- CÔNG CHÁNH
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Vì thế đứng sát mục lễ độ là mục công chánh. Chúng ta vừa giữ lễ độ ở hình dáng bên ngoài thân thể, vừa bảo trì những điều công chánh ở bên trong tâm trí. Ngoài có lễ độ, trong có công chánh thì cái công chánh ấy sẽ như là cội cây rất vững chắc, lại có được hoa lá sum sê khiến trở nên tốt đẹp khác thường.
Bởi sự quan yếu ấy, hôm nay chúng ta tham khảo đến việc công chánh:
“Làm gian ác là quỉ là ma,
Làm chơn chánh là Tiên là Phật”.
Và
“Đấng Thần minh công bình trực dạ,
Đâu ăn lo đổi họa làm may”
Đó là hai đoạn văn của Đức Thầy đã viết. Trong hai câu nầy, Thầy bảo chúng ta rằng: Muốn biết kẻ đó ma quỉ hay là Phật Tiên thì hãy nhắm vào việc làm của họ hiện giờ thì hiểu ngay: Hễ người làm gian ác tức là ma quỉ; còn kẻ làm chơn chánh tức là Phật Tiên. Và điều nầy mọi ngườii muốn biết ngày kia mình thành Phật hay thành ma thì khỏi cần hỏi ai, hãy tự xét lấy việc làm của mình chánh chơn hay ác thì tự tâm mình đủ biết rõ.
Có câu:”Hành tàng hư thiệt tự gia tri, họa phước nhân do cánh vấn thùy”. Việc làm của mình thiệt hay giả thì mình tự biết, mà họa hay phước đều do ở chỗ đó mà ra khỏi cần hỏi ai.
Thêm nữa với các bực Thần minh luôn luôn ngay thẳng, thường tuần du xem xét tất cả nhơn dân, nếu kẻ nào làm lành các Ngài ủng hộ, còn kẻ nào làm dữ các Ngài chiếu theo luật Trời mà trị tội. Kẻ có tội lỗi quá nhiều, dù dâng lễ lộc, cúng ái, chè xôi cho các Ngài, các Ngài cũng không thể tha tội được, vì các Ngài không dùng hối lộ như kẻ giả dối ở hồng trần. Đó là hai đoạn văn tổng mạo của bài công chánh.
Thường thấy những kẻ chuyên làm những việc phi nhân, phi nghĩa mà họ được hưởng cảnh giàu có sang trọng. Nhưng mà họ chẳng thật sung sướng, vì họ nhớ lại việc làm của họ rất vô nhân nghĩa nên họ cứ mãi phập phòng lo sợ. Họ lo sợ việc làm tội lỗi của họ vừa qua đã gây thù oán với mọi người rất nhiều, nếu có cơ hội tốt cho kẻ bị họ bóc lột thì họ không tránh khỏi việc trả đũa, thì với sự giàu có của họ đang thọ hưởng hiện tại không bằng một tên nông dân tuy khổ về xác thịt mà họ được thong thả về mặt tinh thần. Chẳng những thế thôi, họ còn thấy người xung quanh thường có những cách đối đãi với họ rất lạt lẽo, vì rằng trong khi họ có của tiền không xuất đồng bạc hay bát cơm để bố thí cho kẻ xung quanh, nên kẻ xung quanh đối với họ hoàn toàn là người dưng kẻ lạ, nhất là người ta không bao giờ cảm tình những việc làm bất chánh của họ. Thế thì dù được sống trên đống bạc, ở trong tháp ngà, mà người xung quanh không ưa, không thích, thì cái sống ấy, nào khác ở trong rừng sâu, núi thẩm, không vui vẻ, không thú vị chút nào hết.
Như đã kể qua, chúng ta thấy những kẻ làm bất chánh họ phập phòng lo sợ kẻ khác trả thù và mọi người xung quanh đều lãnh đạm với họ, vì vậy họ thấy ngày cũng như đêm bị sự hình phạt của lương tâm, ăn không biết ngon, ngủ không được yên, không được khoái lạc như kẻ khác. Điều nầy cũng làm cho chúng ta tỉnh thức.
Lòng của mỗi người như tòa án, nếu việc làm phải thì thấy nó vui vẻ nhẹ nhàng; còn làm quấy thì thấy nó buồn bã nặng trịu. Khi làm phải dường như trong lòng thúc đẩy cho ta làm thêm; nhược bằng làm quấy tựa hồ cõi òng răn đe khiển trách cho ta dừng lại. Tòa án lương tâm rất công bình, không một việc nào giấu giếm nó được. Nếu mỗi người tuân theo tòa án của lòng mình, thì không khi nào lâm vào vòng tội lỗi thái thậm.
Với những kẻ làm việc bất chánh, trong lúc sống đã bị mọi nười xung quanh không yêu vì không kính nể, sau khi thác linh hồn phải sa đọa, vào các giới thấp thỏi: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh chẳng hạn, thật là cực kỳ thống khổ. Huống nữa, những hành động bất chánh của họ, không riêng họ chịu lấy tai hại mà họ còn gieo rắc tai hại ấy cho gia đình của họ chịu nữa. Việc lây họa ấy, như đi chung một chiếc thuyền, chỉ một người lật mái chèo, thuyền bị đắm thì mọi người trong thuyền đều bị chết chìm, chớ không riêng người đó chịu.
Được hiểu việc làm bất chánh có tai hại dường ấy, nên chúng ta cố gắng thực hiện cho đời mình công chánh trong việc làm, ý nghĩ và lời nói, như:
•Lẽ thứ nhứt, mình không giữ được chính danh.
• Lẽ thứ nhì, sẽ có tai bay họa gởi cho mình.
• Lẽ thứ ba, bị người khác bắt nạt mình làm việc phi pháp.
• Lẽ thứ tư, là e mình bị tiêm nhiễm việc nhơ xấu.
• Lẽ thứ năm, phải phạm tội láo khoét trong câu chuyện đối đáp với người.
Với người có đạo đức, mặc dù không phân biệt Nam, Bắc nhưng cũng tùy trường hợp mà phải đi hay phải làm, không đụng đâu làm đó, hay đụng đâu đi đó.
Ngoài bảy việc đã kể trên, còn những điều mình muốn nói, cười hoặc đối đáp với ai cũng phải cho thích hợp. Việc đáng cười thì cười không nên cười sái lúc hoặc cười bằng cách nịnh bợ, hay cười miễn cưỡng. Cũng như lời nói phải cho đúng chỗ, không nên nói trong lúc mọi người không muốn mình nói hay nói không nghiêm chỉnh. Tóm lại, lại nói cho phải lẽ, Cười cho phải lúc, đến việc đối đáp cũng cần cho hợp lệ.
Nhờ biết xử thân được công chánh và biết phương tiện trong việc làm công chánh mà sự hành đạo của mình khiến cho kẻ xung quanh được tin tưởng mạnh mẽ, và ủng hộ cho việc làm của mình mau thành tựu.
Nói tóm lại, mục công chánh dạy mình phải giữ thân từ sự nghe, thấy, nói, cười, đối đáp, ý nghĩ và việc làm đều phải công chánh. Được như thế sẽ treo gương tốt lành cho kẻ xung quanh học theo và làm đẹp giá phẩm chung trong gia đình, và đời mình không lâm vòng pháp luật và không một điều gì chẳng thích ứng với thiên hạ. Và nếu mỗi người đều được như thế thì trong xã hội sẽ trở lại trang nghiêm tốt đẹp như
cõi Cực Lạc tại thế.
Hết
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh (đang xem)
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh (đang xem)
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
Đăng nhận xét