- Nội Dung
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Đại Khái Pháp Tu Thường Ngày Của Một Tín Đồ PGHH
“Sống tranh đua khi chết cũng xương tàn
Mượn đuốc huệ đánh tan mùi tục lụy”.
“ Muốn cho rắn đặng hóa cù
Xả thân làm phước Diêm phù vượt qua”.
Tuy nhiên, chớ chuyên tâm vào việc tu huệ không mà cần phải thêm tu phước, vì nếu tu huệ không chỉ được hưởng phần sáng suốt, nhưng kém phần phước lợi, là một khuyết điểm về phương diện cứu giúp người đời. Song muốn làm phước cần nhứt là phải quên lợi riêng của mình đi, mới có thể đem tiền của vật thực của mình để giúp kẻ khác. Cũng như con rắn phải nhả được viên ngọc quý trong miệng mới có thể hóa thành cù. Nhược bằng còn tiếc ngậm viên ngọc ấy mãi thì chẳng hóa cù được. Người tham tiền của nhiều chẳng đem giúp đỡ cho ai, thì khó mà qua cửa Diêm phù.
Vì bởi vọng tâm của chúng sanh không số lường, nên pháp giáo của Phật cũng không số lường, để cùng có đủ pháp đối trị lại cái vọng tâm ấy. Đó chẳng khác nào bịnh với thuốc, vì bịnh có nhiều thành ra thuốc phải có nhiều, để tùy theo bịnh nào thì có thuốc nấy điều trị. Nói rõ hơn là bởi tạo nghiệp của chúng sanh rất nhiều, nên Đức Phật phải có nhiều phương pháp để tùy theo mỗi tạo nghiệp mà chỉ cho mỗi phương pháp, cho chúng sanh mượn đó đặng trừ diệt.
Thế chỉ là một phương tiện trong việc phổ độ chúng sanh, nhưng dầu bao nhiêu pháp, bao nhiêu môn cũng không ngoài hai lẽ tu phước và tu huệ.
gặp đường sá hư hao cầu kỳ gián đoạn lo bồi đắp cất bắc lại cho mọi người dễ bề lưu thông. Đó là những hạng người có tiền bạc dư giả nhiều, có thể làm những lợi ích lớn lao cho xã hội. Còn đối với những người ít tiền bạc cũng có thể làm việc bố thí được. Ví dụ: Gặp người ăn xin, cho một bát cơm hay một cắc bạc, mà lòng mình muốn sao có tiền nhiều để giúp họ nhiều hơn mới thỏa lòng. Thì một bát cơm, một cắc bạc ấy sẽ có giá trị bằng vựa lúa to, đống bạc lớn vậy. Như thế thì người thí ít thật lòng, người thí nhiều không thật lòng, chưa chắc rằng người thí nhiều có phước hơn người thí ít.
Theo sự ghi tội phước, chỉ ghi lòng tốt hay không trong sự bố thí, chớ không ghi vật bố thí nhiều hay ít. Ví dụ: mình cầm cắc bạc cho người, trong lúc đó lòng mình khởi lên ý nghĩ: phải chi có hai chục đồng cho người, thì chư Thần ghi hai chục đồng, chớ không ghi một cắc. Còn người cho kẻ khác hai chục đồng mà khi người đi rồi, lại có ý tiếc muốn cho một cắc thì chư thần ghi một cắc, chớ không ghi hai chục đồng. Thấy đó đủ biết việc làm phước chẳng phải đợi có của nhiều mà chỉ do lòng từ thiện hay không từ thiện vậy thôi.
Ngoài ra còn bao nhiêu sự vật trên thế gian mình sẽ dùng lấy trí huệ ấy, soi phủng tận nguồn gốc của nó.
Về phần tu huệ thì cả mọi người, ai cũng có thể tu được, vì nó không tốn của cải, không luận sức khỏe nhiều hay ít, nó thuộc về phần lý tánh, chỉ ai biết soi lại tâm trí mình và biết giữ gìn nó được lặng lẽ tốt lành, thì sẽ được mở trí huệ.
Đức Phật cho trí huệ như chiếc thuyền rất bền chắc, không có một lượn sóng dục tình nào đánh đắm được, nó giúp người lướt khỏi cái biển khổ: sanh, già, bịnh, chết để sang qua bến giác. Nó như là một ngọn đuốc có sức sáng to lớn, chiếu phá được cảnh tối tăm màn lớp vô minh, hiện rõ những hình ảnh chơn thật cả mọi việc, nói rõ hơn, là được hiện rõ cái chơn trí diệu minh của chúng sanh. Nó cũng như một món thuốc thần sẽ chữa lành thứ bịnh thất tình, lục dục của các giới chúng sanh, khỏi phải bị quay cuồng siết bó trong cảnh ấy nữa. Nó cũng như một lưỡi búa có sức bén thép cực kỳ, sẽ ruồng phá những gai góc, những sắn bìm, những lòng si mê tà kiến của tâm vọng chấp nhơn chấp ngã, của sự luyến ái nơi cõi hồng gian.
Bởi trí huệ có năng lực siêu mầu như thế, nên khi người mở trí huệ lẽ cố nhiên đã diệt xong các phiền não, khô cạn bể ái dục, nơi lòng lúc nào cũng được lặng lẽ yên vui, chẳng hề bị một mảy trần ai trói buộc. Đức Phật bảo: “kẻ có trí huệ, họ soi tỏ được tất cả sự vật, không một vật nào mà họ không hiểu nguyên nhân kết quả, tuy rằng họ còn đương mang xác thịt như bao nhiêu người khác, song chính họ là bực đại nhân đầy đủ sáng suốt, họ có thể nối ngôi chư Tổ để tiếp độ quần sanh sau nầy, chẳng nên thấy họ còn mang xác thịt như mình mà đem lòng khinh mạng."
Theo thói thường của mọi người từ trước đến nay, hễ lo tu phước thì quên tu huệ, lo tu huệ thì quên tu phước, vì vậy mà kết quả bị chênh lệch. Người lo tu phước không, thì ngày kia có của tiền nhiều, danh vọng to, con cháu đông đảo, nhưng kém phần thông minh sáng suốt và cũng còn trong bánh xe luân hồi. Còn người lo tu huệ không thì ngày kia trí hóa thông minh sáng suốt hơn bao nhiêu người khác, nhưng họ phải chịu nghèo, vì kiếp trước không bố thí cho ai.
Thế thì hai cái phước, huệ rời nhau sẽ kết quả chênh lệch, như: người giàu có mà ngu ngốc, kẻ thông minh mà nghèo nàn, thì cái giàu có ấy đâu ấy gì làm sung sướng, còn cái thông minh kia sẽ thiếu phương tiện giúp đỡ kẻ thiếu hụt.
Thế nên người tu cần gồm cả hai việc tu phước và tu huệ, để ngày kia có kết quả đủ hai phương diện phước trí. Về phần phước thì được đầy đủ cách ăn, mặc, ở; về phần trí thì được đầy đủ sáng suốt, để đủ cách giúp cho người khác tránh việc tội lỗi; và hậu lai của họ sẽ được hưởng phần giải thoát.
Nói rõ hơn, đối với người muốn cứu đời, thì cần phải có đủ phước lẫn huệ để tùy theo lòng của chúng sanh muốn những gì, mình được có những nấy để giúp họ. Ví dụ: họ muốn được cơm tiền, bô vải, thì mình có cơm tiền, bô vải giúp họ; họ muốn được phương pháp mở trí huệ thì mình có phương pháp mở trí huệ giúp cho họ, mỗi mỗi việc gì của họ muốn thì mình đều có giúp họ hài lòng thích ý, hầu vui vẻ phát tâm Bồ đề, mong cầu đạo giải thoát. Đó là một việc mà ngày xưa Đức Phật Thích Ca thường làm và các vị Tổ kế đây cũng từng thiệt thi các việc ấy để giúp mọi lợi ích cho nhơn sanh.
Kết luận bài hôm nay mỗi người của chúng ta muốn thực hiện được tinh thần từ bi hỉ xả, lẽ cố nhiên không để cho sự tu của mình bị hạn chế vào một ranh giới nào làm cho chênh lệch, mà là cần phải làm cho đạo hạnh được tròn đủ mọi bề. Nếu muốn cho đạo hạnh được tròn đủ thì trong đạo chúng ta cần phải tu cả phước và huệ. Phần tu phước thì nên đem của cải của mình đang có giúp cho người, phần tu huệ thì phải trau giồi trí huệ cho sớm được khai thông. Khi trí huệ được khai thông thì đem chỗ nhận thấy của mình chỉ lại cho đời hiểu rõ mỗi kết quả của mỗi hành động trong nhân gian, khiến họ vui lòng bỏ điều tội ác. Như thế, mình đã có đủ phương tiện giúp đời và chính đó là một tinh thần tự giác, giác tha của người hành đạo.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại Khái Pháp Tu Thường Ngày Của Một Tín Đồ PGHH (đang xem)
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại Khái Pháp Tu Thường Ngày Của Một Tín Đồ PGHH (đang xem)
HẾT
Đăng nhận xét