ĐIỀM TĨNH
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
- ĐIỀM TĨNH
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Lòng được kiên trinh, mặt được điềm tĩnh, chính con người ấy sẽ được đủ điều kiện thông suốt việc lớn mà họ không bao gi biểu lộ dáng kiêu mạn hống hách hốp tốp trong việc làm, nh vậy mọi điều gì của họ đang làm hoặc sắp làm kẻ khác đoán biết được và họ sẽ thành công rực rỡ.
“Sĩ điềm tĩnh tiểu nhơn lấn lướt,
Thời vận hèn dụng nhược thắng cang”.
Đó là lời của Đức Thầy, Đức Thầy tả một kẻ sĩ lúc nào cũng điềm tĩnh, mặc dù lòng mình có ý chí mưu đồ đại cuộc nhưng vẫn tỏ ra tầm thường. Vì thế kẻ tiểu nhơn khinh thường lại còn lấn lướt. Nó chẳng ngờ kẻ sĩ trong lúc còn hèn yếu thì phải dùng cách nhu nhược để thắng cang cường, những là lấy mềm mại thắng cứng rắn, như giọt nước mềm mà soi phủng được đá. Trường hợp nầy, là cảnh ngộ của Đức Thầy, mặc dù Đức Thầy chứa đầy ý nguyện cứu thế đạo, cứu quốc dân song gặp phải thời quay vận kiểng đành phải nén chịu kẻ tiểu nhơn húng hiếp, miễn sao mình đạt được chí cả.
Những kẻ được lòng điềm tĩnh họ luôn luôn biểu lộ sắc mặt của họ những nét thản nhiên, lặng lẽ và cử chỉ lời nói của họ rất êm đềm. Gặp những lúc rối rắm họ không hề ra dáng sợ sệt và không có cử chỉ lau chau mà vẫn điềm tĩnh để tìm lẽ hay ho, hầu giải quyết được việc ấy. Họ không như bao nhiêu người khác gặp những thắng lợi thì vui vẻ tươi cười, rủi chạm cuộc thất bại loạn ly thì ra tuồng buồn rầu hốt hoảng.
Con người đang lúc vật lộn với đời mà giữ được điềm tĩnh thì mọi việc ắt nên, chẳng khác nào cột đồng trấn ở rún biển làm cho sức lớn của biển được bình định. Tánh điềm tĩnh giúp cho con người, quan sát việc nầy, tìm hiểu việc nọ được rõ ràng không lầm lạc sai thất sẽ đoạt đến kết quả của chúng ta muốn. Có được điềm tĩnh mới có ý nghĩ hay ho,mở mang công việc làm của chúng ta chóng đến thành công thắng lợi. Và nhờ có điềm tĩnh, dù gặp việc bất trắc xảy ra,mắt chúng ta không lảo đảo, lòng chúng ta không nghi ngờ thất bại và không cử chỉ hấp hối đáng tiếc. Hoặc trường hợp chúng ta suất lãnh một việc quan trọng trong xã hội, hay cầm đầu một đám người trên đường tranh đấu, dù gặp lúc nguy kịch mà mình điềm tĩnh, tỏ ra tự nhiên, khiến họ thấy cử chỉ bình thản của mình mà trở lại đủ nghị lực làm theo lịnh của mình, chẳng những khỏi bị thất bại còn được thắng qua những trở ngại ấy.
Cần sử dụng tánh điềm tĩnh như sau đây:
-Một là khi mình thắng, được có người khen ngợi rồi mình tỏ ra kiêu căng tự đắc, khiến cho kẻ bại không ưa, cố sức tăng cách trả thù.
-Hai là đến khi mình thất bại thì kẻ mà mình đã chê trước kia họ trở lại chê mình gấp hơn mấy muôn lần của mình chê họ. Như vậy đâu có ích lợi gì? Vả lại việc làm của mình được thắng lợi chẳng khác: liệng cục đất lên trời coi chừng nó sẽ rớt lại mặt mình; liệng cục gạch xuống nước coi chừng nước văng ướt mình trước. Nghĩa là việc gì của mình làm đều có phản lực tất cả. Như thế thì chúng ta hãy phòng bị từ cái lợi đến cái hại vì nó đều có thể trả lại cho chúng ta được cả. Có lo sợ rồi mới tránh việc hại cho mình về sau và tránh kẻ khác khỏi có cớ oán ghét mình.
Huống nữa, nếu người khen mà chúng ta vội mừng cho rằng hơn người và lấy đó làm đắc chí không lo tiến tới nữa, thì tiết tháo của chúng ta không thêm, trí não của chúng ta phải lụt trong một ngày rất gần.
Thế nên chúng ta chỉ dè dặt để tầm cách học hỏi các việc khéo éo hay ho để tiến đến chỗ toàn mỹ, không vì sự khen của người mà mừng, lời chê của người mà giận, luôn luôn điềm tĩnh như thường; quyền khen chê ở nơi người, chớ riêng mình vẫn điềm tĩnh để tiến tới chỗ xa hơn.
KẾT LUẬN: Với mục điềm tĩnh nầy, dạy chúng ta đứng trước tình trạng nguy biến, đứng trước câu hỏi đột ngột, đứng trước việc làm thắng lợi, khen ngợi hay những sự hiểu lầm, giận quấy của người đều phải điềm tĩnh để tìm cách hay ho thích đáng hơn, để định đoạt việc ấy được chu đáo. Kỳ dư các vấn đề khác cũng điềm tĩnh để tìm phương khéo léo, để giải quyết.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh (đang xem)
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh (đang xem)
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT