- ĐẠO PHẬT
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Pháp môn của Đức Thầy, gồm có hai pháp: học Phật và tu Nhân. Sở dĩ học Phật mà tu Nhân, vì trong đạo chúng ta thuộc hạng tại gia cư sĩ, nghĩa là tu tại nhà, còn lo sanh hoạt cho sự sống trong gia đình và trong xã hội. Chúng ta chưa ly gia cắt ái như các nhà sư hay ni cô, nên về mặt đạo nhân cần phải giữ cho tròn vẹn.
Loạt bài vừa qua để xử sự trong đạo nhân; còn bắt đầu từ đây trở lên nói về đạo Phật.
Trong chỗ tu hành, dĩ nhiên chúng ta phải biết vì đâu chúng ta phải tu? Tu đây để làm gì? Và đến nơi nào? Nghĩa là phải hiểu rõ lý do của sự tu, và sự tu ấy, phải nhứt định theo ý nguyện của mình. Cũng như mình muốn đi đâu thì trước phải biết đường đi nước bước: từ đâu đến đâu. khi đi có mục đích và lúc trở về, về tới chỗ cũ được. Như thế mới khỏi làm lỡ dở công trình.
Bữa nay chúng ta suy luận coi tại sao chúng ta cần phải tu?
“Nhìn Phật Giáo mà tìm cái lý
Coi tại sao ta phải tu hành”
Đức Thầy bảo mỗi người phải nhìn ngay giáo pháp của Phật, để tìm rõ ý do vì đâu Ngài dạy chúng ta tu hành.Trong sự tu hành ấy, vì sự thống khổ của xác chất giả hợp mà tu? Vì danh lợi mà tu? Hay muốn được người đời tôn làm ông Tiên, ông Phật mà tu?
Để trả lời câu hỏi tại sao chúng ta cần phải tu, tổng quát có ba nguyên nhân.
-Nhờ gặp giáo lý chơn chánh mầu nhiệm của Đức Thầy.
-Nhờ tin ở luật nhơn quả rất nghiêm minh.
-Nhờ nghĩ đến sự khổ của thân và ngày tận diệt của nhơn loại.
Rất may thay! Trong khoản mê lầm ấy, Đức Thầy ra đời đem lời vàng ngọc vẽ trong giấy mực cho bay luyện khắp vùng nầy, đến vùng khác, chúng ta được đọc đến những ý nghĩa cao thâm, hiểu rõ kiếp người là giả tạm trong thời gian sống rất ngắn ngủi mà tạo bao nhiêu tội trạng chồng chất như núi Thái sơn, hốt nhiên chúng ta sực tỉnh lại việc quấy phạm của mình đã làm vừa qua mà bắt đầu ăn năn hối cải tu hành theo Phật đạo.
Nghĩ như thế, chúng ta mới gấp rút tu hành; vừa trau giồi đức hạnh đầy đủ, thi thiết việc bác ái, nhân từ; giúp nước thì thanh liêm, hành đạo thì lo tu bồi công đức rộng lớn; và điều chúng ta cần trau sửa hơn hết là thân mình,miệng mình, ý mình giữ được thanh tịnh chơn chánh, không làm điều tà vạy, nói lời sai ngoa và không vọng khởi ác ý.Nếu chúng ta làm được những điều tốt như thế, chắc không quả khổ xấu xí nào trả lại được.
Xét như thế, thấy xác thân con người là mộng huyễn, tuy có hình ảnh nói, cười, nhưng khi thức giấc rồi chẳng có thấy gì nữa cả. Và chúng ta còn nhận thấy xác thân không khác nào cầu xí, chứa đủ vật ô uế, vì thế mà chán bỏ lòng trần gấp rút tu niệm.
Còn một điều khiến chúng ta tu hành hơn nữa là quả Địa cầu của chúng ta sắp sụp đổ để quét sạch các tệ đoan từ lâu để lập lại kỷ ngươn mới. Nếu biết trước cuộc trần sắp tang điền biến hải, mọi vật không tồn tại, mà chúng ta còn cạnh tranh theo vật chất thì uổng lắm công phu chẳng ích gì! Chi bằng, chúng ta gấp rút tu hành, hướng về cửa Phật, trau tâm trỉa tánh cho không còn tội phạm; và những điều phước đức dù nhỏ lớn gì chúng ta cũng không bỏ qua, cứ com kỉnh việc lành từ ngày nầy đến ngày khác, dầu cuộc thế có thay đổi cách nào hay Diêm Vương có nghiêm khắc thế mấy cũng chẳng hành khổ chúng ta được. Chẳng những thế, cảnh Tây phương hay cõi Niết bàn còn dành sẵn cho chúng ta an trụ.
Vẫn biết không quí xác thân tạm giả, nhưng để mất rồi thì ngày kia chưa chắc kiếm lại được; nếu bây giờ mình làm ác, sau bị đọa vào súc sanh, địa ngục thì không dễ gì gặp Thầy, gặp Phật để tu hành được.
Do chỗ xét nghĩ ba khoản vừa qua, chúng ta không ngần ngại đến thọ giáo Đức Thầy hay tự đến trước bàn Tam bảo qui y. Trong việc tu hành nầy, trước độ được chúng ta, kế đó cứu vớt được Tổ tiên cha mẹ, chót hết tiếp cứu quần sanh thoát chốn mê đồ.
Nói tóm lại,
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật (đang xem)
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật (đang xem)
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT