- Thái Tử Tham Thiền Và Thành Đạo
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Trong thời gian sáu năm ấy, Thái tử ngày chỉ ăn vài hột mè, đêm uống đôi giọt sương, thân thể Ngài còn da bọc xương. Hôm nọ Ngài đang đi suy nghĩ liền té xỉu dưới đất, vì cơ thể Ngài đã kiệt sức ( lúc đó các vị Thần chạy vềc õi Trời Đao-lợi cấp báo cho mẹ Ngài là bà Ma Gia hay rằng: Ngài đã thác, làm cho bà phải một cơn hoảng hốt, chẳng ngờ một hồi sau được tin Ngài tỉnh dậy).
Chừng Thái tử tỉnh lại, Ngài xét sự ép xác, hành thân phải đói ốm như thế nầy, lỡ phải chết mà đạo quả chưa thành, trí huệ chưa mở thì chẳng những không cứu được mình và cũng không cứu được ai cả. Chi bằng ăn uống lại cho phục sức thì sự tu hành mới vững chắc hơn. Rồi đó Ngài nhứt định ăn uống lại. Đầu tiên có cô tiểu thơ Tu Xá Đề đem sữa đến dâng cho Ngài, khi uống sữa xong Ngài thấy khỏe lại bèn xuống sông tắm rồi đến gốc cây Bồ Đề ngồi tham thiền.Ngài thệ rằng: “Nếu ta không thành đạo chứng quả thì trọn đời quyết không ròi khỏi cây Bồ-Đề nầy”. Ngài ngồi tại đây vừa được bốn mươi chín ngày thì vào đêm bảy rạng ngày tám tháng chạp Ngài có đủ thần thông từ sao mai mọc đến sáng, tức là Ngài thành Phật hiệu là Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (Bổn sư là Thầy của ba cõi: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới; Thích Ca có nghĩa là Năng nhơn: hay lấy điều nhân từ giúp đỡ cho chúng sanh; Mâu ni nghĩa là Tịch mặc: lòng lặng lẽ rỗng không, không còn nhiễm ô, xao xuyến trước cảnh vật nào; Phật là chánh giác: hiểu biết tất cả sự vật và luôn luôn sáng suốt không có một mảy mê loạn nào cả). Khi Ngài thành đạo, toàn cõi Diêm phù đề đều rung động hết, trên lưng Trời có tiếng nhạc trổi, có lời Thánh Tiên chúc tụng và có những đám mưa hoa rưới xuống cúng dường. Những hiện tượng lúc Ngài thành đạo không thể kể xiết.
Lức Phật đi truyền đạo
Đức Phật bèn dùng đạo lực quán xét căn cơ của chúng sanh rồi Ngài phương tiện thuyết pháp tam thừa: thượng thừa, trung thừa và hạ thừa. Tùy trình độ của chúng sanh như: chúng sanh tu hạng thượng thừa thì Ngài thuyết pháp thượng thừa trung thừa thì thuyết pháp trung thừa hạ thừa thì thuyết pháp hạ thừa. Ngài tùy theo căn khí của chúng sanh mà giảng giáo cho thích hợp, như một nhà đại lương y theo bịnh mà cho thuốc.
Lần đầu tiên Phật nhớ lại năm anh em cùng tu khổ hạnh với Ngài khi trước(vì sau khi Phật ăn uống lại, năm người ấy cho Phật sa ngã, nên bỏ qua vườn Lộc dã để tu).Phật bèn thân hành đến vườn Lộc dã giáo độ năm người ấy là Kiều-Trần-Như, Át-Bệ, Bạt-Đề, Ma-Nam Câu-Ly và Thập-Lực Ca-Diếp. Khi đến đó Ngài thuyết pháp Tứ diệu đế làm cho mấy ông nầy được tỏ ngộ và chứng quả A-La-Hán, bắt đầu từ đó ngôi Tam Bảo có đủ: Phật, Pháp, Tăng. Và cũng từ đó Phật đi nước nầy, đến nước khác để cứu độ những hạng vua, quan và dân thứ tỉnh ngộ, không thể lường được.
Nên kể lại lúc Phật gần thành đạo, trong mình Ngài có những ánh hào quang soi chiếu ra sáng rực khắp nơi, thì trong rừng có Ma Vương tên Ba Tuần đoán biết Ngài sẽ đắc đạo. Nó sợ khi Ngài đắc đạo thì đạo của nó không ai theo nữa. Ma Vương mới hội binh mã, khí giới cả muôn vạn người xông đến trước mặt Phật và nói: “Ông ngồi làm gì đây ? Ông phải qui phục theo chúng tôi để hưởng sự sung sướng, bằng không chúng tôi giết ông liền bây giờ ” Phật vẫn ngồi tự nhiên, không trả lời. Chúng Ma Vương áp vào phá hại Phật, song bị ánh hào quang của Phật phóng ra, chúng vào không đặng. Ma Vương bèn truyền lấy cung tên bắn xả vào Phật, khi mũi tên gần đến Phật thì nó liền hóa thành bông sen rớt xuống không hại được Phật. Ma Vương trở về bàn với ba đứa con gái có cách nào làm ông Cù Đàm sa ngã không? Ba người con gái của Ma Vương liền đáp: Để chúng con ăn mặc đẹp đẽ, trang sức nực nồng đến bày cuộc hoa nguyệt để coi ông có xiêu lòng không”. Nói rồi ba người con gái của Ma Vương đến chỗ Phật và nói: “Ông ở đây tu làm gì cực khổ, theo chúng tôi về hưởng lấy mọi sự sung sướng”. Phật cũng tự nhiên Chúng nó dụ không được bèn về lột trần hết áo quần đến trêu ghẹo nữa, khi ấy Phật cũng thản nhiên và nói: chúng bây xấu xí lắm”. Lạ thay: Phật nói rồi, thì ba cô gái ấy, cái vẽ đẹp trước kia bỗng hóa ra tóc bạc, da nhăn, thành một bà già cóp. Chúng nó hoảng hồn ôm đầu chạy về thưa lại Ba Tuần, bảo cứu nó. Ba Tuần dạy:“chúng con đến lạy Phật xin Ngài cho trẻ lại, chớ cha không có cách nào cứu được hết. Ba người con gái ấy rất vừa bợ ngợ vừa hãi hùng, trở lại trước Phật mà thưa rằng; vì chúng tôi không biết, nên mới phạm đến Đức Phật, nhờ lòng từ bi hỉ xả Ngài tha thứ và cho chúng tôi trẻ lại”. Khi đó Phật nói:“Các ngươi đẹp lắm”. Lạ thay! Phật nói rồi, thì chúng trở lại đẹp hơn xưa. Từ đó lũ Ma Vương không còn phá khuấy nữa.
