ĐẠO LÀM NGƯỜI
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
- HIẾU THẢO
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Hiếu thảo là một vấn đề quan yếu đạo làm người. Bởi nó rất quan yếu nên bậc thánh hiền nói rằng: Ngàn kinh muôn sách việc hiếu thảo đứng trước hết.
Con người có hiếu thảo mới có được đức độ quảng đại. Và người có hiếu thảo là người đã nhận công sanh thành của cha mẹ trọng đại. Có nhận sự sanh thành của cha mẹ, nên mới vui làm việc hiếu hạnh.
Sự hiếu hạnh ở thời xưa hầu hết mọi người đều tôn kính, nhưng thời nay họ xem đó là thường, vì vậy chợ đời có lắm cuộc con chửi cha mắng mẹ làm điều hổ nhục tông môn. Do thảm trạng ấy mà Đức Thầy chúng ta than như thế này.
“Nào chửi cha mắng mẹ lăng xăng, Chẳng kể đến luân thường thảo hiếu”
Đó là lời của Đức Thầy trách cứ những đứa con ngỗ nghịch thường lấy lời thô lỗ mắng nhiếc cha mẹ. Kẻ đã đem lời mắng nhiếc cha mẹ dĩ nhiên họ không còn đếm xỉa đến việc luân thường. Luân thường là mối giềng trọng đại của gia đình mà họ không kể thì sự hiếu hạnh chẳng khi nào họ nhớ đến.
Hiếu thảo nó có nghĩa là tôn kính và nuôi dưỡng cha mẹ lúc nào cũng nhắm ngay cha mẹ để cung phụng mọi nhu cầu cần thiết: Về mặt vật chất không để cha mẹ rách lạnh; về mặt tinh thần không để cha mẹ ưu não. Người biết hiếu thảo họ luôn luôn làm cha mẹ vui vẻ và được no ấm đầy đủ.
Xét lại loài quạ mỗi khi cha mẹ nó già, nó còn biết đi tha mồi về nuôi dưỡng. Nó là loài chim chóc cố nhiên là tính đức của nó không sánh kịp loài người, thế mà nó còn biết đáp ơn cha mẹ nó, bằng cách là nó thấy cha mẹ nó già yếu không thể đi kiếm ăn được, nên nó đi tha mồi về nuôi. Đối lại loài người tự hào rằng khôn hơn loài vật, có tổ chức trật tự, có tiêu biểu tôn ti mà không biết lấy lòng hiếu thảo thờ kính cha mẹ thì không bì kịp được loài quạ.
Chữ hiếu các kinh điển đều có nói và nói rất nhiều, nó là vấn đề tối tôn tối thượng của mọi người. Phật Ngài nói: nếu chúng sanh nào sanh vào thời kỳ không gặp Phật, thì xem cha mẹ như Phật, mỗi ngày lo cung phụng các món ăn mặc cho cha mẹ được đầy đủ tức là được vô lượng phước vì cha mẹ là ông Phật tại gia. Gần gũi cha mẹ như gần gũi Phật; tôn thờ cha mẹ như tôn thờ Phật vâng lời cha mẹ như vâng lời Phật, con làm cho cha mẹ hài lòng tức là Phật hài lòng; cha mẹ nhìn nhận đứa con tức là Phật nhìn nhận vậy. Thế nên đối với kẻ học đạo chẳng chuyên chú đến việc hiếu thảo ư ?
Làm người sở dĩ đem hết lòng thờ kính cha mẹ là tự mình đã nhận thấy cha mẹ tốn công lao, hao tinh huyết đối với con rất nhiều. Khi thai nghén, người mẹ trong thời gian ấy thấy trong người rất mỏi mệt, mất ăn, mất ngủ. Trải qua thời gian chín tháng mười ngày mang mển, khi sanh đứa con ra còn chịu thêm ba năm bú mốm rát cả ruột gầy cả thân, nuôi đứa con từ khi lọt lòng đến lớn khôn, chẳng phút nào sung sướng, chỉ phải khổ nhọc rất nhiều. Chẳng những phải khổ nhọc lo thức đêm hôm săn sóc đứa con, lại còn chịu đựng mọi sự dơ dáy của đứa con: Đang lúc ngon nữa mà nghe tiếng khóc éo của con thì mẹ xót lòng chạy đi bồng dỗ; hoặc trong giấc ngủ bỗng nghe con ước thì lồm cồm ngồi dậy rửa ráy chẳng ngại tanh hôi. Rủi đứa con bịnh hoạn, cha mẹ đầy vẻ lo lắng chạy chọt thuốc men, săn sóc cách đáo để. Con đau đâu thì cha mẹ đau đó. Giữa cha mẹ với con cái lúc nào cũng có một mối tình liên lạc và thông cảm rất đượm đà, nên cái vui, cái khổ gì của đứa con đều có ảnh hưởng đến lòng của cha mẹ cả.
Chẳng những thế, cha mẹ phải khi túng nghèo không đủ tiền nuôi con đành làm những việc bất lương để kiếm tiền nuôi con được cơm no, áo ấm, khi đứa con đã có vợ con nhà cửa riêng rồi mà lòng lo của cha mẹ cũng vẫn còn; chẳng những lo cho con mà còn lo đến cháu chắc nữa. Thật ra tấm lòng lo của cha mẹ đối với con cái không bờ bến; thế mà có mấy ai nghĩ đến tình thương cao viễn của cha mẹ để tìm cách báo đáp.
