Kinh văn
(Giọng Nam Ai)
Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp,
Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra.
Mùi hương lư ngọc bay xa,
Kính thành cầu nguyện Tiên gia chứng lòng.
Xin Thần, Thánh ruổi dong cỡi hạc,
Xuống phàm trần vội gác xe tiên.
Ngày nay Đệ tử khẩn nguyền,
Chín tầng Trời, Đất thông truyền chứng tri.
Lòng sở vọng gắn ghi đảo cáo,
Nhờ Ơn Trên bổ báo phước lành.
Lạy 3 lạy, mỗi lạy 4 gật, mỗi gật niệm: Nam mô Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát (1)Diễn nghĩa
Câu 1: Ðạo gốc bởi lòng thành tín hiệp.Người theo đạo, cốt yếu phải có một cái tâm thật và một đức tin mạnh mẽ, có đủ 2 yếu tố ấy hợp lại mới vững bước trên đường đạo.
Câu 2: Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra.
Tấm lòng thành ấy nương theo khói nhang truyền lên Trời cao.
Câu 3: Mùi hương lư ngọc bay xa.
Tư tưởng, ý nghĩ trong sạch tốt đẹp phát ra từ cái Tâm quí báu bay lên truyền đến các cõi Trời xa.
Câu 4: Kính thành cầu nguyện Tiên Gia chứng lòng.
Tấm lòng tôn kính và thành thật cầu nguyện thì Ðức Chí Tôn Ðại Từ Phụ sẽ chứng cho mình.
Câu 5-6: Xin Thần Thánh ruổi dong cỡi hạc, Xuống phàm trần vội gác xe Tiên.
Xin các Ðấng Thần Thánh cỡi hạc hoặc đi trên chiếc xe Tiên dong ruổi xuống cõi thế gian.
Câu 7: Ngày nay đệ tử khẩn nguyền.
Ngày nay, chúng con là học trò của Thầy, xin tha thiết cầu nguyện.
Câu 8: Chín từng Trời, Ðất thông truyền chứng tri.
Lời khẩn nguyền của đệ tử sẽ được truyền đi suốt đến 9 từng Trời và đến các quả Ðịa cầu để các Ðấng thiêng liêng chứng thực biết rõ.
Câu 9: Lòng sở vọng gắng ghi đảo cáo.
Ðiều quan trọng mà lòng mình hằng mong ước, cố gắng ghi nhớ để cúng tế cầu nguyện và tấu trình lên các Ðấng Thiêng liêng.
Câu 10: Nhờ Ơn Trên bổ báo phước lành.
Nhờ ơn Ðức Chí Tôn, Ðức Phật Mẫu và các Ðấng thiêng liêng giúp đỡ báo đáp lại và ban cho phước lành.
Giải thích từ ngữ
Niệm Hương: Niệm là tưởng nghĩ tới, hương là mùi thơm, chỉ cây nhang đang đốt cháy tỏa mùi thơm. Niệm Hương là đốt nhang và tưởng niệm các Ðấng thiêng liêng.Ðạo: “Ðạo là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu vị. Ðạo là đường của các nhơn phẩm do theo mà lánh khỏi luân hồi. Nếu chẳng phải do theo Ðạo thì các bậc ấy đều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm. Ðạo, nghĩa lý rất sâu xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó rồi mới học các nghĩa huyền bí khác cho đích xác đặng.” .. Do đó, nghĩa thông thường của Ðạo là tôn giáo.
Thành: Thành thật.
Tín: Tin, tin có Thượng Ðế, tin có Thần, Thánh, Tiên, Phật, tin mỗi người đều có linh hồn bất tiêu bất diệt, tin linh hồn là điểm Linh quang do Thượng Ðế ban cho mỗi người để tạo nên sự sống và gìn giữ sự sống.
Tín chính là đức tin rất cần thiết cho người theo Ðạo.
Hiệp: Hợp lại. Lòng thành: Cái tâm chơn thật.
C.1: Người theo đạo, cốt yếu phải có một tấm lòng thành thật và một đức tin mạnh mẽ, có dủ 2 yếu tố ấy hợp lại mới vững bước trên đường đạo.
Lòng: Cái tâm của con người. Nương: Dựa vào.
C.2: Tư tưởng nơi tâm nương theo khói nhang truyền lên Trời cao.
Mùi hương: Mùi thơm của khói nhang tỏa ra, ý nói những tư tưởng hay ý nghĩ trong sạch tốt đẹp của cái Tâm phát ra.
Tín chính là đức tin rất cần thiết cho người theo Ðạo.
Hiệp: Hợp lại. Lòng thành: Cái tâm chơn thật.
C.1: Người theo đạo, cốt yếu phải có một tấm lòng thành thật và một đức tin mạnh mẽ, có dủ 2 yếu tố ấy hợp lại mới vững bước trên đường đạo.
Lòng: Cái tâm của con người. Nương: Dựa vào.
C.2: Tư tưởng nơi tâm nương theo khói nhang truyền lên Trời cao.
Mùi hương: Mùi thơm của khói nhang tỏa ra, ý nói những tư tưởng hay ý nghĩ trong sạch tốt đẹp của cái Tâm phát ra.
Lư: Dụng cụ đặt trên bàn thờ dùng để đốt trầm hay để đốt nhang cắm vào; đốt trầm thì gọi là Lư trầm, đốt nhang thì gọi là Lư hương.
Ngọc: Loài đá quí, chỉ sự quí báu.
Lư ngọc: Cái lư bằng ngọc, chỉ cái Tâm quí báu của con người.
C.3: Tư tưởng, ý nghĩ trong sạch tốt đẹp phát ra từ cái Tâm quí báu bay lên truyền đến các cõi Trời xa.
Kính: Kính trọng.
C.3: Tư tưởng, ý nghĩ trong sạch tốt đẹp phát ra từ cái Tâm quí báu bay lên truyền đến các cõi Trời xa.
Kính: Kính trọng.
Thành: Thành thật.
Cầu: Xin.
Nguyện: Mong ước. Cầu nguyện là cầu xin các Ðấng Thiêng Liêng ban cho điều mà mình mong ước.
Tiên Gia: Tiên là ông Tiên, Gia là Cha. Tiên Gia là Ông Cha Tiên, đó là Ðại Từ Phụ, Ðấng Cha chung thiêng liêng của toàn cả vạn linh sanh chúng trong Càn Khôn Vũ Trụ, mà ta thường gọi là Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế.
C.4: Tấm lòng tôn kính và thành thật cầu nguyện thì Ðức Chí Tôn Ðại Từ Phụ sẽ chứng cho mình.
Ruổi dong: Ði thẳng một mạch cho mau tới nơi.
Hạc: Giống chim lớn, chân cao, cổ dài, lông trắng, bay nhanh, dáng thanh nhã, sống đến ngàn năm, thường được các vị Tiên dùng để cỡi bay đi.
Tiên Gia: Tiên là ông Tiên, Gia là Cha. Tiên Gia là Ông Cha Tiên, đó là Ðại Từ Phụ, Ðấng Cha chung thiêng liêng của toàn cả vạn linh sanh chúng trong Càn Khôn Vũ Trụ, mà ta thường gọi là Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế.
C.4: Tấm lòng tôn kính và thành thật cầu nguyện thì Ðức Chí Tôn Ðại Từ Phụ sẽ chứng cho mình.
Ruổi dong: Ði thẳng một mạch cho mau tới nơi.
Hạc: Giống chim lớn, chân cao, cổ dài, lông trắng, bay nhanh, dáng thanh nhã, sống đến ngàn năm, thường được các vị Tiên dùng để cỡi bay đi.
Phàm: Tầm thường thấp kém.
Trần: Bụi bặm. Phàm trần là chỉ cõi thế gian, cõi đời, cõi của nhơn loại đang sống, vì cõi này thấp kém có nhiều bụi bặm ô trược.
Gác: Ðặt ngang lên trên.
Xe Tiên: Chiếc xe mầu nhiệm nơi cõi thiêng liêng, cũng gọi là Xe Như Ý, dùng để chở các vị Tiên đi lại. Người ngồi trên xe muốn đi đến đâu thì chiếc xe Tiên hay xe Như Ý chở ngay đến đó tức khắc.
Gác xe Tiên: Ngồi lên chiếc xe Tiên.
Câu 5-6: Xin các Ðấng Thần Thánh cỡi hạc hoặc đi trên chiếc xe Tiên dong ruổi xuống cõi thế gian.
Ðệ tử: Học trò. Học trò đối với Thầy thì xưng mình là đệ tử. Ðức Chí Tôn tự xưng là Thầy, và gọi các con đang học đạo là môn đệ hay đệ tử.
Câu 5-6: Xin các Ðấng Thần Thánh cỡi hạc hoặc đi trên chiếc xe Tiên dong ruổi xuống cõi thế gian.
Ðệ tử: Học trò. Học trò đối với Thầy thì xưng mình là đệ tử. Ðức Chí Tôn tự xưng là Thầy, và gọi các con đang học đạo là môn đệ hay đệ tử.
Khẩn: Tha thiết. Nguyền: Mong mỏi cầu xin.
Khẩn nguyền: Tha thiết cầu xin điều mình mong ước.
C.7: Ngày nay, chúng con là học trò của Thầy, xin tha thiết cầu nguyện.
Chín từng Trời: Chữ Hán gọi là Cửu Trùng Thiên
C.7: Ngày nay, chúng con là học trò của Thầy, xin tha thiết cầu nguyện.
Chín từng Trời: Chữ Hán gọi là Cửu Trùng Thiên
- Từng Trời thứ nhứt: không rõ tên.
- Từng Trời thứ nhì: không rõ tên.
- Từng Trời thứ ba: Thanh Thiên.
- Từng Trời thứ tư: Huỳnh Thiên.
- Từng Trời thứ năm: Xích Thiên.
- Từng Trời thứ sáu: Kim Thiên.
- Từng Trời thứ bảy: Hạo Nhiên Thiên.
- Từng Trời thứ tám: Phi Tưởng Thiên.
- Từng Trời thứ chín: Tạo Hóa Thiên.
- Tầng Trời thứ mười: Hư Vô Thiên
- Tầng Trời thứ mười một: Hội Nguơn Thiên
- Tầng Trời thứ mười hai: Hỗn Nguơn Thiên
Ðất: Chỉ các quả Ðịa cầu, ý nói Thất thập nhị Ðịa (72 Ðịa cầu). Thông: Suốt tới khắp nơi. Thông truyền: Truyền đi khắp nơi. Chứng: Nhận thực. Tri: Biết. Chứng tri là nhận thực có biết rõ.
C.8: Lời khẩn nguyền của đệ tử sẽ được truyền đi suốt đến 9 từng Trời và đến các quả Ðịa cầu để các Ðấng thiêng liêng chứng thực biết rõ.
Sở: Ðiều quan trọng của mình. Vọng: Mong ước. Sở vọng là điều quan trọng của mình hằng mong ước. Gắng ghi: Cố gắng ghi nhớ. Ðảo: Cúng tế cầu nguyện. Cáo: Tấu trình, báo cáo. Ðảo cáo là cúng tế cầu nguyện và tấu trình các việc.
C.9: Ðiều quan trọng mà lòng mình hằng mong ước, cố gắng ghi nhớ để cúng tế cầu nguyện và tấu trình lên các Ðấng Thiêng liêng.
Ơn Trên: Ơn huệ của Ðức Chí Tôn, Ðức Phật Mẫu và các Ðấng thiêng liêng. Bổ: Giúp đỡ, thêm vô cho đủ. Báo: Ðáp lại. Bổ báo là giúp đỡ báo đáp lại.
C.10: Nhờ ơn Ðức Chí Tôn, Ðức Phật Mẫu và các Ðấng thiêng liêng giúp đỡ báo đáp lại và ban cho phước lành.
Câu Chú của Thầy:
Nam mô Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Câu Chú: Câu niệm có tánh cách huyền bí của một Ðấng Thiêng Liêng đặt ra để hộ trì các môn đệ trên bước đường tu.
Thầy: Trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế giáng cơ dạy đạo, xưng mình là Thầy, gọi các con đang học đạo là môn đệ. Ðức Chí Tôn dạy đạo đức cho nhơn sanh như là Thầy dạy trò, gần gũi thân mật, biểu lộ lòng thương yêu của Chí Tôn đối với chúng sanh thật vô cùng tận.
Câu Chú của Thầy tức là của Ðức Chí Tôn có 12 chữ:
Nam mô Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam mô: do phiên âm từ tiếng Pali “Namô” hoặc từ tiếng Phạn “Namah”, dịch nghĩa là: Qui mệnh, kỉnh lễ, cúi đầu làm lễ. Từ ngữ Nam mô thường được dùng làm chữ khởi đầu một câu cầu nguyện.
Cao Ðài: Cái đài cao, dùng làm nơi ngự của Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế khi có Ðại hội triều đình của Ðức Chí Tôn tại Linh Tiêu Ðiện Ngọc Hư Cung.
Tiên Ông: Ông Tiên, vị Tiên.
Ðại: Lớn.
Bồ Tát: Nói đầy đủ là Bồ Ðề Tát Ðóa, tiếng Phạn là Bodhisattva, nghĩa là người đã tự giác được bản tánh và có nhiệm vụ phổ độ chúng sanh.
Ma Ha Tát: Nói đầy đủ là Ma Ha Tát Ðóa, tiếng Phạn là Mahasattva, nghĩa là Ðại chúng sanh, tức là người có dũng tâm muốn làm việc lớn.
Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát là vị Bồ Tát lớn, ở phẩm bực cao trọng, xứng đáng đứng hàng Phật vị, nhưng vì còn nhiệm vụ cứu độ chúng sanh nên còn mang danh Bồ Tát.
Câu Chú của Thầy đặc biệt có 12 chữ là vì con “số 12 là số riêng của Thầy “.
Câu Chú này có ý nghĩa bao hàm Tam giáo:
CAO ÐÀI: tượng trưng Nho giáo.
TIÊN ÔNG: tượng trưng Tiên giáo (Ðạo giáo).
ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT: tượng trưng Phật giáo.
Do đó, Câu Chú của Thầy (Ðức Chí Tôn) có ý nghĩa Tam giáo đồng tông, ngày nay qui nguyên Ðại Ðạo. Ðại Ðạo đó chính là ÐÐTKPÐ, tức là Ðạo Cao Ðài do Ðức Chí Tôn sáng lập và làm Giáo Chủ.
Tân Kinh: Kinh mới (Tân là mới), tức là Kinh thuộc Tam Kỳ Phổ Ðộ. Cũng như Tân Luật là Luật mới về tu hành của ĐĐTKPÐ. Còn Kinh và Luật của thời Nhị Kỳ Phổ Ðộ được gọi là Cựu Kinh, Cựu Luật. (Cựu là cũ, trái với Tân là mới).
Vậy, Tân Kinh là Kinh của ÐÐTKPÐ, tức là Kinh của Ðạo Cao Ðài. Kinh nầy gồm: Kinh Thiên Ðạo và Kinh Thế Ðạo.
Thiên Ðạo: Ðạo Trời, tức là con đường tu với mục đích cuối cùng là giải thoát khỏi luân hồi, để linh hồn trở về hiệp nhứt với Trời, tức là hiệp với Ðức Chí Tôn Thượng Ðế.
Con đường tu Thiên Ðạo dành cho bực Thượng thừa quyết chí tu hành, phế đời hành Ðạo, nghiêm giữ giới luật tu hành, thực hành Tam Lập: Lập Ðức, Lập Công, Lập Ngôn.
Trước khi bước vào Thiên Ðạo, người tu phải trải qua bực Hạ thừa tu phần Nhơn Ðạo.
Nhơn Ðạo: là Ðạo làm Người, là đường lối dạy con người phải làm tròn bổn phận của một người đối với gia đình, gồm cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái; đối với thân tộc, bạn bè; và sau cùng là bổn phận đối với quốc gia xã hội.
Thế Ðạo: Ðạo ở đời (Thế là đời), tức là đường lối dạy con người bổn phận làm một người ở đời thế nào cho hợp với Ðạo lý, lẽ phải. Ðó chính là Nhơn Ðạo.
Thế Ðạo, tức là Nhơn Ðạo, ví như nền móng; Thiên Ðạo ví như nhà lầu. Không đào móng đúc nền cho vững chắc thì cất nhà lầu lên ắt sụp đổ. Cho nên, phải tu xong Nhơn Ðạo thì mới có thể tiến lên tu Thiên Ðạo được.
Cúng: Ðốt nhang, dâng lễ vật, cầu nguyện và lạy để tỏ lòng thành kính.
Tứ Thời: 4 điểm thời gian trong một ngày vào các giờ: 0 giờ (tức 12 giờ khuya) thuộc giờ Tý, 6 giờ sáng thuộc giờ Mẹo, 12 giờ trưa thuộc giờ Ngọ, và 18 giờ (tức 6 giờ chiều) thuộc giờ Dậu.
Nghi lễ của Ðạo Cao Ðài dạy các tín đồ cúng Ðức Chí Tôn và các Ðấng Thiêng liêng vào Tứ thời kể trên, bởi vì vào 4 thời điểm nầy, khí Dương và khí Âm trong CKVT có sự biến đổi tương đối đặc biệt:
Lúc 0 giờ, thời Tý: Khí Âm cực thạnh, khí Dương khởi sanh.
Lúc 6 giờ và 18 giờ, thời Mẹo và thời Dậu: Hai khí Dương và Âm giao hòa cân bằng nhau.
Lúc 12 giờ trưa, thời Ngọ: Khí Dương cực thạnh, khí Âm khởi sanh.
Thời Tý và thời Ngọ: Cúng Rượu (Rượu trắng).
Thời Mẹo và thời Dậu: Cúng nước Âm Dương, tức là cúng nước trà và nước trắng thiên nhiên.
Kinh Cúng Tứ Thời: là các bài kinh để tụng cúng Ðức Chí Tôn và 3 Ðấng Giáo chủ Tam giáo vào 4 thời trong một ngày.
Kinh cúng Ðức Chí Tôn vào Tứ thời tại Tòa Thánh hay tại Thánh Thất gồm 8 bài kinh kể ra sau đây:
Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát là vị Bồ Tát lớn, ở phẩm bực cao trọng, xứng đáng đứng hàng Phật vị, nhưng vì còn nhiệm vụ cứu độ chúng sanh nên còn mang danh Bồ Tát.
Câu Chú của Thầy đặc biệt có 12 chữ là vì con “số 12 là số riêng của Thầy “.
Câu Chú này có ý nghĩa bao hàm Tam giáo:
CAO ÐÀI: tượng trưng Nho giáo.
TIÊN ÔNG: tượng trưng Tiên giáo (Ðạo giáo).
ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT: tượng trưng Phật giáo.
Do đó, Câu Chú của Thầy (Ðức Chí Tôn) có ý nghĩa Tam giáo đồng tông, ngày nay qui nguyên Ðại Ðạo. Ðại Ðạo đó chính là ÐÐTKPÐ, tức là Ðạo Cao Ðài do Ðức Chí Tôn sáng lập và làm Giáo Chủ.
Ý Nghĩa Kinh Cúng Tứ Thời
Kinh: Bài văn, bài thơ do các Ðấng Phật, Tiên, Thánh viết ra để xưng tụng công đức, mô tả nhiệm vụ của các Ðấng Thiêng Liêng, hoặc để dạy đạo đức cho nhơn sanh và để cầu nguyện.Tân Kinh: Kinh mới (Tân là mới), tức là Kinh thuộc Tam Kỳ Phổ Ðộ. Cũng như Tân Luật là Luật mới về tu hành của ĐĐTKPÐ. Còn Kinh và Luật của thời Nhị Kỳ Phổ Ðộ được gọi là Cựu Kinh, Cựu Luật. (Cựu là cũ, trái với Tân là mới).
Vậy, Tân Kinh là Kinh của ÐÐTKPÐ, tức là Kinh của Ðạo Cao Ðài. Kinh nầy gồm: Kinh Thiên Ðạo và Kinh Thế Ðạo.
Thiên Ðạo: Ðạo Trời, tức là con đường tu với mục đích cuối cùng là giải thoát khỏi luân hồi, để linh hồn trở về hiệp nhứt với Trời, tức là hiệp với Ðức Chí Tôn Thượng Ðế.
Con đường tu Thiên Ðạo dành cho bực Thượng thừa quyết chí tu hành, phế đời hành Ðạo, nghiêm giữ giới luật tu hành, thực hành Tam Lập: Lập Ðức, Lập Công, Lập Ngôn.
Trước khi bước vào Thiên Ðạo, người tu phải trải qua bực Hạ thừa tu phần Nhơn Ðạo.
Nhơn Ðạo: là Ðạo làm Người, là đường lối dạy con người phải làm tròn bổn phận của một người đối với gia đình, gồm cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái; đối với thân tộc, bạn bè; và sau cùng là bổn phận đối với quốc gia xã hội.
Thế Ðạo: Ðạo ở đời (Thế là đời), tức là đường lối dạy con người bổn phận làm một người ở đời thế nào cho hợp với Ðạo lý, lẽ phải. Ðó chính là Nhơn Ðạo.
Thế Ðạo, tức là Nhơn Ðạo, ví như nền móng; Thiên Ðạo ví như nhà lầu. Không đào móng đúc nền cho vững chắc thì cất nhà lầu lên ắt sụp đổ. Cho nên, phải tu xong Nhơn Ðạo thì mới có thể tiến lên tu Thiên Ðạo được.
Cúng: Ðốt nhang, dâng lễ vật, cầu nguyện và lạy để tỏ lòng thành kính.
Tứ Thời: 4 điểm thời gian trong một ngày vào các giờ: 0 giờ (tức 12 giờ khuya) thuộc giờ Tý, 6 giờ sáng thuộc giờ Mẹo, 12 giờ trưa thuộc giờ Ngọ, và 18 giờ (tức 6 giờ chiều) thuộc giờ Dậu.
Nghi lễ của Ðạo Cao Ðài dạy các tín đồ cúng Ðức Chí Tôn và các Ðấng Thiêng liêng vào Tứ thời kể trên, bởi vì vào 4 thời điểm nầy, khí Dương và khí Âm trong CKVT có sự biến đổi tương đối đặc biệt:
Lúc 0 giờ, thời Tý: Khí Âm cực thạnh, khí Dương khởi sanh.
Lúc 6 giờ và 18 giờ, thời Mẹo và thời Dậu: Hai khí Dương và Âm giao hòa cân bằng nhau.
Lúc 12 giờ trưa, thời Ngọ: Khí Dương cực thạnh, khí Âm khởi sanh.
Thời Tý và thời Ngọ: Cúng Rượu (Rượu trắng).
Thời Mẹo và thời Dậu: Cúng nước Âm Dương, tức là cúng nước trà và nước trắng thiên nhiên.
Kinh Cúng Tứ Thời: là các bài kinh để tụng cúng Ðức Chí Tôn và 3 Ðấng Giáo chủ Tam giáo vào 4 thời trong một ngày.
Kinh cúng Ðức Chí Tôn vào Tứ thời tại Tòa Thánh hay tại Thánh Thất gồm 8 bài kinh kể ra sau đây:
- Niệm Hương.
- Khai Kinh.
- Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế.
- Kinh Phật giáo.
- Kinh Tiên giáo.
- Kinh Nho giáo (Thánh giáo).
- Bài Dâng Hoa, Dâng Rượu, Dâng Trà.
- Ngũ Nguyện.
Kinh cúng Ðức Phật Mẫu vào Tứ thời tại Báo Ân Từ hay tại Ðiện Thờ Phật Mẫu gồm 6 Bài Kinh, kể ra sau đây:
- Niệm Hương.
- Khai Kinh.
- Phật Mẫu Chơn Kinh.
- Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu.
- Bài Dâng Rượu hoặc Dâng Trà.
- Ngũ Nguyện.
Kinh Cúng Tứ Thời còn được gọi là Kinh Nhựt Tụng (Nhựt là mỗi ngày). Kinh Nhựt Tụng là những bài kinh dùng để tụng mỗi ngày.
Những bài kinh thường được tụng theo 2 giọng: Nam xuân và Nam ai. Chỉ có 3 Bài Dâng Tam Bửu là thài theo giọng Ðảo Ngũ Cung.
Giọng Nam ai: là giọng ngâm theo điệu cổ nhạc Nam ai, có tính cách buồn bã bi ai, nên nhạc đi theo nhịp chậm rãi.
Giọng Nam xuân: giọng ngâm theo điệu cổ nhạc Nam xuân, có tính cách vui tươi, nên nhạc đi theo nhịp nhanh.Niệm Hương: Niệm là tưởng nghĩ tới, hương là mùi thơm, chỉ cây nhang đang đốt cháy tỏa mùi thơm. Niệm Hương là đốt nhang và tưởng niệm các Ðấng thiêng liêng.
Nguồn gốc
Kinh Niệm Hương có nguồn gốc là bài Kinh chữ Hán “Phần Hương Chú” trích trong Kinh Cảm Ứng của Tiên giáo.Vào năm Ất Sửu (1925), Ðức Nam Cực Chưởng Giáo giáng cơ tại Minh Lý (Tam Tông Miếu) dịch bài Phần Hương Chú ra chữ Nôm ban cho Chi nầy cho dễ hiểu.
Khi mới khai ÐÐTKPÐ, Ðức Chí Tôn giáng dạy Ngũ Chi Minh Ðạo (Minh Sư, Minh Lý, Minh Tân, Minh Thiện, Minh Ðường) dâng Kinh cho ÐÐTKPÐ. Do đó, Hội Thánh cử phái đoàn đại diện gồm 4 vị: Ðức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung, Thượng Giáo Sư Vương quan Kỳ, Ðức Phạm Hộ Pháp, Ðức Cao Thượng Phẩm, đến Chi Minh Lý thỉnh 6 Bài Kinh: Niệm Hương, Khai Kinh, Kinh Sám Hối, Bài Khen Ngợi KSH, Kinh Cầu Siêu, Bài Xưng Tụng Công Ðức Phật Tiên Thánh Thần, về làm Kinh ÐÐTKPÐ.
Sau đây, xin chép lại bài Phần Hương Chú:
PHẦN HƯƠNG CHÚ
Ðạo do tâm hiệp
Tâm giả hương truyền.
Hương phần ngọc lư
Tâm chú Tiên nguyện.
Chơn linh hạ giáng.
Tiên bội lâm hiên.
Kim thần quan cáo
Kính đạt Cửu Thiên.
Sở khải sở nguyện
Hàm tứ như nghiên. (ngôn)
焚 香 咒
道 由 心 合
心 假 香 傳
香 焚 玉 爐
心 注 仙 願
眞 靈 下 降
仙 珮 鄰 軒
今 臣 關 告
逕 達 九 天
所 啟 所 願
咸 賜 如 言
Dịch nghĩa:
Bài Cầu Nguyện đốt nhang.
Ðạo là do cái Tâm hợp lại,
Cái Tâm mượn mùi thơm của nhang để truyền đi.
Ðốt nhang tỏa mùi thơm nơi cái lư quí báu,
Cái Tâm hướng đến các vị Tiên để cầu nguyện.
Chơn linh của các Ðấng giáng xuống,
Các vị Tiên ngồi trên xe đi đến.
Ngày nay kẻ bề tôi cần tấu trình.
Mau chóng thẳng đến Chín từng Trời.
Ðiều quan trọng mà mình muốn tỏ bày và mong ước,
Ðều ban cho ơn huệ như lời cầu khẩn.
Bài Phần Hương Chú của Tiên giáo để cúng các vị Tiên, được Ðức Nam Cực Chưởng Giáo diễn nôm một cách thoát ý tài tình, thành bài kinh cúng Ba Ðấng Giáo chủ Tam giáo nơi Tam Tông Miếu của Minh Lý Ðạo, và cuối cùng được thỉnh về làm kinh của Ðạo Cao Ðài cúng Ðức Chí Tôn, Ðức Phật Mẫu và Ba Ðấng Giáo chủ Tam giáo.
Do đó, ý nghĩa của bài kinh nầy được thăng hoa đến tột đỉnh vì được dùng để cúng Ðức Chí Tôn Thượng Ðế.
Cái Tâm mượn mùi thơm của nhang để truyền đi.
Ðốt nhang tỏa mùi thơm nơi cái lư quí báu,
Cái Tâm hướng đến các vị Tiên để cầu nguyện.
Chơn linh của các Ðấng giáng xuống,
Các vị Tiên ngồi trên xe đi đến.
Ngày nay kẻ bề tôi cần tấu trình.
Mau chóng thẳng đến Chín từng Trời.
Ðiều quan trọng mà mình muốn tỏ bày và mong ước,
Ðều ban cho ơn huệ như lời cầu khẩn.
Bài Phần Hương Chú của Tiên giáo để cúng các vị Tiên, được Ðức Nam Cực Chưởng Giáo diễn nôm một cách thoát ý tài tình, thành bài kinh cúng Ba Ðấng Giáo chủ Tam giáo nơi Tam Tông Miếu của Minh Lý Ðạo, và cuối cùng được thỉnh về làm kinh của Ðạo Cao Ðài cúng Ðức Chí Tôn, Ðức Phật Mẫu và Ba Ðấng Giáo chủ Tam giáo.
Do đó, ý nghĩa của bài kinh nầy được thăng hoa đến tột đỉnh vì được dùng để cúng Ðức Chí Tôn Thượng Ðế.
إرسال تعليق