- Luật Nhơn Quả
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
“Luật nhơn quả thật là cao viễn,
Suốt cổ kim chẳng lọt một ai”
Theo Đức Thầy, nhận cho luật nhân quả thật rất cao rất xa mà từ xưa đến nay không một nhơn vật nào khỏi phải bị đứng trong luật ấy, và cũng không hề lọt khỏi sự trả lại của nó.
Nhơn quả ấy như thế nào? Nhơn là hột giống. Quả là trái bông. Hễ mình gieo rắm hột giống gì thì lên trái bông nấy, mà hễ mình càng gieo thì nó càng lên, dù gieo cả trăm ngàn lần thì nó cũng lên cả trăm ngàn lần, chớ không sai chạy một mảy. Như thế gọi là nhân quả. Luật nhơn quả rất kín nhiệm và khéo mầu, bất luận lúc nào nếu người còn tạo nghiệp nhân tức là có kết quả mà kết quả ấy, được tốt hay xấu, về Thiên đường hay xuống Địa ngục, được đời tôn kính hay khinh chê giai do ở chỗ tạo nhơn của mình mà ra cả.
Hầu hết vạn vật chúng sanh trong sáu cõi phàm đều do nhân quả kết hiện: những kẻ giàu sang phú quí kiếp này là do làm việc chẩn bần, bố thí ở đời trước; người nghèo khổ túng thiếu hiện nay là do lòng tham lam bỏn xẻn ở kiếp qua; và mọi vấn đề vui hoặc khổ .v.v... trên đời này cũng đều do tạo nhân trước cả. Đó chẳng khác nào người được biết chữ do ở lúc nhỏ có học, kẻ không học lớn lên phải dốt. Thêm một ví dụ nữa: Sự phản ứng của luật nhân quả không xê dịch cũng như mình lấy tai đánh mặt trống thì tiếng trống dội lại vào tai mình nghe trước, nếu mình đánh mười cái dội lại mười cái, đánh trăm cái dội lại trăm cái không sai một. Xem thế đủ hiểu việc gì của mình làm , trước sau gì nó cũng trả lại cho mình hết. Nhân đó mới nói luật nhân quả rất cao xa mầu nhiệm, dù vua, quan, dân dã cũng không tài nào thoát khỏi luật ấy.
Vẫn biết luật nhân quả rất cao xa và mầu nhiệm, song sự kết quả, nghĩa là sự thành hình của nó có chậm có mau.
Sự chậm mau ấy tóm lược:
1- Lẽ thứ nhứt nhân quả trong một đời: là mình tạo nhân lành ở kiếp này được hưởng quả lành ngay kiếp này; tạo nhân dữ ở kiếp này, chịu quả dữ ngay kiếp này, chớ không kéo đến kiếp tới.
2- Lẽ thứ hai nhân quả trong hai đời: Là mình tạo nhân lành ở kiếp này phải chờ kiếp tới mới hưởng được quả lành; tạo nhân dữ ở kiếp này, phải đợi kiếp tới mới chịu kết quả dữ, chớ không trả liền ở kiếp này.
3- Lẽ thứ ba nhân quả trong nhiều đời: Là mình tạo nhân lành ở kiếp này, chờ năm ba kiếp sau hay cả năm bảy chục, một trăm kiếp sau nữa mới được hưởng quả lành; tạo nhân dữ chờ năm ba kiếp sau hay năm bảy chục, một trăm kiếp sau nữa mới trả lại quả dữ, chớ không trả ngay ở kiếp hiện tại.
Nguyên lai của nhân quả có chậm có mau chẳng qua vì tạo nghiệp của người mạnh hay yếu; hễ tạo nghiệp mạnh thì kết quả mau, tạo nghiệp yếu thì kết quả chậm. Chẳng khác nào hột giống cái ngòi nó mạnh thì nức mầm sớm, cái ngòi nó yếu thì nức mầm muộn vậy. Do thế ấy, chúng ta từng thấy trên đời có kẻ làm hung dữ mà được giàu sang, còn người hiền lành phải nghèo khổ; thì những người hung dữ mà được giàu sang ấy, chẳng qua kiếp trước họ tạo nhân lành, biết bố thí nên sanh lên kiếp này, nhờ cái dư phước ấy mà được giàu sang. Song kiếp này họ không lo tạo phước thêm, thì kiếp tới họ sẽ trở lại nghèo khổ khốn nàn. Còn những người hiện giờ làm hiền lành mà nghèo khổ, chẳng qua kiếp trước họ tạo nghiệp bất thiện, tham lam hoặc vay thiếu người không trả nên kiếp này chịu nghèo khổ; nhược bằng kiếp này làm phước lành thì kiếp tới được hưởng đầy đủ sung sướng.
Hiểu như thế thì chúng ta giải quyết xong những nỗi lòng thắc mắc và không cho việc ấy là bất công nữa.
Tóm lại, luật nhân quả nó trả lại y hệch việc mình đã tạo tác, sự tạo tác như thế nào nó trả lại như thế nấy, trước sau không thể dời đổi khác hơn nữa được. Nó chi phối hầu hết mọi loài, loài nào sanh trong cõi nầy đều đi trên con đường nhân quả cả. Về mọi cái thọ hưởng vui, sướng hay cực khổ cũng đều do sự trả lại của luật nhân quả mà ra.
Nhân quả ấy, nó vi tế, nó kín nhiệm đến đỗi chợp con mắt, lảng lỗ tai cũng đều do luật ấy trả cho.
Luật nhân quả không riêng vị một người nào, ngay như Đức Phật Thích Ca, thuở xưa trong lúc thuyết pháp, Ngài còn bị một bà già lại đòi tiền. Bởi kiếp trước Ngài bảo lãnh số nợ của người khác, mà người ấy không trả nên Ngài phải trả, mặc dù kiếp đó Ngài đã chứng quả Như Lai.
Bây giờ , chúng ta muốn khỏi vướng mắc nhân quả ở kiếp tới thì ngay bây giờ chúng ta hãy nỗ lực tạo tác nhân lành, dù nhiều gian lao trở ngại, nhiều sự hy sinh cũng phải rán làm việc lành ấy cho đến khi nào được tròn đủ thì chừng đó chúng ta tự tin rằng: Bao nhiêu kiếp tới nữa không hề có cái ác quả nào trả lại cho mình được. Vì sao? Vì mình không tạo nghiệp ác, cố nhiên không có quả khổ trả lại.
Suốt cổ kim chẳng lọt một ai”
Nhơn quả ấy như thế nào? Nhơn là hột giống. Quả là trái bông. Hễ mình gieo rắm hột giống gì thì lên trái bông nấy, mà hễ mình càng gieo thì nó càng lên, dù gieo cả trăm ngàn lần thì nó cũng lên cả trăm ngàn lần, chớ không sai chạy một mảy. Như thế gọi là nhân quả. Luật nhơn quả rất kín nhiệm và khéo mầu, bất luận lúc nào nếu người còn tạo nghiệp nhân tức là có kết quả mà kết quả ấy, được tốt hay xấu, về Thiên đường hay xuống Địa ngục, được đời tôn kính hay khinh chê giai do ở chỗ tạo nhơn của mình mà ra cả.
Hầu hết vạn vật chúng sanh trong sáu cõi phàm đều do nhân quả kết hiện: những kẻ giàu sang phú quí kiếp này là do làm việc chẩn bần, bố thí ở đời trước; người nghèo khổ túng thiếu hiện nay là do lòng tham lam bỏn xẻn ở kiếp qua; và mọi vấn đề vui hoặc khổ .v.v... trên đời này cũng đều do tạo nhân trước cả. Đó chẳng khác nào người được biết chữ do ở lúc nhỏ có học, kẻ không học lớn lên phải dốt. Thêm một ví dụ nữa: Sự phản ứng của luật nhân quả không xê dịch cũng như mình lấy tai đánh mặt trống thì tiếng trống dội lại vào tai mình nghe trước, nếu mình đánh mười cái dội lại mười cái, đánh trăm cái dội lại trăm cái không sai một. Xem thế đủ hiểu việc gì của mình làm , trước sau gì nó cũng trả lại cho mình hết. Nhân đó mới nói luật nhân quả rất cao xa mầu nhiệm, dù vua, quan, dân dã cũng không tài nào thoát khỏi luật ấy.
Vẫn biết luật nhân quả rất cao xa và mầu nhiệm, song sự kết quả, nghĩa là sự thành hình của nó có chậm có mau.
Sự chậm mau ấy tóm lược:
Nguyên lai của nhân quả có chậm có mau chẳng qua vì tạo nghiệp của người mạnh hay yếu; hễ tạo nghiệp mạnh thì kết quả mau, tạo nghiệp yếu thì kết quả chậm. Chẳng khác nào hột giống cái ngòi nó mạnh thì nức mầm sớm, cái ngòi nó yếu thì nức mầm muộn vậy. Do thế ấy, chúng ta từng thấy trên đời có kẻ làm hung dữ mà được giàu sang, còn người hiền lành phải nghèo khổ; thì những người hung dữ mà được giàu sang ấy, chẳng qua kiếp trước họ tạo nhân lành, biết bố thí nên sanh lên kiếp này, nhờ cái dư phước ấy mà được giàu sang. Song kiếp này họ không lo tạo phước thêm, thì kiếp tới họ sẽ trở lại nghèo khổ khốn nàn. Còn những người hiện giờ làm hiền lành mà nghèo khổ, chẳng qua kiếp trước họ tạo nghiệp bất thiện, tham lam hoặc vay thiếu người không trả nên kiếp này chịu nghèo khổ; nhược bằng kiếp này làm phước lành thì kiếp tới được hưởng đầy đủ sung sướng.
Hiểu như thế thì chúng ta giải quyết xong những nỗi lòng thắc mắc và không cho việc ấy là bất công nữa.
Tóm lại, luật nhân quả nó trả lại y hệch việc mình đã tạo tác, sự tạo tác như thế nào nó trả lại như thế nấy, trước sau không thể dời đổi khác hơn nữa được. Nó chi phối hầu hết mọi loài, loài nào sanh trong cõi nầy đều đi trên con đường nhân quả cả. Về mọi cái thọ hưởng vui, sướng hay cực khổ cũng đều do sự trả lại của luật nhân quả mà ra.
Nhân quả ấy, nó vi tế, nó kín nhiệm đến đỗi chợp con mắt, lảng lỗ tai cũng đều do luật ấy trả cho.
Luật nhân quả không riêng vị một người nào, ngay như Đức Phật Thích Ca, thuở xưa trong lúc thuyết pháp, Ngài còn bị một bà già lại đòi tiền. Bởi kiếp trước Ngài bảo lãnh số nợ của người khác, mà người ấy không trả nên Ngài phải trả, mặc dù kiếp đó Ngài đã chứng quả Như Lai.
Bây giờ , chúng ta muốn khỏi vướng mắc nhân quả ở kiếp tới thì ngay bây giờ chúng ta hãy nỗ lực tạo tác nhân lành, dù nhiều gian lao trở ngại, nhiều sự hy sinh cũng phải rán làm việc lành ấy cho đến khi nào được tròn đủ thì chừng đó chúng ta tự tin rằng: Bao nhiêu kiếp tới nữa không hề có cái ác quả nào trả lại cho mình được. Vì sao? Vì mình không tạo nghiệp ác, cố nhiên không có quả khổ trả lại.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả (đang xem)
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả (đang xem)
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
Đăng nhận xét