THẦY MINH TUỆ
Xuất Thân
Ông là con thứ hai trong gia đình có 4 người con.
Năm 1994, ông cùng gia đình chuyển đến xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai sinh sống.
Theo lời cha ông Lê Xuân, lúc nhỏ Lê Anh Tú là người "hiền lành, hiếu thảo, học lực khá nên được mọi người quý mến.
Tại Gia Lai, khi học hết phổ thông trung học, ông đi nghĩa vụ quân sự. Khi xuất ngũ, ông theo học Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên, tốt nghiệp ông làm công tác đo đạc địa chính cho một công ty tư nhân có trụ sở tại tỉnh Phú Yên. nhưng chủ yếu công tác tại Đắk Lắk.
Tại Gia Lai, khi học hết phổ thông trung học, ông đi nghĩa vụ quân sự. Khi xuất ngũ, ông theo học Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên, tốt nghiệp ông làm công tác đo đạc địa chính cho một công ty tư nhân có trụ sở tại tỉnh Phú Yên. nhưng chủ yếu công tác tại Đắk Lắk.
Trong thời gian làm việc và sinh sống có một lần ông bị sét đánh, hồn lìa khỏi xát, nhưng lúc đó ông chưa biết gì, cho đến năm 2015 ông nhớ lại tự nhiên tỉnh ngộ về nhân sinh quang và vũ trụ. nên ông bắt đầu đọc sách tìm hiểu về phật pháp thực hành ăn chay và tu tập tại gia.
Quá trình tu tập
Tháng 7 năm 2015, ông xuất gia đi tu tại một ngôi chùa với pháp danh là Thích Minh Tuệ. sau một thời gian ông nhận thấy không có duyên tại chùa nên rời chùa đi học tập tu học theo lời phật dạy và tu tập khất thực ẩn tu tại núi sạn Nha Trang..Sau đó ông xuống núi thực hành theo khổ hạnh đầu đà đi bộ hành từ nam ra bắc.
13 hạnh đầu đà đó là :
1. Hạnh phấn tảo y
2. Hạnh ba y
3. Hạnh khất thực
4. Hạnh khất thực từng nhà
5. Hạnh nhất toạ thực
6. Hạnh ăn bằng bát
7. Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong)
8. Hạnh ở rừng
9. Hạnh ở gốc cây
10. Hạnh ở giữa trời
11. Hạnh ở nghĩa địa
12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong
13. Hạnh ngồi (không nằm).
Có một lúc do 3 lần không đủ duyên để hoá giang xe nên ông phát tâm đi bộ hành không dùng phương tiện,.
trong quá trình bộ hành khất thực ông chỉ khất thực thức ăn chay và dùng một bữa vào sáng sớm nhờ sự bố thí của mọi người trước giờ ngọ tức 12 giờ trưa. Từ buổi trưa trở đi ông sẽ không nhận thêm thức ăn.
Ông không nhận tiền hay tài vật mà chỉ nhận những yếu phẩm thiết yếu để tu tập như kim chỉ để may vá.
Y áo trên người ông mặt thường nhặt từ những mãnh vải ven đường hay những tấm vải trong nghĩa địa, ông đem chúng giặt sạch rồi khâu lại thành y gọi là Y Phấn Tảo hay Y Bá Nạp.
Tối đến thì ông thường tìm đến chổ thanh tịnh để ngồi thiền tu học như nhà hoang, nghĩa địa, gốc cây.
Lúc đầu ông tập ngũ ngồi khi được 3 năm ông phát nguyện sẽ không ngủ để lúc nào cũng chánh niệm trong tỉnh giác...
trong quá trình bộ hành khất thực ông chỉ khất thực thức ăn chay và dùng một bữa vào sáng sớm nhờ sự bố thí của mọi người trước giờ ngọ tức 12 giờ trưa. Từ buổi trưa trở đi ông sẽ không nhận thêm thức ăn.
Ông không nhận tiền hay tài vật mà chỉ nhận những yếu phẩm thiết yếu để tu tập như kim chỉ để may vá.
Y áo trên người ông mặt thường nhặt từ những mãnh vải ven đường hay những tấm vải trong nghĩa địa, ông đem chúng giặt sạch rồi khâu lại thành y gọi là Y Phấn Tảo hay Y Bá Nạp.
Tối đến thì ông thường tìm đến chổ thanh tịnh để ngồi thiền tu học như nhà hoang, nghĩa địa, gốc cây.
Lúc đầu ông tập ngũ ngồi khi được 3 năm ông phát nguyện sẽ không ngủ để lúc nào cũng chánh niệm trong tỉnh giác...
Ông cũng không sử dụng điện thoại trong lúc tu tập. Một nét đặc trưng khác ở ông là không tự xưng mình bằng "thầy" như một nhà sư hay xưng "tôi" khi giao tiếp với người khác, mà chỉ xưng "con", điều được cho là mang tinh thần của triết lý "vô ngã".
Nhiều người hỏi pháp danh ông , ông nói Con tên "Minh Tuệ" chứ ông không nói ông là "Thích Minh Tuệ", ông cũng khẳng định ông không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tu viện nào thuộc giáo hội hay tổ chức nào.
Những câu nói của thầy Minh Tuệ
- “Con (tức Minh Tuệ) không là nhân sự của chùa nào, không phải là Nam Tông hay Bắc Tông, cũng không phải là tu sĩ của Giáo hội phật giáo Việt Nam bởi con tự thấy đạo đức của con chưa đạt đến cảnh giới đó”.
- “Con không phải là sư, là thầy gì cả. Con là công dân Việt Nam giống như mọi người thôi. Con chỉ muốn học tu, không có mục đích tuyên truyền hay giao giảng gì cả!”
- “Phật bày như thế nào con làm như thế ấy để con an lạc hạnh phúc, chứ không phải tự mình mà biết được”.
- “Con coi mọi người đều là anh em, cha mẹ con”
- “Trong lòng con không còn ích kỷ, thù hận. Con coi tất cả mọi người trong thế gian là bình đẳng”.
- “Mọi người không nên học bói toán vì có cái đúng, có cái không đúng. Đức Phật không có dạy xem bói. Thay vì học bói toán, mọi người nên học đạo đức, giới luật, cố gắng giữ năm giới: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống bia rượu sẽ được hạnh phúc”.
- “Việc giữ giới là quan trọng đầu tiên trong giới định tuệ. Không giữ giới thì không tu được thành Phật”.
- “Mọi người đừng lạy con mà hãy lạy Phật – Pháp – Tăng”.
- “Đối với con, ở đâu cũng là chùa”.
- “Ai không có thứ gì đáng giá trên người mới là hạnh phúc vì họ không phải lưu giữ gì cả”.
- “Những người tu hành, già cả hay nghèo khổ, mình nên bố thí cho họ cơm ăn, ý áo, vật thực hay cái gì đó. Những người sa ngã, ăn chơi, hư hỏng, mình bày cho họ đừng sát sinh, trộm cắp, giữ trọn năm giới đó là bố thí pháp”.
- “Đời là vô thường, sống nay chết mai đâu ai biết nên con phải sớm đi tu, lỡ mai chết mất thân này thì con đâu còn cơ hội để tu”.
- “Con mong sớm thành chính quả để con báo hiếu cho cha mẹ”.
Thuyết Pháp
Thầy Minh Tuệ cho hay: Đức phật trên con đường tu tập, thường sống ở gốc cây, ở rừng núi, hang đá, bãi tha ma… tập học 13 pháp hạnh đầu đà (Pháp hạnh đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh để tôi luyện thân tâm, trừ bỏ phiền não cấu trần). Tổng trì tất cả các pháp tạng, những gì Đức Phật Thích Ca dạy ông đều học cả.
Thầy Minh Tuệ thực hành theo bộ kinh Nikaya.
“Thuyết pháp thì con không thuyết vì con mới học tập tu học, Con đi bộ không phải muốn truyền tải gì cả, Đạo Phật của Thích Ca đã thuyết rồi, giáo lý và chánh pháp, sách … đã có, mọi người cần học ở đó nên con không cần truyền bá gì nữa. Hiện nay con cần thực hành lời Phật dạy để hoàn thiện bản thân, để đem lợi ích của mình cho mọi người. Nếu mình có thì mọi người cũng hạnh phúc.".