo chổ nơi cho được kín gió tránh mưa tạt, cạnh đó có người phụ nữ đang ôm bụng rên la kêu đau.

Ông Đình Tây thấy vậy liền để tay nải mang trên vai xuống treo lên nhánh cây gần đó, ông liền phụ với mấy người kia, người chặt cây kê chân giường, người lấy lá che lại mấy chổ bị dột trên mái nhà, người thì cột treo lại mấy tấm vách bị xút dây, công việc đang làm chưa có việc nào xong cho việc nào, sản phụ đau bụng kêu la dữ đội sắp sanh đến nơi, trong khi chân giường chỉ mới kê được có 03 chân, còn 01 chân chưa kê kịp cho đủ 04 chân, thấy vậy ông Đình kê vai vào thế làm chân giường, để bà mụ đỡ đẻ làm tròn công việc của mình đối với sản phụ, việc đỡ đẻ cho sản phụ được êm xuôi toàn vẹn, mẹ tròn con vuông, nhà cửa kín đáo ấm áp người người vui mừng vì họ vừa hoàn thành xong một công việc hết sức có ý nghĩa giữa tình người và người lúc hoạn nạn, chính lúc nầy là lúc cần thiết khi tương trợ lẫn nhau sau khi đã ổn định xong mọi việc.

Khi công việc đâu được vào đó thì trời cũng vừa xế trưa, Ông Đình chuẩn bị cho mình bữa ăn trưa đã mang theo, lúc đó ông mới có thời gian nhìn chung quanh xóm nhà của bà con đang ở, không những chỉ có căn nhà lụp xụp của vợ chồng anh Xinh mà còn rất nhiều căn nhà như thế của bà con, trước mắt ông bức tranh làng mạc sơ xát nhà cửa trống trước dột sau của bà con, cảnh đời đã như vậy còn bị rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt là chịu sự ức hiếp của bọn cường hào ác bá, còn bị đặt dưới ách thống trị của bọn xâm lăng, sự bất lực của triều đình phong kiến lúc bấy giờ, bao gian nan khổ cực của những người yêu nước, cộng với sự tận trung báo quốc của các vị anh hùng dân tộc đã trải thân đền nợ nước, nhỏ vào lòng đất mẹ những giọt máu đào để gìn giữ non sông,bối cảnh ấy đã làm cho lòng người tu sĩ dường như chạnh lại.

Ông Đình độ cơm vừa xong thì anh Xinh cũng về tới, anh nghe bà con chòm xóm thuật lại việc ông Đình kê vai tạm thế làm chân giường trong lúc vợ anh sanh con, anh Xinh xúc động nghẹn lời, anh cảm ơn ông Đình đã giúp đỡ cho gia đình lúc anh không có ở nhà, anh Xinh tâm sự với ông về hoàn cảnh vắng nhà của anh, anh biết vợ anh sắp sanh con đầu lòng trong cảnh tư bề chẳng có người thân, vì vợ chồng anh đồng cảnh ngộ thời buổi loạn ly lìa quê kiếm sống qua ngày, anh chuyên nghề bắt cá, cua, rùa, rắn, …

Biết vợ gần sanh nở cần có anh bên cạnh nhưng hủ gạo trong nhà đã vơi, anh buộc phải đi tìm nguồn sống cho gia đình, thường thì anh Xinh sáng đi chiều về, nhưng lần này do được bà cậu nghề sông nước ưu đãi nên anh bắt được rất nhiều cá, anh nán lại nên bị về trễ, may nhờ có bà con chòm xóm và Ông Đình đã đến giúp đỡ cho gia đình anh trong lúc vợ anh qua truông vượt cạn, anh rất là trọng ân, anh lặp đi lặp lại nhiều lần, anh cho rằng như vậy mới xứng đáng cho lòng biết ơn của anh.

Anh Xinh vui mừng khoe với ông Đình trong chuyến đi này anh thu hoạch được hai giỏ đầy đủ các loại nào là cá, cua, rùa, rắn. Anh móc từ túi nhỏ đeo bên hông ra một con vật nhỏ, miệng anh nói đây mới là đặc biệt, anh nói với Ông Đình con cá sấu này nó bị lạc bầy, đáng lý anh thả cho nó nhập bầy, nhưng anh thấy nó ngồ ngộ anh đem nó về nuôi chứ không bán.

Ông Đình để cá sấu con trên lòng bàn tay xem đi xem lại, Ông thấy nó có những nét lạ hơn đồng loại của nó như: Da của nó trơn bóng không sần sùi như loài cá sấu nhà nó, chót mũi nó có màu đỏ rực trông rất đẹp, nó có bốn chân bình thường, nhưng không bình thường vì bốn chân nhưng có tới năm bàn (có một bàn chân mọc thêm móng đeo xem như năm bà chân) có lẻ ông Đình thấy nó có hình dáng dị kỳ nên trong lòng ông cũng thấy thích nó.

Anh chàng thợ câu tên xinh dường như đã đoán biết được tâm lý của ân nhân, nên đem con sấu nhỏ riêng tặng cho ông Đình, ông Đình thấy mọi việc đã được ổn định nên ông từ giã gia đình anh Xinh để kịp trở về chùa trước khi bóng trời chiều ngã xuống, khi ông Đình về đến nơi thì mặt trời cũng sắp lặn xuống núi, chư đồng đạo đang chuẩn bị vào thời công phu buổi chiều, sau thời công phu, ông Đình vào nhà hậu tổ, ông trình bạch với Đức Phật Thầy, kết quả của công việc mà ngài đã giao cho ông đi ra ngoài hành thiện trong ngày hôm nay, trình bạch xong ông không quên đem con cá sấu con bị lạc bầy được anh thợ câu tên Xinh bắt được, anh Xinh đã cho ông, ông đem con cá sấu nhỏ để giữa lòng bàn tay đưa đến cho Đức phật Thầy xem con vật có nhiều nét quái quái.

Đức Phật Thầy không nén được tiếng thở dài khi Ngài nhìn thấy con cá sấu nhỏ, ngài bảo với ông Đình ông không nên nuôi con ngặc ngư này, nó là loài nghiệt thú, Ngài còn nói thêm ông nên đem nó đi phóng si (ý diệt nỏ), ông mà nuôi nó sau này nó sẽ làm những điều có hại cho bá tánh, bá gia, tại ông không biết nó – nó là Sấu Thần, là loài thuỷ quái, Đức Phật Thầy ngài nói rõ lại lịch của loài ngặc ngư (Cá sấu thần) với ông Đình và đồng thời ngài cũng đã tiên tri sự việc sẽ xảy ra sau nầy do nó gây nên thảm hoạ, cho người đời sau để ông Đình đừng có ý tưởng nuôi dưỡng nó, mà nên đem nó đi phóng sinh lúc nó chưa có khả năng tác quái gây hại người.

Những có lẻ cơ trời đã được định sẳn, nên mới có sự trớ trêu của tạo hoá, đã khiến cho Ông Đình đem lòng thương xót nó nên ông không nở phóng sinh (diệt bỏ) nó, ông Đình vì nghiệp duyên kiếp xưa hay vì nợ nhân gian phải trả về sau, cho nên ông Đình thay vì nghe theo lời thầy đã tiên tri, nhưng ông lại âm thầm nuôi nó, âu cũng là kiếp nạn của ai đã vụng đường tu, tu nhân tích đức để sau này thoát khỏi móng vuốt của sấu thần.
Ông Đình lui về Trại Rẫy (Đình Thần Thới Sơn) ông dấu tất cả huynh đệ đồng đạo, ông đem con cá sấu nhốt nuôi nó bên gốc hồ sen trước sân đình, do nơi đây cây cối sầm uất ít ai lui tới, chỉ có ông thường ra đây hái bông sen cúng trước bàn thờ Tam Bảo và bàn thờ thờ Thần Hoàng Bồn Cảnh trong đình thần, nên đối với việc ông nuôi cá sấu con không ai hay biết là vậy.

Sấu nọ lớn nhanh do ông Đình cột chân nó trong tàn cây rậm rạp, gần mé hồ sen rất thích hợp với môi trường sống của loài cá sấu, nó càng lớn càng có biểu hiện tánh khí hung bạo muôn thuở của loài sấu dữ, nó còn muốn được tự do, ông Đình lo sợ nó có thể bứt đứt sợi dây đang buộc chặt ở chân nó, nên ông thay vào đó bằng sợi dây xích được làm bằng sắt, ông nghĩ nó không có cách nào làm đứt được sợi dây xích sắt nên ông yên tâm tiếp tục với công việc thường hằng của ông.

Chuyện phải đến đã đến, một đêm kia trời đổ mưa to, mưa càng lúc càng nặng hạt, gió thổi mạnh, cây cối ngả nghiêng, sấm chớp rền trời tứ phía giăng giăng, Sấu nọ nương theo dòng nước bo đi, đến sáng trời vẫn còn mưa chưa dứt hột, nước còn đọng vũng, ông Đình nóng lòng ra xem coi cơn mưa trong đêm có làm ảnh hưởng gì không, khi ông ra đến nơi ông không nhìn thấy sấu nọ, ông đi chung quanh coi nó có ẩn mưa đâu đó không, ông vẫn không thấy bóng dáng tăm hơi gì của nó.

Ông Đình đi vòng quanh thân cây trở lại gốc giáp mối vẫn còn nguyên vẹn không bị đứt đoạn nào, ông lần theo sợi dây xuống gần mé hồ sen ông mới thấy sự gan dạ của nó, nó thoát đi bằng cách cắn đứt lìa một bàn chân bỏ lại, nếu như nó không cắn đứt bàn chân nó không thể thoát thân đi được, bởi vì sợi dây xích sắt quá chắc, như vậy đã rỏ bản tánh hung bạo của loài nghiệt súc đã khởi phát, rồi đây sự tác quái của nó khó mà lường được, làm cách nào để tìm và đem nó được về, thật là nan giải, lúc đó ông Đình đã cảm nhận được lời tiên tri của Đức Phật Thầy.Đức Phật Thầy, Ngài điềm nhiên khi ông Đình xin sám hối với Ngài, việc ông đã lén nuôi con cá sấu, dù lúc đó Ngài đã có lời cảnh báo với ông, Ngài còn cho ông biết nó là loài ngặc ngư (Cá Sấu Thần) nhưng ông vì thương xót nó bị lạc bầy một mình không thể gây nguy hiểm được vì lẻ đó nên ông không nở phóng sinh (diệt bỏ)

Ông Đình cầu xin với Đức phật Thầy mở lòng từ bi chỉ cho ông cách nào để ông thu phục được sấu thần, nếu nó tác quái gây hậu quả không lường, Đức Phật Thầy đã tiên liệu sẽ có ngày nầy, nên Ngài không quở trách ông Đình về việc đã lén nuôi sấu nọ, mà ngài còn giao cho ông Đình 05(năm) món bửu bối được gói bằng vải tây đỏ, để vào trong túi vải màu dà, túi vải được dặt vào trong hộp gỗ có chạm hoa văn rất đẹp.

Năm (05) món bửu bối gồm có: 02 (hai) cây lao phóng; 01 (một) cây mun cô phụng; 01 (một) lưỡi câu bắt và 01 (một) đường dây băng. Ngoài những bửu bối còn có “ Khẩu quyết biệt truyền” để ông Đình sử dụng thu phục loài ngặc ngư (Cá Sấu Thần), ông Đình nhận bửu bối rồi tạ ơn Phật Thầy, ông lui về Trại Rẫy tiếp tục bồi công lập đức, khổ luyện tu hành chờ ngày thu phục loài nghiệt thú.

Ngày nọ tin dữ bay về chùa là Sấu thần xuất hiện ở vùng láng, nó nỗi lên tạo những ngọn sóng lớn nhấn chìm xuồng ghe của những người xuôi, ngược trên sông nước, có lúc nó bò lên bờ ăn gà, ăn heo đang nuôi trong chuồng, có lúc nó còn sát hại cả người đang tắm dưới sông, gây biết bao kinh sợ cho người dân vùng láng lúc bấy giờ. Cá sấu thần – con ngặc ngư nỗi lên ở vùng láng nơi mà mấy năm về trước nó bị anh chàng thợ câu tên Xinh bắt được, đem đi vì nó là loài linh vật nên nó không quên đường về chốn củ.

Khi nghe được tin sấu thần xuất hiện nhiễu hại bà con vùng nầy, Ông Đình vội vã đi về chùa xin ý kiến Đức Phật Thầy đi thu loài nghiệt thú, ông băng rừng, lướt bụi, sợ đi chậm sấu thần lặn mất, ông đi đến nơi không thấy bóng dáng sấu nọ, ông nán ở lại đôi ngày vẫn không thấy sấu nọ xuất hiện, ông đành phải quay về chùa, cứ như thế lặp đi lặp lại nhiều lần. Lần nọ ông Đình về chưa tới chùa sấu nọ nổi lên vươn oai diệu võ, làm thất đảm hồn kinh cho bà con vùng Láng. Có người nhanh trí kêu lớn “Sấu Năm Chèo” dậy bới ông Đình, bà con đồng thanh kêu lên như vậy làm cho sấu nọ khiếp sợ thần oai của ông Đình nên mau mau lặn mất không dám trồi lên trên mặt nước làm ba con lo sợ như trước đó. Lần này ông đình trở xuống vùng Láng ông ở lâu hơn, với quyết tâm phải thu phục cho bằng được sấu thần, sấu năm chèo thành tên từ lúc đó. Có lẻ bà con kể luôn móng đeo nên thành năm chân “Năm Chèo” thật ra cá sấu chỉ có bốn chân, có một chân mọc thêm móng đeo nên bà con ngỡ là 05 (năm) chân.

Ngày qua ngày ông Đình ở nán lại vùng Láng gần 30 (ba mươi) ngày, ông vẫn không thấy cá sấu xuất hiện, ông nóng lòng với công việc ở chùa muốn ra về nhưng sợ sấu nọ nổi lên, nếu nán lại biết sấu nọ có dám xuất hiện hay không, sau thời công phu thiền định ông hiệp cùng các vị kỳ lão nơi vùng Láng, ông phát lời giữa thinh không ông kêu gọi lớn: Nầy hỡi loài ngặc ngư nếu như thiên cơ đã được định, ngươi nên nằm yên sám hối tu tâm dưỡng tánh chờ ngày hoá kiếp thành người hiền lương, còn như số ngươi đã tận, ngươi mau nổi lên cho ta đem ngươi về trị tội, ta hạn cho ngươi nội trong ngày mai, mi đã nghe được lời ta thì tìm chổ ẩn tu, mọi ân oán giữa ta và ngươi xem như được hoá giải, bằng như không nghe thì phải xuất hiện ta dùng phép thuật đem ngươi về nghiêm trị.

Tuy ông Đình gia hạn cho cá sấu thần chỉ có một ngày, ông nán ở lại thêm ba ngày xem động tĩnh, ông không thấy cá sấu xuất hiện dường như nó đã nghe được lời ông nói giữa thinh không, ông Đình yên tâm về phục mệnh với Đức Phật Thầy, ông Đình từ giã bà con ở vùng Láng trở về Chùa với lòng thanh thản, từ ngày đó cho đến năm 1856 Đức Phật Thầy Tây An viên tịch, đến năm 1914 ông Đình Tây viên tịch là 58 năm, các món bửu bối chính Đức Phật Thầy giao lại cho ông Đình Tây vẫn được nằm yên trong túi vãi vì ông Đình Tây chưa sử dụng đến dù chỉ một lần.

Ông Đình Tây viên tịch vào ngày 23 tháng 02 Âm Lịch năm 1914, đến ngày 23 tháng 02 năm 2009 đã trải qua 95 lần lễ giỗ, con cháu đời đời lo phụng tự, bửu bối của Đức Phật Thầy giao cho ông Đình vẫn còn đến ngày hôm nay đã được đi vào lịch sử đạo giáo. Thập nhị đạo ông, ông Bùi Văn Tây – Đình Tây là người đệ tử thứ ba của Đức Phật Thầy Tây An – Người sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, đệ tử chân truyền có được mười hai vị, mỗi vị mỗi kỹ năng tu tập, truyền thuyết mỗi vị mỗi sở đắc, riêng ông Đình Tây và chuyên ông nuôi cá sấu thần trên trăm năm vẫn còn lưu lại với nhân gian cho nên: “Trăm năm bia đá còn có thể mòn, ông Đình Tây nuôi cá sấu năm chèo vẫn còn mãi đến đời sau”, bao nhiêu năm đi nữa người đời sau vẫn không quên câu chuyện đã kể trên.


Viết xong ngày 15 tháng 8 ÂL năm 2009 “Kỷ Sửu”
Miêu duệ đời thứ tư
“Khuyết danh”

إرسال تعليق

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật