CẦN MẪN
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
- CẦN MẪN
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Cần mẫn có nghĩa là lòng siêng năng mau mắn trong công việc làm. Sau khi mình đã toan tính việc chi, thì phải hết lòng mài miệt làm cho được việc ấy, không sợ mệt mỏi ,không sợ khó khăn, cố gắng làm cho được, tức là người biết cần mẫn.
Do tánh quan sát và nhờ lòng biết tìm tòi mà chúng ta biết rõ hạng người biếng nhác do dự: những việc gì cũng trù trừ lần lựa thì cảnh sống của họ càng cùng khốn; sanh hoạt phải eo hẹp; cư trú bị ẩm thấp: đời họ hẩm hiu, nghĩa là con người của họ cùng quẫn, đến đỗi thân danh chẳng ai biết đến, địa vị chẳng gác trên một ai, với kẻ xung quanh chẳng mấy người dám đến lui gần gũi họ, vì sợ họ vay bợ mà chẳng đáp là điều chi ích lợi.
Bởi thế, về mặt kiến thức cũng như phương diện giác ngộ, người ấy không bì được ai, năm nầy tháng nọ chỉ thấy họ sống trong ống đồng chật hẹp, không nghe thấy được xa.
Do đó trên phương diện cứu vớt quần sanh cũng như về mặt lợi ích cho xứ sở, kẻ ấy chẳng làm được vai trò gì xứng đáng.
Đã thấy tánh lười lã biếng nhác có tai hại to lớn cho đời sống, vì vậy chúng ta lúc nào cũng nghĩ xa đến tương ai, nghĩa là biết đâu ngày mai mình sẽ vấp chơn vào bánh xe của kẻ ấy, nên phải biết siêng sắn công việc làm và mau lẹ trong chỗ lo nghĩ, để xoay đổi vận mạng, đào tạo kiếp sống của mình được ngang hàng với kiếp sống của người khác.
Nói rõ là, với sự lợi ích của tánh cần mẫn, nó có thể thay đổi được đời sống tối mê trở lại sáng sủa; thay đổi được vết đen trong lúc sanh bình trở lại sạch sẽ tốt đẹp; nó có thể làm cho người khỏi phải nghèo, khỏi phải ngốc, đến đỗi đứng xa hơn người rất nhiều.
Chí cần mẫn nó có năng ực biến đổi cho con người như thế nầy:
Tám khoản kể qua là đối với việc tạo tác trong trường đời, còn bốn khoản sau nầy thuộc về mặt đạo lý là:
Vẫn biết sự lợi ích của chí cần mẫn rất lớn, nó có đặc tánh giúp đỡ con người tiến hóa cho kịp thời gian, tranh thủ từ tấc nắng; nó có thể chặn đứng mọi khốn nàn; nó có thể làm mòn tất cả ngu dốt để đưa mình đến chỗ toại nguyện,nhưng chúng ta không biết dùng chí cần mẫn phải chỗ thì nó sẽ có tai hại rất lớn.
Thế nên phải khéo dùng chí cần mẫn vào việc chánh đáng, đừng dùng nó vào việc tà vạy.
Nhược bằng dùng chí cần mẫn vào chổ tà vạy, như: siêng làm ra tiền bạc thì sẽ làm cho lòng tham lam: muốn đất cho rộng, nhà cho to, có nệm gấm giường ngà, thê thiếp cho nhiều chớ không giúp được ai cả.
Bởi thế mỗi việc nào của chúng ta làm đều phải đo lường kỹ lưỡng, cân nhắc từ tí, từ ly, nếu thấy việc làm ấy thanh cao chơn chánh, đối với đạo lý rất thích hợp, nhơn tâm phù hòa thì chúng ta hãy làm cho được thành công. Nhược bằng chúng ta thấy việc nào bất chánh có tai hại ở ngày mai thì chúng ta cũng dùng chí cần mẫn mà để lột bỏ nó, đừng để nó xô nhập chúng ta vào chỗ ân hận lỗi lầm sái quấy.
Ngày giờ qua rồi thì mất, không khi nào trở lại được chí cần mẫn của chúng ta phải biết tiết kiệm từ phút từ giờ ,chúng ta không nên chôn đầu óc trong việc làm phi nghĩa chỉ tốn hao thì giờ và tâm lực mà chẳng làm ích lợi cho ai.
Nói tóm lại, về chí cần mẫn chỉ bảo chúng ta phải biết mài miệt trong công việc công nghĩa là lẹ làng trong lúc tính toán, nghĩa là sau khi tính toán xong sẽ làm nhanh lẹ. Sự miệt mài nhanh lẹ ấy, chỉ làm lợi ích cho gia đình và xã hội ở tinh thần cũng như sanh hoạt đủ đầy, giúp cho mọi người từ chỗ không đạo trở nên có đạo; từ chỗ ăn mặc thiếu thốn trở lại đầy đủ áo cơm. Chỉ đặt sự cần mẫn nầy trong chỗ giúp đỡ cho đ i, chớ không mong cầu được sự khen ngợi của người.
Có được như thế, thì sự cần mẫn mới có giá trị và chính nó sẽ giúp cho con người làm xong bổn phận của kẻ đã giác ngộ, hay của một công dân có giáo dục.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn (đang xem)
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn (đang xem)
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
Đăng nhận xét