CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

1. Đâu Suất giáng trần.

Khi xưa, có một vi Bồ Tát tên là Thiện Huệ được Ðức Nhiên Đǎng Như Lai thọ ký đời tương lai sẽ thành Phật ở cõi Ta Bà. Sau khi nhận lãnh lời thọ ký, trải qua ba tǎng kỳ kiếp tu tập hạnh Bồ Tát, kiếp cuối cùng Ngài thác sanh lên nội viện cung trời Đâu Suất chờ khi đủ cơ duyên để giáng trần cứu độ chúng sanh. Quán xét thấy ở cõi Diêm Phù Đề có quốc vương Tịnh Phạn cùng hoàng hậu Ma-Da vốn có nhân duyên từ nhiều kiếp trước với Ngài và nhân duyên độ sanh đã đến nên Ngài quyết định giáng thần.

Bấy giờ, hoàng hậu Ma-Da mộng thấy voi trắng sáu ngà từ trên không trung đi xuống vòng quanh Bà ba vòng rồi mở hông bên hữu mà vào, kể từ đó Bà thọ thánh thai một bậc Như Lai Đại Giác.

"Ta Bà Bồ Tát ứng hiện thân 

Dìu dắt chúng sanh thoát mê lầm

 Độ khắp muôn loài lìa biển khổ

Sáu loài ba cõi đượm hồng ân"

 

  2. Thị hiện đản sanh

Vào một buổi sáng tinh sương, trên đường trở về quê cha mẹ theo tục lệ Ấn Độ đễ chờ ngày khai hoa nở nhụy, Hoàng hậu Ma-Da ghé vào vườn Lâm Tỳ Ni và đi dạo quanh vườn, trong lúc tay vừa nâng đóa hoa Vô Ưu thì Thái tử từ hông bên trái giáng sanh .Lúc bấy giờ, cả đại địa chấn động, ánh sáng lạ thường,chư Thiên trỗi nhạc rải hoa cúng dường. Trên hư không có chín rồng phun nước mừng đón Thái tú Tất-Ðạt-Đa xuất thế.

Vừa ra đời, Thái tử bước đi bảy bước, dưới mỗi bưóc chân đều nở ra một đóa hoa sen. Ngài nhìn khắp cả bốn phương, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất và dõng dạc tuyên bố rằng: "THIÊN THƯỢNG THIÊN HA -DUY NGÃ ĐỘC TÔN". Ý nghĩa rằng: Trên trời dưới trời,chỉ có trí tuệ siêu phàm của bậc Giác Ngộ mới là tôn quý. Khi ấy cũng là lúc mặt trời vừa mọc vào ngày Rằm tháng Tư nǎm 623 trước Công nguyên (15/4/623).

"Một sáng mùa xuân chim hót vang 

Đón chào Thái tử chốn cung vàng 

Hóa sinh bao kiếp còn chưa dứt 

Độ kẻ trầm luân nghiệp lỡ mang"

 

3. Dạo Bốn của thành

Thái tử lớn lên trong cùng vàng điện ngọc, văn võ song toàn. Nǎm 17 tuổi, vâng lệnh Vua cha,Ngài sánh duyên với công chúa Da-Du-Đà-La và hạ sanh một con trai tên là La Hầu La. Một hôm, Ngài xin phép Vua cha đi dạo bốn cửa thành để được tiếp xúc với thần dân, nhưng nhìn thấy chúng sanh bị những nỗi khổ, già, bệnh, chết buộc ràng làm cho Ngài lòng đau vô hạn.Và sau đó, Ngài gặp một vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm nhiên. Ngài đến chào mừng và hỏi về ích lợi của sự tu hành. Vị Sa môn đáp rằng: "Tu hành là dứt bỏ mọi sự ràng buộc của cõi dòi, câu cho mình khỏi khố và thành Chánh giác để phổ độ chúng sanh đều được giải thoát như mình".

Lời giải đáp trúng với hoài bão mà Thái tử đang ấp ủ bấy lâu nên Ngài khôn xiết vui mừng. Ngài liền trỏ về hoàng cung, xin Vua cha cho mình được xuất gia. Nhung Vua cha Ngài không chấp thuận.

"Kể từ hôm ấy trở về cung

Thái tử suy tư mãi bận lòng

Hình bóng nhà tu luôn khắc khoải

Thoát vòng sanh tử, nhân loại trông"

 

4. Vượt Thành tìm Đạo

Hàng ngày, tuy sống trong cảnh giàu sang vương giả với đầy đủ mọi tiện nghi vật chất, Thái tử vẫn mang trong lòng bao nỗi ưu tư khắc khoải về thân phận của kiếp người. Sau khi chứng kiến cảnh sanh già bệnh chết của chúng sanh, Ngài thấm thía hơn nữa nỗi đau của kiếp nhân sinh và quyết chí xuất gia tìm đường giải thoát.

Vua Tịnh Phạn khi biết được ý định xuất gia của Thái Tử, Ngài lo sọ, tìm đú mọi cách để can ngǎn. Thái tử yêu cầu Vua cha bốn điều, nếu Vua cha giải quyết được thì Ngài sẽ không nghĩ đến việc đi tu để ở lại lo chǎn dân, trị nước.

·"Một là, làm sao cho con trẻ mãi không già!

·Hai là, làm sao cho con khỏe mãi không bệnh!

·Ba là,làm sao cho con sống hoài không chết!

·Bốn là, làm sao cho mọi người đều hết khổ!"

Bốn điều này làm cho Vua cha vô cùng bối rối và không thể nào giai quyết được.

Vào một hôm khi màn đêm bao trùm khắp kinh thành, thừa dịp mọi người đang chìm vào giấc mộng sau một cuộc yến tiệc linh đình, Ngài từ giã vợ con, bỏ lại sau lưng đền đài, cung điện, cùng người hầu Xa-Nặc cưỡi ngựa Kiền trắc,vượt dòng A-Nô-Ma quyết chí xuất gia tầm đạo.

 

5. Cắt tóc xuất gia

Dòng A-Nô-Ma là dấu ấn lịch sử khi Thái tử Tất Đạt Đa quyết tâm tìm cầu chân lý. Ngài tự tay cắt tóc, cỏi bỏ hoàng bào gởi Xa-Nặc mang về trình lại Vua cha. Kể từ đây, Ngài dấn thân vào con đường khổ hạnh, thoát ly thế tục, xa lìa tất cả mọi phù phiếm xa hoa, đền đài, cung diện, quyết chí tìm ra con đường giải thoát khổ đau cho nhân loại .Ngài xuất gia vào lúc nửa đêm, khi ánh trǎng vàng còn in trên mặt nước - Đêm hôm ấy nhằm ngày mồng tám tháng Hai (18/2).

Trăng khuya như minh chứng cho nghị lực phi thường, sự hy sinh vô tiền khoáng hậu của một bậc Thánh nhân xả thân vì sự an lạc hạnh phúc cho nhân loại , giải thoát nghiệp chướng khổ đau cho chúng sanh.

"Dòng sông kỷ niệm A-Nô-Ma

Vì độ chúng sanh vượt ái hà

Mồng tám tháng hai Ngài cắt tóc

Từ bỏ cung vàng quyết xuất gia"

 

6. Sáu năm khổ hạnh

Sáu năm tu khổ hạnh nơi rừng già, biết bao chướng ngại với nhiều pháp môn. Ngài tu hạnh ép xác mỗi ngày chỉ ǎn một hạt mè, một hạt gạo dần dần cho đến khi thân đẹp đẽ, vốn là thân Đế vương teo rút lại chỉ còn da bọc xương. Nhận thấy tu theo lối khổ hạnh, ép xác không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Chỉ có tu theo Trung đạo, cũng chính là Bát Chánh Ðao,đó mới là con đường duy nhất vô cùng thực tiễn, hợp lý, hữu ích để dẫn đến sự giải thoát hoàn toàn. Vì thế, Ngài ròi khỏi chỗ ngồi, đến dòng sông Ni Liên tắm gội sạch sẽvà bắt dầu khai trì khất thực. Ngài đến ngồi tu tập dưới cội cây Tất-Bát-La (Bồ Đề) và nhận bát cháo sữa cúng dường từ nàng mục nữ Tu-Xà-Đề 

(Sujata).

"Sáu nǎm tìm đạo chốn rừng già

Khổ hạnh ai bằng Tất Đạt Đa

Chim hót trên vai sương phủ áo

Hươu kề dưới gối tuyết đơm hoa

Suy cơ tạo hóa hồn mê mẫn

Thấu rõ huyền cơ trí sáng lòa

Thử hỏi ai tìm chân lý ấy?

Bên bờ sông giác Thích Ca ta"

 

7. Tu tập thiền định

Sau khi thọ bát cháo sữa của nàng Tu-Xà-Đề (Sujata) dâng cúng, một giây lát sau thân thể Ngài dần bình phục, tâm hồn sáng khoái, khí lực được phục hồi. Ngài đứng dậy đi đến bờ sông Ni Liên thả chiếc bình bát xuống dòng nước và nói rằng: "Nếu Ta được chứng thành Phật quả thì chiếc bình bát này phải nổi trên mặt nước và trôi ngược dòng sông". Để minh chứng cho bài thệ nguyện của Ngài, chiếc bình bát từ từ trôi ngược dòng nước chảy. Sau đó, Ngài trở lại gốc cây Bồ Ðề dùng cỏ Kiết Tường lót nơi tòa ngồi, sau đó Ngài ngồi tư thế kiết già mà phát đại nguyện rằng: "Dù cho thịt nát xương tan,nếu không tìm ra Chánh đạo,ta quyết không ròi cội Bồ Đề này".

...Dòng Ni Liên vẫn êm đềm, ánh trăng khuya lung linh hòa làn nước biếc. Dưới cội Bồ Đề, đối diện ánh trǎng vằng vặc, bậc vĩ nhân đã suy tu đạo lý, quán chiếu tự tâm tìm nguồn đạo cả để giải thoát chúng sanh.

"Dưới gốc Bồ Ðề đã suy tư

Bao nhiêu phiền não nguyện khai trừ

Sao mai ló dạng tròn nhân Phật

Ta Bà an đắc hạnh Bổn Sư"

 

8. Hàng ma thành đạo

Bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ Đề ngồi thiền tu tập, quán chiếu nội tâm, Ngài đã trải qua biết bao hiểm nguy bỏi nạn quỷ dữ, ma vương, nhưng cám dỗ của ý thức, những ma chướng của tự thân, chúng hóa thân thành các yêu nữ dùng lạc thú để cám dỗ hòng làm lung lạc ý chí của Ngài. Nhưng tất cả đều bị khuất phục trước sự kiên định và nghị lực phi thường của một bậc vĩ nhân xuất thế.

Mặc cho những chướng ma quấy phá, Ngài vẫn điềm nhiên ngồi vững dưới cội Bồ Đề, trên trán một vầng hào quang chiếu rực rỡ. Màn đêm dần xuống, đến canh hai trời đất trở lại yên tĩnh và trong suốt như gương. Ngài chứng được quả "Túc Mạng Minh" - Trí tuệ siêu phàm. Ðến nửa đêm, Ngài chứng được quả "Thiên Nhãn Minh" -Thấy rõ tất cả bản thể của vũ trụ. Ðến canh tư, Ngài chứng được quả "Lậu Tận Minh" - Rõ biết nguồn gốc của sự đau khổ đã bám víu vào chúng sanh như bóng dính theo hình. Cuối cùng, khi ánh sao mai vừa ló dạng, Ngài đã chứng quả Vô Thượng Chánh Ðắng Chánh Giác. Hôm ấy là ngày mồng tám tháng Chạp.

"Dưới cội Bồ Ðề Ðức Thích Ca

Bốn chín ngày đêm toạ kiết già
Sao mai ló dạng Ngài giác ngộ
Hàng phục não phiền dẹp chướng ma"

 

9. Thuyết Pháp độ sanh

Sau khi thành đạo, Ngài đến Vườn Lộc Uyển xứ Ba-Na-Lai. Lần đầu tiên, Đức Phật chuyển pháp luân, khai thị cho nǎm anh em ông Kiều Trần Như, Ác-Bệ, Thập Lực Ca Diếp, Ma-Ha-NamBạc-Đề về pháp Tứ Diệu Đế - Bốn chân lý nhiệm màu Khổ-Tập-Diệt-Đạo, Ngài giáo huấn về sự khổ của thế gian, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường thoát khổ để đem đến sự an lạc, hạnh phúc cho nhân sinh.

"Một Nguyên tắc nhất định, một định luật thiên nhiên, là tất cả các vật cấu tạo đều Vô thường, Khổ và tất cả đều không có gì trường cửu(Vô ngã)". Như Lai chỉ dạy một điều: ĐAU KHỔ VÀ SỰ CHẤM DỨT MỌI ĐAU KHỔ.

Kể từ đây, ngôi Tam Bảo thường trụ thế gian đã hình thành.Ánh sáng tỉnh thức từ lời dạy của bậc Đại Giác đã được ngôi Tăng bảo truyền bá dần lan tỏa xuống khắp mọi nơi trên quả đất này.

"Đạo thành vang dội khắp muôn phương 

Nhìn thấy chúng sanh chẳng lối đường 

Đức Phật trầm ngâm chưa chuyển pháp 

Phạm thiên thấu hiểu lễ pháp vương"

 

10. Bài pháp cuối cùng

Suốt bốn mươi chín nǎm giáo hóa tại thế gian, Đức Phật đã đem sự tu chứng của Ngài để hóa độ cho tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, từ hàng vua chúa đến kẻ bần hàn, từ thiện nam đến tín nữ, từ già đến trẻ đều được tắm gội trong ánh sáng trí tuệ và nước từ bi mà Ngài tưới xuống. Ngài thành lập Tǎng đoàn và đi giáo hóa khắp nơi, tùy cǎn cơ của chúng sanh mà thuyết pháp, hầu chuyển hóa khổ đau thành an lạc giải thoát. Hễ nơi nào có bước chân Ngài đến là ánh đạo vàng bừng tỏa huy hoàng.

"Chúng sanh vô biên thề nguyện độ", là thể hiện tình thương vô bờ của đấng Giác ngộ. Mặc dầu biết trước ba tháng trước ngày nhập diệt, Ngài vẫn không nghỉ ngơi mà tiếp tục đi truyền đạo, vì lòng từ bi thương xót muôn loài đang còn lặn hụp trong biển luân hồi, sanh tử. Cả cuộc đời của Đức Phật, Ngài luôn đem lại sự an lạc, giải thoát cho chúng sanh.

"Bốn mươi chín năm độ chúng sanh

Ngày nay quả mãn với công thành

Thị hiện có sanh thì có tử

Như Lai trở lại Niết Bàn thành"

 

11. Thị hiện niết bàn

Vào ngày trǎng tròn tháng hai Ấn Độ, nhận thấy nhân duyên giáo hóa chúng sanh trong cõi thế gian đã hoàn tất; Ðức Phật đến thành Câu-Thi-Na, nơi rừng Ta La Song Thọ. Ngài nhóm hợp các hàng Thanh vǎn đệ tử thuyết bài pháp cuối cùng cho chúng tǎng để sống một cuộc đời đạo hạnh và dõng dạc tuyên bố:"Đêm nay, Như Lai sẽ nhập đại định Niết Bàn".

Khi ấy, cả đại địa chấn động, cảnh vật tang thương, bầu không khí ảm đạm đã phủ trùm canh rùng Ta La Song Thọ, muôn vật như nói lên tiếng bi thương tự đáy lòng khi không còn bậc đạo sư ở thế gian nữa...Ðêm hôm đó, Ðức Như Lai nhập đại định Niết Bàn, lưu lại Xá Lợi cho khắp cõi nhân thiên, năm ấy Ngài 80 tuổi.

"Ta La Song Thọ Phật Niết Bàn

Xá Lợi lưu bố khắp trần gian

Tám mươi tuổi chẵn duyên trần hết."

"Đản sanh Ca-Tỳ-La

Thành đạo Ma-Kiệt-Dà

Thuyết pháp Ba-La-Nại

Nhập diệt Câu-Thi-Na"

Cuộc đời và con đường hoằng pháp của Đức Phật, từ lúc đản sanh đến khi nhập diệt, Ngài đã đem đến tình thương yêu bao la đối với muôn loài, cứu vớt chúng sanh ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi. Ngài đã đem ánh đạo vàng đến vói nhân loại để giúp họ thoát khỏi màn vô minh hắc ám và tìm thấy ánh sáng của chân đạo.

"Này các đệ tử! Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy lấy Pháp của ta làm được, hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát, chỉ có Đạo ta là quý báu, chỉ có chân lý của Đạo ta là bất di bất dịch. Hãy tinh tấn lên để tu giải thoát..".

Pháp mà Ngài chứng ngộ và giáo huấn là con đường của Bi-Trí-Dũng. Lời dạy đó của đấng đạo sư nay vẫn còn vang mãi, để cho muôn loài sống trong tinh thần hiểu biết thương yêu, và đó cũng là tư lương trên lộ trình tu tập để thành tựu được quả vị giác ngộ giải thoát.

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT!