Ông Tăng Chủ - GIÁC NGỘ TÙY DUYÊN
LGWfrYbsCGvENWA8TkfRMZ7fj7Z9WPOVhLeg8glK
Bookmark

Ông Tăng Chủ


SƠ LƯỢC ÔNG TĂNG CHỦ
BÙI THIỀN SƯ




Tăng Chủ, tên thật là Bùi Đình Thân, không biết năm sinh năm mất, chỉ biết ông sống nửa cuối thế kỷ 19. Tuy có tên thật, nhưng từ khi ông làm đệ tử Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An, gọi tắt là Phật Thầy),

Thấy Ông có đủ tư cách một người thay mặt cho mình để truyền đạo, cùng coi sóc quanh vùng Hưng Thới và Xuân Sơn, Đức Phật Thầy đặt cho Ông cái đạo hiệu là Bùi-Thiền Tăng-Chủ. Nhân thế người ta gọi Ông là ông Tăng-Chủ. (theo nghĩa ông sư làm chủ trại ruộng), và đây chính là cái tên còn được gọi cho đến hôm nay.

Ông là người có công phát triển giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và là người có công khai phá sơn lâm, lập nên hai làng là Hưng Thới và Xuân Sơn mà sau này hợp thành xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

1.Một Số Thông Tin

a.Gia Quyến

ông Tăng Chủ không có vợ con. nên chi Ông xin ông Đình Tây là con người em về làm con nuôi. GS. Nguyễn Văn Hầu mô tả:Tướng mạo ông cao lớn, miệng rộng, tay dài, tiếng nói sang sảng mà tâm tính bao giờ cũng thuần hậu.

Có người đã ví dung mạo lẫn tâm hồn Ông không khác một nhân vật đời thượng cổ.Và khi Phật Thầy dựng lên cái trại ruộng ở Hưng Thới, thì người ta đã thấy ông Tăng Chủ có mặt bên thầy đầu tiên. Kể từ đó, ông là người thay thầy truyền đạo, phát phù trị bịnh, chiêu nạp dân cư và cùng với hai ông là Đình Tây và Phạm Văn Lăng tổ chức việc "phá lâm, lập làng".Ông Tăng còn có cái biệt tài ở chỗ thu phục được các mãnh thú, làm cho dân chúng được an ổn làm ăn, khỏi bị nạn khuấy phá.

Ông thường lui tới Phước Điền Tự để trông nôm mấy thửa ruộng của Đức Phật Thầy giao cho tin đồ ở làm. Ông rất siêng năng công việc : mặc dầu đã có nhiều thân chủ tình nguyện làm công quả và kính trọng Ông là một bậc sư huynh. Ông vẫn không lấy đó làm cao, phàm việc gì từ nặng nhọc cho đến nhẹ nhàng, đều có tay Ông nhúng vào tất cả. Do đó mà có sự phật lòng giữ Ông và ông Phạm văn Lăng (tục gọi là cả Lăng).

Theo lời của ông Trần văn Khánh (gọi là ông Chủ Khánh) hiện giờ đang làm Cố Vấn cho Đạo ở làng Thới Sơn kể lại thì một hôm, ông Lăng thấy Ông Tăng vác tre bèn kêu lên, nửa đùa nửa thật mà bảo:

- Ông sức lực mạnh mẽ quá mà sao vác ít như thế? Thôi hãy vào đây nghỉ với tôi, để tôi cho sắp nhỏ nó vác cũng xong !

Ông Tăng tuy ngoài miệng không nói rằng chi chứ trong bụng có ý hơi buồn. Ông buồn đây vì lẽ thấy ông bạn ngồi không lại hay ganh-tị với những công-tác đắc-lực của mình, chứ không phải buồn vì tiếng nói. Cho nên từ ấy trở đi, ông xử-sự rất dè-dặt đối với ông Lăng.

b. Lập đình Xuân-Sơn

Năm 1859, nghĩa là sau ngày Đức Phật Thầy ? diệt-lộ ba năm. Ông thấy dân-chúng trong vùng Xuân-Sơn đã được trù-mật, lại nhân có sự bất đồng ý-kiến với ông Lăng, Ông bèn đến lập một ngôi Tam-bảo tại làng Xuân-Sơn, rồi cùng với ông Bùi-văn-Tây về ở (chùa nầy lúc đầu cất trước miễu sau chùa, rồi ít lâu đổi hẳn là đình).

Tuy về đây, ông Tăng vẫn tiếp-tục phát phú trị bịnh, và thỉnh-thoảng có lời lui nơi chùa Phước-Điền và chùa Hưng-Thới, để thăm-lom công việc và nhắc nhở giáo-lý của Đức Phật-Thầy cho anh em trong đạo nghe.

2.Giai Thoại

Về chuyện ông Tăng Chủ điều khiển mãnh hổ, người ta kể lại rất nhiều:

Một lần nọ, cọp về xóm vào lúc chập tối, mọi người rút lên gác, đóng cửa kín mít, đánh mõ báo động vang trời. Ông Tăng một mình cầm mác thong trèo xuống thang rượt cọp. Dưới ánh trăng mờ mờ, cọp lao tới phủ lên mình ông. Ông lẹ làng rùn xuống, một tay dựng đứng mác thong lên, một tay thủ thế chờ cọp rơi xuống. Cọp hoảng hốt khi gặp tọa độ của ông Tăng cùng với ánh sáng lấp lánh của ngọn mác thong, nó liền né sang một bên. Trong lúc cọp mất đà chao mình trên lưng chừng, ông đấm nhẹ vào hông nó một cú đấm thôi sơn rồi thuận chân bồi thêm vào hạ bộ nó một miếng đòn trời giáng. Cọp rống lên một tiếng vang trời rồi ngã lăn bất tỉnh.

Ông Tăng không giết cọp, bước tới lôi nóp dậy, miệng lẩm bẩm:
- Ta tha cho người, từ nay phải bỏ tính ngang tàng, đừng có đén đây nữa mà mất mạng. Cọp gằm mặt xuống đất, kéo lết cái chân què đi vào rừng, và từ đó không dám bén mảng tới xóm nữa.
Có người hỏi ông:
- Tại sao ông lại dưỡng hổ di họa, giết phắt nó đi cho mọi người nhẹ lo.
- Tôi không muốn sát sanh, mà chỉ muốn tâm phục bọn thú dữ thôi. Không phải chỉ một lần như thế, mà rất nhiều lần ông đều đánh rồi tha chúng, cho nên lũ cọp không dám hoành hành như trước.
Cũng tại đình nầy, một hôm Ông Tăng đi thăm ruộng về, trời đã tối, khi đến gần cửa Ông trông thấy một con hổ nằm lù lù bèn vệ đường. Thấy Ông, hổ đứng dậy hả miệng rồi cúi đầu tỏ vẻ đau đớn lắm.
Ông Tăng hiểu ý bèn hỏi:
-Chắc ngươi mắc xương đó phải không ? Sao không tới đây cho sớm đặng ta cứu cho mà để đến nỗi ốm-o quá đỗi như thế nầy vậy !

Hổ cúi đầu và phục xuống, tỏ ý là lời nói phải.

Trong bao nhiêu chuyện thuần phục mãnh hổ, có 1 câu chuyện do người rể của ông Đình Tây thuật lại rất lý thú.

Một hôm vào chật vật tối, Đức Phật Thầy đi xa về, khi Ngài vào gần tới cốc, thấy một ông bạch hổ ngồi cú xụ gần bàn thông thiên.

Khi thấy Đức Phật Thầy trờ tới thì hổ ta há miệng ra. Thấy vậy, Đức Phật Thầy mới hỏi:
- Chà! Đau gì mà ốm nhom vậy hả Đạo hổ? Bộ ông lại để xin thuốc phải không?
Vừa nói, Đức Phật Thầy vừa bước vào cốc và kêu lớn lên:
- Ông Tăng đâu? Ra coi Đạo hổ đau gì mà ngồi cú xụ vậy nè?
Khi ấy, ông Tăng ở phía sau, nghe tiếng Đức Phật Thầy, liền chạy ra trước chỗ ông hổ ngồi và hỏi:
- Ông làm gì ngồi đây? Sao mà ốm quá vậy?
Ông hổ há miệng ra, ngước lên trước mặt ông Tăng. Ông Tăng hỏi thêm:
- Bộ ăn mắc xương phải không?
Ông hổ hội ý, đập đuôi và gật đầu.
Ông Tăng liền bảo:
- Nếu mắc xương thì cúi đầu xuống. Ông hổ làm theo lời.
Ông Tăng cung tay đấm ngay cổ cúp của ông hổ ba cái. Tức thì cục xương quá to từ trong miệng vọt ra.
Ông Tăng cười mà bảo:
-Thôi hết rồi, hãy đi đi, từ nay ăn uống nên cẩn-thận hơn, đừng hồ-đồ quá ta cứu không kịp thì nguy đa !
Khi ấy Đức Phật Thầy bước ra kêu ông hổ mà dạy rằng:
- Từ nay về sau, tôi cấm ông hổ không được cho giống loài phá khuấy bổn đạo của tôi lên núi hay vào trong rừng Thất sơn nữa, nghe không?
Hổ cúi đầu vâng lời rồi lui ra. Hôm sau, hổ bắt một con heo rừng đem đến dâng cho Ông Tăng mà đền ơn cứu bịnh.
Từ đó, đối với các mãnh thú trong vùng Thất-Sơn, Ông Tăng không phải là một người thường mà là một vị Thần linh, hay một ông chúa tể. Ông Tăng có thể truyền một lời ra, hầu hết hùm beo đều phải cúi đầu theo lịnh.

Ông độ đời và nhắc đạo đức một thời-gian khá lâu thì tịch tại đình Xuân-Sơn, vào ngày 27 tháng 10 năm Mùi, thọ được trên 80 tuổi. Hiện nay mộ Ông (mộ không đắp nấm) còn ở cách đình lối 100 thước, có dựng bia và chép:
Đại Nam quốc, An Giang tỉnh, Tịnh Biên phủ, Qui Đức tổng, Thới Sơn thôn.
Nguyên Tăng chủ Bùi Thiền Sư, hưởng thượng thọ.
Mùi niên, thập nguyệt, nhị thập thất nhật chi chung.

Có một dạo, ở núi Bà Đội Om có một con hạm thành tinh (chi loài giống như cọp nhưng lớn hơn) rất dữ. Nó thường vồ bắt người dân qua lại để ăn thịt. ông Tăng Chủ dắt ông Bạch Hổ đến đánh đuổi hạm. Hạm bị bạch hổ và Tăng Chủ hợp sức tấn công dữ phải né tránh tìm đường thoát thân. Cuối cùng con hạm ấy bị đánh rơi xuống vực sâu mà chết – cả mình mẩy nó bị thương như cái rổ sảo

Về sau, khi ông Tăng Chủ qua đời, dân chúng bèn xây mộ cho ông và lập miếu thờ bạch hổ ở gần chùa Thới Sơn để nhớ ơn ân nhân của làng.

3.Hình Ảnh Mộ Của Ông Tăng Chủ




Đánh giá bài viết

4.98/32 rates

Print Friendly and PDF
0

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật