LÃO TỬ (LÝ NHĨ)
Có người thì cho rằng Lão tử sinh trước đức Khổng, và có lần đã gặp đức Khổng. Có người lại cho rằng ngài sinh sau đức Khổng (khoảng năm 300 trước công nguyên). [1]
Tư Mã Thiên ghi rằng khi rời khỏi Hàm Cốc 函 谷 không còn biết hành tung ngài ra sao. Tư Mã Thiên cho rằng: Lão tử cũng chỉ là một người như ai, có vợ, có con.
Biên Thiều 邊 韶 – tác giả Lão tử minh 老 子 銘 (bia Lão tử), thời Hán Văn đế 漢 文 帝 – đã ghi rằng: Đối với dân chúng, Lão tử đã có từ muôn kiếp.
Biến hóa kinh 變 化 經 , viết vào khoảng 621 sau công nguyên, thời Tùy Dương đế, cho rằng Lão tử chẳng những có từ muôn thuở mà còn giáng trần nhiều lần để cứu độ muôn dân.
Hóa hồ kinh 化 胡 經 do Vương Phù 王 浮 viết vào khoảng đầu thế kỷ IV, đời vua Tấn Huệ đế 晉 惠 帝 (tức Tư Mã Trung 司 馬 衷, tại vị 290-306), cho rằng Lão tử đã đi về các nước rợ Hồ vùng Tacim, rồi sang Ấn Độ, để dạy đạo cho Phật. Sách chủ trương rằng Phật Thích ca là hậu thân của Lão tử, hay là đồ đệ của Lão tử. Quyển sách này đã gây nên bao cuộc khẩu chiến giữa các Phật tử và các đạo sĩ suốt các thời Lương đời Lương Vũ đế 梁 武 帝 (năm 520), thời Đường trong các đời vua Cao tông 高 宗 (668) và Vũ hậu 武 后 (696), thời Nguyên đời vua Hiến tông 憲 宗 (Mông Ca 蒙 哥 1258) và Nguyên Thế tổ 元 世 祖 (Hốt Tất Liệt 忽 必 烈, 1280-1294).
Như vậy không thể nào chép hết ra đây được những huyền thoại về Lão tử. Sau đây tôi chỉ phỏng dịch ba tiểu sử Lão tử:
– Tiểu sử Lão tử theo Sử ký Tư Mã Thiên.
– Tiểu sử Lão tử theo Lão tử minh.
– Tiểu sử Lão tử theo Lão tử biến hóa kinh. [2]
Sau khi đã trình bày ba tiểu sử khác nhau về Lão tử, chúng ta sẽ y cứ vào các tài liệu đó để phân tách và bình giải các quan niệm khác nhau của nhân gian về Lão tử. Như vậy ta vừa giữ nguyên được các huyền thoại về Lão tử vừa có thể đưa ra đường lối mới mẻ để giải thích các huyền thoại ấy.
TIỂU SỬ LÃO TỬ THEO TƯ MÃ THIÊN
LÃO TỬ TRUYỆN KHẢO
(Theo Sử ký Tư Mã Thiên)
老 子 者, 楚 苦 縣 厲 鄉 曲 仁 里 人 也 姓 李 氏, 名 耳, 字 伯 陽 諡 曰 聃 周 守 藏 室 之 史 也 孔 子 適 周, 將 問 禮 於 老 子 老 子 曰: «子 所 言 者, 其 人 與 骨 皆 已 朽 矣, 獨 其 言 在 耳 且 君 子 得 其 時 則 駕, 不 得 其 時 則 蓬 累 而 行 吾 聞 之, 良 賈 深 藏 若 虛,君 子 盛 德, 容 貌 若 愚 去 子 之 驕 氣 與 多 欲, 態 色 與 淫 志, 是 皆 無 益 於 子 之 身 吾 所 以 告 子, 如 此 而 已.»
孔 子 去 謂 弟 子 曰: «鳥 吾 知 其 能 飛 魚 吾 知 其 能 游 獸 吾 知 其 能 走 走 者 可 以 為 罔, 游 者 可 以 為 綸, 飛 者 可 以 為 矰 至 於 龍, 吾 不 能 知 其 乘 風 雲 而 上 天 吾 今 日 見 老 子 其 猶 龍 耶.»
老 子 修 道 德 其 學 以 自 隱 無 名 為 務 居 周 久 之, 見 周 之 衰, 乃 遂 去 至 關, 關 令 尹 喜 曰: «子 將 隱 矣, 強 為 我 著 書.» 於 是 老 子 乃 著 書 上 下 篇, 言 道 德 之 意 五 千 餘 言, 而 去, 莫 知 所 終. 或 曰 老 萊 子 亦 楚 人 也 著 書 十 五 篇, 言 道 家 之 用, 與 孔 子 同 時 云 蓋 老 子 百 六 十 餘 歲, 或 言 二 百 餘 歲 以 其 修 道 而 養 壽 也.
老 子 隱 君 子 也. 老 子 之 子 名 宗. 宗 為 魏 將 封 於 段 干. 宗 子 注. 注 子 宮. 宮 玄 孫 假假. 仕 於 漢 文 帝. 而 假 之 子 解 為 膠 西 王 印 太 傅, 因 家 於 齊 焉.
世 之 學 老 子 者 絀 儒 學. 儒 學 則 絀 老 子. 道 不 同 不 相 為 謀. 豈 謂 是 耶. 老 子 無 為自 化, 清 靜 自 正.
Phiên âm:
Lão tử giả, Sở Khổ huyện, Lệ hương, Khúc Nhân lý nhân dã. Tính Lý thị, danh Nhĩ, tự Bá Dương. Thụy viết Đam. Chu thủ tàng thất chi sử dã. Khổng tử thích Chu, tương vấn lễ ư Lão tử. Lão tử viết: «Tử sở ngôn giả, kỳ nhân dữ cốt giai dĩ hủ hĩ. Độc kỳ ngôn tại nhĩ. Thả quân tử đắc kỳ thời, tắc giá; bất đắc kỳ thời, tắc bồng lụy nhi hành. Ngô văn chi, lương cổ thâm tàng nhược hư; quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu. Khứ tử chi kiêu khí dữ đa dục, thái sắc dữ dâm chí. Thị giai vô ích ư tử chi thân. Ngô sở dĩ cáo tử như thử nhi dĩ.» [3]
Khổng tử khứ vị đệ tử viết: «Điểu ngô tri kỳ năng phi, ngư ngô tri kỳ năng du; thú ngô tri kỳ năng tẩu. Tẩu giả khả dĩ vi võng, du khả giả dĩ vi luân, phi giả khả dĩ vi tăng. Chí ư long, ngô bất năng tri kỳ thừa phong vân thượng thiên. Ngô kim nhật kiến Lão tử, kỳ do long da?»
Lão tử tu đạo đức. Kỳ học dĩ tự ẩn vô danh vi vụ. Cư Chu cửu chi, kiến Chu chi suy, nãi toại khứ. Chí quan, quan lệnh Doãn Hỉ viết: «Tử tương ẩn hĩ, cưỡng vi ngã trứ thư.» Ư thị Lão tử nãi trứ thư thượng hạ thiên, ngôn đạo đức chi ý, ngũ thiên dư ngôn, nhi khứ, mạc tri sở chung.
Hoặc viết: «Lão Lai tử diệc Sở nhân dã, trứ thư thập ngũ thiên, ngôn đạo gia chi dụng, dữ Khổng tử đồng thời vân.»
Cái Lão tử bách lục thập dư tuế, hoặc ngôn nhị bách dư tuế dĩ kỳ tu đạo nhi dưỡng thọ dã.
Lão tử ẩn quân tử dã. Lão tử chi tử danh Tông. Tông vi Ngụy tướng phong ư Đoạn Can. Tông tử Chú. Chú tử Cung. Cung huyền tôn Giả. Giả sĩ ư Hán Văn đế. Nhi Giả tử Giải vi Giao Tây vương Ấn thái phó, nhân gia ư Tề yên.
Thế chi học Lão tử giả tắc chuyết Nho học. Nho học tắc chuyết Lão tử. Đạo bất đồng bất tương vi mưu. Khởi vị thị da? Lão tử vô vi tự hóa, thanh tĩnh tự chính.
Dịch:
Lão tử là người thôn Khúc Nhân 曲 仁, làng Lệ 厲,huyện Khổ 苦, nước Sở 楚 Ngài họ Lý 李, tên Nhĩ 耳, tự Bá Dương 伯 陽, thụy là Đam 聃. Làm quản thủ thư viện nhà Chu.
Khổng tử đến Chu, hỏi Lão tử về lễ, Lão tử nói: «Những người mà ông đề cập tới, đã hóa ra người thiên cổ từ lâu. Nay chỉ còn lại những lời nói của họ. Người quân tử khi đắc thế, thời đi xe; khi thất thế thời đi chân mặc rách. Tôi nghe nói rằng một con buôn giỏi tất nhiên thu sâu, dấu kín, hình như không có gì. Người quân tử đạo đức cao dày thường có vẻ ngoài như kẻ ngu si. Ông hãy từ bỏ sự kiêu căng và dục tình. Hãy từ bỏ những kiểu cách bên ngoài lòe loẹt và những tham vọng. Những cái đó chỉ làm hại cho ông. Đó là những gì tôi muốn nói.» [4]
Khổng tử ra về nói với đệ tử rằng: «Con chim ta biết nó có thể bay; con cá, ta biết nó có thể lội; con thú, ta biết nó có thể chạy. Chạy thời có thể chăng dò, lội thời có thể đánh lưới, bay thời có thể bắn tên; đến như rồng, thời ta không thể biết; nó cưỡi mây mà lên trời. Hôm nay ta gặp Lão tử, ngài thực là rồng vậy.»
Lão tử tu đạo đức. Cái học của ngài trọng ẩn dật, vô danh. Ở Chu lâu năm, sau thấy nhà Chu suy, liền ra đi. Tới quan ải, quan lệnh là Doãn Hỉ nói: «Ngài sắp đi ẩn, xin cố vì tôi viết sách.»
Lão tử bèn viết Đạo đức kinh chia thành hai thiên gồm hơn năm nghìn chữ, đoạn đi, không biết sau ra sao.
Có người nói rằng: [Lão Lai tử chính là Lão tử. ] Lão Lai tử cũng là người nước Sở, viết sách mười lăm thiên, nói về chuyện đạo gia, đồng thời Khổng tử.
Có người cho rằng Lão tử biết cách tu dưỡng nên đã thọ 160 hay 200 tuổi. Lão tử là một vị ẩn cư. Con ngài tên Tông 宗. Tông làm tướng nước Ngụy 魏, ở xứ Đoạn Can 段干. Tông có con tên là Chú 注. Chú có con tên là Cung 宮. Cháu sáu đời của Cung tên là Giả 假, làm quan đời Hán Văn đế (179-156). Con của Giả tên là Giải 解, làm quan thái phó cho vua Ấn nước Tề, ở xứ Giao Tây.
Người học Lão tử thời châm biếm đạo Nho; người theo đạo Nho thời châm biếm Lão tử. Thế mới hay: Chẳng đồng đạo, thì chẳng cộng tác với nhau được. Lý Nhĩ vô vi để tự hóa; thanh tĩnh để tự chính. [5]
LÃO TỬ CỔ TÍCH ĐỒ [6]
Lão Tử Cổ Tích Đồ |
2. Lạc Dương 洛 陽: nơi Lão tử làm quan.
3. Hàm Cốc 函 谷: nơi Lão tử chép sách.
CHÚ THÍCH
[1] Năm 1941 ông M. H. Dubs dựa vào Sử ký Tư Mã Thiên 史 記 司 馬 遷, và Chiến quốc sách 戰 國 策 để quyết đoán như vậy. Lý do là vì Sử ký Tư Mã Thiên có ghi: Con đức Lão tử tên là Tông 宗, làm tướng nước Ngụy 魏 ở Đoạn Can 段 干. Mặt khác Chiến quốc sách ghi là Sùng 崇, đã ký hòa ước với Tấn năm 237 trước CN. Như vậy thì Lão tử phải sống khoảng năm 300. Xem Anna K. Seidel, Ladivinisation de Lao Tseu dans le Taoïsme des Han, p. 11.
[2] Trong quyển Variétés sinologiques, No 66, Linh mục Henri Doré đã khảo về Lão tử và đạo Lão. Ngài cho chúng ta một tiểu sử hết sức là phong phú. Tôi không lấy tài liệu trong đó, nhưng khuyên độc giả nên đọc thêm quyển sách giá trị đó.
[3] Sự tích Khổng tử tới vấn lễ Lão tử cũng được ghi nơi: Khổng tử thế gia 孔 子 世 家; Lễ ký Tăng tử vấn 禮 記 曾 子 問; Trang tử, 莊 子Nam hoa kinh 南 華 經, Ngoại vật thiên 外 物 篇 và Thiên vận 天 運,đoạn F; Đại Đới ký, Tăng Tử chế ngôn thượng. (Xem Tưởng Bá Tiềm, Chư tử thông khảo 諸 子 通 考, tr. 169).
[4] Trong Lễ ký 禮 記 nơi thiên Tăng tử vấn 曾 子 問 có ghi nhận Lão tử đã dạy Khổng tử về tang lễ, táng lễ (xem Couvreur, Li Ki, t. 1, pp. 434-435, 457-459, 460, 461, 463). Trong Khổng tử gia ngữ 孔 子 家 語, chương 3, tr. 1a, đức Khổng nhận đức Lão tử đã dạy ngài về nguồn gốc lễ, nhạc.
[5] Tư Mã Thiên coi Lão tử là một ẩn sĩ, là một hiền triết. Đúng với luận điệu của một sử gia ông không quyết Lão tử đã sống lâu, mà chỉ nói «Có người cho rằng Lão tử biết cách tu dưỡng nên đã thọ 160 hay 200 tuổi.» Tư Mã Thiên kể con cháu của Lão tử cho đến mãi đời ông (Tư Mã Thiên sống khoảng 145 đến 86 trước công nguyên) để tỏ ra ông viết chính xác.
[6] Phỏng theo bản đồ: Lão tử cổ tích đồ 老 子 古 跡 圖 trong Trương Kỳ Quân 張 其 昀, Trung Hoa ngũ thiên niên sử 中 華 五 千 年 史, quyển 3, tr. 198.
إرسال تعليق