Đức Phật nhập Niết Bàn
Vào ngày rằm tháng hai, Phật đến xứ Câu-ly vào rừng Xa-nại đi lại hai cội cây Ta-la bảo đệ tử treo võng cho Ngài nằm. Lúc đó có ông Tu-Bạt Đà-La hơn trăm tuổi có lòng mộ đạo và đã nghe danh Phật mà chưa gặp, khi nghe Phật đến,ông tới xin Phật thâu làm đệ tử Phật nhận. Chính ông là đệ tử chót hết của Phật. Khi ấy Phật cho mời tất cả môn nhơn đệ tử đến rồi Phật thuyết kinh Niết Bàn cho họ nghe lần chót rồi Phật nhập tịch. Phật hưởng thọ được tám mươi tuổi. Thời gian giáo đạo cả thảy bốn mươi chín năm.Tóm tắt, từ khi Thái tử Sĩ-Đạt-Ta xuất gia tầm đạo cho đến ngày đắc quả, thì gồm cả một tấm gương đại từ, đại bi, đại hùng, đại lực. Đại từ là Ngài đem lại sự an vui cho chúng sanh. Đại bi là Ngài thương yêu tất cả chúng sanh, quyết tu chứng quả, tìm được pháp môn dể cứu chúng sanh khỏi vòng khổ áo. Đại hùng là Ngài thắng phục Ma Vương không để chúng nó khuyến rủ việc nào. Đại lực là Ngài lìa cha già, vợ đẹp, con xinh, không màng Ngai vàng điện ngọc,của tiền châu báu; và Ngài hi sinh bao nhiêu sự vui sướng,chịu sự hài gai áo bả để tu hành khổ hạnh suốt mười hai năm, và khi đắc đạo Ngài không nỡ vội nhập Niết Bàn, vẫn trụ thế bốn mươi chín năm trời, lê chơn xứ nầy, dời gót nước nọ đem hết lời vàng ngọc, pháp nhiệm mầu truyền dạy chúng sanh hiểu rõ kiếp đời giả tạm, tỉnh giấc mê lầm, hầu lãnh hội giáo thuyết cao siêu của Ngài, nhờ đó mà chúng sanh thoát khỏi quả khổ hại, được siêu rỗi và chứng quả giải thoát rất nhiều.
Khi biết đến chuyện của Đức Phật Thích Ca, thì òng chúng ta đâu khỏi thẹn, vì Ngài là vị Đông cung Thái tử, hưởng lấy mọi cuộc sang giàu gấp bội hơn chúng ta,mà Ngài còn rứt bỏ một cách dễ dàng, nhứt là Ngài rứt bỏ hồi tuổi trẻ, đương lộ thanh xuân (mười chín tuổi).
Vì lúc ấy là lúc đối với người ai cũng đương bay nhảy đua bơi, không chừa một việc nào. Thế mà Ngài cho việc giàu sang và đời son trẻ là vô thường, như chiếc dép rách, Ngài phủi bỏ để đi tu. Còn đối lại chúng ta được sung sướng bao nhiêu, danh dự bao cao mà mãi say sưa đeo đắm, không vứt bỏ lòng dục vọng tham lam để cương quyết tu hành một phần nào như Phật. Như thế chẳng thẹn lắm sao? Sự tu của chúng ta không phải dám sánh với Đức Phật Thích Ca được, nhứt là thời kỳ nầy không thể hành phương pháp xuất gia như thế đó được, chỉ là tu tại gia cho tròn nợ tứ ân và cần ở một điều làm lành lánh dữ, và phải lột bỏ tất cả tâm phàm tục, đổi lại tâm thánh hiền: biết thương người mến vật, biết giúp đỡ kẻ khác vậy thôi, thế mà mỗi người đối với việc làm ấy còn nay lần mai lựa, khi lui khi tới không được một mạch như nhau, thì nghĩ lại chuyện xưa thiệt lấy làm hổ thẹn lắm.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử Tham Thiền Và Thành Đạo (đang xem)
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử Tham Thiền Và Thành Đạo (đang xem)
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
Đăng nhận xét