Hiểu được thập ác. Muốn chừa nó một cách tinh tấn, cần phải hiểu chừa nó được những lợi ích gì? Hiểu được việc lợi ích của sự chừa thập ác thì trong chỗ hành động, dù có nguy nan thương tổn đến mình thế mấy đi nữa cũng không nao núng khờn mẽ được.
Vì thế hôm nay chúng ta tìm hiểu nghĩa chừa thập ác được những công đức:
“Ác trừ xong hiện ra thiện nghiệp,
Lóng nguồn chơn Phật tiếp dẫn cho”
Đoạn nầy, Đức Thầy bảo rằng: “Nếu chừa xong mười điều ác tức nhiên hiện ra mười điều thiện; và mỗi người cần phải lóng sạch nguồn tâm của mình tất được Đức Phật tiếp dẫn cho về cảnh giới siêu mầu”.
Thể theo ý chí của Đức Thầy, chúng ta tóm lượt ý nghĩa cách chừa thập ác như dưới đây:
1. Chừa Ác Sát Sinh
Đức Thầy bảo rằng:
“Tất cả mọi người khi mới sanh ra, trong lúc thơ bé ai cũng đều có tâm hồn trong trẻo và tánh nết hiền lành như nhau hết. Nhưng càng ngày càng lớn lên rồi tập nhiễm theo những thói xấu xa bạo ác của những hạng người xung quanh, rồi cái tâm hồn trong trẻo kia lần lần biến đục và tánh nết hiền lành ấy đổi lại hung hăng táo bạo”.
Với tánh nết hung hăng táo bạo là một tội lỗi rất lớn, chúng ta không thể chứa chấp và tôn trọng nó được, thế nên mỗi người chúng ta trước khi chừa các điều ác thì phải chừa xong ác sát sanh.
1.
Lẽ thứ nhứt, đối với vấn đề tiền bạc cũng như vấn đề mèo mả hay tước quyền là một điều mà đa số người thường bị nó quyến rủ dẫn dắt vào đường sát hại, chúng ta hãy hiểu thế và cố gắng chừa tránh đừng để phạm vào. Ngoài ra với thù riêng, với lòng háo thắng là một việc rất đê hèn nhỏ mọn, chúng ta đừng để nó làm mờ đục trí óc, sanh ra những điều giết chóc. Nói rõ hơn, chúng ta đừng vì lợi riêng, đừng vì thù tư nỡ xuống tay tiêu diệt kẻ khác một cách tàn nhẫn.
2.L
ẽ thứ hai, đối với việc riêng của mình, mình khá cẩn thận, không nên vô tình hay cố ý gây ra những cuộc nồi da xáo thịt, nghĩa là đừng vì việc riêng mà con đem lòng giết cha mẹ; tôi tớ nỡ bội hại chủ; đồ đệ sanh tâm giết thầy; chồng vợ đi hại lẫn nhau. Anh em sanh ra cuộc xâu xé và nỡ sát hại những kẻ thân bằng quyến thuộc của mình một cách quá bất nhơn.
Đó là đối với người, còn đối với cầm thú:
1.
Lẽ thứ nhứt, không nên quá tin tưởng ngông cuồng vào việc tà thần, mỗi khi đau ốm không chịu tìm thầy thuốc thang chữa trị, không chịu đặt bàn cầu nguyện Trời Phật độ cho, trở lại rước đồng, bóng quyến rủ loài ma quỉ, vật gà vật vịt cúng tế cho bọn chúng ăn, gây thêm sự bịnh hoạn nặng nề hơn nữa; chẳng những mang tội sát sanh mạng vật vô cớ mà lại làm cho bịnh nhân không được thuyên giảm một phần nào.
2.
Lẽ thứ hai, khi mình chưa trường trai được, thì vẫn phải còn giết những gà, vịt, heo, cá, nhưng phải nghĩ vì sự nhu cầu của đời sống mà giết hại, chớ không nên vịn vào lẽ Trời sanh các vật để nuôi mình, rồi tha hồ giết chóc chúng nó quá vô cớ. Và phải tiết kiệm, chỉ đủ dùng trong mỗi bữa ăn thôi, không nên làm vun cỗ thái quá ăn vào bụng rồi không còn thơm ngon gì mà thêm tội vô ích.
3.
Lẽ thứ ba, không nên nhân lúc quá hăng trong người, hay vì những cuộc vui với bè bạn nỡ đem loài vật treo lên làm bia để mình dùng cung tên, súng ống hay giàng thun bắn cho vui mắt, vì chúng nó cũng có xác thân, biết đau đớn, biết tham sống, sợ chết như mình; mình hãy lấy lòng nhân để tránh sự giết hại chúng nó quá đáng.
4.
Lẽ thứ tư, đối với các loài như: bò, trâu, ngựa, chó, mèo là những vật giúp đỡ chúng ta rất nhiều, như: trâu, bò thì cày ruộng, ngựa thì kéo xe; chó mèo thì giữ nhà bắt chuột. Chúng ta thường nhờ sức lực của chúng nó một cách không tốn kém, nghĩa là đã lợi dụng chúng nó giúp cho mình được lợi cũng đủ rồi, không nên vì sự đòi hỏi của khẩu dục mà giết hại chúng nó để ăn thịt nữa.
Đức Phật Thích Ca nói rằng: “
Nếu người nào chừa được ác sát sanh sẽ được mười pháp lìa khỏi sự phiền não”:
1-Thứ nhứt, mình bố thí cho các loài khỏi phải có sự sợ sệt, bởi vì mình không sát sanh thì có ánh quang hiền lành, khiến các loài thấy mình không có ác tướng, nên nó không bay chạy trốn tránh. Như các Đức Phật đi gần các loài thú, chúng nó không chạy; còn người thường hễ nó thấy bóng, chim thì bay, cá thì lội, thú thì chạy, vì nó thấy ác tướng của mình, nên nó phải sợ mình giết chúng nó.
2-
Thứ hai, đối với tất cả loài người hay loài vật lòng mình luôn khởi việc lành lớn, nghĩa là mình không sát hại các loài ấy, trở lại còn thương xót tìm cách giúp đỡ các loài được an vui.
3-
Thứ ba, những tâm hay giận hờn, hay bày điều độc ác đều dứt khỏi tất cả. Vì sao? Vì người ta bày việc độc ác, hoặc khởi tâm giận hờn là do thiếu lòng nhân, coi sự sát hại mạng người, hay mạng vật như thường, mới nỡ giận người, nỡ hại người mà lòng không chút núng nao thương xót.
4-
Thứ tư, được thân thể cường tráng, ít khi sanh ra ác bịnh cuồng táo bẩn bức khó chịu.
5-Thứ năm, nếu được thân thể cường tráng thì điều sống lâu dĩ nhiên có được, vì thế mà người không sát sanh có những diễm phúc thứ năm là được sống lâu.
6-
Thứ sáu, không những hiện hữu được các giới người, giới súc sanh ràng rịt yêu mến, còn đối với các bực vô hình, như: chư Thần, chư Thánh đều âm thầm ủng hộ.
7-Thứ bảy, nhờ không lòng giết hại, nên những oan báo không đưa lại được, các hột giống ác không còn chứa nơi tâm, khiến lúc ngủ không có cảnh dữ dằn hiện ra, thường gặp cảnh vui vẻ.
8-
Thứ tám, các oan báo của ác nghiệp đã gây từ trước tới giờ , nay đều bị khô chồi, hư mọng tất cả, vì lòng sát sanh của mình đã dứt rồi, thì những oan báo không có cớ nào xen vào để nhiễu hại mình nữa, như nhà mình đóng cửa rất kín không kẻ gian phi nào vào được.
9-
Thứ chín đối với cảnh; địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh là ba đường rất dữ dằn; thường hay chịu sự hình phạt, nào quăng lên núi đao, liệng xuống ao huyết, thiêu trong hầm lửa đều được khỏi tất cả, bởi giống sát hại nơi tâm mình đã trừ dứt, đổi lại những giống nhân từ thương xót, vì thế mà có thể sanh lên Thiên đường hay về cõi Cực lạc, chớ không bị nghiệp lực lôi vào ba đường dữ được.
10-
Thứ mười , khi mạng chung, nghĩa là sau khi bỏ xác thì được Thiện Tài Đồng Tử hay Ngọc Nữ Kim Đồng cầm lọng báu từ cõi Trời đến tiếp rước về cõi Thiên đường hưởng sự khoái lạc, vì lòng đã dứt xong nghiệp sát hại.Cũng như sống trong đời không còn thiếu nợ ai, nên sự đi lại tự do, thành thử chỉ sanh về cõi Thiên đường là cõi vui vẻ, không còn vào cõi kham nhẫn khổ hại ở thế gian.
Khi mình đã chừa xong nghiệp sát sanh tức được mười việc vừa kể qua, song mình không lấy đó làm đủ và còn hiểu rằng: mười cái phước đức nầy chỉ được lên cõi Trời hưởng sung sướng hơn cõi thế gian thôi, chớ không hơn cõi khác, khi hưởng hết phước đức cũng xuống thế gian, có khi phải đầu thai vào loài súc vật côn trùng, trong yếm trâu nữa.Thế nên mình không nhận các việc phước ấy làm thỏa mãn, liền đem hồi hướng về quả Phật để được tránh điều thối đọa và không còn chênh lệch sự sống ở cảnh nầy đến cảnh khác; cái thì lớn bằng núi Tu di hay nhỏ như hột bụi, thì đến ngày kia thành Phật sẽ được tùy tâm của mình mà thọ mạng tự tại, nghĩa là tùy theo lòng mình muốn sống bao lâu thì sẽ được tự do, hoặc ngàn năm muôn năm v.v... cũng được cả. Do công đức rất mầu rất diệu của mình đã hồi hướng mà được như vậy.
2. Chừa Ác Đạo Tặc
Đức Thầy bảo rằng: bọn bất lương vô đạo thường hay dựa câu “
bần cùng sanh đạo tặc, phú quới tác lễ nghi”, nghĩa là kẻ nghèo khổ lắm phải sanh nghề trộm cướp, còn người giàu có mới làm được lễ nghĩa, thế rồi họ mới tha hồ làm nghề trộm cướp của kẻ khác mà không chút ngại ngùng. Đối với kẻ ấy, ngày nầy đến ngày khác họ sống lẫn lúc trong hóc hẻm, chỗ ẩn khuất để thừa những đêm tối đi cạy cửa, đánh hầm vào nhà người khác để lấy của. Họ sống một cách biếng lười, mặc dù họ đủ tay chơn, đủ mắt mũi, đủ sức khỏe, đủ trí khôn như bao nhiêu người khác mà không chịu tìm nghề chánh đáng để nuôi thân, họ cứ sống ngoài pháp luật, họ không muốn làm mà muốn có ăn, có mặc được sống sang trọng như kẻ bá hộ. Đó là những lớp người dơ ẩn nhứt của xã hội. Đã nói là phần tử cặn bã của xã hội thì kẻ ấy không còn hữu dụng, mà chỉ là một vật làm cho người ta phải ghê gớm, phải nhòm nhụa vậy thôi.
Với những hành động bất lương và vô vị ấy, kể là một việc làm tội lỗi trong đời, chúng ta không thể học theo và cũng không muốn kẻ khác học theo, ví có kẻ nào đang làm nghề ấy chúng ta thẳng thắng bài bác hoặc khuyên ơn họ chừa bỏ đi. Dù chừa nghề nghiệp trộm cướp ấy, phải lâm vào cảnh nghèo nàn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, tá túc dưới một mái tranh hay trong một lò gạch cũng vẫn vui, miễn trong đời sống được thanh bạch, được lương thiện là quí; tuyệt nhiên không hề trở lại với nghề nghiệp đạo tặc.
1.
-Lẽ thứ nhứt, nếu nghèo, thì với cái nghèo ấy càng nhiều bao nhiêu chúng ta lại càng phải rán làm cho mình được trong sạch bấy nhiêu. Để chi? Để đền trả lại nghiệp tạo của mình ở kiếp trước, vì kiếp trước hoặc mình phú hộ mà ăn xài phung phí cho ung, kiếp nầy trở lại nghèo nàn; hoặc kiếp trước mình đã vay nợ nhiều người mà không trả, cứ đánh lừa đánh lận, bây giờ phải trả lại, như là đem thân làm tôi mọi và cào cấu đủ cách mà không đủ xài; hoặc kiếp trước mình quá tham lam, quá bỏn xẻn không biết giúp đỡ ai một đồng một chữ, nên bây giờ phải chịu nghèo khổ túng cùng, mà nếu mình không biết ăn ở ngay thật thì nghiệp trước của mình chưa trả, lại còn vay thêm, thì nghiệp trước và nghiệp nầy hiệp lại thì kiếp sau còn nặng nề hơn kiếp này nữa; như nghiệp nặng có thể làm trâu, ngựa cày ruộng kéo xe đày đọa hơn kiếp này bội phần.
Và không vì sự xúi biểu của vợ con, của bè bạn hay của kẻ nào khác làm những nghề nghiệp: mơn trớn cho người lửng quên mà lận lưng lấy của, hay nhân lúc chật chội đông đảo mà móc túi người để lấy tiền đặng sống. Hãy xem nghề nghiệp ấy đê tiện lắm, miếng ăn ấy hôi thúi lắm, đồng tiền ấy tồi tàn lắm, ăn xài món ấy dù được sống ngàn năm hay muôn năm mình cũng không nên dùng.
2.
-Lẽ thứ hai, chúng ta là con dân của đất nước, dĩ nhiên có bổn phận giúp đỡ đất nước, nước loạn thì làm cho được trị, nước nguy thì làm cho được an và nước bị trị gắng đem lại độc lập; luôn luôn tôn trọng luật pháp của nước nhà và an ninh chung trong xứ, không nên tự mình làm nghề cướp bóc hay chủ trương cho kẻ khác cướp bóc làm cho lương dân ngày nầy đến ngày nọ đau khổ sợ sệt và làm rối rắm cuộc bình trị trong đất nước. Với nghề nghiệp trộm cướp dù rằng được có của dư muôn hộ, mình cũng chỉ coi đó là tội bằng núi non, bằng biển giả, không hề làm đến sự cướp trộm ấy, thử hỏi cướp trộm của ai?. Của đồng bào xã hội. Của đồng bào xã hội tức là của đất nước, nếu chúng ta cướp trộm của đất nước thì sẽ phải tội tôi loàn; còn cướp trộm của nhơn loại, thì nhơn loại họ như mình cũng biết sống, biết ăn, nếu mình cướp trộm của họ, họ phải rên la, phải đói rách thì lòng chúng ta đâu nỡ. Vì thế chúng ta chẳng làm nghề cướp trộm của đồng bào xã hội cũng như của nhân loại.
Hơn nữa người thật lòng trong trắng thì của rơi họ còn không luợm, như trường hợp của ông Quản Ninh cày đất gặp vàng ông không thèm ngó, vì của ấy là của vô cớ, huống là đi ấy của người bằng hành động cướp bóc trộm đạo. Có được thanh liêm như vậy, mới được ghi tên vào sổ sách để đời nhắc nhở ở thời nầy đến thời khác được.
3-Thứ ba, dù không ai nói đến chúng ta cũng tự hiểu rằng: của cải của kẻ khác được có, nào tiền bạc, vòng vàng,quần áo hay nhà cửa ruộng đất đều do họ đổ ra bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu sức lực mới làm ra được. Khi họ hữu sự nhờ đến mình can thiệp hoặc giúp đỡ, rồi mình nhân đó mà tìm cách hối lộ, chận ngách, như thế là ăn cướp một cách khéo léo. Nếu đổi lại chúng ta có việc cần đến kẻ khác, mà họ tìm cách lận lường hối lộ như thế, thì chúng ta giận không? Hẳn phải giận. Nếu chúng ta giận, thì chúng ta không nên mưu lận để lấy của người ta như vậy.
4.
-Thứ Tư, tất cả việc lớn đến việc nhỏ, nếu việc ấy, của ấy, không phải của chúng ta, thì chúng ta không nên lấy càn, dù trái cà trái ớt hay cọng cỏ cọng rác cũng thế. Khi chúng ta muốn dùng đến vật nào thì cần phải đi hỏi người chủ của vật ấy trước, khi người bằng lòng cho mới lấy, chúng ta không nên cho rằng món đó quá nhỏ mà không cần hỏi ai, như vậy kể như tội ăn trộm.
Đức Phật Thích Ca bảo: “ Khi chừa được ác đạo tặc thì được mười pháp bảo tín”.1.
-Thứ nhứt, tiền của mình để dành chứa không bị nạn thiêu đốt, lụt ngập và cũng không bị nạn cướp giựt hay nạn con cái ngỗ nghịch phá tán.
2-Thứ hai, sẽ được không những bà con quyến thuộc yêu mến mà đối với kẻ xa lạ họ cũng thương tưởng đến mình.
3-Thứ ba, không bị kẻ khác dùng quỉ kế thế này hay thế khác lừa phỉnh dối gạt mình cho thất công, tốn của hoặc mất thân.
4-Thứ Tư, được các giới ở trong mười phương đều có những lời ngợi khen tán thưởng sự tốt đẹp của mình một cách hoan hỉ.
5-Thứ năm, đối với tài sản cũng như sanh mạng của mình khỏi lo hư hao tổn thất tai hại.
6-Thứ sáu, tên tuổi hiền lành của mình được bay đi khắp vùng nầy đến vùng khác ai cũng đều biết và kính nể.
7-Thứ bảy, sống trong sanh chúng, tuy là chung lộn với nhiều người mà mình vẫn được tâm yên ổn, không sợ kẻ nầy cướp của, kẻ khác giựt đồ hay sát hại.
8-Thứ tám, cả việc của cải tiền bạc, dung nhan sắc đẹp sức khỏe, tuổi thọ của mình cũng đều được toại ý an vui. Ngoài ra còn được có tài hùng biện bày giải mỗi việc được nhanh nhẹn hay ho.
9-Thứ chín, trong lòng luôn luôn muốn làm việc bố thí: đem của tiền, gạo thóc của mình giúp ích cho kẻ thiếu thốn, hoặc giả đem đức lành trí sáng của mình ra để giúp đỡ người còn kém sút cho được sự hiểu biết như mình.
10-Thứ mười, ngoài những việc lợi ích vừa qua, khi mình mạng chung, nghĩa là khi mình đã từ bỏ xác thì linh hồn được sanh lên cõi Trời hưởng mọi sự khoái lạc.
Khi chừa ác đạo tặc, dĩ nhiên được mười pháp bảo tín như trên. Tuy rằng được sung sướng hưởng sự khoái lạc hơn người rất nhiều, nhưng nó còn ở trong vòng lục đạo, chưa rời khỏi bánh xe luân hồi, dù ở cung Trời khi hưởng hết phước cũng đọa xuống thế gian. Thế nên khi được phước báo ấy mình chưa cho làm đủ, liền đem hồi hướng về ngôi vị của chư Phật tức được có trí thanh tịnh Bồ đề lớn lao.
Hồi hướng: bao nhiêu phước đức của mình đã có đều cầu về ngôi Phật tất cả; nguyện chứng quả Phật chớ không vui hưởng phước báo ở cõi người, cõi Trời cũng như dòng nước chảy về biển hết, chớ không chứa đọng ở ao cạn.
3. Chừa Ác Tà Dâm
Đức Thầy bảo rằng: “
Muôn việc lành sự hiếu đứng đầu, ngàn việc dữ tà dâm đứng trước”. Tức câu: “
Thiên thiện dĩ hiếu vi tiên, vạn ác dĩ dâm vi thủ”. Còn trong đạo Phật cho rằng: “Việc sanh tử của tất cả chúng sanh đều do nguồn gốc dâm dục tạo ra. Bởi có vọng khởi dâm dục mới tạo ra thân xác của người, nhân đó mới có cái già, bịnh, chết chóc”. Nhưng tùy trình độ và hoàn cảnh của chúng sanh mà Phật chế cho những kẻ tại gia được phép có vợ có chồng, nhưng tuyệt nhiên không được phạm tội tà dâm.
Đã hiểu tà dâm là một tội lớn, chính nó làm đảo lộn luân thường đạo nghĩa, nên chúng ta luôn luôn ngừa tránh nó, dù gặp phải hoàn cảnh câu nhử thế mấy mình vẫn cương quyết tránh khỏi, thà chịu bỏ mạng, chớ đừng để cho phạm tội (Như trường hợp của ông Tỳ-khưu và Sa-di thường bữa hợp nhau đi khất thực. Hôm nọ ông Tỳ-khưu mắc việc nhà, ông Sa-di đi một mình. Có nhà nọ, mọi người trong nhà đều đi khỏi, chỉ còn một cô gái đang độ mười sáu tuổi giữ nhà, khi Sa-di đến đó, cô gái mời ông vào nhà. Cô ấy ép ông vào phòng, bảo ông ưng cô thì cô sẽ cung cấp đủ món cho ông dùng, khỏi phải đi xin nữa. Ông mới bảo cô ấy ra ngoài đóng của lại, kẻo người ngoài dòm vào dị nghị. Khi cô ấy ra ngoài đóng cửa thì ông đi ngay lại nhà sau lấy dao rồi quì hướng về chỗ Phật mà nguyện rằng:“
Con thệ không phạm giới, nhờ Phật tiếp rước linh hồn con”. Đoạn rồi ông đâm cổ mà chết. Nhà vua hay tự sự liền đến cúi đầu lễ bái và làm cuộc tống táng long trọng. Như thế vị Sa-di thà chết, không để phạm giới tà dâm).
1.
-Thứ nhứt, ở giữa triều chính, giữa vua chúa và bầy tôi luôn luôn lấy sự tôn ti trật tự đãi nhau: Vua giữ đúng đạo vua; tôi theo phép làm tôi không được suồng sã trong cung thất làm việc dâm loạn tồi tệ.
2-Thứ hai, trong gia đình, giữa cha mẹ con cái, giữa anh chị, em út lúc nào cũng phân biệt thứ bực đâu đó rõ rệt, từ sự ăn nói đến chỗ nghỉ ngơi đều phải có ranh rấp đàng hoàng không nên lạm dụng tình thương giữa cha con dẫn đến chỗ tồi tệ hay giữa tình anh chị em đưa tới chỗ loạn luân cang kỷ.
3.
-Thứ ba, kẻ giàu, khi người nghèo đến vay bợ, hay đến ở công cho mình, hãy đem lòng thương xót giúp đỡ họ, nếu kẻ làm công thì nới lương cho họ đủ sống, kẻ vay bợ nới lời cho họ dễ trả, có thể giúp phương tiện cho họ được thì giúp ngay; và luôn luôn tôn trọng trinh tiết của họ, không nên nhơn lúc họ nguy nan mà dùng tiền bạc mua họ làm cho mất trinh hại tiết. Vì tiền bạc mất dễ kiếm lại, chớ lòng trinh bạch hư rồi khó chuộc lại được.
4.
-Thứ tư, kẻ đương quyền, trong tay mình có thế lực, không nên dựa vào thế lực ấy phá hoại trinh tiết của lương dân: trái lại phải thấy mình có bổn phận giữ gìn trong vùng kiểm soát của mình cho phong hóa tinh nghiêm, nền nếp không thương tổn; nếu có kẻ nào giở trò sở khanh thì chính mình phải can thiệp và bài trừ ngay, thế mới có thể giữ còn danh giá của mình và trừ được sự hư hèn cho dân chúng trong vùng của mình kiểm soát.
5.
-Thứ năm, những người không kế sanh nhai và cùng khổ quá họ phải buộc lòng đến ởvới mình để chịu sự sai khiến, mình phải lấy tư cách của người chủ có lương tâm, biết nhơn đạo và giúp đỡ họ. Không nên cậy lấy quyền chủ mà bắt ép họ làm điều ô nhục mất cả trinh tiết hư hại cả đời của họ. Nhứt là phải tôn trọng giá phẩm của họ cũng như của mình và của gia đình mình, chỉ lo bảo hộ chớ không tìm cách phá hoại.
6.
-Thứ sáu, bất luận nam hay nữ, nếu người kia không phải vợ mình hay chồng mình thì tuyệt nhiên không nên dùng lời lẽ trây trúa lả lơi hay tiền của danh lợi mua chuộc lòng trong trắng của họ làm việc nguyệt hoa tình tứ, phải luôn luôn tôn trọng danh giá chung của gia đình, của xứ sở. Đối với kẻ lăng loàn, mình có bổn phận khuyên dức họ bỏ nết xấu xa ấy và mình vẫn treo gương trinh tiết cho kẻ xung quanh bắt chước. Như thế sẽ tránh cho xứ mình không có trò trên bộc trong dâu, lại cũng tránh cho gia đình mình khỏi sanh sự lang chạ.
Đức Phật Ngài bảo rằng: “Người nào chừa được ác tà dâm thì được kết quả bốn món công đức mà tất cả những hạng trí thức đều khen ngợi”.
1.
-Thứ nhứt, là cả mắt tai, mũi, lưỡi và toàn thân đều được đâu đó phì mỹ điều hòa, không cái nào trái thường, mỗi mỗi đều được tốt đẹp: Mắt không lệch, tai không lảng, mũi không sứt mẻ, thân không tật nguyền v.v...
2.
-Thứ hai, là được khỏi hẳn những chỗ ong bướm rộn rực, trí thần mình được yên tịnh, khỏi có sự gấu ó nào đưa lại cho mình.
3.
-Thứ ba, là được tất cả mọi người gần xa quen lạ đều có những lời khen ngợi và kính phục ở tánh nết tốt đẹp của mình.
4.
-Thứ tư, cả vợ con mình khỏi phải bị kẻ khác dùng cách nầy hay cách khác bày việc dâm ôn lăng mạ.
Khi được bốn món công đức như đã kể vừa qua, nếu mình biết đem hồi hướng về Phật quả, thì sau thành Phật được âm tướng mật tàng, như bộ âm của con ngựa.
4. Chừa Ác Lưỡng Thiệt
Đức Thầy bảo rằng:“Những tội ác ở lỗ miệng, chỉ có ác lưỡng thiệt là thứ nhứt. Chính nó thường gây ra sự hiểu lầm, nhận sai, làm cho giữa người nầy với người khác dắt đến chỗ cãi vã nhau, gây gổ nhau quay quần trong không khí nặng nề bẩn thỉu kết thành cuộc thù oán”.
Như thế thì ác lưỡng thiệt là một việc ác rùng rợn, chúng ta không thể để mình phải phạm đến tội lỗi ấy. Vì sao? Vì chỉ trong một lời nói của mình mà gây tạo cho bao nhiêu người khác phải khóc đứng than ngồi, có khi dẫn đến chỗ chém giết nhau máu đổ như sông biển. Trường hợp nầy, thường ở nhà ngoại giao, nhà du thuyết thay lời thế mặt cho một nước trong lúc nói chuyện: chỉ một lời nói mà thành nghiêng vách đổ, một lời nói mà trăm họ điêu linh đều do lưỡng thiệt tất cả.
1.
-Thứ nhứt, với việc nào cũng vậy, một nói một, hai nói hai, dù người đó với mình là người thù mà họ có hành động tốt thì nói tốt, không nên vì thù mà bác bỏ hết sự tốt lại nói xấu họ. Còn người kia mặc dù thân thuộc với mình mà làm điều xấu xa, thì cứ bảo là xấu xa, chớ mình trở lại che đỡ và nói họ tốt không thể được; vì rằng nếu người tốt mà mình nói xấu, người xấu mình nói tốt gây sự lầm hiểu giữa người nầy với người khác, thay vì người đó xấu thì cứ nói rằng xấu, đàng nầy mình lại nói tốt để người khác tưởng thiệt gần họ cho họ lợi dụng tiền bạc hay lợi dụng bằng xương máu người ấy. Đó là chính mình gián tiếp giết chết đời của người vậy. Bởi thế mình luôn luôn lấy lời nói công bằng chánh đáng. Lời lẽ công bằng, chánh đáng, là một lời lẽ được tất cả loài người từ xưa đến nay công nhận và trong việc xử thế nó vẫn giữ còn một mực giá trị, mặc dù người ta bày cách nầy bỏ cách nọ, nhưng họ không thể bỏ lẽ công bằng, trái lại luôn luôn lấy nó làm gốc.
2-
Thứ hai, mình không nên vì lợi riêng mà đến ông Mít đâm thọc ông Xoài, đến ông Xoài đâm thọc ông Mít làm cho hai ông gây ó để mình cười chơi hay trả thù thay cho mình. Với sự châm chích ấy mình làm cho đôi đàng hằn hộc nhau, chém giết nhau gây đổ máu để mình vui sướng, thì cái vui sướng ấy là tàn nhẫn, là xiềng xích, không nên làm. Phải luôn luôn lấy thuyết hòa ái cho giữa người nầy với người nọ thuận nhau, ví như họ có những sự gây thù kết oán nhau thì mình có bổn phận giải hòa. Vì họ có gây thù sẽ làm chết ai? Chết đồng bào vậy. Họ tranh nhau lên giá sanh hoạt sẽ gây sự nghèo nàn cho ai? Cho dân tộc mình. Họ làm dữ dằn bạo ác gây sự thương tổn cho ai? Cho tinh thần đồng bào mình.Về mặt thực chất hay tinh thần đều gây tai hại cho dân tộc mình cả. Vì vậy mình không vui cho họ gây nhau, chỉ phải dùng đủ cách làm cho họ hòa thuận.
3-
Thứ ba, nếu mình là một nhà đại diện cho một nhóm người, hay một nhà ngoại giao đi đến nước khác giao thiệp, trong câu chuyện, mình khéo nói cho giữa mình với nước khác hòa nhau, không nên vì lợi cho mình mà xúi nước ông A đánh nước ông B để mình ngồi giữa bán khí giới, bán lương thực đặng thủ lợi. Hai nước ấy cũng đồng nhơn loại như mình, mình xúi họ đánh giết nhau được, thì kẻ khác cũng xúi nước khác đánh nước mình được.
Thế nên mình nghĩ vì hòa bình chung mà không để vô tình cố ý gây họa cho ai. Dù chuyện lối xóm cũng vậy, ta cũng không xúi cho gia đình nầy gây lấy sự chích mác với gia đình kia để mình đứng trung gian gây lắm cảm tình được hậu lợi về mặt điền sản hay danh dự; phải luôn luôn đem lại tình liên ái giữa người nầy đến người khác, giữa dân tộc mình với dân tộc người, làm cho nhóm người nầy được ngủ yên, dân tộc nọ được no ấm, như vậy mới có lương tâm hành đúng theo đạo làm người.
Đức Phật Thích Ca bảo: “ Khi người chừa được tội ác lưỡng thiệt sẽ được năm việc không hư hoại”:1-
Thứ nhứt, là thân thể được vững chắc, tuy là giả thân nhưng nhờ được sự bảo vệ phò trì của người đời, của Thần Thánh nên khỏi bị những kẻ khác gieo hại.
2-
Thứ hai, là thân bằng quyến thuộc của mình, như: Cha mẹ vợ chồng anh em và bà con bên nội, bà con bên ngoại đều được thắt chặt tình quyến thuộc giữa nhau, không bị người khác chen vào bày sự phân rẽ. Bởi sao? Vì đời mình không dùng hai lưỡi đâm thọc quyến thuộc ai chia rẽ, nên người khác không làm cách nào cho quyến thuộc mình phân ly được.
3-
Thứ ba, là đức tín của mình đối với Phật pháp vững chắc như trụ đá, không bị kẻ nào dùng lời lẽ khôn ngoan điêu xảo đánh đổ, hoặc bài xích làm cho hoài nghi lui sụt được. Vì sao? Vì mình luôn luôn lấy lời lẽ đoan chánh nói với người, nên mình không bị cái quả người khác dùng lời lẽ châm chích làm cho mình lay chuyển đức tin.
4-
Thứ tư, là không những đức tin bền chắc mà luôn cả việc đạo hạnh của mình cũng được vững vàng, không bị người dùng ngoại thuyết đánh đổ làm cho mình hư hỏng, mà là chỉ thường được người khác gia trì giúp đỡ, khiến sự tu hành của mình được kiên cố thêm.
5-
Thứ năm, là những người bạn lành của mình không một kẻ nào dùng lời dua mị hay khôn khéo làm cho chia cách được, mà là mình thường được kẻ khác giúp cho mình được có thêm nhiều bạn tốt; và những người bạn cũ của mình càng ngày càng thắt chặt thêm.
Khi được năm pháp bất hoại ấy, chúng ta không tự lấy làm thỏa mãn, liền đem hồi hướng về ngôi vị của Phật, nghĩa là nguyện được thành Phật, thì khi thành Phật, được có những quyến thuộc hoàn toàn chơn chánh tốt đẹp, không xảy ra những người xấu xa trong dòng họ và không bị những tà tinh quỉ quái dùng ma phù tà thuyết phá hoại việc tu hành, đường tấn đạo của mình.
5. Chừa Ác Ỷ Ngôn
Vì có tánh ỷ thị, tự cho mình là giỏi, tự cho mình là hơn hết, tự cho mình có tiền của nhiều, quyền thế to chẳng nhường nhịn ai, chẳng thèm kể đến ai, lại không vui lòng tha thứ cho một người nào, vì thế dẫn đến chỗ giết chóc, giữa người nầy với người khác, nói những lời cay nghiệt độc ác, làm cho đôi đàng sanh ra giận hờn phiền trách, nếu việc lớn, có thể đưa đến sự giết hại nhiều cách ghê rợn.
Được biết tánh ỷ thị thường dẫn người đến chỗ tội ác,bây giờ chúng ta không thể dung dưỡng nó được, cũng như không thể tập tành đến việc ấy, mà hãy tìm đủ cách tránh nó.
1-
Thứ nhứt, kẻ làm chủ đối với tôi tớ trong nhà phải luôn luôn thương xót họ, vì quá nghèo khổ mới đem thân đến chịu sự sai khiến của mình, mọi việc nặng nề mình đều giao cho họ gánh lấy, như thế họ rất cực khổ trong việc làm cho mình mỗi ngày. Thể theo lòng nhân đạo mình phải thương họ trong hoàn cảnh cơ cực ấy, vẫn đối đãi tử tế trong câu chuyện và việc làm được ngọt bùi rộng rãi với họ. Lỡ khi họ làm sái ý muốn của mình, mình hãy chỉ lại cho họ nhớ rành để sửa lại, không nên nhân chỗ thiếu sót của họ mà mình chửi bới, hay thấy họ là kẻ ở công mà bỉ nhục họ.
2-
Thứ hai, người làm quan, trong tay có quyền hành, dưới trướng có nhiều kẻ phục vụ, đối với dân dã là một kẻ không quyền hành, họ dưới sự điều khiển của mình, mình hãy đối với họ cho có lễ độ nhân từ. Dân chúng phần đông là dốt nát. Trong chỗ dốt nát lẽ dĩ nhiên họ thường có những việc làm sơ sót, mình hãy chỉ biểu cho họ, không nên thấy họ ngu khờ mà có những lời nhiếc mắng hay là đàn áp họ một cách quá đáng. Nên xét kỹ dân ở vùng cai trị của mình ngu dốt, chính mình phải chịu trách nhiệm. Vì họ dốt nát là tại mình thiếu tổ chức khai trí cho họ, họ sống một cách oi ả, bẩn chật là tại mình thiếu tổ chức kinh tế, nói tóm lại dân chúng họ sống thiếu thốn về tinh thần hay vật chất đều tại mình thiếu sáng kiến, thiếu tổ chức mà ra. Bởi thế trong chỗ ngu dốt, cùng đày của dân, mình phải tự trách lỗi mình và gắng làm cho họ được phát triển. Điều cần nhứt là mình không nên nhân sự dốt nát của họ mà lợi dụng xương máu họ để kê thành địa vị cho mình hưởng cảnh sang giàu. Dân chúng đó của ai? Của Tổ Quốc. Nếu mình lợi dụng dân chúng tức là lợi dụng Tổ Quốc. Như thế khác gì kẻ xâm lăng.
3-
Thứ ba, kẻ giàu có dư ăn dư để, nhà rộng của nhiều, đối lại với kẻ nghèo, mình hơn gấp bội, dĩ nhiên người nghèo phải đến nhờ mình giúp cho món nầy món khác, mình hãy đặt mình trong cảnh nghèo nàn như họ để mà giúp họ về sự ăn mặc, không nên ỷ mình giàu có nệm gấm, chăn ông mà không nghĩ đến người nghèo. Mỗi khi người nghèo đến nhờ mình, mình hãy mau mắn giúp họ những món vải bô, gạo thóc cho đời sống họ nới nang và tỏ ra chút yêu mến giữa tình đồng bào. Với điều cần hơn hết là mình tìm cách khéo léo để nói sao cho họ khỏi thẹn khi đến nhờ mình và an ủi cho họ vui vẻ để sống.
4-
Thứ Tư, kẻ ở chợ búa có đủ phương tiện học hỏi, dĩ nhiên có nhiều khôn anh hơn người đồng bái quê mùa, nhưng mình không nên thấy họ quê mùa, mà nỡ gạt họ để mua rẻ hay là lấy lợi nhiều trong những vật dụng họ cần đến; và cũng không thấy họ quê mùa mà dùng lời nói cao kỳ châm biếm, phải tự thấy mình có trách vụ binh vực họ, khi bị kẻ khác lợi dụng.
5-
Thứ năm, kẻ có sự học hỏi nhiều, đỗ bằng cao cũng vậy, phải lòng luôn khiêm nhượng. Không nên ỷ lại vào bằng cấp cao, học thức rộng nỡ dùng lời hạ nhục kẻ ngu khờ thấp kém hơn mình, hãy nghĩ rằng mình được học rộng, đỗ cao là nhờ họ cung cấp từ miếng vải, bát cơm, mảnh giấy, cây bút cho mình có đủ phương tiện để học đến thành tài, khi được thành tài, mình phải nỗ lực giúp đỡ họ, cũng như tằm ăn dâu phải nhả kén để đền ơn cho chủ. Như thế mới tỏ ra là kẻ biết ơn và sự học hành của mình mới hữu dụng.
Ỷ ngôn, ngoài nghĩa ỷ thị ra, nó còn có nghĩa thêu dệt nữa.
1-
Thứ nhứt, chớ nên dùng những lời lẽ bóng bẩy khêu gợi lòng dục của con người làm việc tồi tàn, không nên viết loại sách tiểu thuyết diễn tả cảnh tình tứ dơ ẩn; không nên viết chuyện hoang đường vu khống làm mất đức tin chánh đáng của kẻ khác, chỉ cần nên cho ra đời những loại sách nào có thể khiến người xem qua rồi tự mình phải cải thiện và tinh thần được trong trắng.
2-
Thứ hai, không nên lấy áng văn chương, tài học hiểu của mình để bịa ra câu chuyện linh hoạt khéo léo gạt lừa kẻ khác, khiến họ lâm vào đường tội lỗi, ví dụ: không nên dẫn chuyện Trình Giảo Kim, Huất Trì Cung khởi cuộc giựt cướp làm lương thảo, khiến cho dân chúng tưởng lầm sự ấy là phải, nên họ theo, phải mang lấy tội bất lương. Phải luôn luôn từ câu chuyện nầy đến câu chuyện khác, hoặc dùng lời nói, hoặc dùng bút viết ra đúng chỗ mắt thấy tai nghe của mình, để tránh sự nghe lầm làm quấy của kẻ khác.
3-
Thứ ba, về mặt tôn giáo chúng ta không nên bịa chuyện mơ mơ mộng mộng làm kẻ khác tin lầm, làm rối loạn đầu óc của họ phải đi sai chơn lý, luôn luôn phân biệt và giải thích mỗi việc cho hợp chơn ý đúng chánh pháp.
Đức Phật Thích Ca bảo: “ Khi người nào chừa được ác ỷ ngôn thì được ba món quyết định chắc chắn”:1-
Thứ nhứt là chắc chắn được nhiều người tri thức yêu mến.
2-
Thứ hai là chắc sẽ đáp lại tất cả câu hỏi của người khác một cách thích hợp và đúng ý.
3-
Thứ ba là chắc được những công đức cao ngất lên trên thế giới người và thế giới Trời; đó là sự dĩ nhiên và chơn thật không phải dối trá
Khi được ba món quyết định mà mình không muốn hưởng ngay, liền đem hồi hướng về Phật quả, thì chừng khi thành Phật sẽ được các đấng Như Lai ở mười phương thọ ký cho.
6. Chừa Ác Khẩu
Theo Đức Thầy bảo: “Bởi người hay thề thốt mắng chửi mà kết thành tội ác khẩu” Chúng ta cũng thường nghe dân chúng ngày nay, phần đông mở miệng ra thì chửi thề, dù việc ấy không đáng, họ cũng kêu mời Thần Thánh để giao nạp. Và có những công việc không hệ trọng gì, họ cũng dùng lời chửi mắng kẻ phạm đến họ. Những kẻ nầy, phần nhiều ở trong lớp người thiếu giáo dục, họ đã quen sống trong tập quán bất lương, mới có giọng nói lỗ mãng tục tằn như vậy.
Thể theo lời cam ngôn mỹ từ của nhà lễ giáo, thì những lờ i thềthốt chửi mắng ấy, rất chát chua khó nghe, không đáng để vào tai, hơn nữa nó là điều tội, toàn thể chúng ta cần phải gắng gổ để chừa tránh nó.
1-
Thứ nhứt, con cái phải có lòng tôn kính cha mẹ như vua Chúa Trời Phật, trong lời lẽ nào cũng phải thưa dạ vâng bẩm một cách lễ phép. Những câu chuyện trình bày với cha mẹ cũng dịu dàng mực thước, nếu cha mẹ chưa nghe rõ hãy nhắc lại một cách kỹ lưỡng để cha mẹ hiểu tường tận. Người con, không nên vì cha mẹ lảng trí hay nặng tai mà đem lòng khinh bỉ, dùng lời nhiếc mắng nặng nhẹ. Bởi câu nói ấy là câu nói của đứa con bất hiếu, với đứa con ấy là đứa con ngỗ nghịch, trong đạo lý không nhìn nhận, cũng như về mặt luân thường không muốn có những đứa nghịch tử ấy.
2-
Thứ hai, kẻ làm cha mẹ có bổn phận nêu gương cho con, từ việc làm đến lời nói đều phải cẩn thận để con bắt chước. Nếu cha mẹ hay chửi bới thì con cái sẽ học theo chửi bới, cha mẹ gian trá thì con cái học theo gian trá, như thế có hại không những cho gia đình mình, còn hại lây đến chòm xóm. Điều cần tránh hơn hết là mỗi khi đứa con làm điều sái quấy, kẻ làm cha mẹ nên dùng lời hiền lành dịu ngọt răn đe, tuyệt nhiên không kêu mời cõi nầy cõi nọ để trù nợp vật bắt.
Đứng về mặt giáo dục, người cha mẹ chịu trách nhiệm tất cả việc làm của đứa con từ lúc nhỏ, nếu cha mẹ không dạy con để con làm điều sái quấy thì chiếu theo nguyên lý là cha mẹ phải gánh lấy tất cả tội trạng ấy. Thế nên cha mẹ phải quan tâm đến chỗ dạy con cho trở thành người tốt trong xã hội.
3-
Thứ ba, việc chồng vợ cần lấy ân tình đối xử nhau, đem câu chuyện hòa thuận để bàn luận nhau và lời xưng hô không dùng tiếng mầy tao mi tớ, vì lời ấy thô tục bất nhã. Còn nói gì đến việc đào bới rủa xả nhau là điều cần tránh hơn nữa, vì có chích mích nhau, thì cả vợ chồng đều dùng lời nhỏ nhẹ để sửa chữa là tốt nhứt.
Với một điều cần hơn nữa là giữa chồng vợ đối đãi nhau cho có lễ phép, rồi sanh con ra nó sẽ học theo gương ấy trở thành lễ phép. Đó cũng à gián tiếp để đánh thức cho những gia đình cơm không lành, canh chẳng ngon bắt chước theo.
4-
Thứ tư, giữa anh em ruột thịt mỗi chuyện gì cũng cần phải lấy lòng kính nhường và thuận thảo với nhau, không nên vì đụng chạm quyền lợi mà nỡ đem nhau ra tụng đình kiện thưa hay dẫn đến miễu môn thề thốt; và cũng không nên bày ra mưu chước thâm độc hại nhau. Nếu giữa anh em có sự bất hòa thì chính là gây sự đau lòng xót dạ cha mẹ, mà nếu làm cho cha mẹ đau lòng xót dạ là đứa con bất hiếu.
5-
Thứ năm, ở chòm xóm láng giềng đâu khỏi sự chích mác lẫn nhau, nhưng khi có sự chích mác khá giàn xếp cho đôi đàng được hòa thuận, không nên dẫn nhau đến chỗ xé xâu mắng nhiếc nặng nề, làm cho mối cảm tình giữa người lân cận mất hết.
6-
Thứ sáu, những kẻ được thế lực mạnh, quyền hành to, cố nhiên mắng nhiếc ai cũng nhịn, nhưng họ nhịn chớ lòng họ không phục, khi có cơ hội đến thì họ mắng nhiếc lại mình. Mình phải hiểu thế để tránh hẳn, đừng hăm he dọa nạt ai và không dùng lời quá nặng nề với họ; cần phải nhân lúc mình có thế lực nói cho người nghe lẽ phải, làm được việc lành. Như thế là điều duy nhứt của người có đạo nghĩa.
7-
Thứ bảy, đối với Trời Phật Thần Thánh là một bực tối cao tối thượng: Trời ban bố cho vạn loài được nhuần gội nắng mưa; Phật đã hy sinh đời tư để tu hành đắc đạo đem giáo pháp siêu mầu dạy cho chúng sanh khỏi tội lỗi;Thần Thánh là đấng sáng suốt từng làm xương sườn, xương sống cho nhơn loại. Như thế chúng ta há dám khi dể sao? Cần tôn kính các Ngài và xưng tụng công đức các Ngài đối với nhơn loại, chúng sanh. Và chúng ta luôn luôn có những lời van cầu các Ngài ủng hộ cho nhơn loại hòa bình, chúng sanh giải thoát. Tuyệt nhiên không nên vì việc tư lợi của mình mà kêu réo các Ngài mà sai khiến sự nọ sự kia. Vì sự sai khiến ấy không thể nào được, lại còn mang lấy tội trọng.
Đức Phật Thích Ca bảo rằng: “Những người nào chừa được tội ác khẩu thì được tám món tịnh nghiệp”:1-Thứ nhứt, là những lời nào của mình nói ra cũng đều biết độ lượng xét nghĩ rộng rãi tường tận.
2-Thứ hai, là những lời nào của mình nói ra cũng đều có lợi ích, hoặc cho gia đình mình hay cho kẻ khác.
3-
Thứ ba, là những lời nào của mình nói ra cũng đều phù hợp với chơn lý, nghĩa là nói đúng với sự thật của việc nầy đến việc khác.
4-
Thứ tư, là những lời nào của mình nói ra cũng đều được thanh tao nhã nhặn, người nghe rất vui vẻ và muốn nghe thật nhiều.
5-
Thứ năm, là những lời nào của mình nói ra được có lợi ích, đúng chơn ý và rất tao nhã, khiến người khác vâng giữ làm theo.
6-
Thứ sáu là những lời nào của mình nói ra
không ngoa, không dối, vẫn đúng sự thật, vẫn êm ái, vẫn độ lượng, vẫn có lợi ích, vì vậy người khác luôn luôn tin dùng đến.
7-
Thứ bảy là những lời nào của mình nói ra trước sau đều đúng đắn với chơn lý và có lợi ích cho mọi người, nên kẻ khác không vịn vào đâu chê bai được.
8-
Thứ tám là những lời nào của mình nói ra cũng khiến cho người khác rất vui lòng ưa thích để nghe chuyện nầy đến chuyện nọ mà không biết chán.
Khi được tám món công đức kể trên, mình chưa lấy làm thỏa mãn, bởi nó còn hữu lậu, liền đem hồi hướng về ngôi của Phật, nguyện được thành Phật không ham phước báo thế gian, thì sau thành Phật được tiếng nói vừa trong trẻo, vừa nghe xa như Đức Phật Như Lai.
7. Chừa Ác Vọng Ngữ
Về ác vọng ngữ Đức Thầy có dạy rằng: “Trong câu chuyện của người nầy đem nói với người khác, thêm thùa dệt vẽ cho sai mất sự thật, hoặc chuyện không có gì mà mình khéo tô, khéo chuốt làm cho có; sự có ấy là một chuyện ngụy do mình tạo ra, hoặc làm lợi cho mình hay là lợi cho một nhóm người mà hại cho kẻ khác. Do đó có thể kết án cho ác vọng ngữ là nguồn cội đưa con người đến chỗ bất công.
Tại sao nó đưa đến chỗ bất công? Bởi mình vẽ vời câu chuyện sai sự thật khiến người khác hiểu lầm, như người kia đáng trách phạt vì mình nói thêm bớt thành được ban thưởng, còn người đáng ban thưởng vì mình dệt vẽ trở lại bị trừng phạt, làm đảo ngược hết sự thật, thành thử người đáng thương phải bị ghét, người đáng ghét trở lại thương, sự trừng phạt, sự thương ghét đều làm xáo trộn hết cả, vì thế gọi là bất công”.
Sự thêm bớt của ác vọng ngữ là một điều tội lỗi, nó làm hại nhiều người, có những sự chênh lệch, sự hiểu lầm nhau, nên chi chúng ta cố gắng chừa bỏ:
1-
Thứ nhứt, việc một thì nói một, hai thì nói hai, không nên thêm bớt; những điều có thì nói có, không thì nói không, chẳng được thêm thừa hay chuốt ngót sai sự thật.Với những việc nào cũng vậy, mình cứ nói đúng sự thật, dù phải hao tài tốn của hay thiệt hại đến sanh mạng cũng vẫn vui. Vì nói sự thật mà có thiệt hại cho mình cũng khiến cho người khác thương tiếc và họ sẽ cho mình biết trọng chánh ngữ; và phần hồn khỏi bị tội cắt lưỡi ở Địa ngục. Như thế, sự hại ấy, chỉ thiệt hại ở một đời mà sau nầy được nhiều kiếp thanh nhàn hơn.
2-
Thứ hai, đã nói sự thật thì những kẻ mặc dù có gây oán với mình từ lâu, bây giờ họ làm phải mình cứ nói phải, không vì thù trước mà mình nỡ bác bỏ tất cả sự phải của họ; còn sự thêu dệt việc quấy cho họ là một điều phải tránh hẳn. Thảng như, người mình đã thân yêu, khi họ có lỗi thì mình nói ngay rằng lỗi, không vì quá thương họ mà bào chữa cho sai mất sự thật; chỉ nên nói ngay ra, rồi mình tìm phương khác để cứu họ.
Nếu muốn tránh cho mình khỏi tội vọng ngữ phải nói đúng lẽ công bằng dù kẻ kia phiền hờn, chớ không vì sợ họ phiền hờn mà phải nói dối.
3-
Thứ ba, đời mình rủi phải nghèo, thà cạp đất ăn,không vì muốn sống mà bày biện những việc giả dối để gạt người đặng sống một cách hèn hạ. Vì nếu món ăn của mình bằng cách gạt người, thì món ăn ấy tuy hiện hữu thấy nó tiêu hóa, nhưng về phần vị lai thì nó sẽ tích tồn lại càng ngày càng lớn thêm và sức nó cứng sảng như sỏi sạn; sau khi mình thác sẽ sanh vào Địa ngục để ăn những sắt cục, uống những nước đồng để đền tội lường gạt kẻ khác lấy món ăn.Thế nên mình hãy đem lời lẽ chánh đáng, câu chuyện thành thật nói ra với những người mình muốn nói, dù sự thành thật chơn chánh đó mà phải nghèo khổ thế mấy cũng vẫn khư khư một mực không thay đổi.
4-
Thứ tư, không nên đem câu chuyện tốt lành, tài bộ kỳ bí của mình khoe với kẻ khác, cho họ kính sợ nể nang để lợi dụng tiền thóc hay kê nhắt lên địa vị cao quí.
Mình có được tài bộ hay ho cần phải giữ kín và luôn luôn nói ra những lời khiêm hạ. Như thế mình sẽ khỏi mang lấy tội khoe xất, lại còn được học hỏi thêm cho mình càng hay hơn.
Đức Phật Thích Ca cho biết rằng: “Nếu ai chừa được ác vọng ngữ thì được tám món công đức mà các vị chư thiên (tức các bực ở cõi Trời) khen ngợi”:
1-
Thứ nhứt, là trong miệng của người ấy thường bay ra những mùi thơm như hoa sen.
2-
Thứ hai, người ấy được các hạng vua quan, dân dã, kẻ xa người gần ở trong cõi nhơn gian đều đem lòng kính phục.
3-
Thứ ba, người ấy luôn luôn nói những lời chơn thật, đúng ý của từ việc một, khiến cho mọi người ở cõi Trời và các vị chư thiên đều đem lòng yêu mến tôn kính.
4-
Thứ tư, người ấy thường được giọng nói dịu dàng thanh tao, khi nói ra ai nghe cũng đem lòng thương mến, nên họ thường an ủi được nhiều kẻ trong lúc khổ sở được vui vẻ, nhứt là khiến kẻ ấy nghiêng theo con đường đạo đức.
5-
Thứ năm, người ấy cả ba nghiệp của thân, của miệng, và của tâm ý đều được trong sạch, không phạm vào mười điều ác.
6-
Thứ sáu, người ấy trong câu chuyện đối đáp với người nầy đến người khác, khỏi dè dặt, khỏi ngừa phòng mà không bị sai siển lầm lạc, và trong lòng họ luôn luôn được yên tĩnh vui khoái.
7-
Thứ bảy, người ấy mỗi lời nào nói ra đều đúng chơn ý, đúng sự thật, vì thế mà được các hàng chư Thiên đem lòng tôn trọng và họ sẽ vâng làm theo như người ở thế gian.
8-
Thứ tám, người ấy được có trí huệ cao hơn nhiều kẻ và họ sẽ uốn bẻ trừ dẹp được những thuyết tà để khiến cho người đang lầm lạc thấy rõ chơn tướng của kẻ ngụy, và làm cho những người chưa bị lầm lạc khỏi phải lầm lạc.
Khi được tám món công đức trên đây mà biết đem hồi hướng về quả Phật, nghĩa là nguyện được thành Phật, chớ không muốn chỉ hưởng tám công đức ấy, thì sau thành Phật được lời nói chơn thật như lời của các bực Như Lai.
8. Chừa Ác Tham Lam
Đức Thầy xác định tánh tham lam là thứ tánh thường hay làm cho loài người phải bị lắm sầu khổ. Cùng một nhận định ấy, các bực cổ đức cũng thường bảo tánh tham lam là nguồn cội của sự lầm lỗi. Người đời hay chịu dưới sự khiến của lòng tham mới sanh ra lắm việc tội lỗi nặng nhẹ hoặc nhiều ít. Và cũng vì đó mới bị nghiệp lực lôi cuốn vào cõi đời để đền trả những nghiệp trước, thành có việc vào ra cõi mê khổ nầy.
–Lại nữa, tánh tham lam là gốc sanh chiến tranh. Con người chế ra súng đồng, tạo ra độc khí, hạm to... toàn là đi theo tiếng gọi của lòng tham để chiếm nước nầy, cướp nước nọ đàn áp dân tộc khác.
Bởi thế ngòi chiến tranh mới cháy, sự chém giết mới sanh ra, mà người đời kết án lòng tham là thần chết, là quỉ vô thường của cuộc chiến tranh.
Đã hiểu rõ tánh tham lam là một tội ác to lớn, và chính nó là nguồn cội của sanh tử, thì không vì một lý do gì khác để chúng ta dung dưỡng nó được, mà là cần rửa bỏ nó ngay. Nếu kẻ đã có tánh tham thì chừa đi; người chưa có thì hãy ngăn ngừa đừng cho phạm đến. Phải coi nó là một thứ xấu xa nhứt và lên án nó là mẹ của các tội ác, thà là chịu thiếu thốn mà chết, không thể nảy ra lòng tham vô đạo:
1-
Thứ nhứt, mỗi khi thấy của người khác, mặc dù của ấy rất quí, suốt đời của chúng ta cũng không có được, song chỉ hiểu thế thôi, tuyệt nhiên chúng ta không nên khởi lòng tham lấy về làm của mình. Lại cũng không tùng tam tụ ngũ bày điều cướp giựt trộm cắp của người để sắm ăn sắm mặc hay trang hoàng cho gia đình mình cho xinh lịch. Còn nói gì lòng tham của người mà sanh sự hại mạng là cần phải tránh mãi mãi. Trái lại chỉ nên đem lòng bố thí. Cách bố thí, tùy tài sức của mình, có nhiều giúp nhiều,có ít giúp ít, thí ra mà không mong có lợi vào, chỉ vì người nghèo túng, tật bịnh, thiếu thốn mà giúp đỡ. Và lúc nào cũng đi đúng với đạo nhân, khéo chăm nom mọi bề ăn ở của người xung quanh được thân ái.
2-
Thứ hai, mỗi khi thấy sắc đẹp, dù sắc đẹp ấy tuyệt mỹ như Tây Thi, Bao Tỷ hay Đắc Kỷ chẳng hạng cũng xem thường, không nên sanh lòng luyến ái bày trò hoa nguyệt hoặc bày cách khéo léo phá hoại người mất trinh hư tiết một đời của họ. Chỉ nên nghĩ vì phong hóa nước nhà mà luôn luôn giữ mình cho trong sạch, và tôn trọng phẩm giá chung cho xứ sở.
Hai việc tài và sắc nếu người nào tránh được thì tất cả việc khác cũng tránh được. Vì nó là vấn đề quan hệ và khêu gợi nhứt, thế mà mình vẫn giữ vẻ bình thản và trong trắng đối với hai vấn đề ấy là hai việc rất khó nhứt, thì với việc khác rẻ hơn, mình sẽ bỏ dễ dàng.
Vì tham tài, mà ngày xưa gây lắm tình trạng tôi hại chúa, con giết cha, trò phản thầy hay tớ phỉnh gạt chủ.
Vì tham sắc, mà các triều vua Trụ, Kiệt, U, Lệ, thành nghiêng vách ngã, thân danh bị người coi thường và để tiếng nhơ xấu trên đời. Xem gương ấy, xem câu chuyện ấy chúng ta thấy tài, sắc có tai hại dường nào, há không đáng tránh sao?
3-
Thứ ba, mỗi khi thấy danh vị hay quyền lợi, dù bao lớn mình cũng chớ nên nảy sanh ra tánh tham muốn cho được về mình; và tuyệt nhiên không vì danh lợi nỡ làm điều trái ngược đạo nghĩa, nhứt là việc đúng với đạo đức có ích lợi thiên hạ.
4-
Thứ tư, mỗi khi thấy quyền thế to tác là một việc ai cũng ưa, vì nó được oai vệ hơn người; nhưng mình không nên làm và chẳng bao giờ bày mưu thiết kế để chiếm đoạt. Nghĩ rằng quyền thế của người đã có, do người đem tài học hiểu gây tạo nên, hay là họ đã hy sinh xương máu mới cất nhắc được, nếu ta là kẻ không công, chẳng tài bộ, chỉ dùng trong vài mưu mô thâm độc để chiếm lấy địa vị của họ một cách táo bạo, như thế là việc làm bất chánh. Chỉ nên lúc nào cũng toan làm việc nghĩa để giúp đỡ mọi người tiến đến chỗ tốt lúc nào cũng tôn trọng lẽ công bình.
5-
Thứ năm, mỗi khi thấy người lâm cơn nguy biến, gặp phải sự đáng lo, họ cần đến chúng ta hãy tìm cách giúp đỡ. Không nên nhân vào chỗ hữu sự của họ cầu khẩn đến chúng ta, chúng ta nỡ đi kèo nài một đồng tiền đen, vật giá tối để sống một cách hèn hạ; hãy luôn luôn noi lấy đức tánh thanh liêm của người trước, tôn trọng công lý chung của xứ sở.
6-
Thứ sáu, tiền của sự nghiệp của cha mẹ để lại, mặc dù rất nhiều, chúng ta cũng chớ thấy đó động lòng tham lam thâu gồm dồn chứa một mình, bày ra mưu kế làm hại anh em, chia rẽ bầy lũ, rời rã máu xương làm đau lòng tủi nhục mẹ cha, hãy nên xem trọng tình ruột thịt hơn của tiền để có thể xây dựng mối yêu thương chặt chịa giữa anh em còn lâu dài mãi mãi.
Đức Phật Thích Ca bảo: “ Khi chừa được ác tham lam rồi thì người sẽ được hưởng năm món thong thả tự do”.
1-
Thứ nhứt, là cả ba nghiệp: thân, khẩu, ý đều rảnh rang: mắt tai, mũi miệng, thân và các bộ phận khác cũng đều được đầy đặn tươi tốt.
2-
Thứ hai, những của tiền đồ đạt của mình vẫn được tự quyền mình xuất xử, những kẻ đạo tặc hay thù oán mình không thể nào chiếm đoạt hay cướp phá được.
3-
Thứ ba, phước đức nơi mình được nhiều, tùy theo lòng mình muốn như thế nào sẽ kết quả thế nấy, khỏi phải có nạn mưu cầu bất đắc.
4-
Thứ tư, nếu mình vào hàng vua Chúa, thì quyền bính của mình được tự do, vì nhờ mọi người thành tâm ủng hộ, cả muôn dân đều dâng phụng những vật báu, có năng lực phòng ngự cả nước.
5-
Thứ năm, sẽ được nhiều lợi ích quá hơn chỗ mình mong muốn gấp ngàn muôn lần, ví dụ: trồng công lúa chỉ được mười giạ mà mình được lên hai chục giạ, người ta hưởng một mình kết quả hai, quá hơn sức của mình đã muốn, nhở đời trước mình không rít rắm keo kiệt.
Khi được năm món tự tại nói trên, lòng mình chưa lấy làm thỏa, liền đem hồi hướng về quả Phật, nguyện được thành Phật thì sau thành Phật được chúng sanh ba cõi đem lòng cúng dường và tôn kính.
9. Chừa Ác Sân Nộ
Theo đây, Đức Phật cho rằng:“
Tiếng nói của người trong lúc giận, bén hơn dao búa, vì nó có thể cắt đứt mối thương yêu, tình ân nghĩa một cách dễ dàng”. Ví dụ: như là bà con thân thích của mình từ lâu yêu mến mình, mỗi việc chi cũng đều giúp đỡ mình, một hôm họ có chút lầm lỗi, mình nổi giận lên nói ra những tiếng nặng nề thô tục, thì những quyến thuộc, những thân bằng đã thương yêu mình trước kia đều phải ngơ ngác tất cả. Bắt đầu từ đó giữa mối tình thân thiết đều lợt lạt và đứt mất. Như thế, có phải tiếng nói trong cơn giận bén hơn dao búa không?
Phật nói thêm rằng: “Nếu người kia mong làm hại mình hay họ quyết tâm phân thây xẻ thịt riêng mình chẳng hạn, lúc đó mình hãy mang cái áo giáp nhẫn nhục vào, và ôm chặt cái cột trụ từ bi, nén lòng giận dữ xuống, phát ra tâm hoan hỉ, nhứt là cố giữ cho lỗ miệng đừng phát ra những lời mắng chửi, hay nói hung hăng với kẻ ấy. Vì sao phải có sự nhẫn nhịn như thế? Bởi lẽ nếu vì người đụng chạm riêng mình mà mình nổi xung lên, phát phẩn lên thì biển tâm đã nổi sóng gió, những cặn cáu phiền não đều dấy cả làm mờ đục trí hóa. Chẳng thế thôi, mà bao nhiêu công đức, bao nhiêu tánh lành của mình đã uốn nắn vun bồi từ lâu, bây giờ tiêu tan hết. Do lẽ ấy, chúng ta phải gắng gổ để nhẫn nhịn”.Đó là lời của Đức Phật đã bảo như vậy.
Còn Đức Thầy bảo rằng: “
Cái tánh nóng hay xúi con người làm việc bất công, sái phép, nhiều khi việc rất nhỏ không dằn được tánh nóng, mới khươi lên to tác, dẫn đến chỗ nhiếc mắng lẫn nhau, mà nếu càng không nhịn được thì càng đưa đến chỗ giết hại nhau”.
Đã hiểu tánh sân nộ nó thường hay làm lắm điều bạo ngược, và thường dẫn con người đến chỗ bất công mà khi xét nghĩ lại hối hận cũng đã muộn, nên chúng ta cần phải tránh nó; và hiểu nó là một điều dễ đưa đến tội lỗi phải luôn luôn ngăn ngừa hơn và kêu gọi đến kẻ khác cùng ngăn ngừa với.
1-
Thứ nhứt, việc riêng của mình có kẻ khác đụng chạm đến, chớ lấy đó bực tức gây ra thù oán đối địch, chỉ nên lấy lẽ công tâm phán đoán, coi sự ấy như thế nào?–Trong lúc phán đoán ấy, giữ vẻ mặt bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân của việc ấy để rồi đem lại sự hòa giải cho đôi đàng.
2-
Thứ hai, nếu có kẻ hiểu lầm hay họ cố tâm chỉ trích, khi ngạo mình, mình xem đó như luồng gió thoáng qua, chẳng gởi vào đâu, và cho rằng kẻ đó còn kém thiếu hay vì họ hiểu lầm mới có sự khi ngạo hoặc lời lẽ khích đố ấy, thì mình chỉ nên tha thứ và tìm cách cho họ hiểu sự thật của mình. thế, mình mới giữ còn hòa khí giữa người kia với mình, và còn được cải hóa cho người trở nên tốt đẹp.
3-
Thứ ba, khi mình lầm lỗi có người thấy rõ: đem lời rầy mắng, trách cứ mình hãy vui vẻ, hãy nhận lời trách thiện ấy để sửa đổi lại. Không nên vì tự ái quá cao, khi nghe người rầy đến là sôi bừng lên, dùng lời nặng nề trả treo đối cự lại, chẳng những không học được điều hay lại cũng không chừa được lỗi và còn gây lấy sự bất hòa với người.
Điều ấy, đối với chúng ta rất cần, vì trong đời dễ ai không lỗi; nếu có lỗi được người khác chỉ bảo cho là việc may mắn, cần nghe theo để sửa đổi từ ngày một, từ lỗi nhỏ thì sau sẽ được trở nên người không lỗi lầm nữa.
Ngay như Văn Vương là bực đại hiền, khi người khác nói đến điều lành ông còn lạy để học theo; còn ông Tử Lộ là người học trò giỏi của Khổng Tử, có ai nói ông lỗi thì ông vui mừng để sửa lại, trái lại ai nói ông phải thì ông buồn, vì sợ cái lỗi của mình chưa trừ hết được. Bực Hiền Thánh còn biết phục thiện như vậy, huống chúng ta kẻ ngu phàm há dám tự phụ rằng mình đầy đủ tốt lành sao?
4-
Thứ tư, nếu lòng của mình khởi muốn điều chi không được kết quả thì hãy cho đó là do mình thiếu cố gắng, thiếu phương pháp, nên việc ấy không thành. Không nên nhận lấy chỗ bất thành ý nguyện đó, mà đâm ra giận giũi khoát nạt kẻ chung quanh, hay nghi họ làm chướng ngại.Nhứt là những ý muốn không chánh đáng nó không được thành tựu thì mình lại càng hổ thẹn, càng nhận lỗi, không nên giận hờn.
Ý mình yêu kẻ kia mà không được trở lại hại họ là trường hợp vua Trụ ép duyên vợ Hoàng Phi Hổ tại lầu Trích Tinh, nàng ấy không bằng lòng, vua Trụ cố bức bách khiến nàng phải nhảy xuống lầu mà chết. Đó là lòng mình muốn không được trở lại hại người. Còn trường hợp nữa, như Bá Ấp Khảo đem xe trầm hương, ngọc quí đến dâng vua Trụ, xin cho Văn Vương khỏi tội ở Dũ- Lý. Lúc đó vua Trụ muốn nghe Bá Ấp Khảo đờn, trong lúc đờn Đắc Kỷ nghe hay nàng bảo Bá Ấp Khảo dạy cho nàng đờn. Lúc dạy đờn Đắc Kỷ ỏng ảnh muốn vào ngồi trong lòng Bá Ấp Khảo và cố ép liễu nài hoa, Bá Ấp Khảo không chịu mới lấy đờn đập trên đầu Đắc Kỷ–Đắc Kỷ thấy sự muốn của mình không thành còn bị hạ nhục, nàng mới vào tâu vua Trụ rằng: Bá Ấp Khảo ép duyên nàng, làm cho Bá Ấp Khảo bị tội tử hình. Đó là lòng mình muốn mà không được, trở lại hại người quá thâm độc.
Phải hiểu rằng: xác thân là mộng huyễn, ví: một người sống một đời cô độc, còn một người sống cả trăm ngàn người hầu hạ, khi chết rồi cũng ra bùn ra đất cả, không ai sống mãi để hưởng sung sướng. Thế thì không nên vì huyễn thân nầy mà làm việc tồi tàn, cần nghĩ đến sự cao siêu hơn, nghĩa là cần nghĩ đến chơn linh con người làm sao tỏ rạng được, làm sao đắc quả Phật và vào cõi Niết Bàn mới quí hơn.
5-
Thứ năm, trên con đường tu nhân hành thiện gặp nhiều chướng ngại hãy nhẫn nại để lướt qua, không vì chướng ngại mà sanh ra nóng giận bỏ phế công việc làm lành làm phải của mình, chỉ nên cố gắng đến khi nào việc làm ấy được kết quả đầy đủ.
Đức Phật Thích Ca bảo: “ Khi người chừa được lòng giận hờn thì sẽ được tám món vui mừng ở nơi tâm”:1-
Thứ nhứt, là trong lòng chẳng hề móng khởi những điều độc ác để hại ai và luôn luôn vui vẻ không thấy sự buồn thảm đau khổ.
2-
Thứ hai, trong lòng không biến sanh bực tức hay nóng giận ai, dù rất có nhiều kẻ châm chích xúc phạm.
3-
Thứ ba, trong lòng không nghĩ đến sự kiện thưa, tranh cãi với người nọ trong những việc nào cả.
4-
Thứ tư, lòng được dịu dàng hòa ái và luôn luôn thật thà ngay ngắn công bằng.
5-
Thứ năm, được có lòng lành, biết giúp đỡ và thương yêu mọi người cũng như các bực hiền thánh.
6-
Thứ sáu, nơi lòng lúc nào cũng nghĩ ngợi những cách hay, những phương tiện để làm được những điều ích lợi cho mọi người và khiến mọi người được sự an ổn vui tươi.
7-
Thứ bảy, cả thân thể tướng mạo đều được đoan trang nghiêm chỉnh, thường ẩn nét khoan dung từ ái, khiến cả chúng sanh trông vào sanh lòng cung kính mến phục.
8-
Thứ tám, lòng hay đem lại sự hòa cho mọi người và hay nhẫn nhịn sự khó khăn, nhờ đó mà khi mạng chung được sanh lên cõi Trời Phạm chúng.
Khi được tám món công đức nầy, mình liền đem hồi hướng về quả Phật thì sau thành Phật được có thân tướng tốt đẹp, khiến những người khác xem đến chỉ thấy lòng thương yêu kính mến không hề chán chê.
10. Chừa Ác Mê Si
Theo lời của Đức Phật dạy, thì do tâm trí tối tăm ngu muội khiến con người tạo ra muôn ngàn tội lỗi, năm này tháng nọ cứ quay quần mãi trong việc lo ăn lo mặc, lo hơn thua vinh nhục với đời và cứ chấp đời này là hơn hết không có cõi nào sánh bằng, nên không hề biết chán nản sự khổ, cũng không hề nghĩ đến cách giải thoát. Do đó làm cội rễ cho việc đầu thai từ kiếp này đến kiếp khác, đã ngàn muôn ức kiếp rồi mà cũng chưa dứt được. Theo lời của Đức Phật cho biết thì mỗi một chúng sanh, mỗi lần sanh lên cõi đời mang một xác thân mà từ vô thỉ lại đây đã vô số xác thân; những xác thân ấy chồng chất lại to gấp mấy lần núi lớn, còn nếu đem lấp thì đầy cả bốn biển. Hiện hữu chúng sanh không thấy cảnh ấy nên chẳng hề lo sợ, mới vui sống trong cõi khổ, vui chịu đầu thai, vui bỏ xác thân này lấy xác thân khác mãi mãi.
Đến phiên Đức Thầy bảo rằng: “Ác mê si chẳng qua là thiếu óc suy xét để phân tách việc phải việc quấy, cứ ôm giữ lấy sự hiểu biết cạn cợt tối tăm của mình, thành ra trong việc làm hay lời nói mới có sự sai siển, lỗi lầm gây ra nghiệp dữ. Với kẻ nầy, đối với chơn lý họ không cần biết đến, họ chỉ hiểu qua loa một ít việc phải quấy với đời, rồi cứ tha hồ lấn chen cùng người để mưu cầu sự sống cho được yên vui vậy thôi. Và con người ấy, có thể nói là suốt đời họ chỉ nằm gọn trong chỗ mê muội, đắm đuối theo vật chất, theo những việc thấp hèn nhỏ mọn của huyễn thân, của thị dục, sớm còn tối mất. Hơn nữa, là họ thường hay làm những điều càn bậy, tin tưởng những việc mù quáng, họ hay nhận nghe các việc linh thính có lợi lộc cho họ hưởng tức khắc là được.Ngoài ra họ chẳng cần biết sự giả dối của thân là gì? Chẳng cần tìm cảnh bất sanh bất diệt như thế nào? Vì đó mà họ chẳng thiết đến đường giải thoát.
Như đã kể trên thì mê si là một nguyên nhân của các tội ác, chính nó làm chúng sanh phải mù tất cả chơn lý, nghĩa là làm cho chúng sanh không hiểu sự thật của vũ trụ vạn hữu. Do đó mới tạo ra lắm nghiệp tội để chịu sự luân hồi trong sáu đường, chịu lắm điều đau khổ. Bây giờ chúng ta đã giác ngộ và hiểu được sự độc hại của việc mê si, thì phải gắng gổ để chừa bỏ nó, nghĩa là đổi nó ra trí huệ.
1-
Thứ nhứt, mỗi câu chuyện nào của mình muốn nói ra phải lọc lừa kỹ lưỡng, cũng như việc nào của mình muốn làm ra cần phải xét nghĩ tận tường, luôn luôn lấy trí sáng suốt của mình để phân biệt được việc tội, việc phước hầu tránh được những lỗi lầm.
2-
Thứ hai, dầu mình được giàu to, học rộng hoặc quyền chức lớn lao cũng không nên tỏ vẻ tự đắc tự cao, không nên làm kiêu cách với ai, cần phải hiểu rằng: thân mình với bao nhiêu thân của người khác đều giả dối như nhau, có giá trị hay không là ở mặt tinh thần, chớ cái phàm thân ai cũng chịu sự sanh tử như nhau hết, dầu có kiêu cách hay ngạo mạn cũng không còn giữ mãi xác thân được.
3-
Thứ ba, dù ai có tài hô phong hoán võ; kêu Trời Trời dạ; gọi đất, đất ơi, chúng ta cũng không vội tin tưởng, cần phải xét suy nhiều bận, tìm hiểu nhiều lần, khi biết rõ được họ thật chơn chánh mới đặt lòng tin theo, nhứt là luôn luôn lấy chơn lý làm gốc trong sự tín ngưỡng.
4-
Thứ tư, cõi hồng trần mặc dù ngàn màu muôn sắc, danh lợi tiền của cám dỗ mỗi ngày, song lòng chúng ta không nên tham đắm. Hãy xem cõi nầy là cõi tạm, thân nầy là giả thân, muôn vật trên đời chẳng trường tồn, không một vật nào mà không biến hoại; chỉ có cõi Niết Bàn là tịch tịnh an vui, các Phật đều ở nơi đó, chúng ta hãy nhắm về chỗ ấy để khỏi mắc trong lưới mê và dứt sạch đường sanh tử.
Theo lời Phật Thích Ca dạy: "khi người chừa được ác mê si thì được mười món công đức":1-
Thứ nhứt, người ấy ý được trọn lành trọn tốt và thường được những người bạn hiền đức kết giao làm những việc lợi ích cho đời
2-
Thứ hai, người ấy được tin sâu ở lẽ nhơn quả báo ứng, dù phải chết đi sống lại cả muôn lần, lòng tin ở người ấy cũng không dời đổi được, nhứt là họ không hề dám mó tay vào việc ác.
3-
Thứ ba, người ấy thường được các nhà đại đức hướng dẫn qui y Phật pháp, không bị kẻ tà sư rù quến theo ngoại đạo.
4-
Thứ tư, người ấy được lòng ngay ngắn và thấy biết đứng đắn chơn lý, không hề có sự nghi Phật pháp và luật nhơn quả.
5-
Thứ năm, người ấy thường được sanh lên các cõi Trời Dục giới, Sắc giới hay Vô sắc giới, không bị đọa vào đường địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.
6-
Thứ sáu, người ấy thường được tăng trưởng phước đức đến vô lượng, nghĩa là người ấy phước đức thêm rộng lớn đến không số lường được.
7-
Thứ bảy, người ấy khỏi phải ngăn ngừa mà vẫn được xa hẳn tà phái, trước sau đều tu theo chánh đạo.
8-
Thứ tám, người ấy lòng không còn câu chấp huyễn thân nầy là thiệt có, họ luôn luôn bỏ được tất cả việc làm ác.
9-
Thứ chín, người ấy thường trụ vào chỗ thấy chơn chánh một cách không bị ngăn che.
10-
Thứ mười, người ấy không sa đọa vào tám nạn: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, trường thọ thiên, thế trí biện thông, Bắc cu lô châu, câm, ngọng, đui, điếc, sanh trước Phật hay sau Phật.
Khi được mười món công đức ấy mình liền đem hồi hứng về Phật quả thì sau thành Phật được mau chứng thành tất cả Phật pháp và được mau gồm đủ các phép thần thông tự tại.
HẾT
Đăng nhận xét