ĐỨC HẠNH
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
- ĐỨC HẠNH
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
“Rán giữ gìn luân lý tam cang,
Tròn đức hạnh mới là báu quí”
Câu ấy Đức Thầy bảo chúng ta hãy rán gìn giữ về mặt luân lý tam cang: Quân thần cang, phụ tử cang, phu thê cang. Song muốn tròn được luân lý tam cang thì mỗi người của chúng ta cần giữ gìn đức hạnh mới hợp ý và cũng là báu quí.
Lòng lành của mỗi người ấy là đức; nết tốt của mỗi người ấy là hạnh. Lòng lành ấy được ban rải khắp mọi nơi, nết tốt lấy làm gương mẫu cho xã hội. Tuy nhiên có được nết tốt mới làm được việc lành. Thế nên cả đức lẫn hạnh phải khắng khít không để rời bỏ nhau. Kẻ có được đức hạnh giống như người dựng ngôi nhà có được cái nền dẽ dặt, chắc chắn sẽ được ở lâu và vững vàng. Đã cho đức hạnh là nền móng thì lúc nào chúng ta cũng cần có nó và trau luyện thường ngày, đến khi nào chúng ta thấy đức hạnh nơi mình được đầy đủ nghĩa là không còn chỗ thiếu sót lỗi lầm.
(Những người có tài giỏi, trí cao siêu quần, bạt chúng mà thiếu đức hạnh chỉ thêm tai hại cho mình sau này và chẳng giúp ích được ai.)
Tại sao nói thế? Là bởi theo thường tánh thì đức chủ trì các lẽ chánh, trí hay xui những điều xảo, thế nên người chuyên mặt tài trí thường tự phụ hơn người và sanh nhiều mưu chước chiếm trên kẻ khác quá bất công thì đâu tránh khỏi: Cơ thâm họa diệc thâm. Mình dùng trí xảo quyệt đối với người ,thì người cũng dùng trí xảo quyệt đối lại, ấy là thường sự xưa nay. Nhưng hai con hổ tranh đấu nhau, con nào cũng nanh vuốt bén nhọn thì cả hai đều bị thương tổn. Xem thế có tài mà không có đức, có phải là tai hại chăng? Thêm nữa với những kẻ tự ỷ tài trí của họ thì họ thường mưu việc danh vọng, quyền quí không nghĩ đến điều nhân nghĩa, miễn chiếm trên và lấn hiếp được kẻ khác để cướp lợi. Kẻ khác vì bị họ áp bức lăng ngược quá nhục nhã cho nên họ cực lực chống trả lại diễn thành cuộc đấu tranh ghê tợn. Như thế kẻ có tài trí mà thiếu đức hạnh không khi nào thâu phục được ai. Dầu có thâu phục được cũng chỉ một số ít,( hạng người hùa hập, nịnh hót theo họ để hưởng lấy những lợi lộc quí quyền vậy thôi), chớ họ chẳng hề thành thật và đám người ấy chẳng làm được những gì hạnh phúc cho ai.
Xin lặp lại một lần nữa, giữa hai việc tài lẫn đức không thể rời nhau ở lúc nào cả nếu rời nhau thì không làm việc gì lớn lao được, vì rằng có tài mà không có đức chỉ chuyên sự xảo quyệt, làm thương tổn nhơn tâm, trái lại có đức không tài thì không được( khoán triển) thiện chí cho mau lẹ. Đức ví như cốt bánh xe, tài như căm bánh xe; cốt và căm không rời nhau mới làm cho bánh xe lăn được. Nếu có cốt mà không căm làm sao thành bánh xe để chạy; có căm mà không có cốt không thể giúp bánh xe lăn đi. Nên tài với đức phải dung hòa lại làm một sẽ được tiến đến mức hoàn thiện.
Tóm lại kẻ chuyên sống về tài trí của mình, chỉ là sống trên sự giả dối và tai hại, nên kẻ tu hành cần phải chuyên tâm vào việc đức hạnh, khiến mình được tư chất thanh cao như:
Nhân là tha thứ người lỗi lầm;
Từ là giúp đỡ kẻ khác cùng được sống đầy đủ;
Hòa là liên kết mọi người gây lấy hạnh phúc;
Nghĩa là quên mình để cứu người âm cơn nguy nàn, như là cứu kẻ thân quyến của
họ vậy.
Nói tóm lại, người có đức hạnh đối với đạo ngũ luân như: vua tôi, thầy trò, chồng vợ, anh em, bằng hữu họ luôn đối đãi phải nghĩa không khi nào kiêu căng phản bội.
Ngoài ra với những diêu động nhỏ nhít nơi thân của họ đều tập tánh có nề nếp điều hòa, không thái quá bất cập. Ví dụ: không phải việc khoác tay không khoác tay. Tiếng nói, giọng cười cũng vậy, nếu phải việc nên nói thì nói, đáng cười thì cười họ cân đoán từ chút, cho trở thành con người gương mẫu.
Họ có thể lột tất cả những gì bất công trong xã hội đời họ thường chủ trì lẽ trong sạch. Họ có sự hiếu thảo trong việc thờ cha kính mẹ; lúc cha mẹ còn sanh tiền họ lo cho được cơm no áo ấm và chỗ ở chu toàn; ngoài ra còn lo tu bồi đạo đức để cứu vớt phần hồn tổ tiên cha mẹ. Và họ lúc nào cũng cẩn trọng ở việc làm, lời nói, ý tưởng; vì họ thấy rằng việc làm và lời nói có tiếng động, có hình sắc thì kết quả cho bản thân: còn ý nghĩa không hình ảnh thì kết quả cho trí óc, nếu để ý nghĩ quấy thì làm cho trí óc tối mê; còn ý nghĩ chơn chánh thì trí óc mở mang sáng sủa. Nên họ luôn luôn cẩn trọng dè dặt từ giờ từ phút trong những việc ấy.
Người có đức hạnh dù có đảm nhận một chức vụ gì họ cũng luôn luôn giữ một mực hiền hậu, chơn chánh, không vì sự nghèo mà làm việc lếu, hay giàu mà kiêu cách và lúc nào họ cũng nói làm chắc chắn thành thật, nên giá trị của họ vẫn thơm tho.
Song người có đức hạnh thường xuất hiện trong cửa đạo vì đó là yếu điểm của nền đạo. Và cũng có do ông bà cha mẹ của họ được sự điểm hóa của Thánh hiền dạy lại họ tập theo, hay nhờ kẻ chung quanh uốn nắn mà họ tiêm nhiễm theo, nên việc đức hạnh nhiều người được biết và họ còn giữ gìn. Và đã lắm người có thiện chí muốn đem việc đức hạnh phổ thông rộng ra.
Tại sao đức hạnh cần được phổ thông? Là vì nó là nấc thang đầu của đức tánh và chính nó thường sản sanh mọi việc tốt lành. Song muốn cho đức hạnh đủ đầy và mau kết quả chúng ta cần phải chuyên học đạo ý để hiểu cách kềm hãm thói hư tật xấu, chừng đó chúng ta mới đến chỗ tốt đẹp trọn vẹn được và nhờ đó sẽ đi đến một kết quả về phần đức hạnh chắc chắn.
Đại để: Muốn cho mình được có đức hạnh, trước tiên rán chừa bỏ điều nhơ xấu nơi lòng rèn luyện cho lòng được tốt tươi, sự nói năng, trông ngó đều được tề chỉnh đoan trang thêm nữa là đặt mọi việc làm lợi ích cho cả người trong gia đình đến ngoài xã hội.
Nếu người giữ được đức hạnh suông theo lối tiêu cực, không phổ cập được nhiều người thì chẳng hóa ra người độc thiện kỳ thân ư? Chúng ta nên giữ đức hạnh theo lối tích cực, nghĩa là vừa làm cho mình có đức hạnh và làm cho mọi người đều được có đức hạnh như mình. Vậy mới gọi chơn đức hạnh.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh (đang xem)
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh (đang xem)
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT