Lục Vị - Ngũ Vị và Ngũ Hành

y học, lục vị, ngũ vị và ngũ hành

 LỤC VỊ - NGŨ VỊ VÀ NGŨ HÀNH

I. LỤC VỊ

Lục vị bao gồm : 

  1. mặn
  2. ngọt
  3. đắng
  4. cay
  5. chua
  6. chát

1. MẶN

"Vị Mặn" dẫn năng lượng đến hệ thống bài tiết, dịch (tả hạ, nhuận tràng) (thận, tóc, cơ quan sinh dục).
Vị mặn tự nhiên nuôi dưỡng thân khoẻ mạnh.
Thức ăn nên dùng : muối biển tự nhiên (chưa qua tinh chế), tảo biển, rong biển, rau dền...

2. NGỌT

"Vị Ngọt" dẫn năng lượng đến Tỳ vị, hệ tiêu hoá, cơ bắp. 
Ăn thức ăn có vị ngọt tự nhiên như : ngũ cốc (chưa qua tinh chế), đường mía tự nhiên, nước mía, rau củ quả mang vị ngọt có tác dụng nuôi dưỡng khí và huyết, nạp năng lượng nuôi tế bào, tinh thần minh mẫn tỉnh táo..
  • Một số vị thuốc có tính ngọt và công dụng tốt như: Nhân sâm, hoàng kỳ, kỷ tử, dâm dương hoắc, linh chi, bạch linh,.. đều có tính ngọt, chứa nhiều đường.
  • Một số vị khác như: đại táo, long nhãn, hồ đào nhân, lộc nhung, cáp giới,... cũng chứa nhiều protid, acid amin.
  • Đặc biệt là: vị thuốc cam thảo có vị ngọt có tác dụng làm giãn cơ trơn, chống co thắt hiệu quả.

3. ĐẮNG

"Vị Đắng" dẫn năng lượng dưỡng chất đến hệ thần kinh, tuần hoàn (não, tim).
Vị đắng cũng kích thích xả mật cũ, sản xuất mật mới, làm sạch gan ,mật.
Vị đắng nên lấy từ : khổ qua, trà xanh, măng tây, cải xoăn, rau mầm, bồ công anh, rau có vị đắng...
Vị đắng có tác dụng tá hỏa, táo thấp. Đại bộ phận các thuốc khổ hàn đều có công năng thanh nhiệt. Mặt khác các thuốc này còn có tác dụng thanh nhiệt, chống u bướu.
Một trong những vị thuốc có tính đắng là hoàng bá, hoàng liên, khổ sâm, sơn đậu, tần bì,... có công dụng chủ yếu là kháng khuẩn.

4.CAY

"Vị Cay" dẫn năng lượng, dưỡng chất đến hệ hô hấp (phổi, mũi, xoang...)
Thức ăn có vị cay tự nhiên giúp ôn ấm phổi, tăng lưu thông máu, giảm cảm lạnh, tăng đề kháng.
Thức ăn có vị cay: gừng, riềng, sả, hành, tỏi, ớt, bạc hà, cần tây, quế...
Theo một số nghiên cứu thì:
  • Thuốc giải biểu như:  ma hoàng, quế chi, cảo bản, sài hồ,..: Có khả năng hỗ trợ chống virus cúm do những vị thuốc này có chứa nhiều tinh dầu.
  • Thuốc lý khí như: chỉ thực, chỉ xác, trần bì, thanh bì, phật thủ,..: Có vị cay và thành phần tinh dầu trong các vị thuốc này có tác dụng làm ấm, kích thích các phản xạ để co bóp đường tiêu hóa giúp cho dạ dày và ruột thông khí, bài trừ tích trệ.
  • Một số vị thuốc hoạt huyết như: xuyên khung, hồng hoa, diễn hồ sách, ích mẫu, nga truật,... cũng có vị cay và có tác dụng lưu thông huyết dịch, cải thiện được tình trạng thiếu máu.

5. CHUA

"Vị Chua" dẫn năng lượng đến hệ thống chuyển hoá thải độc (gan, mắt, máu).
Ăn thức ăn có vị chua lúc bụng rỗng giúp kiềm hoá acid dạ dày, kích thích tiêu hoá, làm sạch gan, mật...
Thức ăn có vị chua tự nhiên : Cam, chanh, bưởi, giấm táo...
  • Các vị thuốc như ngũ vị tử, sơn thù, ô mai, kim anh tử, ngũ bội tử, kha tử... đều có công năng thu sáp và chứa nhiều tanin. Công dụng của nó là bảo vệ niêm mạc, sáp tràng. Ngoài ra còn có tác dụng cầm máu, kháng khuẩn.

6. CHÁT

"Vị Chát" dẫn năng lượng vào ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch, thanh lọc cơ thể.
Vị chát trong tự nhiên : quả sung, chuối chát, rau có vị hăng, rau mầm...

II. NGŨ VỊ VÀ NGŨ HÀNH

Ngũ hành tương sinh tương khắc, chuyển hóa qua lại, là nguồn gốc của sự vận động vũ trụ và bên trong con người. Chính vì thế, nếu dinh dưỡng cân bằng được ngũ vị, sẽ đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, ngũ tạng được bồi bổ, sức khỏe dài lâu.
ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau:
  1. vị chua thuộc Mộc vào tạng Can,
  2. vị cay thuộc Kim vào tạng Phế,
  3. vị mặn thuộc Thủy vào tạng Thận,
  4. vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ,
  5. vị đắng thuộc Hỏa vào tạng Tâm
Chuộng vị nào sẽ bổ cho tạng đó.

Để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động tốt, người ta có thể “bổ” chúng bằng các vị. Mỗi cơ quan tương ứng với một vị. Bằng cách áp dụng tương sinh và tương khắc, ta có thể rút ra được:
  1. Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa).
  2. Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim).
  3. Vị cay đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc).
  4. Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ).
  5. Vị ngọt đi vào dạ dày, tuyến tụy (tỳ, vị - hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thủy).
Theo y học cổ truyền, mỗi loại thức ăn đều có những tính chất riêng, được người xưa chia ra “tứ khí” và “ngũ vị”. Tứ khí: nóng, lạnh, ấm, mát. Nóng và ấm là dương. Lạnh và mát là âm. Trong số các thức ăn hằng ngày, như các loại thịt: thịt dê có tính nóng (nhiệt), thịt chó có tính ấm (ôn), còn thịt vịt tính mát (lương).

III. NGŨ VỊ TƯỢNG TRƯNG CHO 5 CUNG BẬC CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI.

Ngọt ngào, mặn nồng, chua chát, đắng cay trong cuộc đời. Phàm đã sống trên đời, ai cũng phải trải qua năm cảm xúc đó, không thể tránh khỏi. Thưởng thức một món ăn có đủ ngũ vị còn là một sự chiêm nghiệm, nghĩ về những điều đã xảy ra trong đời.

Điều lý thú là đối với các thứ rau quả có thể thông qua màu sắc mà biết được đặc tính nóng lạnh của chúng. Các thứ rau quả có màu sắc nhạt phần nhiều là lạnh và mát, các thứ thẫm màu thường là ấm, nóng. Củ cải, lê, chuối tiêu có tính mát, còn táo, đậu đen, đậu đỏ có tính ấm. Đối với thủy sản thì đại đa số những thứ có vỏ cứng như cua, ốc, rùa... thường có tính lạnh hoặc mát; các thứ như: lươn, tôm, cá trắm... có tính ấm hoặc nóng.

Thức ăn có thể nuôi sống người và có thể hại người, cho nên cần chủ động lợi dụng các đặc tính về hàn nhiệt của thức ăn để điều chỉnh lại sự cân bằng của âm dương trong cơ thể. Người ta tuy béo gầy, cao thấp khác nhau, song để bồi bổ, có thể chia ra 2 loại lớn, đó là: “âm hư” và “dương hư”.

Người âm hư: thường thấy lòng bàn chân, bàn tay nóng, trong người bứt rứt không yên, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch đập nhanh, đại tiện táo... Người thuộc tạng này nên ăn các thứ như: mộc nhĩ, hạt sen, bí đao, dưa chuột, đậu phụ, chuối tiêu, dưa hấu, thịt vịt, thịt ngỗng, trứng gà, cá diếc, cá trắm đen, ếch... Những thứ như tỏi, ớt, thịt dê không nên dùng; thịt bò, thịt chó, quả nhãn, quả vải không nên dùng nhiều.

Người dương hư: nét mặt xanh nhợt, sợ lạnh, tiểu tiện trong dài, đại tiện nhão nát, mạch trầm tế (mạch chìm sâu và nhỏ yếu), chất lưỡi nhạt... Người thuộc tạng này nên ăn các thức ăn hỗ trợ dương khí như: thịt dê, thịt chim sẻ...; nên ăn hoa quả như: đào, hạnh, vải, nhãn, mít, dứa...; không nên dùng quá nhiều những thứ thịt, cá và rau quả có tính lạnh.

Ngũ vị: kết quả khí hóa của âm dương. “Ngũ vị” là 5 thứ vị: cay - ngọt - chua - đắng - mặn (tân - cam - toan - khổ - hàm). Nói chi tiết thì phải kể đến cả vị nhạt (đạm), song nó thường được xếp cùng vị ngọt, cho nên thường chỉ nói đến 5 vị. Ngũ vị liên quan đến thành phần, tác dụng dinh dưỡng và tác dụng điều trị của thức ăn. Thành phần khác nhau thì vị sẽ khác nhau, giá trị dinh dưỡng và tác dụng điều trị cũng sẽ khác. Điều hòa ngũ vị không những là điều hòa sự quân bình về âm dương trong nội bộ cơ thể, mà còn là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Một năm có 4 mùa, phải điều hòa ngũ vị sao cho cơ thể hòa hợp được với khí 4 mùa trong trời đất. 
Cụ thể: mùa Xuân cần hạn chế vị chua và tăng thêm vị ngọt, mùa Hạ nên ăn ít các thứ đắng, mặn và ăn nhiều các thứ cay ấm; mùa Thu cần “giảm cay tăng chua”; mùa Đông nên hạn chế vị mặn và tăng cường vị đắng. Sự điều tiết ngũ vị trong 4 mùa cũng không ngoài mục đích là làm cho âm dương và ngũ hành trong cơ thể vận hành đồng bộ phù hợp với tứ khí 4 mùa trong trời đất. Thuận theo trời đất mà điều hòa thân thể cũng là bí quyết lớn nhất của thuật dưỡng sinh phương Đông.

Mọi thứ bệnh tật đều là do sự mất cân bằng âm - dương gây ra, và thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh, giúp cơ thể khỏi bệnh.

Lục Vị - Ngũ Vị và Ngũ Hành

Đánh giá bài viết

4.98/32 rates

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật