Trừ Tánh Nhơn Ngã - GIÁC NGỘ TÙY DUYÊN
LGWfrYbsCGvENWA8TkfRMZ7fj7Z9WPOVhLeg8glK
Bookmark

Trừ Tánh Nhơn Ngã


Trừ Tánh Nhơn Ngã
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)


  • Trừ Tánh Nhơn Ngã
  • Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Tâm trần tục còn phân nhơn ngã,
Thì làm sao thoát khỏi luân hồi”


Đoạn nầy, ý Đức Thầy muốn nói rằng: “Lòng của kẻ tục trần cứ mãi phân biệt nhơn ngã thấp cao, thì biết bao giờ vượt khỏi sự đầu thai trong cõi trần thế được. Tại sao? Bởi nếu người cứ phân biệt nhơn ngã thì có tánh tham lam câu chấp, mỗi món đều muốn vùa hốt về mình, mỗi việc đều muốn lấn trước hơn người thành thử chạm đến quyền lợi, chạm đến danh thể của kẻ khác, nhứt là càng chiêu thêm tội lỗi cho mình, vì thế có sự luân hồi để đền trả, là một lẽ cố nhiên”.

Trong bài đã cho biết rằng: Lục căn thường hay tham đắm lục trần. Sở dĩ có sự tham đắm ấy, chẳng qua vọng tâm phân biệt mà ra. Song vọng tâm phân biệt ấy, việc phân biệt nhơn ngã trước hết.
Tánh phân biệt nhơn ngã ấy ra sao? Trả lời ngay rằng: Nó làm ranh giới giữa mình với người và của mình với của người trong những việc hơn thua, cao thấp mỗi ngày.
Như:

NHƠN

Là trong lòng lúc nào cũng phân biệt người khác, mình khác, của người là của người, của mình là của mình, muốn người khác phải đứng nép vào chỗ thấp hơn mình và họ luôn luôn phải thua kém hơn mình mọi việc, nghĩa là họ phải hoàn toàn chịu dưới sự sai khiến và đứng sau mình luôn.

NGÃ

Là trong lòng lúc nào cũng phân biệt người khác không bằng mình, mình lúc nào cũng coi hơn người, trong việc sanh cư thường đặt mình đứng trước và chỉ xem mình đáng được sống còn hơn người khác. Đồng thời những điều sung sướng quyền oai nào, mình cũng muốn chiếm trên hơn mọi người và được thụ hưởng các món sang trọng một cách đầy đủ hơn ai hết Nói rõ là chỉ biết xem mình quí trọng và đặt mình trên hết, mỗi việc gì tốt đẹp của người khác phải nhường lại cho mình hưởng tất cả.

CỦA NGƯỜI

Là trong lòng lúc nào cũng phân biệt của người không phải của mình, thấy món chi của người khác được có tốt đẹp quý báu hơn mình, thì lòng tính toan đủ cách quyết lấy cho được để làm của mình, mặc dù trong cái muốn lấy ấy bất hợp pháp không được người kia bằng lòng cũng thây kệ. Ngược lại, nếu người kia xấu xí hay là của họ kém hèn không sánh kịp mình thì mình lại tỏ ra khinh miệt ruồng bỏ, nếu kẻ ấy là kẻ thân bằng cố hữu từ lâu thì lại tìm cách xô đuổi và xa tránh họ.

CỦA TA

Là trong lòng lúc nào cũng phân biệt cho những gì của mình đã có đều hơn kẻ khác tất cả, rồi có đủ cách gìn giữ giấu đút chẳng rời. Lại chẳng muốn ai được có món ấy và không muốn người nào rờ mó hay dòm dõi đến món ấy. Rủi khi vật ấy mất đi thì chạy kiếm tở mở, đem lòng nghi ngờ đủ lẽ, nhiều khi lại nghi ngờ những người mà mình đã tin cậy, đã kính mến, nhứt là người ấy ở cấp trên trước của mình nữa. Có đôi khi vì mất mát vật rất nhỏ hay có lớn đi nữa cũng không giá trị tuyệt đối lại nỡ mưu sát mạng người và khởi lòng độc ác dữ dằn, coi người của mình nghi và người mình đã bắt được trong việc cướp phá ấy như
tro mạt kiến bã.

Cái lòng phân biệt ấy, tạo cho người một tánh tham: tham tiền bạc, tham mèo mở, tham chức quyền, tham lợi lộc .v.v. Cái tham ấy, với mục đích để bồi bổ tẩm ướp xác thân. Do đó, bao nhiêu tâm trí đem dồn nhốt vào một ý nghĩ tham lam. Tham hết vật này tới vật khác cuồng quấn trong chỗ đê hèn, khiến cho trí huệ càng lúc càng mờ mịt tối tăm.
 
Khi trí huệ đã trở thành tối tăm mờ ám, lòng tham dục nổi lên tràn trề, thì những việc làm tội ác mới bắt đầu lan rộng ra một cách mạnh mẽ, cho đến tai nghe đầy tiếng ác, mắt xem đủ việc ác, lòng nghĩ vô số điều ác. Đến lúc mắt, tai và ý của người tạo nên những nghiệp ác chập chồng là sắp dẫn nhơn loại vào trường tranh đấu thảm khốc mà những điều oán thù, giận tức là một việc rất thường xảy ra trong chỗ tranh đấu ấy. Nhứt là có một điều nó thường diễn đi diễn lại trước mắt mọi người là sự phân biệt giai cấp: giàu coi rẻ kẻ nghèo; quan xem khinh người dân; trí chê ngạo kẻ ngu, đưa đến chỗ giàu to coi hèn giàu nhỏ; chức cao xem khi chức thấp; quyền rộng ngạo nghễ quyền hẹp. Những điều nầy tạo thành xã hội có từng bực thấp cao, dường thể trên con đường đèo ải gồ ghề vậy.
 
Càng có sự chênh lệch nhiều, dĩ nhiên có sự đau khổ cách biệt giữa tình nhơn loại nhiều. Giữa tình nhơn loại càng cách biệt nhiều chừng nào càng đưa đến chỗ chia xẻ giết hại
nhau nhiều chừng ấy, mà trên vũ đài tranh đấu thắng phụ ngã nhơn ấy, vào thời đại hiện giờ đang diễn ra nhan nhản trước mắt mọi người.
 
Như đã thấy sự thâm độc của lòng phân biệt nhơn ngã dường nào, bây giờ chúng ta muốn tiêu diệt nó thì hãy nghe theo lời của Đức Phật đã ảo như thế này:
Ngài bảo rằng: “Thân do bốn chất; đất, nước, gió, lửa hợp lại làm thành. Mỗi chất mỗi có tên riêng biệt nhau, nghĩa là hễ chất đất là đất, nước là nước, lửa là lửa, gió là gió, không thể nước mà nói lửa, lửa mà nói nước, đất mà nói gió, gió mà nói đất được. Mỗi chất đều đã có tên riêng biệt của nó; mà lại toàn cả các chất ấy trong thân người, đều là vật dơ dáy cả. Cái dơ dáy ấy, mỗi cái cũng có mỗi tên riêng như phẫn thì gọi là phẫn, nước tiểu thì gọi là nước tiểu, gan, ruột, phổi, phèo, mỗi mỗi đều có tên riêng như vậy. Thế thì những món dơ dáy ấy đâu có thể nào xưng ta được; không lẽ gọi phẫn là ta hay gọi nước tiểu là ta, hay gọi gan ruột...là ta, vì mỗi chất có tên riêng của nó thì cái ta ấy ở chỗ nào? Còn nếu đem bỏ phổi, phèo, ruột, gan mỗi cái riêng một nơi thì đâu còn thành con người. Con người đã không còn thì cái ta kia đâu có. Vì các món ấy kết hợp lại làm thành một hình thể thì tạm gọi là con người, là xác thân. Khi thân xác tan rã thì máu me theo nước, hơi ấm theo nắng, xương thịt theo đất, hơi thở theo gió, tức không còn xác thân nữa.
 
Thân do cấu hợp nhiều bộ phận mà thành hình rồi thần thức nhập vào đó mới cử động, có hiểu biết được đặt tên là người vậy thôi. Thế thì cái thân ấy, cái dơ dáy ấy không phải là ta và cũng không thiệt là của ta, vì nếu thật của ta sao không giữ nó còn mãi, lại để cho nó già, bịnh chết chóc đến phải tan rã; vậy nó chỉ là một khối dơ bẩn chờ ngày tan rã thôi.
 
Đã hiểu xác thân như thế, thì lòng phân biệt ta hơn người và muốn của người đem làm của ta cũng chỉ là một việc làm giả dối, một việc làm mơ mộng trong chốc lát hay một thời gian năm bảy mươi năm rồi của ấy cũng giao lại cho người khác, thân xác ấy theo định luật thiên nhiên mà chịu sự tiêu diệt ra bùn đất. Nghĩa là đã hiểu cái khối thịt dơ bẩn nầy, nó không trường tồn, thì bây giờ dù có tham lam cho lung, phân biệt nhơn ngã cho lắm cũng vô ích; càng dối mị nhiều chừng nào càng làm cho tâm trí tối tăm, hỗn loạn tinh thần chừng nấy. Chỉ nên lợi dụng xác chất nầy trong thời gian đương tiền để làm những việc gì ích lợi cho thiên hạ: nếu giúp nước thì nên làm theo Quốc Tuấn, Lê Lợi, Ngô Quyền đáng ghi tên trong sách sử; còn đứng trong cửa đạo thì phải làm theo việc làm của các bực: Văn Thù, Phổ Hiền, Mục Liên, Quan Âm, Thế Chí hay các vì đại sĩ khác trong chỗ phổ độ chúng sanh sẽ được đời tôn sùng là vị cứu thế và mới đáng cho người thờ phụng tôn kính.
 
Nói một cách gần hơn là đã hiểu thân là giả dối, không nên quá tôn trọng nó, hãy tìm đường giải thoát. Con đường ấy là sớm làm cho được tỏ ngộ đạo Bồ đề. Muốn tỏ ngộ đạo Bồ đề chẳng gì tốt bằng mỗi ngày nên khởi tâm đại bi. Tỏ lòng đại bi bằng cách tùy tiện theo sức mình để đánh thức những ai còn mê muội có cơ tỉnh ngộ cùng tu hành, cùng tạo việc phước lợi như mình và sẽ cùng hành một pháp môn thấy tánh thành Phật. Được như thế mới là việc làm cao quý, một công nghiệp không hư mất và biết dọn đường cho mình đến chỗ trường tồn vĩnh cữu.  
 
Khi chúng ta khởi lòng như trên thì vọng tâm phân biệt nhơn ngã không còn nữa, cho đến lòng mê đắm theo ngũ dục cũng diệt mất, chỉ thấy nơi mình y theo Phật pháp để thiệt hành một cách bình đẳng và được lòng thương yêu tất cả mọi người để làm việc phổ tế cho ai cũng được hưởng sự an vui phước đức cả.
 
Tóm lại, chúng ta đã quyết định trừ diệt lòng phân biệt nhơn ngã thì có một phương pháp duy nhứt là hãy xem thân này không bền bỉ và của này không phải của mình, vì một ngày kia thân này đã mất rồi thì của ấy sẽ dời đến tay của kẻ khác. Huống lại, có thân này chẳng qua thời gian quá khứ mình đã khởi lòng thương ghét phân biệt nhơn ngã, tạo nhiều nghiệp bất lành, gây nhiều duyên trọng trược, nên mới sanh vào cõi này để đền trả lại những gì của mình đã đào tạo, đã ham muốn ở kiếp trước. Thế thì ngay kiếp này, mình chỉ nên lo trả lại những nợ nần đã vay tạo ở kiếp trước, không nên gây dựng thêm, vay bợ thêm những nghiệp xấu xa. Khi hột giống nhơn ngã, ái, ố hiện kiếp đã bị hư úng, thì ngày kia tức kiếp tới chắc khỏi sanh vào cõi này gặt lấy thân trọng trược, quả bất lành nữa. Như thế là mình đã có bài toán rất kỳ diệu, tính xong mối nợ ở thế gian


HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã (đang xem)
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H

HẾT



Đánh giá bài viết

4.98/32 rates

Print Friendly and PDF
Đăng nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật