Tứ Diệu Đề - Đức Phật - GIÁC NGỘ TÙY DUYÊN
LGWfrYbsCGvENWA8TkfRMZ7fj7Z9WPOVhLeg8glK
Bookmark

Tứ Diệu Đề - Đức Phật


Tứ Diệu Đề - Đức Phật
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)


  • Tứ Diệu Đề - Đức Phật
  • Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Còn sau đây, lược giải Tứ diệu đề của Đức Phật Thích Ca đã thuyết ra ở thời trước, để chúng ta đối chiếu Tứ diệu đề của Đức Thầy thuyết ở thời nay, để biết rõ chỗ diệu dụng của cả hai vị cứu đời.

Tứ diệu đề của Đức Phật gồm có:

1. – Khổ đề
2. – Tập đề.
3. – Diệt đề
4. – Đạo đề

KHỔ ĐỀ

Là để tâm tìm xét đến các nỗi khổ của chúng sanh, những nỗi khổ ấy gồm có tám khoản:
1- Khoản thứ nhứt là khổ vì sự sanh.
2- Thứ hai là khổ vì sự già,
3- Thứ ba là khổ vì sự đau ốm,
4- Thứ tư là khổ vì sự chết chóc,
5- Thứ năm là nỗi khổ những người của mình thương yêu kính mến lại phải xa cách lạc loài hoặc giả bị chết chóc vĩnh biệt
6- Thứ sáu là khổ nỗi những người của mình đã thâm thù cố oán, những người của mình đương lòng ghét bỏ bất bình lại thường phải gần gũi, phải chạm mặt, phải kề vai, phải hội lại để nói những công chuyện nầy, bàn công chuyện khác.
7- Thứ bảy, là khổ nỗi những điều của mình mong muốn tìm tòi đã phế nhiều công lao, nhiều trí lực lại không kết quả, không được nhý ý, nghĩa là cứ thất bại mãi.
8- Thứ tám, là khổ nỗi trong thâm tâm: hoặc khi mừng quá, khi giận quá, khi sợ quá, khi thương quá, khi ghét quá, lúc thì mạnh mập lung, lúc đau thì yếu lung, trong người luôn luôn thấy bất bình khó chịu.
Những điều ấy đối với kẻ trần ai nầy chẳng được bao người thoát khỏi. Có thể nói hầu hết con người đều máng lấy hết tám điều khổ ấy luôn.

TẬP ĐỀ

Để trí tìm xét được hiểu ngay tám nỗi khổ đã kể qua không ngoài tập nghiệp tham lam, sân nộ, mê si, tà kiến, ngạo mạn, nghĩa là do sự mê mờ ác loạn trong lòng của người tạo ra. Bởi con người tạo tác nghiệp bất lành mới sanh lộn trong trần mang lấy giả thân chịu những nỗi khổ ấy.

DIỆT ĐỀ

Khi tìm xét được nguyên nhơn của tám nỗi khổ kể trên do các nghiệp truyền não vô minh gây thành, bây giờ chúng ta muốn khỏi chịu các sự khổ ấy nữa, thì cần phải cương quyết diệt trừ nghiệp phiền não vô minh ấy đi.
Khi các phiền não vô minh nơi lòng chúng ta bị diệt trừ rồi, hẳn không còn phải sanh trong cõi ta bà nầy, tất đâu còn chịu sự khổ não nữa.

ĐẠO ĐỀ

Là tìm xét rõ ràng, hãy muốn diệt được những tập nghiệp vô minh phiền não thì không còn phương pháp nào hay ho hơn, vắn tắt hơn đạo Bát chánh. Bởi đạo Bát chánh, nó vừa được thích hợp, vừa được giản dị, dù hạng nào cũng có thể thực hành được: lại nó còn có năng lực diệu mầu, ngăn đón diệt bỏ được tam nghiệp: thân, khẩu, ý của chúng sanh. Khi tam nghiệp của chúng sanh được thanh tịnh, ngoài chẳng nhiễm trần, trong chẳng loạn tâm, tâm và cảnh trần vẫn được vô ngại tự tại, tức nhiên tự thấy nơi lòng rỗng rang, sáng tỏ không bị vướng mắc một mảy bụi trần ai, cũng như chẳng hề bị một ảo tưởng nào làm điên đảo tâm trí, nhân đó được mắt thấy cùng phương khắp chốn, tai nghe rõ tiếng muôn loài, lòng hiểu ý niệm của tất cả chúng sanh.
Như thế gọi là đắc đạo. Khi đắc đạo hẳn được vượt ngoài tam giới, không còn bận trong sáu đường, chỉ còn tùy theo chỗ thệ nguyện của mình mà vào ra cõi ta bà để phương tiện hóa độ chúng sanh thôi.
Lý do giữa hai bài Tứ diệu đề của Đức Phật và của Đức Thầy có hơi khác nhau ở chỗ đổi số đổi chữ lên xuống trước sau, là vì ở thời chánh pháp chúng sanh phần nhiều thượng căn thượng trí, Đức Phật phương tiện đem sự khổ của đời giải ra và kể cho biết nguyên nhân sự khổ ấy, rồi Ngài dạy cần đem phương pháp của đạo Bát chánh diệt trừ nó tức được đến chỗ giải thoát. Đến khi Đức Thầy ra đời nhằm thời mạt hạ tức là thời mạt pháp nầy. Chúng sanh phần nhiều là thiểu căn thiểu trí không thể dùng phương pháp như Đức Phật, không thể giải theo cách của Phật ở thời trước được, nên Đức Thầy phương tiện kể cho đời biết rõ luật
nhân quả và cần phải tập làm những điều lành, diệt trừ những điều dữ, chịu khổ để tu hành thì ngày kia sẽ được đắc đạo. Như thế cả hai pháp môn chung qui cũng cùng đưa chúng sanh đến chỗ giải thoát cả.
Đối chiếu hai cách giải bày Tứ diệu đề nơi trên, chúng ta nhận thấy, vì muốn hạp với trình độ và căn cơ của chúng sanh mà Đức Phật thuở trước cũng như Đức Thầy hiện nay, phương tiện sửa đổi hơi khác nhau, chớ kỳ thật đến kết quả cuối cùng cũng chỉ làm cho chúng sanh được giải thoát khỏi mọi nỗi thống khổ trong trần vậy thôi.
Khi xem chỗ tương đồng và phương tiện như thế, chúng ta cần khảo nghiệm cả hai cách giải bày của Đức Thầy và của Đức Phật để dung hội lại hầu thật hành cho đến khi nào đạt được đạo quả vô thượng Đại bồ đề.


HẾT  

1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề - Đức Phật (đang xem)
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H

HẾT



Đánh giá bài viết

4.98/32 rates

Print Friendly and PDF
Đăng nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật