Tứ Như Ý Túc

Ông Thanh Sĩ,Chú Nghĩa Thanh Sĩ, Tứ Như Ý Túc

TỨ NHƯ Ý TÚC

(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)


  • TỨ NHƯ Ý TÚC
  • Chú Nghĩa Thanh Sĩ

1- Pháp thứ nhứt, Dục như ý túc

Là như khi muốn làm những việc lành thì hãy làm cho việc lành ấy được thực hiện đúng như lòng của mình muốn. Hoặc giả như lòng muốn cho hột giống trí huệ của mình sớm được nảy nở, nảy nở một cách nhiệm mầu, thì mình hãy cố gắng làm đúng theo giáo pháp của Phật, để cho hột giống ấy sớm được nảy nở. Nói rõ hơn, những điều lành của mình đã muốn thì hãy làm cho kết quả đúng theo ý của mình, như thế là Dục như ý túc.

2- Pháp thứ hai, Niệm như ý túc

Là khi lòng tưởng nguyện việc lợi ích cho quần sanh hoặc siêu thoát cho đời mình, thì mình hãy làm cho cái tưởng nguyện ấy được thành hình đầy đủ, nghĩa là được kết quả rõ ràng đúng theo lòng của mình đã nguyện tưởng. Ví dụ: Lòng mình nguyện vãng sanh về cõi Cực Lạc thì hãy chuyên tâm niệm Phật Di Đà cho đến khi được vãng sanh về Cực Lạc một cách viên mãn, như thế gọi là Niệm như ý túc.

3- Pháp thứ ba, Tinh tấn như ý túc

Là trên cái nguyện chánh, trên việc làm lành, mình hãy hăng hái lướt tới để làm cho thành tựu. Lòng hăng hái ấy được đầy đủ mạnh mẽ luôn, không khi nào lui sụt, khờn mẽ. Nói rõ hơn, việc nào của mình muốn làm phải đủ tinh thần hăng hái để làm cho được thành tựu việc ấy một cách mầu nhiệm đúng theo lòng hăng hái của mình, như thế là tinh tấn như ý túc.

4- Pháp thứ tư, Tư duy như ý túc


Là tư tưởng của mình, mình hãy giữ cho thanh cao, chỉ tưởng nghĩ những điều từ bi bác ái. Cái tư tưởng ấy, không phải để trong đầu óc, mà phải đem thực hiện đầy đủ theo lòng mình đã nghĩ, như thế gọi là Tư duy như ý túc.

Bốn pháp nầy, người quyết tâm hành đúng thì nó có một năng lực dũng mãnh và mầu nhiệm, khiến cho người mở được đạo nhãn thấy suốt khắp cả vạn vật; trí hiểu suốt từ cội gốc đến ngọn ngành của việc nầy đến việc khác không lầm; tai nghe suốt khắp cả tiếng của muôn loài, không hề có một tiếng lầm lẫn sót lọt; thân nhẹ nhàng muốn đi đâu đều được đến đó cả, đến một cách mầu nhiệm lẹ làng hơn điễn chớp và biết được lòng của cả chúng sanh, khi họ muốn những gì đều đã hiểu ngay để tùy theo sở cầu của họ mà giúp đỡ cho được toại nguyện.

HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Tứ Như Ý Túc (đang xem)
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H

HẾT

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật