Cách lạy
Chấp hai tay lại như dưới đây:Tay trái bắt Ấn-Tý (Bắt ấn tý nghĩa là: bấm đầu ngón tay cái vào gốc ngón tay áp út.), rồi nắm lại. Kế đó, bàn tay mặt áp ngoài, rồi ngón cái (tay mặt) xỏ vô giữa ngón cái và ngón trỏ bên tay trái.
Để hai tay như vậy mà đưa lên trán, xá sâu ba xá rồi quỳ xuống đưa hai tay lên trán như trước mà niệm ”Nam mô Phật”; đưa qua bên trái niệm ”Nam mô Pháp”; đưa qua bên mặt niệm ”Nam mô Tăng”, rồi để ngay ngực mà niệm:
”Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”. (gật đầu)
”Nam mô Quan Thế m Bồ Tát Ma Ha Tát”.
”Nam Mô Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo-Tông Đại-Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”.
”Nam mô Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân”.
”Nam mô Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần”.
Mỗi lần lạy Trời thì lạy: một lạy gật đầu bốn cái, làm như vậy cho đủ ba lạy là 12 gật (nhớ mỗi gật phải niệm ”Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”)
Còn lạy Phật và Tiên thì ba lạy, mỗi lạy gật đầu 3 cái là 9 gật.
Khi lạy thì 2 bàn tay trải ra và hai ngón cái phải gác tréo nhau.
Cách Lạy Cúng Tứ Thời
Trước khi cúng, đánh chuông nhứt ba tiếng, rồi sửa soạn khăn áo đèn nhang cho đủ, như có nhiều người thì phải sắp bày ban, tay bắt Ấn Tý đi vào Chánh Điện, đứng cho ngay hàng hai bên, nam tả, nữ hữu, nghe ba tiếng chuông nhì thì hai bên đưa tay kiết quả lên chí trán xá xuống chí gối một xá, (khi nào có nam nữ hai bên thì mới xá Đàn, Âm Dương hiệp nhứt) rồi hai bên đều khởi chân phía trong điện mà bước vào chỗ quì, rồi ngước lên Điện mới đưa tay kiết quả đến trán xá đến gối ba xá “Phổ Thiên áp Địa gọi là Tam Tài: Đưa tay lên trán chỉ về Thiên, đưa xuống chí gối chỉ về Địa, đưa tay lên ngực chỉ về Nhân; tất cả đều gom về tâm mà thành kỉnh Đức CHÍ TÔN tức là: Thiên, Địa, Nhân là Tam Tài” mới khởi chân trái bước tới một chút, quì chân mặt xuống trước, chân trái quì theo sau cho ngay thẳng, mắt ngó ngay Thiên Nhãn.Lễ vụ khắc nhẹ một tiếng chuông thì đưa tay kiết quả lên chánh giữa trán và niệm: Nam Mô Phật.
Đưa tay qua bên tả; gần lỗ tai niệm: Nam Mô Pháp.
Đưa tay qua bên hữu; gần lỗ tai niệm: Nam Mô Tăng.
Để tay kiết quả xuống nơi ngực chớ rời ra: Mỗi câu niệm khắc một tiếng chuông.
Cúi đầu lần thứ nhứt niệm: Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
Cúi đầu lần thứ nhì niệm: Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Cúi đầu lần thứ ba niệm: Nam Mô Lý Đại Tiên Trưởng Kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Cúi đầu lần thứ tư niệm: Nam Mô Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân
Cúi đầu lần thứ năm niệm: Nam Mô Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần
Dứt rồi đọc bài “Niệm Hương”, dứt lạy 3 lạy (mỗi bài Kinh có chỉ cách lạy.) Khi lạy đưa tay kiết quả lên trán, rồi để xuống nơi ngực mới xòe hai bàn tay ra (kiết quả rồi rải cho chúng sanh chung hưởng) gát tréo hai ngón cái lại (lưỡng hiệp) mà úp xuống đất, khi lạy rồi ngước dậy thì đưa tay kiết quả lên trán rồi mới chấp xuống ngực. Khi mãn lễ đứng dậy, cũng đứng chơn trái trước, cũng xá 3 xá như trước, mới day ra bàn Hộ Pháp xá một xá, rồi rút từ hàng thứ tự mà ra. (Khi quay ra sau xá bàn Hộ Pháp thì nam nữ quay cùng chiều; từ phải sang trái gọi là Vãng Hồi (hình chữ Vạn)
Giải thích cách lạy trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ
Thánh ngôn Đức Chí Tôn dạy về việc lạy:
“Lạy là gì?
– Là tỏ ra bề ngoài, lễ kỉnh trong lòng.
Chấp hai tay lạy là tại sao?
– Tả là Nhật, hữu là Nguyệt, vị chi Âm Dương, Âm Dương hiệp nhứt, phát khởi Càn Khôn sanh sanh hóa hóa, ấy là Đạo.
Lạy kẻ sống hai lạy là tại sao? (Hai lạy trơn không gật đầu)
– Là nguồn cội của nhơn sanh lưỡng hiệp Âm Dương mà ra, ấy là Đạo.
Lạy vong phàm 4 lạy là tại sao? (Lạy trơn không gật đầu)
– Là vì 2 lạy của phần người (nam đứng, nữ ngồi lạy), còn 1 lạy Thiên, 1 lạy Địa (quì lạy).
Lạy Thần, Thánh thì 3 lạy là tại sao? (3 lạy trơn)
– Là lạy Đấng vào hàng thứ 3 của Trời, và cũng chỉ rằng lạy Tinh, Khí, Thần hiệp nhất, ấy là Đạo.
Lạy Tiên, Phật 9 lạy là tại sao? (3 lạy, mỗi lạy 3 gật = 9 gật) 1 Là lạy 9 Đấng Cửu Thiên Khai Hóa.
Còn lạy Thầy là 12 lạy là tại sao? (3 lạy, mỗi lạy 4 gật = 12 gật)
– Các con không hiểu đâu. Thập Nhị Khai Thiên là Thầy, Chúa cả Càn Khôn Thế Giái nắm trọn Thập Nhị Thời Thần trong tay. Số 12 là con số riêng của Thầy.”
“Lạy là gì?
– Là tỏ ra bề ngoài, lễ kỉnh trong lòng.
Chấp hai tay lạy là tại sao?
– Tả là Nhật, hữu là Nguyệt, vị chi Âm Dương, Âm Dương hiệp nhứt, phát khởi Càn Khôn sanh sanh hóa hóa, ấy là Đạo.
Lạy kẻ sống hai lạy là tại sao? (Hai lạy trơn không gật đầu)
– Là nguồn cội của nhơn sanh lưỡng hiệp Âm Dương mà ra, ấy là Đạo.
Lạy vong phàm 4 lạy là tại sao? (Lạy trơn không gật đầu)
– Là vì 2 lạy của phần người (nam đứng, nữ ngồi lạy), còn 1 lạy Thiên, 1 lạy Địa (quì lạy).
Lạy Thần, Thánh thì 3 lạy là tại sao? (3 lạy trơn)
– Là lạy Đấng vào hàng thứ 3 của Trời, và cũng chỉ rằng lạy Tinh, Khí, Thần hiệp nhất, ấy là Đạo.
Lạy Tiên, Phật 9 lạy là tại sao? (3 lạy, mỗi lạy 3 gật = 9 gật) 1 Là lạy 9 Đấng Cửu Thiên Khai Hóa.
Còn lạy Thầy là 12 lạy là tại sao? (3 lạy, mỗi lạy 4 gật = 12 gật)
– Các con không hiểu đâu. Thập Nhị Khai Thiên là Thầy, Chúa cả Càn Khôn Thế Giái nắm trọn Thập Nhị Thời Thần trong tay. Số 12 là con số riêng của Thầy.”
Cách chấp tay và ý nghĩa lạy theo ba thời kỳ mở Đạo
– Nhất Kỳ Đức Thái Thượng lập Đạo dạy cách lạy 2 bàn tay nắm co lại, Kiết Nhị như bông sen búp, khi lạy thì xoè hai bàn tay úp xuống đất rồi cúi đầu, 3 lạy kêu là Khể Thủ.– Qua Nhị Kỳ Đức Thích Ca lập Đạo dạy cách lạy chấp hai bàn tay Hiệp Chưởng Hoa Khai như bông sen nở, khi lạy thì ngửa hai bàn tay xuống đất mà cúi đầu, kêu là Hòa Nam.
– Đến Đức Khổng Tử dạy Đạo, dạy lạy 2 tay cung lên đến ngang chân mày, kêu là Phủ Phục.
– Nay Tam Kỳ Đức CHÍ TÔN giáng cơ tiếp điển mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hiệp đủ Phật, Tiên, Thánh là kỳ kết quả, để độ 92 ức Nguyên Nhân về nơi nguyên thủy, có câu: “Thiên Địa tuần hoàn, châu nhi phục thủy”. Tam Giáo quy nguyên, chấp 2 bàn tay như hoa sen đã thành trái (quả). Bên tay trái thuộc Dương, ngón cái là mẫu chỉ, ngón trỏ là thực chỉ, ngón giữa là trung chỉ, ngón út là tiểu chỉ, còn một ngón không tên là vô danh chỉ, sách có câu: “Vô danh Thiên Địa chi thủy.” là trước khi Trời Đất chưa khai thì một Khí Không Không, sau định hội Tý mới mở Trời, nên chữ Tý ở tại gốc ngón tay vô danh. Khi mở Trời rồi mới có hữu sanh vạn vật chi mẫu. Muôn vật có hình chất đều thọ nơi mẫu mới hóa sanh.
Nay đến hội Tam Kỳ kết quả là độ cả quần linh về Niết Bàn. Nên tay tả, ngón cái là mẫu, chỉ vào chữ Tý, còn tay hữu, ngón cái chỉ vào chữ Dần của tay tả, bốn ngón bao ngoài, Thánh Ngôn quyển một trang 11, “… Khi bái lễ, hai bàn tay chấp lại song phải để tay trái Ấn Tý, tay mặt ngửa ra nằm dưới tay trái chụp lên trên …” Tay tả là “Nhơn vật quần linh tận qui nguyên vị.” Tay tả là Dương mà có ngón tay hữu Âm chỉ vào, còn tay hữu Âm mà có tay tả Dương ở trong. Vậy nên Kinh Dịch nói: “Âm nội hữu chơn Dương, Dương nội hữu chơn Âm, Âm Dương lưỡng cá tứ, năng hữu kỷ nhơn tri.” Như cách lạy nầy là thời kỳ dạy Đạo; Còn người luyện Đạo cách lạy cũng hai tay kiết quả, nhưng mà khi lạy chí đất phải để hai bàn tay ngửa ra mới cúi đầu.
Chú Giải Bắt Ấn Tý
Người ta tréo mấy ngón tay lại, hoặc đưa ngón nọ ra, co ngón nầy vô, theo một cách thức riêng. Nguyên trong mấy ngón tay, có ngón xuất Điển Quang như ngón trỏ và ngón út, có ngón tiếp Điển Quang ở ngoài như ngón giữa và ngón áp út. Phàm muốn khỏi tiếp tà Điển, khi bắt Ấn người ta co ngón giữa và ngón áp út lại, hoặc tréo nhau theo cách thức riêng, đồng thời lại đưa thẳng ngón trỏ và ngón út đặng xuất Điển mà chống cự, hoặc xua đuổi tà Điển (Ấn Hộ Pháp). Còn ngón cái là nguồn chứa sinh lực, phải co lại đặng tránh tà Điển làm tổn thương sinh lực. Bắt Ấn Tý thì dùng ngón tay cái ấn vào gốc ngón tay áp út (cũng tay trái) chỗ cung Tý rồi nắm tròn tay lại. Vì Đức Thượng Đế là Đại Từ Bi cho nên Ấn của Ngài chỉ dùng cho chúng ta hộ thân, chớ không cần xuất Điển, nên ngón trỏ và ngón út không đưa thẳng ra như bắt Ấn khác (quyển “Thiên Đạo” trang 132).Như giải thích trên, nên Hội Thánh dạy hễ khi cúng thì phải bắt Ấn Tý (dầu Vong cũng vậy), vì Ấn Tý là Ấn của Tam Kỳ, ta phải bắt cho đúng theo Ngươn Hội và Chơn Pháp.
Ý Nghĩa Xá Bàn Thờ Hộ Pháp (Chữ Khí)
Cái xá ấy không phải xá Chức Sắc Hiệp Thiên Đài mà là xá chữ Khí, là nguồn cội của Pháp đã biến sanh vạn vật… Cái xá ấy là kính Đệ Nhị Tam Qui; Trong Pháp ấy xuất hiện Phật Mẫu, kế đến mới tới Vạn Linh… Chào chữ Khí là chào cả Tam Qui Thượng Hạ Pháp Giới, tức là chào mạng sanh của ta… (Trích tóm lược “Lời Phê của Đức Hộ Pháp”, trong tờ thỉnh giáo của ông Hộ Đàn Pháp Quân: 20 9 Quí Tỵ tức 27 10 1953).Ý Nghĩa Phật, Pháp, Tăng
Phật là Thần, Pháp là Khí, Tăng là Tinh. Dấu niệm: Thần là Trời, Khí là Đất, Tinh là Người. Nên bên Thánh Giáo Gia Tô lấy dấu: Nhơn danh Cha, Con và Thánh Thần cũng là 3 ngôi ấy.– Nam Mô Phật: Miệng nói tâm niệm, ta không quên Đấng toàn tri, toàn năng, lòng ghi nhớ Đức Ngài, để noi theo chơn Đức Ngài mà tiến bước trên đường tu tỉnh.
– Nam Mô Pháp: Nhắc ta nhớ Đạo Pháp huyền vi mầu nhiệm quí báu, dầu khổ hạnh, phải gắng sức, không thối chí ngã lòng.
– Nam Mô Tăng: Hội Thánh là một nhóm lương sanh đại diện cho Đức CHÍ TÔN để dìu dắt chúng ta. Vậy ta phải tuân lời dạy dỗ của Hội Thánh để tiến bước trên đường học Đạo.