ĐẠO LÀM NGƯỜI
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
Tôn chỉ của Phật Giáo Hòa Hảo gồm có đạo nhân và đạo Phật. Đạo nhân là nấc thang đầu, đạo Phật là nấc thang chót, nghĩa là chúng ta trước phải thật hành đạo nhân rồi lần đến đạo Phật một cách trọn vẹn. Đức thầy dạy chúng ta trước nhứt phải đem đạo nhân ra mà xử sự với mọi người
Đây là bài đạo làm người :
“Khuyên trai gái học theo Khổng Mạnh,
Sách Thánh Hiền dạy đạo làm người”.
Hai câu nầy Đức Thầy dạy chúng ta cần phải học theo Khổng tử và Mạnh tử, tức là học cái đạo làm người.
Khắc kỷ: Khắc có nghĩa là trị. Kỷ có nghĩa là mình, gồm nói là trị mình. Thời nay có những người không trị sửa mình, lại sửa trị người khác không khi nào kết quả. Và đó là hạng người không biết khắc kỷ.
Trước khi đối xử mọi người , thì mình phải sửa trị mình cho được ngay chánh, mới có thể sửa người và nói cho người nghe theo. Như Thánh nhơn có câu: “Chánh kỷ dĩ giáo nhơn giả thuận, thích kỷ dĩ giáo nhơn giả nghịch” nghĩa là mình giữ được lẽ chánh rồi đem ra dạy người là phải lẽ, mình còn tà vậy mà đem ra dạy người là trái lẽ.
Bởi thế việc khắc kỷ không phải nói bóng nhoáng bề ngoài mà phải thật tâm tự trị mình cho đến khi không còn một lỗi nào mới quí, nhơn:
- Nam phải biết: Tam cang ngũ thường;
- Nữ phải biết: Tam tùng tứ đức.
Ngoài ra còn cần phải tập tành thêm những đức tánh tốt đẹp khác nữa. Trong xã hội ngày nay về mặt luân thường họ chỉ cho là một vấn đề cổ hủ, thành thử giữa cha con, giữa chồng vợ không còn trọng hiếu nghĩa để sắp đặt cho thành một gia đình có nề nếp gì cả.
Đây là bài đạo làm người :
“Khuyên trai gái học theo Khổng Mạnh,
Sách Thánh Hiền dạy đạo làm người”.
Hai câu nầy Đức Thầy dạy chúng ta cần phải học theo Khổng tử và Mạnh tử, tức là học cái đạo làm người.
Khắc kỷ: Khắc có nghĩa là trị. Kỷ có nghĩa là mình, gồm nói là trị mình. Thời nay có những người không trị sửa mình, lại sửa trị người khác không khi nào kết quả. Và đó là hạng người không biết khắc kỷ.
Trước khi đối xử mọi người , thì mình phải sửa trị mình cho được ngay chánh, mới có thể sửa người và nói cho người nghe theo. Như Thánh nhơn có câu: “Chánh kỷ dĩ giáo nhơn giả thuận, thích kỷ dĩ giáo nhơn giả nghịch” nghĩa là mình giữ được lẽ chánh rồi đem ra dạy người là phải lẽ, mình còn tà vậy mà đem ra dạy người là trái lẽ.
Bởi thế việc khắc kỷ không phải nói bóng nhoáng bề ngoài mà phải thật tâm tự trị mình cho đến khi không còn một lỗi nào mới quí, nhơn:
- Nam phải biết: Tam cang ngũ thường;
- Nữ phải biết: Tam tùng tứ đức.
Ngoài ra còn cần phải tập tành thêm những đức tánh tốt đẹp khác nữa. Trong xã hội ngày nay về mặt luân thường họ chỉ cho là một vấn đề cổ hủ, thành thử giữa cha con, giữa chồng vợ không còn trọng hiếu nghĩa để sắp đặt cho thành một gia đình có nề nếp gì cả.
TAM CANG – Là quân thần cang, phụ tử cang và phu thê cang.
1- Đạo quân thần: Theo đà tiến hóa của thời đại mà hiện gi chữ quân thần phải đổi lại chữ quốc dân. Muốn cho quốc dân được phú cường, chúng ta phải làm cho mặt kinh tế được dồi dào, chánh trị được khéo léo và mỗi con dân đều biết tự trọng lịch sử nước nhà.
Với cái thiên chức làm dân biết giúp cho nước nhà phú cường và giữ vững nền độc lập mới xứng đáng là một tôi con của Tổ quốc và mới giữ mồ mả của ông cha. Song đứng ra cứu quốc không xem đó là điều nguy kịch đời mình, vẫn hy sinh cả sự nghiệp vật chất lẫn tinh thần để đổi sự thành công mới trọn nghĩa trung.
2- Đạo cha con: Làm cha mẹ rất là khổ sở với con cái, từ sự nuôi nấng và dạy dỗ cho nên người, gặp phải gia đình nghèo khó cha mẹ phải làm sao cho ra tiền đặng lo sắm y thực cho con, đưa con đến trường để học tập, được trở nên người hữu dụng. Nếu kẻ làm con biết xét đến điều đó, thì phải hết lòng hiếu thảo cha mẹ, cung phụng cha mẹ từ miếng ăn, thức mặc hoặc thuốc thang khi đau ốm, để đáp trọng ân và biểu dương một tinh thần hiếu hạnh cao cả trong xã hội. Ông Mạnh tử nói: “Nội tắc phụ tử, ngoại tắc quân thần, nhân chi đại luân dã”, nghĩa là bên trong thì đạo cha con, bên ngoài thì đạo vua tôi, đó là cái giềng mối lớn của đạo người vậy. Như thế chữ hiếu đâu phải là việc phụ thuộc mà kẻ làm con chẳng hết lòng báo bổ được ư?
3- Đạo chồng vợ: Đã vui vẻ kết cấu với nhau lập thành một gia đình, thì kẻ làm chồng vợ phải cần tiêu biểu cách đối xử tốt đẹp cho gia đình người khác bắt chước, không nên vì ý do không chánh đáng mà sanh ra tình phai ý lợt. Nhiều khi vợ chồng bỏ nhau quá dễ dàng chỉ vì thú dục mạnh hơn tình nghĩa. Nếu loài người, sống không biết tình nghĩa thì cái sống ấy không khác loài vật, chẳng chút nề nếp gia phong, tôn ti trật tự. Như thế có thú vị gì đâu ?
NGŨ THƯỜNG: Nói đến ngũ thuờng không một đồng đạo nào lạ tai cả vì điều này hẳn mỗi người đã được cha mẹ hoặc ông già bà cả thường hay nói đến và dạy cho con cháu trong nhà học theo. Nhưng cách chỉ bảo ấy chỉ lấy đại khái, nên lắm người hiểu còn mờ mịt. Hôm nay cần hiểu rành hơn để cư xử đúng đạo làm người.
Ngũ thường gồm có: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
NHÂN – Nhân là keo là hồ để hàn gắn lại bao vết thương lòng của nhơn oại. Người có lòng nhân hay tha thứ kẻ lầm lỗi, giúp đỡ người khác từ miếng vải, át cơm và không chủ trương sát sanh hại mạng. Hơn nữa, đối với cha mẹ họ còn đầy lòng hiếu hạnh.
Sách có câu: “Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan giả”, nghĩa là lòng thương yêu mọi người là mối đầu của lòng nhân. Thế nên, lòng nhân là nguồn sống của mọi loài, và người có được lòng nhân tức là ân nhân của tất cả nhân loại:
Lẽ thứ nhất của lòng nhân là thương ra tay giúp đỡ kẻ thiếu hụt và thương yêu người nguy nàn mà tế trợ mọi công ăn việc làm có lợi ích.
Lẽ thứ hai của lòng nhân là họ đối với người lỡ phạm tội lỗi đến họ, thì họ luôn luôn tha thứ, nếu người biết ăn năn. Lại họ còn dạy dỗ những điều chơn chánh và đạo lý khiến người ấy trở nên người nhân từ như họ.
Lẽ thứ ba của lòng nhân là họ không khi nào vì sự lợi riêng cho mình mà làm cho kẻ khác bị đau khổ, hay vì món lợi chung mà giết hại người khác một cách vô cớ.
Lẽ thứ tư của lòng nhân là lúc nào họ cũng giữ sự ăn uống có chừng mực, không hề đụng đâu ăn đó, hay ăn quá độ, để vô tình tự sát đời họ quá vô nghĩa và họ không khi nào vì cuộc vui thích không có ý nhị mà sát hại sanh vật cho được thỏa mãn khẩu dục
Lẽ thứ năm của lòng nhân là họ rất hiếu hạnh với cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ từ miếng ăn, thức uống, chỗ ở, cho đến lời nói hoặc việc làm gì cũng đều làm vui lòng cha mẹ và giữ danh giá của cha mẹ không để người khác rẻ khinh hay để cha mẹ có một điều gì khổ sở.
NGHĨA – Mỗi người đều hiểu việc nghĩa là điều tốt đẹp nhứt, dù ai cũng phải có nó trong lòng mỗi ngày và cần thực hành đúng cách.
a) – Đối với trong nhà từ trên ông bà cha mẹ anh em lúc nào cũng phải đầy đòng thương mến và giúp đỡ. Có thể chia sớt cho nhau điều vui, gánh đỡ cho nhau việc khổ, nghĩa à ất tất việc gì luôn luôn nghĩ đến lẽ phải đối với thân quyến. Có được thế mới làm cho thân quyến bền chặt.
b) – Ngoài việc đối xử gia đình, chúng ta còn đem việc nghĩa đối với xã hội, từ vua quan đến dân dã, bạn bè, lúc nào cũng phải đem hết tâm tư trí lực của mình và làm việc lợi ích cho nhau, nghĩa là phải biết cùng sống còn, cùng vinh hạnh trên lẽ phải và phải biết cứu nhau trong chỗ nguy biến. Nói tóm lại là từ trên đến dưới có thể giúp nhau nhiều việc công nghĩa.
c) – Là trong khoản sống, chúng ta không tránh khỏi gặp phải lúc bất trắc của mình hay kẻ khác, nếu gặp việc bất trắc của kẻ khác mình hãy tận tâm ứng phó để cứu giúp họ không hề sụt sè lánh hé.
d) – Đến như gặp phải trường hợp nghèo khó cho đến cơm không đủ no, áo không đủ mặc nhưng với lòng của kẻ biết việc nghĩa không hề chủ trương những việc bất lương và luôn luôn giữ tiết tháo trong việc chơn chánh dầu cạp đất ăn rau, không hề thâu đoạt của người vô cớ. Còn được giàu sang dư giả thì đem giúp đỡ kẻ thiếu hụt, không có tư lợi ích kỷ hay vị danh.
LỄ – Mỗi người đều phải biết lễ, vì nó tiêu biểu lòng kính mến. Nếu hiểu được ý nghĩa việc lễ thì:
a) – Đối với gia đình từ ông bà cha mẹ anh chị trong nhà luôn luôn giữ sự chào hỏi lễ phép và nói năng bặt thiệp. Sự chào hỏi ấy với lòng thành thật cung kính chớ không có hoa dạng bề ngoài, khi nghe tiếng gọi của cha mẹ, anh chị hoặc người lớn tuổi thì liền dạ, gặp người quen lớn hay xa lạ cũng vậy, phải hai tay nắm lại để ngay ngực cúi đầu chào hỏi một cách nghiêm cẩn. Và có điều cần nhớ là dù gặp khách quen hay lạ mình cũng vẫn đối đãi tử tế như nhau, nếu vì người quen mà ta chỉ chào hỏi qua loa khiến người ấy chẳng vui lòng, chẳng thế còn làm cho kẻ trong nhà bắt chước cử chỉ ấy không tốt. (Cách lễ Phật chấp tay xá gọi là hiệp chưởng. Đối với người thủ lễ nắm tay lại gọi là cung thủ).
b) – Ngoài việc chào hỏi trong gia đình, chúng ta còn đối với bên ngoài như hàng vua quan, các bậc tôn trưởng luôn luôn giữ lấy lời lễ độ chào hỏi. Chẳng những được nhân cách lịch sự mà còn gây được cảm tình với người nữa.
c) – Khi đến các ngôi chùa, miếu, lăng, tẩm luôn luôn giữ vẻ cung kính, trước khi vào bái đường phải lột giày, guốc, khăn, nón để ngoài rồi sẽ từ từ tiến vào một cách nghiêm chỉnh, không được chắp tay sau lưng. Khi lễ bái, ngoài dung nghi chỉnh tề, còn giữ trọn lòng cung kính và tin tưởng Đức Phật.
d) – Nam cũng như nữ mỗi khi hầu chuyện với nhau đều phải giữ lời lẽ lễ độ, cử chỉ đoan trang không nên nói giễu cợt tục tằn và không để cho lòng nghĩ quấy.
e) – Việc chồng vợ mặc dầu đã ăn ở lâu ngày, chẳng vì thế mà nói lờn lã, trái lại phải đem lòng cung kính nhau luôn; khi nói năng phải thưa dạ, lúc đi, đứng, nằm ngồi phải biết nhường nhịn cho lễ phép không được xem thường nhau mà sanh lòng lờn lã.
TRÍ – Con người hơn loài vật nhờ có cái trí, như:
a) – Lấy trí xét nghĩ chất rượu thường làm cho con người tâm trí cuồng táo không còn phong độ tốt lành, không còn biết suy xét việc phải trái, làm nhiều tội lỗi: chửi vợ mắng con, gây ó xóm diềng tựu tập bạn bè bày tiệc độ, sanh việc cướp bóc, gây lắm sầu khổ, nên không hề uống. Đức Phật cho rượu là thứ thuốc độc. Ngài thường răn các môn nhơn của Ngài phải cử rượu. Song muốn cử rượu thì lúc nào cũng nhận nó là tai hại, không nên nếm thử. Chỉ trừ khi nào có bịnh mà lương y ảo phải dùng với thuốc mới được uống, song mạnh rồi thôi.Xưa có một người qui y Tam bảo, một hôm khát nước y gặp bình rượu liền uống cho đỡ khát, bỗng con gà chạy đến y bắt làm thịt uống với rượu, người con gái mất gà đến kiếm, y lại bắt hảm hiếp, bà già cô gái ấy kiện y ra tòa thì y chối rằng không có bắt gà và hiếp dâm. Thế thì từ cái tội rượu dẫn đến tội ăn trộm, tà dâm vọng ngữ một cách dễ dàng chẳng à đáng sợ lắm sao ?
b) – Lúc nào cũng ấy trí xét thấy việc cờ bạc là thứ phá hoại tài sản, nó thường làm cho người tiêu tan sự nghiệp, hết bạc tiền; như thua thì án vòng vàng, quần áo, đất cát, cửa nhà; đến khi không còn món gì án được nữa thì sanh ra trộm cướp. Trai sa vào cờ bạc thì sanh ra đàng điếm; gái sa vào cờ bạc thì sanh ra đĩ thõa, họ không còn nghĩ đến danh giá của họ hay phong hóa nước nhà là gì. Xét cờ bạc, có tai hại như thế; người có trí luôn luôn xa lánh không nên mó vào.
c) – Lấy trí xét nghĩ sắc đẹp là món hại như nọc ong, nọc rắn, nếu người chạm đến là nguy hại nên ngăn ngừa không hề say đắm:
- Vua lụy vì sắc thành lũy tan hoang;
- Quan lụy vì sắc bại trận mất chức;
- Dân lụy vì sắc bị tù đày khổ sở.
Ngoài ra sắc đẹp còn làm cho người phải mờ ám trí huệ, vì nhốt tư lự trong chẳng rời và cũng xô người vào cảnh nghèo nàn tù tội không kể xiết.
Đã thấy nạn đắm mê sắc lịch tai hại to lớn, người có trí chẳng lúc nào mà không tìm cách ngăn ngừa nó.
d) – Việc hút xách thường làm mòn mỏi xác thân, tiêu hao tiền của quá vô ích, còn làm cho người coi rẻ tuổi tên, lấy trí xét rõ chỗ hại của nó tự gắng gổ giữ và chừa bỏ nó, nếu mình lỡ ghiền.
e) – Mỗi khi thấy những việc phi nghĩa bất lương, chẳng luận có tai hại cho mình hay kẻ khác, dầu có đem lại món lợi to bao lớn ta vẫn cự tuyệt cho đến hủy kiếp; và luôn luôn tìm cách tránh cho kẻ khác không để lâm vào. Tại sao? Vì việc làm ấy chỉ có lợi vật chất ngắn ngủi mà gây khổ báo lâu dài cho đời mình vậy.
TÍN – “Nhơn vô tín bất lập” nào ai chẳng biết? Chữ tín giúp cho người quên mỏi mệt để theo sát nguyện vọng. Để hiểu nó như thế nào, chúng ta:
a) – Lúc nào cũng tự tin nơi lòng dè dặt và cố gắng của mình thì sớm muộn gì cũng đạt được mục đích, nghĩa là đến chỗ mình muốn, nên gặp những khó khăn không hề nản lòng bỏ dở.
b) – Tự tin rằng: nếu chúng ta không đem lời dối gạt người, cố nhiên người không dối gạt lại và chúng ta đối với ai cũng lựa câu ứng đáp chắc thật, việc làm chơn chánh thì họ sẽ tin vào việc làm và lời nói của ta, khiến cho việc làm ấy mau được thành công viên mãn.
c) – Chúng ta tự tin rằng: việc nào của mình làm thì sớm muộn gì nó cũng trả lại cho mình không sai một mảy, như câu: “Tự tác hườn tự thọ”. Nói theo luật nhân quả: hễ gieo thứ giống nào thì lên trái nấy, và mình càng gieo thì nó càng lên, do đó chúng ta luôn luôn ngăn ngừa chừa bỏ những điều mà chúng ta đoán biết rằng ngày kia nó sẽ đem lại một kết quả không hay cho chúng ta.
d) – Khi thấy người khác có những việc làm chơn chánh, đối xử thành thật, nhứt là có đức hạnh nghiêm cẩn, thì chúng ta nên giao phó cho họ việc làm hệ trọng. Vì con người ấy, sẽ gây sự kính mến và được tin cậy của nhiều người. Trái lại, khi thấy rõ người có tâm đức tốt lành ngay thật mà mình không mạnh dạn trao cho họ những công việc xứng đáng, thì không thế nào mình làm việc lớn trong xã hội được.
e) – Khi thấy người khác có lòng tin cậy chúng ta, thì chúng ta chỉ nên làm cho họ tin cậy thêm, bằng cách nêu rõ việc làm chơn chánh, lời lẽ thành thật. Ngược lại chúng ta không nên vô tình hay cố ý để lòng tin cậy ấy bị mất.
g) – Mỗi khi lòng còn nghi ngờ điều chi, chúng ta nên đến hỏi người của ta nghi hay người hiểu biết hơn để nhờ họ giải bày rõ rệt việc ấy, nếu là việc hợp lý thì mình cứ tin ngay, không còn nghi nữa. Được thế thì bắt đầu từ đó việc làm của chúng ta được tiến xa hơn. Nhược bằng nghe người giải bày tường tận mà lòng mình còn nghi thì sự hiểu biết cũng như việc làm phải ngưng trệ và thất bại.
Đăng nhận xét