Đã hiểu trọng ân của cha mẹ thì người học đạo cố nhiên cần phải cư xử cho có hiếu thảo để đáp ơn cha mẹ được một phần nào.
Sự hiếu thảo ấy có nhiều cách:
Nếu mỗi người trong xã hội đều biết thật hành việc hiếu thảo như đã kể trên, thì người ấy là then chốt của xã hội, không trào lưu nào chẳng cần đến họ không hạng nào chẳng kính trọng họ: họ là tấm gương tốt lành của xã hội, xã hội sẽ nhờ họ đem lại sự tôn nghiêm cho giữa cha mẹ và con cái ở mỗi gia đình.
Sự hiếu thảo nếu mỗi người làm được, thì các đức tánh tốt đẹp sẽ có được. Và nếu chúng ta muốn đến chỗ giải thoát trước phải thiệt hiện việc hiếu thảo. Vì việc hiếu giống như luồng gió thuận đưa cánh buồm đạo lý của ta được đến nơi đến chốn.
(Huống nữa lòng hiếu thường cất nhắc con người lên địa vị tôn quí trong đời như vua Thuấn nhờ lòng hiếu mà được vua Nghiêu nhường ngôi cao cả.) Còn sự hiếu làm cảm động đến trời đất là trường hợp tiền thân của Phật Thích Ca. Phật Thích Ca xưa nhiều kiếp vì hiếu cha mẹ. Ngài quên hết sự đau đớn thân mình để lo cha mẹ. Như sau Phật Tỳ bà Thi nhập diệt, có nhà vua tên là La Xà bị gian thần tên La Hầu xua binh đến vây thành. Vua cùng Hoàng Tử tên La đề Xà lén trốn qua nước khác, khi đi không kịp chuẩn bị lương thực được nhiều, nên nửa đường phải đói. Vua và Hoàng Hậu than chẳng biết lấy chi ăn đỡ đói để đi đến nước khác cầu cứu. Lúc ấy Hoàng Tử La đề Xà xin lóc thịt mình mỗi ngày ba miếng, một miếng dâng cho cha, một miếng dâng cho mẹ và một miếng cho mình. Biết không nỡ ăn thịt của con, nhưng vì muốn sống để cứu quốc buộc lòng vua và Hoàng Hậu phải ăn. Hoàng Tử lóc thịt nuôi cha mẹ đến ngày chót, chỉ còn gân lẫn xương không chỗ nào lóc được nữa. Lúc ấy Hoàng Tử kiệt sức không đi nổi, mơi quì thưa cha mẹ để con ở lại đây, còn cha mẹ hãy rán đi đến nước kế cận để cầu cứu đặng phục quốc; cha mẹ nên nghĩ việc lớn của muôn dân mà kể như con không có, chớ nên bịn rịn sẽ hại đại sự của nước nhà. Nghe qua Vua và Hoàng Hậu lấy làm đau đớn vô cùng muốn ở lại cùng chết với con, nhưng nghe Hoàng Tử khuyên can và nghĩ ra cái chết như vậy cũng vô ích, không cứu vãn được nước nhà. Vì thế Vua và Hoàng Hậu ôm lòng đau xót đi luôn. Sau phục quốc được.
Đó là trường hợp của người thật hành sự hiếu một cách đáo để, nhờ lòng hiếu ấy khiến cho La đề Xà đắc đạo chánh đẳng chánh giác.
Chúng ta muốn giải thoát thì hãy noi gương Hoàng tử La đề Xà; còn muốn đựợc người nâng nhắc lên địa vị tôn quí trong xã hội thì hãy noi gương vua Thuấn. Cái hiếu hạnh đó mới à chơn hiếu hạnh. hông như cái hiếu hạnh giả dối bề ngoài của thường tình chỉ làm màu mè cho đời chán ngán chớ chẳng có thật hành đúng nghĩa cao quí của nó.
KẾT LUẬN: Việc hiếu chỉ yếu ở lòng biết thờ kính cha mẹ và đặt lòng mến thương cha mẹ như cha mẹ mến thương mình; cha mẹ nuôi nấng mình bao nhiêu thì phải đáp lại bấy nhiêu.
Có cư xử như vậy mới đền được một phần nào đối với công sanh thành trời biển của cha mẹ. Vì cha mẹ đối với con không sao cho cùng, không sao hết, nên Đức Phật nói đứa con muốn đền đáp ơn cha mẹ dù vai bên phải cõng cha, vai bên trái cõng mẹ, ăn cũng trên vai, tiêu tiểu cũng trên vai mà không oán giận vẫn cung cấp y thực đầy đủ mỗi ngày cho đến khi cha mẹ già khoản đi, với cái trọng ơn ấy cũng chưa đền hết được. Đức Phật dạy cách đền đáp như thế mà còn chưa rồi, huống hồ người đời chỉ đối đãi cha mẹ một cách tầm thường làm sao lấp cái biển ơn to lớn của cha mẹ được.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo (đang xem)
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo (đang xem)
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
Đăng nhận xét