- Phương Pháp Niệm Phật
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
“Gìn giới cấm sửa tâm ô tạp,
Niệm Phật thì phải dẹp lòng tà”
Theo Đức Thầy dạy, người niệm Phật trước hết phải dứt bỏ được tà tâm, giữ gìn đúng theo giới luật và sửa trị lòng dạ của mình không còn xấu xa nhiễm loạn những điều trần tục nữa. Vì người niệm Phật mà không chừa tâm tà, không gìn giữ luật giới, chỉ niệm cho lấy có chớ không thành tâm thì chẳng khác nào kẻ nấu cát muốn thành cơm; để ruộng không mà muốn có lúa thì chẳng khi nào có được.
Dùng pháp niệm Phật, một là để cầu sanh về cõi Cực Lạc, một là mượn câu niệm Phật để tiêu diệt vọng tâm, nếu vọng tâm không trừ được thì không khi nào được chánh niệm. Chánh niệm không có thì bao giờ được vãng sanh Cực Lạc; thế nên đồng thời với sự niệm Phật cần kềm chế vọng tâm đừng cho phạm giới cấm mới có hiệu lực.
Những người tu pháp môn Tịnh độ thì chủ yếu ở chỗ niệm Phật để cầu sanh về cõi Cực Lạc,mà được vãng sanh hay không giai do ở sự niệm Phật ấy thành tâm hay không thành tâm vậy thôi.
Vì lý do ấy, chúng ta muốn cho sự niệm Phật của mình mau đến kết quả hiển diệu, nghĩa là được có hiệu nghiệm thật sự, thì trong lúc niệm Phật cần phải gồm đủ những điều dưới đây:
1- Lẽ thứ nhứt, trước khi khởi đầu niệm Phật, hãy ngồi lại ngay ngắn đừng dựa vào vách, phải ngồi thẳng lưng đừng để cong cúi, ngồi bán già hay ngồi kiết già tùy ý; song với người tại gia cƣ sĩ nên ngồi bán già tốt hơn. Bán già là chơn mặt gác lên vế chơn trái; còn kiết già thì chơn mặt gác lên vế chơn trái, chơn trái gác lên vế chơn mặt, cặp mắt ngó ngay chót mũi, lấy chót mũi làm ni, không ngó qua ngó lại, thong thả thở độ mười hơi để cho cơ thể điều hòa, vì vừa mới làm công chuyện, khi ngồi lại cơ thể chưa điều hòa, nên phải ngồi thở chừng mười hơi rồi sẽ bắt đầu niệm cho được bình tĩnh hơn.
2- Lẽ thứ hai, khi bắt đầu niệm Phật, cần phải gom hết lòng tin tưởng Đức Phật hiểu mình đương ngồi niệm Phật. Mình tin Đức Phật hiểu mình đương ngồi niệm danh hiệu của Ngài, thì mình mới không phóng tâm nghĩ những điều quấy. Cũng như biết cha mẹ mình thấy rõ việc làm của mình, nên mình không dám làm càn.
3- Lẽ thứ ba, tuy mình ngồi trong phòng kín hay ngồi nơi vắng, mình vẫn tưởng rằng Đức Phật Di Đà đang ở trước mặt mình và xung quanh mình đều có chư Phật mười phương đưa mắt ngó vào mình, lòng mình rất vui mừng cho sự trì niệm của mình có Đức Phật Di Đà chứng minh và có các Phật mười phương chứng kiến, không dám có cử chỉ nào vô lễ đối với các Ngài. Như ở thế gian đối với ông quan hay ông vua mình còn không dám vô lễ, huống gì đối với Đức Phật là đấng tối cao tối thượng, sánh cao ngàn muôn lần hơn vua quan ở thế gian, mình há dám khinh lờn sao? Nghĩ thế mới khiến thêm sức kềm chế tâm mình trong lúc ngồi niệm Phật cho được đoan nghiêm.
4- Lẽ thứ tư, vừa để lòng tưởng có Đức Phật Di Đà trước mặt và có các Phật mười phương xoay chung quanh mình, đồng thời cần phải chận đứng tất cả niệm tưởng xằng bậy, giữ tâm trí mình chỉ còn một niệm Phật, không một niệm nào khác. Tâm niệm ấy, phải được tha thiết van ơn cầu khẩn Đức Phật mở lòng từ bi gia hộ cho mình được trừ xong các nghiệp chướng, chẳng khác người ăn xin van cầu vị trưởng giả giúp họ cơm nước vậy. Nói rõ hơn, như người đói sắp chết cầu khẩn người khác giúp đỡ cơm vậy.
5- Lẽ thứ năm, trong lúc niệm Phật rán gìn cho hơi thở và tiếng niệm được song phẳng nhau, nghĩa là cho điều hòa ăn nhịp giữa tiếng niệm với hơi thở, đừng thở mau niệm chậm, hay thở chậm niệm mau làm hai cái sai trệ nhau, mất thăng bằng trở nên điên đảo tâm trí xen nhớ tưởng những việc khác.
6- Lẽ thứ sáu, trong lúc niệm Phật chẳng những niệm bằng tâm mà luôn cả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân của mình cũng đều tập trung vào chỗ niệm, nghĩa là trong lúc đó mắt không vọng xem sắc đẹp, tai không vọng nghe tiếng hay, mũi, lưỡi, thân và ý cũng không vọng động việc khác, chỉ thuần một niệm Phật trong lòng.
7- Lẽ thứ bảy, trong lúc niệm Phật cần phải câu niệm rồi kế tiếp câu niệm tới, cái niệm tới kế tiếp cái niệm tới nữa, nó cứ dính liền nhau như sợi dây xích, khoen nầy liền khoen nọ, khoen nọ liền với khoen kia không để hở cách một khoản nào, khiến cho các vọng tưởng phàm phu không có nhân chỗ nào trống mà chen vào được, nghĩa là những vọng niệm ham tiền bạc, tưởng sắc đẹp, tham danh lợi, không thừa chỗ nào hư để chen vào phá rối cõi lòng.
Tâm niệm Phật của mình cứ theo mực đó mà niệm tới, lần lượt chỉ còn ròng rã một lòng niệm Phật, không xem vào các loạn tưởng nào khác, dầu cho lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, nói, nín vẫn nghe trong lòng mình có tiếng niệm Phật luôn, chẳng khác hơi thở lúc mình ngủ thức gì cũng thở tự nhiên, nghĩa là lòng mình vẫn nhớ niệm Phật khỏi phải kềm chế, không cần phải bắt buộc kềm chế nữa.
Được như thế, nếu túc căn của mình có nhiều, nghĩa là hột giống niệm Phật của mình ở kiếp trước đã có gieo thì nó hợp lại với sự niệm Phật của kiếp nầy, trở nên sức mạnh, tung cái vỏ mê si, nảy sanh trí huệ rất mau lẹ. Nhược bằng, kiếp trước của mình ít niệm Phật ít tu hành, hột giống trí huệ còn kém, chỉ mới niệm Phật kiếp nầy thì tuy nó chưa mở trí huệ ngay được, nhưng đến ngày mạng chung Đức Phật cũng hiện thân đến rước thần thức về cõi Cực Lạc.
Tuy nhiên, chẳng phải cứ ngồi đó chủ vào sự niệm Phật một cách rỗng không như thế đó mà đủ điều kiện chứng quả được, theo Đức Phật Thích Ca dạy: “Nếu người muốn cho mình vãng sanh về cõi Cực Lạc, đồng thời với sự niệm Phật cần phải làm ba việc phước”.
1- Lẽ thứ nhứt, đối với cha mẹ luôn luôn phải có hiếu, nuôi cha mẹ được no ấm, lúc bịnh loạn lo thuốc men, lúc mạng chung lo tống táng và cầu cho được siêu rỗi linh hồn. Đối với Thầy dạy chữ hay dạy đạo cho mình cũng vậy, đều phải hết lòng vâng giữ lời dạy bảo và cung cấp những nhu cầu cần thiết cho Thầy. Kế đó cần phải khởi lòng lành đối với người xung quanh, vì mọi người xung quanh rất có nhiều kẻ thiếu thốn việc nầy hay việc khác về vật chất hay tinh thần, mình nên giúp họ được phần nào thì cứ giúp. Lẽ chót hết là rán tránh sao cho khỏi việc sát hại. Song muốn tránh được nó cần phải nhớ làm mười điều lành. Mười điều lành ấy, khi làm xong sẽ tránh được nghiệp sát hại, tham lam, trộm cướp v.v...
2- Lẽ thứ hai, cần phải giữ đúng tam qui: đối với Phật phải noi theo chí đức từ bi của Ngài, đối với giáo pháp phải chuyên đọc để tìm hiểu yếu ý để thực hành cho đúng; đối với các Thánh Tăng luôn luôn soi gương sáng suốt của Ngài trong việc hành đạo và gìn giữ chánh pháp dạy bảo kẻ mê muội. Sau đó phải ít nhứt là gìn được năm giới: không sát sanh, đạo tặc, tà dâm, ẩm tửu, vọng ngữ.
3- Lẽ thứ ba, để giúp cho sự niệm Phật mau tiến đến chỗ thành tâm, mỗi người cần phải phát tâm Bồ đề, cầu đạo giải thoát. Tin tưởng mạnh mẽ luật nhân quả báo ứng không sai chạy, dù kẻ mưu thần chước quỉ cũng không lọt ngoài vòng phân định của nó. Và đối với Phật Pháp rộng như biển, không phải biết một ít giới răn, một ít câu chuyện mà gọi là đủ được, cần xem kinh Đại thừa của Đức Phật giảng dạy pháp tu giải thoát hơn việc hưởng phước báu cõi phàm. Kinh Đại thừa ấy như: Lăng Nghiêm, Kim Cang, Di Đà v.v... Lời Phật nói trong ấy rất mầu rất diệu. Song khi mình đọc đến mà cứ cầm giữ đó không truyền ra thì chẳng ích lợi gì cho ai, nên cần đem ra dạy lại cho người khác được hiểu, khi hiểu họ mới tiến đến chỗ hành đạo như mình. Như thế gọi là pháp thí.
Nếu đã niệm Phật lại còn biết làm thêm ba việc phước như đã kể qua, gọi là người tu tịnh nghiệp; mà cách tu ấy các Phật ở thời quá khứ hiện tại, vị lai thường dùng nó làm nguyên nhân chính của việc giải thoát.
Đến phiên Đức Thầy dạy: Đối với phương pháp niệm Phật lẽ trước tiên là để chế trừ được vọng niệm của chúng sanh, vì trong tâm của mỗi chúng sanh thường có những vọng niệm sai lầm nầy, kế vọng niệm sai lầm khác cứ chuyền nối nhau chưa hề dứt. Bởi vậy mới đắm đuối các việc trần thế khiến cho cõi lòng chúng sanh thường thấy phiền não rối loạn, sợ sệt, lo buồn không được an lặng vui vẻ. Nếu mãi như thế thì cái tâm ấy càng mờ lu rối rít có bao giờ trở nên sáng sủa thấy biết đúng đắn được. Bây giờ chúng ta nên thành tâm niệm Phật thì mỗi khi khởi lên một tiếng niệm Phật thì diệt trừ được một tiếng niệm phàm phu, càng nhiều tiếng niệm Phật càng diệt được nhiều tiếng niệm phàm phu. Trái lại ngưng một tiếng niệm Phật thì sẽ khởi lên một tiếng niệm phàm phu; cái nầy lui, cái kia tới, cái kia tới, cái nầy lui; giữa cái niệm phàm với cái niệm Phật thường tranh đua nhau, nếu cái lực lượng niệm Phật mạnh thì thắng được lực lượng niệm phàm; còn như lực lượng niệm phàm mạnh thì thắng được lực lượng niệm Phật, nên mỗi người cần phải tăng gia lực lượng niệm Phật cho mạnh mẽ để lấn áp cái niệm phàm phu. Khi lấn được cái niệm phàm phu rồi, thì những việc ham muốn, các cảnh dục tình rồi không còn nảy nở ra được.
Nói một cách rõ hơn, mình niệm Phật là niệm cái bản lai thanh tịnh của Phật để nương theo bản lai thanh tịnh ấy, gương siêu mầu ấy để lòng mình trở nên thanh tịnh. Hễ lòng mình được thanh tịnh y như tâm thanh tịnh của Đức Phật, thì những điều trược nhiễm trần ai không còn. Nhưng trước khi đến mức hiền lương, thanh tịnh, mỗi người cần làm mười điều thiện đặng hộ trợ cho sự niệm ấy, vừa có công đức, vừa có phước lợi cho đời, khiến sự vãng sanh của mình mau đến chỗ thành tựu.
Nói tóm lại, thể theo lời của Đức Phật và Đức Thầy đã dạy bảo trên, thì mỗi người của chúng ta muốn cầu sanh về cõi Tịnh độ, đồng thời với sự niệm Phật cần phải đền xong nợ tứ ân, thật hành được thập thiện, vâng giữ pháp tam qui, gìn xong năm giới cấm, lại phát tâm Bồ đề cầu đạo giải thoát, chót hết là mở lòng thương xót mọi người để tìm phương cứu giúp họ ở phương diện nầy hay phương diện khác, khiến họ được sự lợi ích. Được như thế, sự niệm Phật của mình sớm muộn gì cũng được toại lòng nguyện ước, nghĩa là được vãng sanh về cõi Phật.
Niệm Phật thì phải dẹp lòng tà”
Dùng pháp niệm Phật, một là để cầu sanh về cõi Cực Lạc, một là mượn câu niệm Phật để tiêu diệt vọng tâm, nếu vọng tâm không trừ được thì không khi nào được chánh niệm. Chánh niệm không có thì bao giờ được vãng sanh Cực Lạc; thế nên đồng thời với sự niệm Phật cần kềm chế vọng tâm đừng cho phạm giới cấm mới có hiệu lực.
Những người tu pháp môn Tịnh độ thì chủ yếu ở chỗ niệm Phật để cầu sanh về cõi Cực Lạc,mà được vãng sanh hay không giai do ở sự niệm Phật ấy thành tâm hay không thành tâm vậy thôi.
Vì lý do ấy, chúng ta muốn cho sự niệm Phật của mình mau đến kết quả hiển diệu, nghĩa là được có hiệu nghiệm thật sự, thì trong lúc niệm Phật cần phải gồm đủ những điều dưới đây:
Tâm niệm Phật của mình cứ theo mực đó mà niệm tới, lần lượt chỉ còn ròng rã một lòng niệm Phật, không xem vào các loạn tưởng nào khác, dầu cho lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, nói, nín vẫn nghe trong lòng mình có tiếng niệm Phật luôn, chẳng khác hơi thở lúc mình ngủ thức gì cũng thở tự nhiên, nghĩa là lòng mình vẫn nhớ niệm Phật khỏi phải kềm chế, không cần phải bắt buộc kềm chế nữa.
Được như thế, nếu túc căn của mình có nhiều, nghĩa là hột giống niệm Phật của mình ở kiếp trước đã có gieo thì nó hợp lại với sự niệm Phật của kiếp nầy, trở nên sức mạnh, tung cái vỏ mê si, nảy sanh trí huệ rất mau lẹ. Nhược bằng, kiếp trước của mình ít niệm Phật ít tu hành, hột giống trí huệ còn kém, chỉ mới niệm Phật kiếp nầy thì tuy nó chưa mở trí huệ ngay được, nhưng đến ngày mạng chung Đức Phật cũng hiện thân đến rước thần thức về cõi Cực Lạc.
Tuy nhiên, chẳng phải cứ ngồi đó chủ vào sự niệm Phật một cách rỗng không như thế đó mà đủ điều kiện chứng quả được, theo Đức Phật Thích Ca dạy: “Nếu người muốn cho mình vãng sanh về cõi Cực Lạc, đồng thời với sự niệm Phật cần phải làm ba việc phước”.
Nếu đã niệm Phật lại còn biết làm thêm ba việc phước như đã kể qua, gọi là người tu tịnh nghiệp; mà cách tu ấy các Phật ở thời quá khứ hiện tại, vị lai thường dùng nó làm nguyên nhân chính của việc giải thoát.
Đến phiên Đức Thầy dạy: Đối với phương pháp niệm Phật lẽ trước tiên là để chế trừ được vọng niệm của chúng sanh, vì trong tâm của mỗi chúng sanh thường có những vọng niệm sai lầm nầy, kế vọng niệm sai lầm khác cứ chuyền nối nhau chưa hề dứt. Bởi vậy mới đắm đuối các việc trần thế khiến cho cõi lòng chúng sanh thường thấy phiền não rối loạn, sợ sệt, lo buồn không được an lặng vui vẻ. Nếu mãi như thế thì cái tâm ấy càng mờ lu rối rít có bao giờ trở nên sáng sủa thấy biết đúng đắn được. Bây giờ chúng ta nên thành tâm niệm Phật thì mỗi khi khởi lên một tiếng niệm Phật thì diệt trừ được một tiếng niệm phàm phu, càng nhiều tiếng niệm Phật càng diệt được nhiều tiếng niệm phàm phu. Trái lại ngưng một tiếng niệm Phật thì sẽ khởi lên một tiếng niệm phàm phu; cái nầy lui, cái kia tới, cái kia tới, cái nầy lui; giữa cái niệm phàm với cái niệm Phật thường tranh đua nhau, nếu cái lực lượng niệm Phật mạnh thì thắng được lực lượng niệm phàm; còn như lực lượng niệm phàm mạnh thì thắng được lực lượng niệm Phật, nên mỗi người cần phải tăng gia lực lượng niệm Phật cho mạnh mẽ để lấn áp cái niệm phàm phu. Khi lấn được cái niệm phàm phu rồi, thì những việc ham muốn, các cảnh dục tình rồi không còn nảy nở ra được.
Nói một cách rõ hơn, mình niệm Phật là niệm cái bản lai thanh tịnh của Phật để nương theo bản lai thanh tịnh ấy, gương siêu mầu ấy để lòng mình trở nên thanh tịnh. Hễ lòng mình được thanh tịnh y như tâm thanh tịnh của Đức Phật, thì những điều trược nhiễm trần ai không còn. Nhưng trước khi đến mức hiền lương, thanh tịnh, mỗi người cần làm mười điều thiện đặng hộ trợ cho sự niệm ấy, vừa có công đức, vừa có phước lợi cho đời, khiến sự vãng sanh của mình mau đến chỗ thành tựu.
Nói tóm lại, thể theo lời của Đức Phật và Đức Thầy đã dạy bảo trên, thì mỗi người của chúng ta muốn cầu sanh về cõi Tịnh độ, đồng thời với sự niệm Phật cần phải đền xong nợ tứ ân, thật hành được thập thiện, vâng giữ pháp tam qui, gìn xong năm giới cấm, lại phát tâm Bồ đề cầu đạo giải thoát, chót hết là mở lòng thương xót mọi người để tìm phương cứu giúp họ ở phương diện nầy hay phương diện khác, khiến họ được sự lợi ích. Được như thế, sự niệm Phật của mình sớm muộn gì cũng được toại lòng nguyện ước, nghĩa là được vãng sanh về cõi Phật.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp Niệm Phật (đang xem)
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp Niệm Phật (đang xem)
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
Đăng nhận xét