Suy Xét - GIÁC NGỘ TÙY DUYÊN
LGWfrYbsCGvENWA8TkfRMZ7fj7Z9WPOVhLeg8glK
Bookmark

Suy Xét

SUY XÉT
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)

  • Tải Mp3 (trọn bộ Đạo Làm Người)
  • Tải PDF (Đạo Làm Người)



  • Bữa trước chúng ta tham khảo mục điềm tĩnh. Điềm tĩnh chỉ tỏ con người rất dè dặt nhưng trong sự dè dặt đó chưa đủ làm cho mình đến kết quả toàn mỹ được. Muốn đến kết quả toàn mỹ chu đáo hơn cần phải có suy xét. Vừa có điềm tĩnh, vừa có suy xét, nếu gặp khi người ngợi khen hay giận dữ, tuy bên ngoài điềm tĩnh mà bên trong có sự suy xét để tìm phương pháp điều hòa thí chứng để giải quyết cho được ổn đáng. Như thế trong sự điềm tĩnh mới có hiệu năng để đi đến chỗ hoàn thiện được.

    “Hãy xét suy cạn kỹ mới là
    Coi Ta nói câu nào bất chánh”.

    Đức Thầy bảo toàn cả mọi người hãy suy xét cho kỹ lời của Đức Thầy đã dạy, coi điều chi bất chánh không? Nếu lời của Đức Thầy dạy hợp lý và đúng với chánh đạo hãy tin tưởng và thành thật theo sẽ có kết quả tốt đẹp.
    Suy xét là biết nghĩ ngợi để tìm hiểu rõ nguồn cội của các việc làm: từ đâu đi đến đâu? Do những nguyên nhân nào và sẽ có kết quả chi? Phân biệt suy xét rõ ràng của từ việc một, để rồi mình chọn cái nào được tốt lành và rất lợi lạc,không những cho mình mà luôn cho nhiều người để thật hành cho đến khi thành tựu. Đứng trước mọi việc nào mình cũng đặt suy xét thì mỗi việc được thành công hết chín việc rưỡi.
    Vả chăng,  loài người được có giá trị hơn loài vật là do chỗ có suy xét. Từ chỗ suy xét ấy mới có tổ chức, như tạo nhà cửa ở, chế xe tàu đi, biết may mặc, biết cày cấy để có lúa ăn và có những nghề nghiệp để khuếch sung các việc nhu cầu khác nữa.
    Nhờ có suy nghĩ, con người mới có hàng ngũ tôn ti như: chúa tôi, thầy trò, cha mẹ, anh em, tránh sự tồi tệ, được ý niệm thanh cao về luân lý. Nhược bằng không biết suy nghĩ thì chẳng khác loài vật càn ngang càn dọc, thương luân bại lý, không còn sự kính nể giữa chúa tôi, thầy trò, cha mẹ,anh em và chủ tớ, trở lại hỗn loạn không biết phải quấy thứ bực gì cả.
    Hơn nữa nhờ sự suy xét mà mỗi người đều có thể tiến hóa, để phanh phui hiểu rõ sự thật trên thế gian, chế tạo thêm vật dụng để bù bổ chỗ thiếu cho cho được đầy đủ.Những hành động ấy, toàn là do bộ óc của con người suy nghiệm ra cả. Và nhờ người biết suy xét mà ít khi bị lầm lẫn tai hại, nó giúp con người tuần tự tiến đến mức hay ho bằng mọi người trên thế giới.

    Cũng vì những sự quan hệ của lòng biết suy xét mà trong xã hội không luận người nào mà không cần nó, nhứt là những người có đạo đức thì càng cần suy xét hơn nữa. Có suy xét con người mới không tham điều xấu, tạo việc quấy mà chỉ nhiễm sự đáng nhiễm, làm việc đáng  làm. Nhược bằng thiếu suy xét thì đầu óc phóng túng, tâm trí xua đùa,gặp món gì cũng muốn gặp nhà nào cũng ham, thấy sắc ai cũng thích. Như thế đâu phải người tu, mà là con người điếm đàng, làm vật chướng ngại cho người đời chớ không ích lợi cho ai cả.
    Cần phải suy xét như thế nầy:

    1–Lẽ thứ nhứt là suy xét lại những việc mình đang muốn không thể được, như anh ăn mày muốn bà công chúa thì không thể nào được, dẫu anh muốn lắm cũng không kết quả, nên không để ý muốn. Với sự muốn khác cũng vậy, nếu thấy mình muốn không thể kết quả nghĩa là nó quá hơn sức mình, thì định trí ngừng lại đứng muốn quá vô ích.
    2–Lẽ thứ hai là thấy những việc của mình sắp làm theo chương trình chung hoặc công việc riêng của mình đã tính, nhưng sau khi suy xét và quan sát lại việc đó thấy nó không thành công được mà còn phải hao tổn công cán, lãng phí thì gi , thì hãy đình chỉ lại. Hay mình thấy việc mình đang làm có sự sái quấy chỉ bị tai hại đưa lại, không thể tiến hành xa được, thì hãy đoạn tuyệt đi đừng để nó thất bại dở dang đáng tiếc.
    3–Lẽ thứ ba là trước khi mình muốn nói với người câu chuyện gì, mình nghĩ rằng câu chuyện đó không có ý nghĩa hay ho, không hợp cảnh, không hợp tình, không hợp lý sẽ làm cho người kia chán tai và họ không thể thừa nhận lời mình sắp nói ra. Dù mình có nói cũng chỉ mỏi miệng chớ chẳng ích gì, thì tốt hơn mình không nói.
    4–Lẽ thứ tư là thấy rằng trong khi mình đang suy nghĩ việc không chánh đáng, ví dụ: thấy người đẹp đẽ mà lòng ham muốn, hay thấy tiền bạc sanh ý nghĩ tham lam cố lấy, việc ấy chẳng những không được mà lại rất bất chánh phi nghĩa thì hãy chận đứng ý nghĩ đó đi, để thay vào ý nghĩ đạo đức tốt hơn, mới khỏi phí thì giờ và còn giúp cho đầu óc mình sáng suốt để nhận xét việc gì cũng rõ ràng tinh túy hơn.
    5–Lẽ thứ năm là chúng ta nhận thấy những việc phần đông người đáng khinh rẻ, chê đè đều là việc không hợp đạo lý, trái lẽ từ bi, thất nhơn tâm không đúng theo lòi thánh hiền giáo hóa, thì hãy tránh đi, nếu mình làm theo sẽ bị người đời chê ghét luôn. Nếu mình cố ý để người đời chê ghét thì đời sống mình không đáng sống, dù sống cũng không làm lợi ích cho thiên hạ. Chỉ trừ những việc làm quấy của mình bị người khinh bỉ, chê đè thì mình hãy suy xét để ăn năn, cố gắng dứt bỏ, sửa đổi lại theo lẽ chơn chánh, cho họ kính vì và xóa bỏ lỗi trước của mình.
    6–Lẽ thứ sáu là chúng ta nhận thấy rằng những hành động chơn chánh, ý chí thanh cao lời lẽ đạo đức, cách xử sự công bằng, việc làm đúng đắn sẽ được người đời quí mến ca tụng, thì phải hăng hái hy sinh tài sản và sanh mạng của mình để thi hành cho được việc ấy, hầu làm cho mọi người bằng lòng thích ý ở hành động đạo lý của mình.
    Ngoài những khoản đã kể trên với công việc khác cũng vậy, trước khi làm chúng ta hãy suy nghĩ tột nguồn cội và biết kết quả của việc ấy như thế nào rồi sẽ thi hành sau.Việc suy nghĩ không mất thì gi bao nhiêu mà chính nó giúp chúng ta thành công; nó như  bộ tham mưu của chúng ta sẽ tránh trước mọi sự nguy hiểm; nó như vị TềThiên (trí) giúp Tam Tạng (tâm) đi đến Đông độ khỏi bị các yêu tinh nhiễu hại. Với điều cần yếu hơn hết là người tu hành lúc nào cũng cần có nó (suy xét) mới tránh sự cám dỗ của các cảnh dục lạc và tránh tất cả lời dụ hoặc của tà thuyết, còn làm cho mình nảy ra nhiều sáng kiến để dắt người còn mê muội cuồng táo được tỏ ngộ. Và nhờ suy xét chúng ta mới thấy rằng những việc nào có công đức thì cứ làm, những việc nào có khai thông trí huệ thì đi tới, không những nó làm cho mình khỏi nhiễm cảnh trần gian còn tiến tới chỗ giải thoát theo ý mình đã muốn.
    Tóm lại, mục suy xét chủ yếu ở chỗ trước khi làm việc gì, hay trước khi muốn nói câu chuyện chi đều phải để chút thì gi suy xét để tránh việc làm tổn hại cho người,tránh câu chuyện bại hoại phong hóa và cố gắng làm việc lợi ích cho gia đình chính ta và kẻ khác. Nếu đời sống của chúng ta, lúc ngồi nhà hay ra giúp đời cũng dùng lòng suy xét luôn, tất nhiên cả việc nhỏ đến việc lớn sẽ chu đáo,
    không có xảy ra thất bại một cách oan uổng đáng tiếc.





    Đánh giá bài viết

    4.98/32 rates

    Print Friendly and PDF
    إرسال تعليق

    إرسال تعليق

    Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật