Thi Văn Giáo Lý Năm Quí Mùi 1943

Thi Văn Giáo Lý Năm Quí Mùi 1943,Thi Văn Giáo Lý, Phật Giáo Hòa Hảo

THI VĂN GIÁO LÝ
CỦA ĐỨC THẦY
SÁNG TÁC
NĂM QUÍ MÙI 1943

CÁC BÀI THƠ CÓ ( *) LÀ CÓ CHÚ GIẢI

1. Hỏi Phỏng Đá ( Cổ Thi)

Hỏi Phỏng Đá ( Cổ Thi)


HỎI PHỔNG ĐÁ ( CỔ THI )
PHỔNG ĐÁ TRẢ LỜIÔng đứng làm chi đấy hởi ông?
Trơ trơ như đá vững như đồng.
Giữ gìn non nước cho ai đó?
Dâu bể cuộc đời có biết không?

PHỖNG ĐÁ TRẢ LỜI

Ông đứng đây cho chúng biết ông,
Kêu lên một tiếng tợ chuông đồng.
Khắp trong thiên-hạ đều lai tỉnh,
Bước xuống thuyền từ đến cửa không.
Đứng chờ thời-vận đến cho ông,
Rải Đạo huyền-vi khắp Đại-Đồng.
Bao bọc non Hồng cùng nước Lạc,
Việc đời cũng biết chớ sao không?
Đứng chờ Đại Chúng trọng tôn ông,
Dựng cuộc hòa-minh khắp Đại-Đồng.
Mao-việt giang-sơn bờ cõi vững,
Đuổi loài Phiên-tặc lội về không.

HỒNG-VÂN CƯ-SĨ
(biệt hiệu của Đức Thầy)
Sàigòn, năm 1943.

2. Cho Ông Đỗ Văn Viễn Sắp Đi Làm Việc Xứ Xa

Cho Ông Đỗ Văn Viễn Sắp Đi Làm Việc Xứ Xa


CHO ÔNG ĐỖ VĂN VIỄN SẮP ĐI LÀM VIỆC XỨ XANgàn dặm đường xa cách ải quan,
Chúc nguyền đệ-tử được bình-an.
Mong trời nhỏ phước cho dân thiện,
Vô bịnh, vô ưu, muôn việc nhàn.
Đó rán trì lòng ẩn-nhẫn qua,
Thì-giờ hạnh-phúc có đâu xa.
Ngày nay sư-đệ tuy xa-cách,
Trời Phật ban cho sẽ hiệp-hòa.
Cơn nầy thế-giới lắm phong-ba,
Lừa-lọc con tiên diệt quỉ tà.
Phú có cao-đàng phân kẻ bạo,
Cho người lương-thiện khỏi xông-pha.
Non nước tuy xa đâu cũng trời,
Cũng Trời, cũng Phật, cũng an nơi.
Một tâm chí nguyện cho tròn đạo,
Lòng chớ lo chi sự đổi dời.

Sàigòn, năm 1943

3. Cho Bà Năm Cò Ở Sài Gòn

Cho Bà Năm Cò Ở Sài Gòn


Ngọn gió thiền môn cuốn bụi hồng,
Lợi danh hai chữ mắt lờ trông.
Nương theo đuốc huệ tầm chơn-lý,
Lóng tiếng từ-bi diệt dục lòng.
Tỉnh ngộ đã nghe lời Phật thuyết,
Thoát mê suy nghiệm lẽ huyền thâm.
Mau chơn bước đến Long-Hoa hội,
Chầu Phật hòa vui cõi Đại-Đồng.


Sàigòn, năm 1943



4. Gọi Đoàn

Gọi Đoàn

Hỡi anh em trong nhà Nam-Việt!
Nhớ nước ta hùng liệt thuở xưa.
Ngàn năm Bắc địch vày bừa,
Mà còn đứng dậy tống đưa quân thù.
Hồn chiến-sĩ ngàn thu rạng tỏ,
Gương anh-hào chói đỏ như châu.
Non sông thanh bạch một bầu,
Ngọn cờ độc-lập bay hầu khắp nơi.
Lịch-sử cũng rạng ngời mấy đoạn,
Lắm anh-hùng hảo-hán xuất thân.
Sanh vi tướng tử vi thần,
Câu châm ngôn ấy truyền lần đến nay.
Tới Nguyễn-trào sa tay một phút,
Lũ Tây-dương bòn rút mấy mươi năm.
Thương dân ruột tím gan bầm,
Rửa chưa xong hận còn căm mối hờn.
Nay chẳng lẽ ngồi đờn những bản,
Vong-quốc-ca cho bạn chung nghe.
Thôi thì ta hãy hiệp bè,
Cùng nhau đoàn-kết đặng khoe sức hùng.
Khắp Bắc, Nam đùng đùng một trận,
Ấy mới mong quốc-vận phản hồi.
Trước là dẹp lũ Tây bồi,
Sau đưa quốc-tặc qui hồi Diêm-cung.
Nếu nay chẳng vẫy-vùng cương-quyết,
Thì ắt là tiêu-diệt giống nòi,
Muôn năm chịu kiếp tôi đòi,
Thân người như thế còn coi ra gì?!
5. Gọi Đoàn Thanh Niên

Gọi Đoàn Thanh Niên


Hỡi thanh-niên trong nhà Nam-Việt,
Thanh-niên đừng mài-miệt truy-hoan.
Cùng nhau hiệp bạn vầy đoàn,
Luyện rèn thao-lược đặng toan báo cừu.
Cứu được nước danh lưu thanh-sử,
Noi tinh thần quân lữ Phù-Tang.
Lòng yêu tổ-quốc hoàn toàn,
Xông pha chiến địa gian-nan sá-gì,
Chớ có ngũ li-bì trong mộng,
Để dân ta mãi sống khốn cùng.
Á-đông súng nổ đùng đùng,
Thì ta cũng phải vẫy-vùng thoát-ly.
Đừng nhu-nhược mê-si tửu sắc,
Mà buông tha lũ giặc cùng đường.
Thanh-niên nghĩa-vụ phi thường,
Phận là phải biết yêu thương giống nòi.
Nay chẳng lẽ ngồi coi thắng bại,
Của cọp rồng trên giải đất ta.
Một mai cọp đã lìa nhà,
Biết rồng có chịu buông tha chăng cùng?
Vậy anh em phải chung lưng lại,
Dùng sức mình đánh bại kẻ thù.
Tỏ ra khí-phách trượng-phu,
Vung long-tuyền-kiếm tận tru gian thần,
Xưa nước đã bao lần khuynh đảo,
Được cứu nguy nhờ máu anh-hùng.
Hy-sinh báo quốc tận trung,
Đem bầu nhiệt huyết so cùng sắt gang.
Việt-Nam là giống Hồng-Bàng,
Muôn đời xa lánh tai-nàn diệt vong.

Sàigòn, năm 1943



6. Tặng Đoàn Thanh Niên Ái Quốc

Tặng Đoàn Thanh Niên Ái Quốc


Vừa nghe nói Đoàn Thanh-Niên Ái-Quốc,
Lòng sĩ-tăng bỗng bật sự vui say.
Âu là Trời đã sẵn bày,
Non sông chìm đắm có ngày phục hưng.
Khắp Á-Đông tưng-bừng náo-nhiệt,
Nô-nức nhau kiến-thiết quốc-gia.
Kẻ sang hải-ngoại về nhà,
Người trong tăng-lữ cũng là ước-ao.
Bấy lâu đã khát-khao tự-trị,
Thanh-Niên Đoàn chuẩn-bị xong chưa?
Chừng nào sức mạnh có thừa,
Diệt-trừ kẻ bạo cho vừa lòng dân.
Gương trung-nghĩa Thánh Thần cảm động,
Ắt có ngày mở rộng cơ-quan.
Từ Nam ra Bắc xa ngàn,
Nhưng lòng phải một mới toàn mưu hay.
Chừ dầu có đắng cay rán chịu,
Đợi cơ Trời kết-liễu thù chung.
Làm cho rõ mặt anh-hùng,
Làm cho địch-thủ rùng rùng bó tay.
Vậy mới đáng làm trai Nam-Việt,
Chen vai cùng hào-kiệt Phù-Tang.
Gánh-gồng bảo-bọc giang-san,
Giữ-gìn biên-cảnh bằng an đời đời.
Trăm họ mới thảnh-thơi nhàn-nhã,
Lo đắp-bồi văn-hóa ngàn năm.
Tham quan chừng ấy vắng tăm,
Mọt dân chừng ấy kiếm tầm đâu ra.
Đôi lời thô-kịch ngâm-nga,
Tặng viên Đoàn-Trưởng gọi là yêu nhau.

Sàigòn, năm 1943
7. Bà Rá

Bà Rá


Bà-Rá mấy năm nhốt tội nhơn,
Hành-hà những kẻ mến giang-sơn.
Bao giờ cuộc thế xoay chiều mới,
Tháo củi tuông mây đặng rửa hờn.

Sàigòn, năm Quí-Vì (1943)
8. Đi Chơi Đêm Với Ông Luật Sư

Đi Chơi Đêm Với Ông Luật Sư


Cùng ông thầy kiện đi chơi,
Hứng luồng gió mát thảnh-thơi tấm lòng.
Đi vừa giáp đặng một vòng,
Ngồi lại bàn đá ngó mong trên trời.
Sao một nơi, trăng một nơi,
Trời xinh cảnh lịch tuyệt vời như tranh.
Đi ngang bồn cỏ xanh xanh,
Ổng quên luật-lệ ổng đành bước lên.
Rầy ông, ông giả đò quên,
Phải mà có lính biên tên sổ cò.
Rồi đi nhiều nỗi quanh co,
Ngay đường khám lớn nhỏ to luận bàn.
Bỗng đâu một tiếng la vang,
Nắm tay ổng kéo chạy sang cạnh lề.
Ấy là tiếng “ách-ta-lê”(1),
Không đứng chỉnh-tề chúng bắn dập xương.


Sàigòn, mùa thu năm 1943
_______________________________________
(1) Halte là! (Hiệu lịnh bảo đứng lại).



9. An Ủi Một Tính Đồ

An Ủi Một Tính Đồ


Con thuyền bát-nhã sang sông,
Miệng ngoài gọi khách lòng trong ngại-ngùng.
Đã từng dựa kẻ nâu-sùng,
Cớ sao tâm trí còn tùng ngoại duyên.
Muốn lên tiên được cảnh tiên,
Nấc thang vinh-hạnh Thầy riêng cho mình.
Từ đây đến buổi thanh-bình,
Muôn người niệm Phật quả mình biết bao.
Trồng cây mà chẳng rấp rào,
Để cho gió lại tạt vào gốc lay.
Lòng người chẳng ớt mà cay,
Bị câu tài-sắc đổi thay khôn lường.
Một mai đến số vô-thường,
Công kia với tội có lường kịp chăng?

Sàigòn, năm 1943
HẾT NĂM QUÍ MÙI 1943

DANH MỤC
  • Thi Văn Giáo Lý
  • Sấm Giảng

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật