Đại Lược vài khoảng về sứ mạng của Đức Thầy - GIÁC NGỘ TÙY DUYÊN
LGWfrYbsCGvENWA8TkfRMZ7fj7Z9WPOVhLeg8glK
Bookmark

Đại Lược vài khoảng về sứ mạng của Đức Thầy


Đại Lược vài khoảng về sứ mạng của Đức Thầy
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)

  • Đại Lược vài khoảng về sứ mạng của Đức Thầy
  • Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Chúng ta thọ giáo với Đức Thầy, dĩ nhiên phải biết sứ mạng của Đức Thầy ở thời kỳ nầy như thế nào? Tại sao Ngài phải ra đời? Ra đời để làm gì ? Có sự hiểu biết rõ ràng vấn đề xuất hiện của Đức Thầy, chúng ta mới vững mạnh đức tin những lời của Ngài chỉ giáo.
Chúng ta dù phải lăn lóc gai chông, lấm lem bùn trịn,mà lòng không núng nao thối chuyển, là vì chúng ta thấy rõ sứ mạng của Đức Thầy đối với nhơn sanh trong buổi nầy.Và nhờ hiểu biết tường tận tâm đức của Đức Thầy, chúng ta mới đeo đuổi đạo lý đến cùng, không để tâm lui sụt.

“Muốn tu tỉnh nay đà gặp cuộc,
Đức Di Đà truyền mở đạo lành,
Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh
Ra sắc lịnh bảo Ta truyền dạy”.


Đoạn nầy, Đức Thầy nói người đời nầy, muốn tu tỉnh rất may gặp Đức Di Đà sắc lịnh cho Ngài ra đời khai mở mối đạo, thì cứ mạnh mẽ tin tưởng để qui đầu theo Phật pháp.

Sở dĩ Đức Di Đà sắc lịnh cho Đức Thầy ra đời khai sáng mối đạo, vì tâm đức Phật quá thương xót chúng sanh ở buổi hạ ngươn đã chịu lắm đau khổ và sẽ không khỏi bị tận diệt, nên Ngài không những sắc lịnh cho Đức Thầy xuống trần mà còn truyền cho các vị Bồ Tát, La Hán khác đồng hạ phàm, tùy căn cơ, tùy bản xứ và tùy nhơn tâm dạy bảo giáo pháp thí chứng, khiến cho chúng sanh vui vẻ thật hành theo hầu được chút phước duyên để tránh khỏi ngày thống khổ.

Xem đoạn trên đây, chúng ta thấy Đức Thầy ra đời có sắc lịnh của Đức Di Đà, Đức Phật Tổ, chớ không phải việc ngẫu nhiên.

Thiệt ra đối với Đức Thầy, dù chúng ta chưa được cảm thông, máy huyền vi chưa được mách bảo của đấng vô hình đi nữa nhưng chỉ xét trong kệ giảng Ngài, chúng ta cũng được hiểu biết một phần về sứ mạng của Ngài ra đời trong thời kì nầy, với mục đích thi hành, năm khoản chánh như sau:
1–Báo tin ngày tật diệt sẽ tới;
2–Đưa các thiện căn đến kỳ đại hội Long hoa;
3-Đánh thức các linh hồn đã gieo rắc thiện duyên cùng Ngài ở nhiều tiền kiếp;
4–Phò trợ Thánh vương;
5–Chấn hưng đạo Phật.


1-Lẽ thứ nhứt, Đức Thầy ra đời là Ngài nhận thấy buổi tận diệt của nhơn sanh gần đến; Ngài không nỡ ngồi an nơi ngai vị Phật quốc hưởng lấy yên vui một mình để cho nhơn sanh chết dưới cảnh tàn hại của nạn binh lửa ở thế gian, nên Ngài xuống trần; trong kệ sám Ngài luôn luôn nhắc đi nhắc lại việc tận thế để đánh thức lòng người sớm bỏ dữ về lành, cải tà qui chánh, trừ diệt lòng tham, khởi tâm bố thí, dứt sạch mê muội trở lại bổn tánh minh mẫn và luôn luôn lo việc lành, việc phải, đểnh sự ủng hộ của Thần Thánh, ngày kia, dù quả Địa cầu biến đổi, nhơn sanh đa nạn,chẳng những mình được thoát qua mà còn được sống đến ngày ơn trên lập đời thượng ngươn.

2-Lẽ thứ hai, Đức Thầy ra đời là Ngài dùng đủ cách để đưa con người hiền thảo đi đến hội Long Hoa. Cách thức đưa rước ấy là Ngài dùng thuyền Bát nhã, tức là trí huệ của Ngài mở mang tâm tánh của chúng sanh được khỏi mê si, tà kiến và chỉ bày lẽ huyền diệu đạo ý cho người khỏi tiêm nhiễm ngông cuồng, khi chúng sanh cùng trở lại đường chơn chánh, đó là mỗi chúng sanh đã lên thuyền Bát nhã vững vàng đến cõi giải thoát.

3-Lẽ thứ ba, Đức Thầy ra đời là Ngài có mỹ ý đánh thức các linh hồn đã bao nhiêu kiếp qua từng gieo sâu duyên lành cùng Ngài, mà giờ nầy họ còn đeo mãi danh lợi, họ còn đương tươm ướp vật dục cho họ có cơ nhớ lại kiếp trước đã từng tu hành, đã từng gặp đạo tu tỉnh, nếu bây giờ quên đi, là không khỏi sanh các cảnh giới đê hèn. Vì tiền kiếp Đức Thầy đã từng vào ra ở cõi nầy, phần nhiều là ở xứ Việt Nam, cũng đã đem lắm lời đạo lý dạy cho nhơn sanh, từ vùng nầy đến vùng khác, hoặc dùng diệu dược cho sanh chúng lành bịnh hầu cảm ơn cứu khổ mà tu hành. Chúng sanh ở thời kỳ ấy, được sự hóa độ của Đức Thầy và Đức Thầy cũng từng nhờ sự giúp đỡ của họ, nên thời kỳ nầy, là thời kỳ tận diệt, Đức Thầy nghĩ vì các con lành kiếp trước, nên Ngài ra đời để gần họ, nói bên tai họ, hoặc dùng bút mực dạy cho họ ăn năn cải hối, khỏi ngày tận diệt. Nhứt là Ngài muốn cho con hiền thảo ấy, cùng Ngài đến Hội Long Hoa về cõi Cực Lạc.

4-Lẽ thứ tư , là Đức Thầy cảm lòng Đức Minh Vương, nên trong khi Đức Minh Vương xuất hiện thì Ngài phải đem hết tài đức ra phò trì, khiến cho nước nhà cũng như công cuộc của Đức Minh Vương sớm được phục hưng và vững đạt.

5-Lẽ thứ năm, Đức Thầy ra đời là nỗ lực chấn chỉnh trùng hưng mối đạo của Phật Thích Ca đã khai sáng từ lâu, mà ngày nay đã biến đổi cái tánh chất tinh vi của nó, nghĩa là đạo Phật trước kia rất chơn chánh cao siêu, các hạng học Phật rất tín thành, nhưng gần đây, vì sự mua danh chác lợi của kẻ nương bóng từ bi, mượn lời Phật Pháp làm cho nó suy đồi đi; cảnh chùa chiền là ngôi tượng trưng cảnh Tây phương, cõi giải thoát, nơi thanh tịnh, thế mà bây giờ họ lại chứa đựng kẻ bất lương xảo quyệt, phạm trai phá giới, vì vậy Đức Di Đà cũng như Đức Phật lấy làm đau xót, nên sắc chỉ cho các vị Bồ Tát và La Hán len lỏi xuống cõi thế gian,hoặc vào hạng người làm ruộng rẫy, hạng người buôn bán,hạng vua quan hoặc lẫn lút trong hàng đĩ điếm v.v... để đánh thức lòng người chưa hiểu đạo lý sớm biết ăn năn, việc làm ấy, đến chừng nào chúng sanh trở lại bản nguyện rộng lớn của Phật Pháp, thì lòng chư Phật mới thỏa được.

Các Ngài có mỹ ý làm cho chúng sanh đến cõi giải thoát, song chúng sanh hành sai lạc chơn ý thì phải sa đọa,như thuốc rất hay mà dùng không nhằm bịnh thì có hại.


Nên:

1. lẽ thứ nhứt, các Ngài chú ý làm cho chơn ý được nêu cao;
 
2.lẽ thứ hai, làm cho chúng sanh hành chánh đường;
 
3. lẽ thứ ba,khi chúng sanh được hành chánh đạo sẽ đến cõi giải thoát. Được thế sẽ không còn chia rẽ chùa nầy chùa khác, tăng nọ ni kia nữa.

Mỗi khi xét lại năm khoản vừa kể qua, chúng ta thấy rằng Đức Thầy là vì sao cứu khổ chúng sanh ở thời kỳ nầy, cũng là một tiếng chuông rất thanh, rất lớn trong nền đạo Phật. Ngài sẽ làm cho kẻ mê muội trong đêm hôm có cơ thức tỉnh, Ngài sẽ có phương thuốc mầu nhiệm làm cho hết bịnh mê trong các từng lớp nhơn loại. Thấy vậy lòng chúng ta càng tin mạnh lên và tin chắc rằng: Vì thời quay vận kiểng mà Ngài phải vắng mặt, chớ ngày kia đến việc thì Ngài cũng trở về làm xong nhiệm vụ, vì nhiệm vụ ấy, với kẻ khác dù có tài hơn cũng không thể thay thế Ngài được.

Nói tóm lại, với sứ mạng của Đức Thầy, đến chừng nào Hội Long Hoa được khai mở cách rõ ràng cho muôn mắt đều thấy,những người thiện, kẻ hiền đức được trở lại vị cũ, nghĩa là những người tiền kiếp có gieo duyên lành với Ngài, hiện giờ họ cùng một nhịp quay về con đường Phật Pháp và những kẻ đã làm được việc lành, việc phước, từng bố thí chẩn bần, từng thi ân lập đức,đến ngày Hội Long Hoa họ sẽ chứng đắc quả vị tại tiền. Và công việc làm của Đức Thánh Vương ở thời kỳ nầy khi nào được xong xả, đem lại sự an lạc cho dân, cho nước, nói rõ hơn là Ngài được tức vị hẳn hòi: và điều chót hết là nền đạo Phật được trở lại chơn chánh, từ hạng tại gia, hạng xuất gia đều giữ giới luật tinh nghiêm, không sự chê bai nhau hay dối trá nhau, chừng ấy sứ mạng Đức Thầy mới tạm gọi là xong. Nhược bằng ngày tận diệt chưa tới, Hội Long Hoa chưa mở, kẻ làm ác chưa quay đầu, với người làm lành, làm phước chưa hưởng sự vui tươi, nhứt là Đức Thánh Vương chưa tức vị, nền Phật Giáo chưa được quang minh, thì nhiệm vụ Đức Thầy còn nặng và Ngài còn trụ thế lâu ngày để làm xong sứ mạng. Mặc dù kỳ xuống thế nầy Ngài gặp nhiều tai ách và bị Ma vương khuấy nhiễu song Ngài không nao núng và nhờ các vị Long Thần Hộ Pháp luôn luôn bảo vệ Ngài được bình an, nên sớm muộn gì Ngài cũng làm xong phận sự.

HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại Lược vài khoảng về sứ mạng của Đức Thầy (đang xem)
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H

HẾT



Đánh giá bài viết

4.98/32 rates

Print Friendly and PDF
0

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật