Hành Bát Chánh Được Những Lợi Ích Gì?
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
- Hành Bát Chánh Được Những Lợi Ích Gì?
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
“Câu bát chánh rán mài chạm dạ,
Tứ mục điều người khá hành y”
Hai câu nầy Đức Thầy có mỹ ý khuyên mọi người phải rán ghi chạm tám điều chánh và phải được hành y tứ diệu đề.
Bởi đó là hai vấn đề quan trọng của những ai muốn tiến đến mức giải thoát.
Hiểu được đạo Bát chánh là điều rất cao siêu và nó có năng lực dìu dắt con người đến chỗ thoát khổ được, chúng ta không thể hiểu suông danh từ một của nó mà cần tìm hiểu đến chỗ cùng rốt của nguyên lý và cần phải biết đến chỗ lợi ích của nó như thế nào? Mới có giá trị. Bây giờ , chúng ta mạn phép thể theo lời của Đức Phật và Đức Thầy để kể sơ lược về vấn đề lợi ích của đạo Bát chánh ra đây hầu giúp nhau được hăng hái tu hành.
Cũng bởi sự phán xét sai lầm đã gây tội lỗi và gieo họa đau thương cho nhiều người, nên mục Chánh kiến dạy chúng ta:
1- Thứ nhứt, đứng trước bao cảnh phức tạp, mặc dù nó rất rắc rối, chằng níu giữa cái nầy đến cái khác như đứng trong bụi gai, song mình phải dùng trí năng én thép như cái kéo vanh cái nầy hớt cái nọ để moi tìm ra mọi việc cho mình khỏi có hành động sơ suất và khỏi gây thiệt hại cho mình hay cho người.
2- Thứ hai, không luận ở việc đời hay đạo, nếu việc ấy đến mình, mình hãy dùng óc sáng suốt để xem xét kỹ lưỡng, hiểu đến chỗ cùng tột của việc ấy, hầu tránh cho mình không bị thấy lầm, làm sái, gây tội khổ cho ai cả.
3- Thứ ba, cần phải hiểu ngay rằng: mọi việc trong trần lụy nầy toàn là cùm, là trăng, là những xiềng xích để trói buộc những ai mó tay vào, xâm phạm đến nó; có thể kể cho cõi trần như là ngục tối, người sanh vào đây là bởi nghiệp tội ở kiếp trước, mình không thể tham đắm nó, tuy phải ăn, phải mặc, phải sống như bao nhiêu cái sống của người khác, nhưng tâm hồn phải giữ cho thanh tịnh cao siêu vượt ngoài vòng tục lụy.
4- Thứ tư, cần phải hiểu biết nhân quả không những nó trả lại cho việc mà nó còn trả lại cho ý nghĩ của chúng ta nữa; như việc làm có hình thể; có tiếng động thì nó trả lại cho sự chửi mắng, tù đày, đánh đập, nghĩa là bị hình phạt bằng hình thức; còn ý nghĩ nó không hình tướng, không sắc màu mà người cứ nghĩ quấy thì nó sẽ trả lại cho đầu óc bị tối tăm, bị điên đảo một cách vô hình.
Thế là luật nhơn quả được công bằng không những ở việc hữu hình luôn đến việc vô hình, nghĩa là việc làm của mình nó trả lại cho mình cả hành động đến tư tưởng. Vì vậy, mình phải đồng thời kềm chế cho thân đừng tạo tác điều quấy và ngăn ngừa trí não đừng nghĩ ngợi việc sái, phải luôn luôn trầm tư, mặc tưởng để khảo nghiệm tìm hiểu được những điều hay ho tốt lành hầu giúp đỡ cho đời.
5- Thứ năm, phải nhìn nhận giáo pháp của Đức Phật là tuyệt cao, tuyệt diệu hơn hết, nó là chiếc thuyền to, cây cầu lớn đưa nhơn sanh khỏi bến mê, xa biển khổ được đến chỗ giải thoát cõi sanh tử luân hồi. Chúng ta cần phải đeo đuổi Phật pháp cho đến khi nào hiểu hết, thấy hết những việc làm huyền bí trong đó, khi đó tự thấy mình đứng đắn một Phật tử.
6- Thứ sáu, phải quả quyết rằng: những phù hay, phép giỏi không đưa mình đến chỗ giải thoát, mà nó chỉ lòe gạt mình trong đôi chút rồi biến mất. Chẳng những thế, có nhiều khi nó làm hại đến mình nữa, ví dụ: có nhiều người tự cho mình là có phù phép giỏi rồi sanh ra tự kiêu, tự đắc, có ai đụng chạm đến thì trổ tài đối địch, nên thường hay bị hại.
Bởi vậy chúng ta coi phù phép ấy là sự thường, không nên mong mỏi ỷ lại vào nó.
Sau khi thật hành được Chánh kiến thì được có sáu món lợi ích:
1- Thứ nhứt, người ấy mặc dù đương sống trong chỗ rối loạn ngàn màu muôn sắc pha trộn lẫn nhau, giữa tiếng người, tiếng cầm thú reo hò xáo náo, nhưng họ cũng vẫn quan sát hiểu biết từ cái một trong ấy, không lầm lạc.
2- Thứ hai, người ấy tâm được ròng rã một mực chánh đáng, mặc dù họ không phải kềm chế, khỏi cần cẩn thận mà việc quấy cũng không đưa đến họ. Nhứt là trong việc làm của họ ít bị lỗi phạm hay sơ sót.
3- Thứ ba, người ấy ngó vào mọi sắc đẹp, như ngó nộm giấy, như hình của kẻ thuật sĩ, hóa ra chớ không phải là hình thiệt, nên lòng họ không hề tham đắm, không hề vọng khởi những điều tà.
4- Thứ tư, người ấy từ ngoài đến trong thâm tâm của họ lúc nào cũng được ăn nhịp với nhau một việc làm lành làm phải, đúng đạo lý, có lợi ích cho quần sanh.
5- Thứ năm, người ấy được thấy rõ nơi ổn tánh của mình cũng có đủ Tam bảo: Phật bảo là giác, Pháp bảo là chánh, Tăng bảo là tịnh, mà lúc nào họ cũng tùy thời, tùy cảnh, tùy theo tâm ý của mỗi người để làm những việc cứu độ.
6- Thứ sáu, người ấy cặp mắt lúc nào cũng được sáng suốt, nhìn phủng qua tất cả vật, không có thứ ma nào dùng phép linh ám ảnh gạt gẫm họ được, họ soi thấu cốt tủy của mỗi thứ, vì thế họ không lầm lạc. Nhứt là nơi lòng họ luôn luôn tự do, thật hành theo lẽ phải, theo ý muốn chánh đáng của họ.
Tóm lại, mỗi khi người hành được chánh kiến, thì trong chỗ xem xét không còn lầm lạc nữa, thường thấy những việc lợi ích đều làm cho chúng sanh được nhờ nhõi đến.
Theo Đức Thầy đã bảo: “Con người trong cõi trần phần đông thường hay bị ý dục vọng, lòng ham muốn xúi biểu chạy chọt cào cấu những lợi lộc, những vị danh, lo cho có quyền quí tước phẩm hơn người, nhứt là lo việc vợ đẹp hầu xinh, chồng giàu rể cả: Do đó ao nhiêu tâm hồn ý tưởng cứ điên đảo mãi và giam cầm mãi trong việc tham dục ấy, không còn biết nghĩ đến điều giải thoát hay việc đức hạnh.
Nếu con người cứ để đầu óc vào những việc lợi danh tình ái một cách tiểu ti eo hẹp, thì chi cho khỏi phải gây lấy điều tội lỗi xấu xa, làm hoen ố phong hóa nước nhà và thương tổn tổ đức, có nhiều khi cho tâm hồn thêm chìm sâu đáy bể.
Với khổ huống ấy, ai xem qua mà không bi ly thống trách cho phần đông người chưa khỏi ác mộng, còn say sưa luyến ái mọi cảnh dục lạc mà ngày nầy ngày nọ cứ vùi giẫm sanh sống trong đó, không biết chỗ tội phước, chẳng hiểu rõ Địa ngục hay Thiên đường. Bởi đó mà mục Chánh tư duy dạy chúng ta:
1- Thứ nhứt, lúc nào cũng phải giữ tâm được lặng lẽ sõi sàng, hầu có đủ năng ực đủ trí linh đối phó với các cuộc rối ren, mọi cảnh xáo náo giữa cõi trần. Vì sao? Bởi nếu người sống trong cảnh rối rắm mà tâm không được bình tĩnh thì không thể tránh khỏi sự nhận lầm hiểu sái, dẫn đến chỗ lầm lỗi gây sự thương tổn cho người khác hay cho mình.
2- Thứ hai, mặc dù hoàn cảnh bắt buộc mình phải sống chung đụng với nhiều người rất đê tiện xấu xa, song mình luôn luôn giữ tư tưởng trong sạch, không để luồng gió tục thổi vào và cũng chẳng cho kẻ khác dùng màu sắc đen tối nhuộm dơ tâm mình; phải ví mình như hột ngọc minh châu một màu trong sáng dù bao nhiêu bùn, bao nhiêu mực cũng không làm dơ nó được. Như thế mình mới có đủ sức cảm hóa kẻ xấu trở lại được tốt như mình.
3- Thứ ba, cần phải đem hết sự hiểu biết, tài sáng suốt của mình ra tìm kiếm được chơn ý, được thấy sự thật cả vũ trụ nhân sanh để tùy tiện thật hành cái đạo giữa mình đối với mọi người, giữa mình đối với Trời Phật và mình đối lại tâm hồn của mình. Đối nhơn sanh cần phải làm sao đem lại cho họ những đức tánh nhân hòa, tâm hồn hỉ xả có lợi ích chung; đối với Trời Phật mình làm sao vừa tôn kính các Ngài và vừa làm theo những lời của các Ngài chỉ dạy; đối với mình thì chính mình tự trị lấy mình đừng có hành động xấu xa, lời nói độc ác hay những ý tưởng đê hèn.
4- Thứ tư, mình hãy quay cái thấy, cái nghĩ, cái nghe trở lại tâm hồn của mình để tìm làm sao, kiếm làm sao được con đường giải thoát, làm cho mình đứng ngoài cái già, cái bịnh và cái chết chóc đau thương. Muốn được thế cần phải có lòng hy sinh, vui với đạo đức mà chịu nghèo; vui với tu tỉnh mà hy sinh những điều khó, chỉ quyết tâm làm cho sự tu của mình đi đến quả phẩm được đầy đủ, công hạnh được tròn trịa, như thế gọi là đắc đạo.
5- Thứ năm, mỗi khi đến trước bàn Phật hay các bàn thờ , mình đều tập trung tất cả đức tin, tất cả ý niệm làm một: vừa hết lòng thờ kính ơn trên Trời Phật và vừa tha thiết cầu khẩn các Ngài dùng oai linh, huệ lực ủng hộ cho cả thảy dân chúng trên quả Địa cầu mau hưởng được sự sống an ninh và mọi nghề nghiệp được phú túc. Như thế sẽ cứu được họ khỏi cảnh cơ cẩn lầm than và được cuộc sống ninh bình trên thế giới.
6- Thứ sáu, trong mỗi ngày mình đều có để đầu óc nghĩ tưởng đến phương pháp nào hay, lời nói nào chánh, hầu cứu vớt được quần sanh còn đang ngủ vùi trong ác mộng, nghĩa là mình phải moi vét trong đầu óc của mình đem ra những điều sáng suốt, những lẽ nhiệm mầu để đánh thức kẻ hung trở lại hiền, người dữ trở lại lành, kẻ giả dối trở lại chơn thật. Như thế mình sẽ cứu họ chỉ bị một kiếp khổ nầy thôi, chớ sau đây họ được siêu thoát đến cảnh giới bất sanh bất diệt của cõi Niết Bàn.
Khi mình đã hành xong Chánh tư duy thì được sáu món lợi ích:
1- Thứ nhứt, là được tránh khỏi mưu kế của người muốn gạt mình, tránh khỏi liên hườn kế của kẻ khác, kẻ khác không thể dùng mưu mẹo gì làm cho mình rối loại đầu óc, để rơi vào bẫy của chúng được.
2- Thứ hai, hột giống trí huệ nơi mình càng ngày càng được nảy nở tươi tốt thêm ra, cho đến khi được toàn vẹn sáng suốt bề trái cũng như bề mặt, bề dọc cũng như bề ngang, mỗi mỗi đều được bắn ra tia sáng soi rọi khắp nơi, không còn bị mờ ám, lạc lầm nào nữa.
3- Thứ ba, đối với việc lớn như quả Đất, nhỏ như hột bụi mình cũng đều soi phủng đến cội gốc của nó được, nghĩa là bất tất việc gì hay thứ nào mình cũng được biết tường tận để tránh những điều lầm lẫn, chỉ làm việc lợi ích cho nhơn sanh.
4- Thứ tư, đầu óc của người khác có ý nghĩ gì, tâm tánh của họ khởi ra cái muốn nào, chính mình đều được thông hiểu hết, biết rõ hết, nên tùy theo đó mà giúp đỡ họ, khiến họ được hài lòng, hầu có gây lấy tình cảm, gây lấy sự kính mến ở họ để độ họ biết tu hành, làm việc đạo đức như mình.
5- Thứ năm, đối với các từng lớp dân chúng, cao hơn hết là hạng vua chúa, thấp hơn hết là hạng dân dã, mình luôn luôn lấy lòng từ ái đối xử với họ; có thể giúp đỡ họ những phương pháp giải thoát; nâng đỡ họ, dìu dẫn họ một cách tận tụy. Nói rõ hơn là lòng thương yêu họ chẳng khác nào như người mẹ thương con, chẳng hề tiếc rẻ một điều nào mà chẳng giúp đỡ họ.
6- Thứ sáu, các nghiệp mê lầm, mọi lòng sân si phiền não nơi mình được dứt xong, chỉ còn tâm đại từ, lòng quảng ái, làm hết cái phước nầy kế làm cái lành nọ, toàn là những điều có lợi ích, có phước duyên cho toàn cõi nhơn sanh.
Tóm lại khi người hành được Chánh tư duy, nghĩa là được có suy nghĩ hoàn toàn chơn chánh rồi thì chừng ấy không còn bị ngoại cảnh làm mê loạn đầu óc, cũng như chẳng còn sự ám ảnh nào làm điên đảo trí năng; đối với việc làm nào cũng được nhớ tưởng ở sự lợi ích vừa cho mình, vừa người khác được sống một cái sống an lạc như nhau.
Còn về mặt chơn ý thì tự mình moi móc ra từ cái và hiểu hết chỗ tinh vi của nó, nên chi sự hành đạo được hoàn toàn chơn chánh ảo đảm đến chỗ thành công.
Theo Đức Thầy đã dạy: “Đối với hạng người tu hành tại nhà, cố nhiên là họ phải có những hoạt động để cung phụng cho đời sống của họ, hoặc phải làm ruộng rẫy hay buôn gánh bán bưng, hoặc vào các sở lãnh lấy những công việc công tác thường ngày, với việc làm nầy chỉ có mục đích đủ cơm ăn áo mặc vậy thôi. Mặc dù đời sống của hạng người ấy, bắt buộc họ phải làm những việc nầy việc nọ hằng ngày để kiếm tiền nuôi thân, song hành động của họ khác hơn hành động của kẻ đầu trộm đuôi cướp, nghĩa là họ không hề để tâm tìm làm những nghề nghiệp gì xảo trá, gian tà, cũng như họ chẳng hề mó tay cướp lấy của người khác một cách bất nhơn. Tại sao thế?
Bởi họ nghĩ rằng: sự sống của người khác cũng như sự sống của mình, những món của họ có, họ đã hao nhiều tâm lực mới làm ra được, bây giờ mình cướp lấy đi tức là gián tiếp giết chết họ; mà giết chết họ thì không tránh khỏi nghiệp oan trả lại cho mình phải đói khổ ở ngày kia. Nhứt là phải nghĩ họ là nhơn loại là đồng bào, thì mình nên giúp họ hơn giết họ, vì họ đói như mình đói.
Hơn nữa họ nghĩ rằng: sở dĩ phải đi làm công nầy việc nọ là vì còn xác thân phải ăn phải mặc thì cần làm ra tiền ra thóc để nuôi sống, để tu đức vậy thôi, chớ họ không phải như thường tánh của kẻ khác, lo làm được giàu sang, se sua chưng dọn; họ không chuộng vật chất, vì vậy họ không hề cướp giựt của người khác.
Bởi những nghiệp tà là ác nhân. Nó thường gây lấy khổ quả, khiến cho con người lúc sống bị xã hội đào thải, gia đình phiền giận; khi thác bị đọa vào Địa ngục; súc sanh chịu lấy mọi sự hình phạt, mọi thống khổ để trả lại việc làm lúc sanh tiền.
Do đó mục Chánh nghiệp dạy chúng ta:
1- Thứ nhứt, đối với các ngành buôn bán: không đặt rượu hay trữ rượu bán lại cho người khác; không lòn lỏi mua á phiện bán sỉ bán lẻ hay lập tiệm hút; không dụ dỗ gái tơ, rù quến trai trẻ làm việc mãi dâm; không nhân lúc hàng hóa khiếm khuyết mua trữ để bán mắt, và nếu mình có của, kẻ khác đến vay bợ không nên ăn i quá nhiều. Nghĩa là với những nghề nào có tánh cách lợi dụng mình mà hại người thì không nên làm, cần phải tìm làm những nghề nghiệp ngay thật có tánh cách nhân đạo, miễn giúp cho đời sống mình được no cơm ấm áo, mà lại khỏi phải chịu lấy nghiệp tội về sau và cũng không gây điều nhơ nhuốc cho dòng dõi.
2- Thứ hai, đối với mạng sống và điều vui vẻ nơi gia đình của người cũng như của mình, mình lấy tư cách một kẻ đã giác ngộ luân lý nhân đạo cần phải giúp đỡ họ, giữ gìn tiếp với họ cho được an toàn; tránh hẳn không được có những việc làm cò bẫy hại mạng của người; cũng không thấy nhiều người hạnh phúc lại đâm ra ganh ghét mưu mẹo để phá hại, nhứt là không nên dùng tâm trong việc mưu sát, đánh đập họ một cách vô nhân đạo, có ý thức dã man.
3- Thứ ba, đối với người khác dù họ được tài sản sự nghiệp to tát gấp trăm ngàn lần hơn mình, mình không nên động lòng tham lam quần tụ những bọn côn đồ, phường phá hoại làm những việc cướp bóc hay thâu đoạt của họ. Trái lại cần phải tôn trọng sản nghiệp của họ cũng như của mình, có thế có những tổ chức để bảo vệ chung, cùng được sản xuất chung để khiến cho nền kinh tế giữa người và mình được phồn thịnh. Mình có thể có những cách khéo léo hơn để làm cho trong xứ những kẻ quá giàu, hạng quá nghèo được trở lại điều hòa, nghĩa là đừng để cho đòn cân sanh sống bị chênh lệch quá nhiều. Song phương pháp ấy phải hợp đạo lý, chớ không như kẻ vô thần đi lấy của người lại gọi là san bằng cấp tư sản.
4- Thứ tư, đối với loài vật, mặc dù chúng nó là loài ngu độn, thường bị làm vật tư dưỡng cho loài người, cho giống mạnh, nhưng dù sao chúng nó cũng biết tham sống sợ chết, hơn nữa chúng nó vì nghiệp trước quá mê si, quá tham khác, mới đọa làm loài mang lông đội sừng, chúng ta nên lấy lòng nhân đức che đỡ chúng nó để khỏi sự tàn sát của giống mạnh quá tàn nhẫn. Tránh hẳn, không được trong lúc vui thích đem giết hại chúng nó để cười chơi hay vì sự đòi hỏi của khẩu dục lúc bất thường: đã dùng bữa rồi mà còn họp bè, họp bạn sát hại loài vật làm món ăn trông quá phung phí. Chẳng những chúng ta không nên trực tiếp giết hại chúng nó, lại cũng không giết bằng cách gián tiếp là đem mối cho người khác giết.
5- Thứ năm, trên thế gian chỉ có lẽ công bằng là một vị chúa tể giải quyết được tất cả vấn đề, mà nếu người làm trái lẽ công bằng sẽ gây chiến tranh, gây tai nạn, lường lận, cướp đoạt giữa người nầy với người khác. Chúng ta cần tránh những nghề nghiệp làm môi giới cho cuộc tranh tụng hay làm biện hộ cho vụ kiện thưa mà trong việc ấy chúng ta có ý binh vực cách bất công, nghĩa là việc quấy mà mình cãi cho phải, kẻ đặng mà mình viện nhiều cớ cho họ thất, kẻ thất mà mình viện nhiều cớ cho họ đặng, khiến cho người phải chịu ưu tư sầu não tím ruột bầm gan vì bị sự oan khúc. Nhứt là trong những việc làm lớn hơn nữa là lãnh phần ngoại giao đại diện cho xứ mình đi đến các nước nói chuyện, không nên
vì nguồn lợi cho xứ mình, hay vì muốn cho dân tộc mình mạnh mà nỡ xúi người đánh nhau, gây ấy sự giết chóc khổ thảm. Nếu mình biết xúi người đánh nhau, thì họ cũng biết xúi mình đánh nhau. Đó là lẽ cố nhiên của luật báo ứng và rất thông thường của tâm tánh người đời, không nên làm.
Khi hành được Chánh nghiệp thì được sáu món lợi ích:
1- Thứ nhứt, con cái mình được giữ lòng trinh bạch chánh đáng, mặc dù sống trong chỗ phồn hoa đô hội hay là gần những xóm đĩ thõa điếm đàng, song cũng không làm nhơ tiết con cái mình được. Thân thể của mình vẫn được cường tráng và xinh lịch, khiến cho gia đạo khỏi phải bối rối về việc tật bịnh; dáng mạo của mình khỏi bị người khác trông vào sanh lòng ghét bỏ; trí hóa của mình được thông minh, nhận xét mau lẹ, tìm hiểu rạch ròi khỏi có những sự lầm lẫn làm hại người. Ngoài ra, đối với người khác mặc dù họ có nhiều mưu mô, nhiều mánh lới, có những chước xuất quỉ nhập thần cũng không làm sao gạt gẫm mình được; và đối với gia đình của mình vẫn được đủ no đủ ấm, khỏi phải lâm cảnh cùng khổ khốn đốn.
2- Thứ hai, đời sống của mình được trường thọ. Và trong khoản sống ấy, thường được không những kẻ trong thân mà đối với người ở ngoài cũng được đem lòng thương yêu giúp đỡ cho mình những phương tiện, những cần thiết. Chẳng những thế mà đối với các loại phi nhân dị chủng cũng đem lòng cung kính mình và nếu mình cần đến họ thì họ cũng giúp đỡ mình được toại ý.
3- Thứ ba, những tài vật điền sản của mình không bị người khác đem lòng cướp phá, chỉ được mọi người đem lòng thương yêu và gìn giữ cho.
4- Thứ tư, đối với các loài vật, chúng nó vì quá cảm mến lòng nhân đức của mình, mà thương hay xoay nhiễu bên mình tỏ ra muốn mình dìu dắt và tiếp độ chúng nó.
Trường hợp nầy như trường hợp Đức Phật Thầy ở núi non đã độ thú cầm. Sở dĩ độ được chúng nó là nhờ công đức rất lớn, trí huệ to tát, khiến chúng nó không đem lòng hung dữ phá hại, lại trở nên hiền lành dễ dạy.
5- Thứ năm, trong đời của mình khỏi bị những hàm oan, những nghiệp báo đeo đuổi phá hại, vì trước kia mình không gây ác nghiệp với người, nên khỏi phải các điều khổ ấy. Kỳ dư, đối với mọi người khác, mình khỏi phải bị họ dùng quyền uy cường thế để bức bách áp chế mình trong vấn đề nào.
6- Thứ sáu, trên đường tu học của mình, từ chỗ cải ác tùng thiện, từ chỗ làm một ít điều lành, một vài việc phải lần lượt bước lên đến mức tối cao: đạt được quả giác của Bồ tát hay Như Lai.
Tóm lại, một khi tất cả nghề nghiệp của mình đều giữ gìn chơn chánh thì sẽ thấy cái lợi ích, trước hết những oan nghiệp, những ác nhân không hề đem lại cho mình được; kế đó lòng của mình vừa thấy vui vẻ và lặng an không có sự hốt hoảng lo lắng sợ sệt như bao nhiêu người khác. Vì sao? Bởi mình đã xét rõ những việc làm của mình vừa qua toàn là chơn chánh, chỉ giúp người chớ không hại người nên mình tin chắc rằng không việc gì buồn thảm trả lại cho mình được, thành thử lòng vẫn an vui.
Theo Đức Thầy dạy;“Đối với kẻ tu hành đã quyết tâm đến chỗ giải thoát thì mặc dù những thị dục, tức những lòng ham muốn có lớn lao thế mấy, có sức cám dỗ bao cao và nó có nhiều cách ép ngặt mình bao nhiêu đi nữa, cũng không để nó làm cho mình bỏ lòng tin tưởng Trời Phật được. Với lòng tin tưởng ấy phải được đứng vững như núi Thái Sơn và sự khao khát đạo lý rộng lớn như bốn biển Bốn biển có thể cạn, lòng khao khát chơn ý không thể hết; núi Thái Sơn có thể đổ nhưng đức tin Trời Phật không khi nào mòn. Được như vậy, tức là được lòng tin tấn- Có tin tấn tức có ngày được thành đạo.
Đã có nhiều người, lúc mới vào đạo thì lòng vẫn hăng hái, sớm chiều hương nước bái lạy không sót; biểu lộ dáng đạo mạo hiền đức chẳng ai bằng. Song cái hình dáng ấy, cái hăng hái ấy, chỉ được trong lúc đầu, sau lại buông lung sa ngã theo vật chất, theo tiền bạc, có đôi khi lại bỏ chánh đạo theo tà đạo. Như thế là tai hại cho sự tín ngưỡng của mình, vì nó chẳng đưa mình đến chỗ vinh diệu, lại thường dắt mình vào chỗ cuồng tín thảm khốc, gieo lấy nghiệp duyên với lũ ma quỉ. Đứng trước tình cảnh ấy, mục Chánh tin tấn dạy chúng ta:
1- Thứ nhứt, cần phải có tâm lực mạnh mẽ để đàn áp được, thắng qua được tất cả sự vọng động ham muốn vạy dò nhơ xấu ở nơi lòng và thệ nguyện trọn đời mình vẫn theo mãi con đường chánh đạo của Đức Phật đã khai mở. Nhứt là quyết tâm àm đúng theo phương pháp của Thầy Tổ đã dạy trong kinh sám. Thầy Tổ dạy mình cần làm những gì, cần bỏ những gì, thì mình nên y, cứ theo đó thật hành một cách đúng đắn.
2- Thứ hai, tâm lực của mình phải được thêm phần mạnh mẽ để truông qua tất cả gai chông gành hố làm trở ngại trên con đường tu học và đánh đổ ruồng rẫy tất cả các sắc ở bên ngoài đương rù quến, đương cám dỗ, đương lăm le nhiễu hại mình, cốt làm cho mau đạt đến mục đích của mình đã nhứt định trên việc tu hành niệm tưởng Trời Phật.
3- Thứ ba, tâm lực của mình phải được thêm sức mạnh mẽ, chẳng những để mình không bị lôi cuốn của những tà thuyết cho rằng: không có Trời Phật, không có Địa ngục Thiên đường, mà lại mình còn thêm được sức phá đổ những tà thuyết ấy để vạch cho quần chúng, cho các giới, thượng, trung, hạ lưu được thấy rằng có Địa ngục, có Thiên đường, có Trời Phật Thần Thánh; để rồi giữa mình cùng những người ấy đồng quay về Phật pháp, cùng tin tưởng luật nhơn quả báo ứng, cố gắng tu hành đến chỗ không còn bị bánh xe luân hồi lôi cuốn nữa.
4- Thứ tư, lòng mình được phấn phát lên để noi theo tấm gượng từ bi bác ái của Đức Phật; có của đem của giúp cho người những khi đói khát nghèo ngặt; có hiểu được đạo lý, đem đạo lý chỉ bảo cho người trong lúc tối tăm; có sức lực mạnh mẽ, có phương tiện hay ho đem ra cứu cấp người trong cơn nguy biến và quyết lật đổ thành kiến nhơn ngã, đánh tan lòng ích kỷ của bao nhiêu tánh phàm.
5- Thứ năm, lòng mình được phấn phát lên, dám hủy bỏ thân xác trong việc cứu cấp tai nạn của mọi người, chỉ làm cho mọi người được ở yên, sống vững, khỏi binh lửa, khỏi hoạn họa không màng đến thân xác của mình đau khổ hay mất mát.
6- Thứ sáu, lòng mình được phấn phát lên để gội rửa tất cả tội lỗi, tất cả hung ác ở nơi thân tâm của mình; và mình rán tìm làm những việc phước đức, những điều từ thiện, khiến người khác được thọ hưởng nhiều ít trong việc lợi lạc.
7- Thứ bảy, lòng mình được phấn phát lên, làm cho sức tự giác càng lúc càng có nhiều quyết chí tu hành cho đến khi nào hoàn toàn thành công đắc quả: trước nhứt là đời mình khỏi luân hồi, kế đó cứu Tổ tiên cha mẹ, quyến thuộc của mình được khỏi bể mê, sau hết mình sẽ tùy tiện cứu độ được chúng sanh còn đang say đắm cõi dục lạc, được đến chỗ liễu sanh thoát tử.
Nếu ai thật hành được Chánh tinh tấn nầy thì được bảy món lợi ích:
1- Thứ nhứt, giống Phật tánh nơi mình không bị màn vô minh che lấp, được đâm chồi nảy lá đến kết quả đầy đủ.
2- Thứ hai, ngoài sự cung kính của người đời còn được quỉ thần khâm phục, nền đạo quả của mình đến phút cuối cùng sẽ được thành tựu.
3- Thứ ba, được sức không sợ sệt, dù ở chỗ ác thú hay đứng trước hung thần. Ngoài ra lại được thành tựu viên mãn đạo hạnh Bồ Tát.
4- Thứ tư, được người đem lòng tín ngưỡng cung kính như là cung kính Đức Phật Di Lặc.
5- Thứ năm, được các giới chúng sanh đem lòng qui hướng, như là qui hướng Đức Phật Thích Ca.
6- Thứ sáu, trí lực diệu minh nơi mình được mau đến chỗ mở tỏ cực điểm.
7- Thứ bảy, sẽ được các Phật ở mười phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Thượng phương và Hạ phương) ủng hộ gia trì cho mình sớm đến được quả Bồ Tát bất thối, nghĩa là đến quả vị không còn sụt lùi cõi luân hồi nữa.
Tóm lại, khi hành được Chánh tin tấn thì không bị rớt trong đường súc sanh, địa ngục, ngạ quỉ, nếu còn đứng trong cõi Ta bà thì vẫn được tự do đi lại chỗ nọ chỗ kia phương tiện thuyết ra chánh pháp của Phật hay là bày việc bố thí để độ rỗi được chúng sanh khỏi chốn mê đồ, thoát vòng oan nghiệt của tứ khổ.
Theo đây Đức Thầy nói rằng: “Theo phần đông người đời thường tìm kiếm đủ cách để điểm tô xông ướp xác thân và chỉ nuôi xác thân bằng những hành động không được chánh đáng”.
Vì thế làm cho trí huệ càng lúc càng điên đảo mờ ám, không còn nghĩ đến chỗ sâu xa của Phật pháp, cũng như chẳng quản đến việc biến hoại của xác chất. Nói rõ hơn là những hạng người ấy, chỉ biết làm sao cho thân được no ấm, được sang trọng, được lầu đài xe cộ lộng lẫy nguy nga; và kèm theo đó là họ muốn cho được thỏa mãn dục vọng của họ thôi, họ chẳng màng kể đến xác thân nầy ngày kia phải già bịnh, chết chóc. Do họ đem bao nhiêu tin tưởng, bao nhiêu tâm lực vào việc làm bổ dưỡng cho xác thân, khiến trí huệ không có cơ phát triển lại bị vật chất bao phủ, vì vậy người mới trở lại ngu muội tối tăm.
Đối với kẻ quá chuyên sống theo vật chất bỏ mất tinh thần thì chẳng khác nào người mù lầm lủi trong gai hố, không thể tránh khỏi sự nguy hiểm trong một ngày kia. Thế nên mục Chánh mạng dạy chúng ta:
1- Thứ nhứt, cần phải sống với tinh thần sáng suốt, đúng theo chơn ý không nên mê theo những lý thuyết bông lơn, câu chuyện hoang đường, bày điều huyễn hoặc làm chuyện lòe mắt người đời. Những phép thuật ấy, lý thuyết ấy, có linh thính, có hiển hách cách nào mình cũng chỉ coi đó là lối ma mị chẳng bền lâu, chỉ trong một hồi rồi tiêu mất, quyết không đắm mê, không cầu cạnh. Vì sao? Vì nếu đeo đuổi theo nó, sẽ vì nó mà xa lìa bổn tâm mình, quên mất bổn tánh mình, như thế chẳng khác nào nhà dột mà trông mưa, bịnh nguy mà uống thuốc độc sẽ có hại cho mình, chẳng những đời sống mà luôn cả tinh thần đạo đức nữa.
2- Thứ hai, chớ theo cách sanh sống quá ích kỷ, chỉ biết lo cho mình được tiền rương, lúa lẫm, nhà rộng, của nhiều, chẳng giúp đỡ ai manh quần tấm áo, không phù trợ ai chai thuốc bát cơm, chỉ làm những điều có hại cho người trong chỗ ăn lời lãi quá nhiều hay lường công cướp việc lắm kẻ; cần phải đi theo lẽ công bằng; trong lời nói hay việc làm đều phải cân nhắc, phải biện phân cho bằng thẳng, không nên muốn lợi cho mình mà hại người, cũng như chẳng vì người không hiểu mà mình nỡ lừa dối phỉnh gạt, luôn luôn ăn ở có nhân đạo; biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
3- Thứ ba, dù gặp phải cảnh nghèo nàn khốn khổ, cơm không đủ no, áo không đủ ấm, nhưng chẳng vì đó mà làm việc nịnh nọt bợ bưng người khác để chen húp quá hèn hạ, luôn luôn sống với cái sống trong sạch cao cả; thà chịu đói mà chết, không nên lùa nịnh ai.
4- Thứ tư, không nên mưu cầu cho cuộc sống của mình được lầu son cửa tía, xe ngựa rình rang, chỉ nên sống theo cách đơn giản: không để lõa lồ, không để đói khát, chỉ làm sao cung cấp cho thân xác đủ ăn, đủ mặc mỗi ngày, để tìm được con đường bất sanh bất diệt là đủ rồi. Như thế, lúc sống được bình thản: khỏi tội lỗi với ai trong những việc làm bất chánh. Chẳng những thế, lại còn được sống về mặt tinh thần được tiêu dao, linh hồn được siêu tục, ngày mạng chung được nhẹ nhàng gót sen về cõi lạc bang.
5- Thứ năm, cần tránh tất cả việc bóng chàng lên xuống, không sống theo lối lơ lửng ngây ngất của kẻ mê hoặc theo lối dị đoan, phải sống đúng với tinh thần của con nhà học Phật: lấy thiền định làm bản thể, dùng trí huệ làm tánh mạng, đem linh hồn đặt vào hoa sen ở cõi Cực Lạc, siêu sanh thoát tử, tịch tịnh an nhiên. Được thế, tức là không còn bị vấn vít trong cõi ngũ trượt nữa.
Khi hành được Chánh mạng thì được năm món lợi ích:
1- Thứ nhứt, là trí huệ được mở mang, đè nén phá trừ được tánh nhiễm ô phiền não si mê.
2- Thứ hai, được sống một cách nhẹ nhàng thư khoảng, không bị sự ràng buộc của cảnh trần, được tự do đi ngay đến đạo Bồ đề giải thoát.
3- Thứ ba, mặc dù phải sống chung lộn với mọi người, nhưng tâm vẫn được lặng lẽ sáng sủa, không điên đảo, không si mê theo bao nhiêu kẻ phàm tánh.
4- Thứ tư, thân thể tướng mạo được ngay ngắn chỉnh tề, toàn thân: mắt, tai, mũi, lưỡi đều được tốt tươi đầy đặn và được sống lâu.
5- Thứ năm, thường phát tâm từ bi, làm những việc bố thí, không những bằng của cải mà đến đạo ý cũng đều đem giúp đỡ cho mọi người một cách thành thật chẳng khác nào người mẹ lành lo lắng cho con cái khỏi sự thiếu hụt vậy.
Tóm lại, khi mạng sống của người được giữ đúng đường chơn chánh, tức được chánh mạng, thì chẳng còn lưu trệ trong cõi uế độ, cũng như những cảnh huống hung ác không đưa lại cho mình được và cả thân với tâm lúc nào cũng thấy nhẹ nhàng vui vẻ. Khi quả đã muồi, nhân đã mãn thì được tự do vào cõi giải thoát một cách vô ngại.
Đức Thầy bảo rằng: “Sáu căn thường nhiễm sáu trần. Con người vì muốn trưởng dưỡng xác thân cho đủ mọi bề cơm ăn áo mặc và mọi sự yêu thích khác nữa, mới sinh ra lắm việc làm tội lỗi. Các việc tội lỗi ấy, lòng ham muốn là cội gốc. Trong chỗ ham muốn làm những nghiệp tội vẫn có nghiệp của miệng lưỡi trong đó. Vì sao? Vì muốn được những lợi ích cho mình mà lắm khi phải nói hai lưỡi, nói thêu thùa, nói hung ác, nói láo xược không những với người ở ngoài mà lại còn luôn người trong nhà nữa. Lời nói sai chạy sự thật thường có hại rất nhiều. Sự hại ấy hoặc cho mình hay cho người về mặt tinh thần hay vật chất, mà đối với đạo nhân hay đạo Phật cũng đều ngăn cấm việc ấy”. Do đó mục Chánh ngữ dạy chúng ta:
1- Thứ nhứt, bất luận già trẻ, nam nữ lúc nào cũng cần phải tập rèn trau sửa cho lời nói của mình được đúng với sự thật và nói một cách chơn chánh thông minh; thà chạm đụng với người, chớ không nói dối.
2- Thứ hai, trong lúc đàm luận với người ngoài hay kẻ trong nhà cũng đều nói một cách ngay ngắn, phân biện rành rẽ, đem những điều sái quấy chưa ai được biết để vạch ra, chỉ rõ ra cho người được thấy hầu sửa đổi, khiến cho họ bắt đầu từ đó trở đi không còn tái phạm nữa.
3- Thứ ba, bất luận đối với người lớn hơn mình hay kẻ nhỏ hơn mình cũng đều phải dùng lời lẽ hiền lành, câu chuyện nền nếp và có đức hạnh. Câu chuyện ấy được tốt tươi sẽ khiến cho người nghe có thể tập tành theo mà cải sửa tâm tánh, nết na trở nên hiền lành chơn chánh. Như thế là một việc làm rất lợi ích. Nói rõ hơn đối với kẻ trên mình như: ông bà, cha mẹ, anh chị, cô bác hoặc người trưởng lão, mình đều lấy những lời chân thật và tốt lành để trình bẩm, không vì người lớn tuổi sớ sết mà mình lại dùng những câu khéo léo để dối phỉnh qua mặt họ; đối với người dưới mình như là: con em, cháu chắt hay những hạng còn thấp tuổi hơn mình, mình vẫn dùng lời lẽ có đức hạnh và lương thiện chỉ bảo khuyên nhắc, khiến cho chúng nó học đòi theo. Đó cũng là một cách uốn nắn chúng nó trở nên con người lịch sự trong xã hội sau này. Chẳng nên thấy chúng nó ngu muội, nỡ dùng lời cao kỳ hay mưu mẹo lừa gạt chúng nó để lợi dụng vào việc bất chánh.
4- Thứ tư, vào lúc nào cũng vậy, vẫn phải dùng những lời lẽ thành thật khuyên nhủ kẻ xa người gần, kẻ thân người sơ, già trẻ lớn bé chẳng hạn, khiến họ làm những điều phải, tạo mọi việc lành đem lại sự ích lợi cho nhơn quần xã hội. Nhứt là công việc ấy được phù hợp với tinh thần đạo đức.
5- Thứ năm, đối với kẻ có quyền thế to, tiền bạc nhiều ở trong thân hay người ngoài cũng vậy, mình vẫn không dùng những lời lẽ nịnh lùa ton hót họ đặng kiếm lợi danh tiền của. Vì những hành động ấy, sẽ làm mất giá trị của mình, khiến người ta coi thường mình; mà nếu người ta coi thường mình thì sẽ làm nhục quyến thuộc mình và gián tiếp làm hổ dòng dõi mình. Đó là việc xấu hổ chúng ta không nên làm.
6- Thứ sáu, trong mỗi ngày đều nói ra những lời dịu dàng êm ái, không cần phải nói văn hoa, không cần phải nói cao kỳ, nhứt là không nên sửa môi mép ra vẻ cách điệu khó coi: cần nói lời dễ nghe dễ hiểu, nói gọn gàng và thành thật khiến người nghe vui vẻ, lại mình cũng khỏi phí thì gi nói nhảm vô ích. khi người vui nghe câu chuyện của mình nói ra, tức họ sẽ vui làm theo ý kiến của mình phác họa; nếu họ
vui nghe theo ý kiến của mình để làm được việc tốt, đó cũng là phương tiện đem lại sự lợi ích cho mọi người vậy.
Mỗi khi thật hành được chánh ngữ thì được có sáu món lợi ích:
1- Thứ nhứt, mỗi lời của mình nói ra sẽ được người khác đầy lòng tin tưởng, khi họ tin tưởng tức nhiên họ thật hành theo, nếu họ thật hành theo sẽ làm việc lợi ích cho xã hội nhơn quần.
2- Thứ hai, mình sẽ khỏi phải bị người khác bày điều, đặt chuyện ngạo nghễ bao biếm, hoặc vu khống mình trong việc có hại.
3- Thứ ba, mình sẽ khỏi phải mang nạn ách vì lời nói, ngược lại nhờ lời nói mà tạo cho mình rất nhiều công đức. Tại sao? Vì lời nói hợp đạo ý, đúng nhân nghĩa và cứu được người khỏi mê si, khỏi tội ác, như thế gọi là lời nói có công đức.
4- Thứ tư, về lời nói của mình sẽ được tuyệt diệu trỗi hơn, hay hơn và có đặc cách siêu tục hơn người khác. Sở dĩ được có lời lẽ siêu vi như thế, là nhờ ở trí huệ của mình xuất phát ra.
5- Thứ năm, trong lúc sống chung với mọi người sẽ khỏi phải bị hại, trái lại còn được nhiều người tốt lành kết bạn. Còn địa vị ở vào cấp nào cũng đều được vững vàng đến phút cùng rốt, nhờ ở sự ủng hộ của toàn cả nhơn sanh.
6- Thứ sáu, những lời nói gì của mình đưa ra được người khác nhìn nhận và khen ngợi, nhứt là họ rất vui vẻ học theo từ chuyện một của mình đã bảo. Trong chỗ học hỏi ấy họ không hề chán nản. Tại sao? Vì trong lời nói hay câu chuyện ấy, ở chỗ này phải như thế này, đến chỗ khác phải như thế khác, rất thích hợp và dễ nghe. Vì vậy họ không nhân chỗ nào chê bỏ được.
Tóm lại, một khi người hành đúng Chánh ngữ thì khỏi phải bị khổ áo nơi lỗ miệng; không bị sứt mẻ tật nguyền. Và không bị lỗ miệng làm cho mình hay gia đình mình thọ hại, trái lại lỗ miệng thường có mùi thơm tho như hoa sen. Đó là kết quả quí báu của người hành đúng Chánh ngữ.
Lời Đức Thầy đã nói: “Tâm trí của con người phần đông hay có những sự tưởng nhớ các việc nầy, việc nọ: Những điều của mình đã có thì tưởng nhớ làm sao gìn giữ cho được còn mãi, hiện gi món đồ để đâu và đối với người khác có được hơn không? Một khi vật của mình lại bị mất đi thì lòng nhớ mãi, cốt tìm đủ cách kiếm lại cho được, nhược bằng món ấy, bị kẻ khác cướp thì tìm cách giành giựt lại. Còn những điều chi của mình chưa có mà kẻ khác đã có thì lòng vẫn hối thúc làm sao cho được có như người vậy. Khi việc đó được có rồi thì lại càng mến tiếc không muốn cho ai dòm hành rờ mó vào được. Hoặc đối với những việc làm có được thành công thì lòng vẫn man mác tưởng nghĩ đến và tự thấy sung sướng khoái lạc, thường tỏ vẻ tự đắc công việc của mình làm, người khác chẳng thể làm được. Khi việc ấy thất bại, thì lộ vẻ bực tức, xấu hổ, rồi tự tâm tìm đủ cách để hồi phục lại. Nói rõ là những sự tưởng nhớ ấy, toàn là do thất tình lục dục, xúi biểu con người tạo tác lắm điều, bày ra đủ việc để cung cấp mọi lạc thú cho lòng ham muốn của con người”.
(Thất tình là: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, cụ.
Lục dục là: danh vị, tài lợi, sắc dục, tư vị, hư vọng, tật đố).
Những tình những dục ấy, nó không ngoài việc làm cho các lợi danh, có thê thiếp, có uy quyền to tát, có tiền của vinh dự mỗi mỗi điều ấy trong lòng người vẫn ghi nhớ và lo liệu tối ngày để thực hiện cho kỳ được. Do đó, khiến con người lăn lóc giựt giành mãi với bao nhiêu người khác mà từ cổ chí kim chưa được mấy người thoát khỏi, chỉ thấy càng ngày càng chìm đắm trong ba đường sáu nẻo chịu sự hình phạt gớm ghê của tứ Khổ.
Do sự niệm tưởng việc bất lành, ghi nhớ vật xằng xiên, rồi dẫn đến chỗ thật hành tà khúc gây lấy quả khổ cho chúng sanh nhiều đời, nên mục Chánh niệm dạy chúng ta:
1- Thứ nhứt, thay vào những niệm tưởng lợi danh cần phải niệm tưởng những phương pháp cao siêu chơn chánh để thật hành cho đúng giáo pháp của Đức Phật Thích Ca chỉ giáo, phải cương quyết rửa bỏ tất cả đầu óc mơ mộng, những chuyện hoang đường dơ bẩn không ăn nhập vào đâu mà lại làm cho đắm đuối cả tâm hồn lẫn xác thịt.
2- Thứ hai, thay vào những ghi nhớ việc làm tổn nhơn ích kỷ, cần nhớ đến sự giúp đỡ đồng bào khi túng cùng, phò trợ nhơn loại lúc hữu sự, cốt làm sao giúp đỡ đời sống giữa người cùng mình ngang bằng nhau, cùng đầy đủ như nhau hầu thực hiện cõi sống an vui hạnh phúc. Với những điều nào lợi cho mình mà thiệt hại cho người, cần phải chừa bỏ ngay.
3- Thứ ba, thay vào ý tưởng nghịch nhi, cần phải ghi nhớ đến công ơn sanh đẻ dưỡng nuôi của cha mẹ, cha mẹ đã từng mang nặng đẻ đau, sún cơm bú sữa, biết bao nhọc nhằn lo lắng cho con thì bổn phận của người con cần phải tận tâm báo đáp. Trong việc báo đáp ấy, gồm cả hai việc tinh thần và vật chất. Về mặt tinh thần luôn luôn tu cầu cho cha mẹ khỏi nẻo trầm luân và lúc hiện tiền cần làm cho cha mẹ vui lòng.
Về mặt vật chất cần làm nghề chánh đáng cho có tiền thóc, vải ô để cha mẹ có cơm ăn áo mặc. Những hành động bất hiếu, đối với đứa con hiền thảo cần tránh bỏ ngay.
4- Thứ tư, thay vào tâm tánh ngạo mạn, cần phải biết ơn Đức Phật, cung kính Đức Phật, vì Đức Phật đã từng cứu độ quần sanh đã chịu bao nhiêu sự khó khăn lắm lời chỉ bảo.
Sản nghiệp của Đức Phật là giáo lý của Ngài để lại chúng sanh mà hầu hết mọi người đều nhờ đó làm kim chỉ nam, làm mặt Trời mặt Trăng, thấy biết được phương hướng lối đường, tránh được chỗ nguy vong khốn khổ trên đời. Những điều ấy, chúng ta nên ghi chạm vào tâm khảm, rồi lấy ra từ việc một trong gương hạnh đó, để thật hành cho đến chỗ chí chơn chí mỹ.
Hãy trừ bỏ tất cả những điều nghi ngờ dụ dự, hãy mạnh tin mỗi lời của Đức Phật đều đúng sự thật; điều nào Đức Phật chỉ, hẳn có chẳng hề không.
5- Thứ năm, thay vào những ý niệm quá tôn trọng thân mình, cần phải nhớ ngay cái xác chất hiện hữu của mình đang mang đây là tứ đại (đất, nước, lửa, gió) hợp thành, sớm muộn gì nó cũng tan rã theo định luật của cơ tạo hóa, mà dù chẳng đợi ai nhắc đến mình cũng tự thấy cần phải tu. Vì cái già, bịnh và chết không chờ mình, và ngày giờ trôi qua vẫn trôi qua chớ không ngừng nghỉ. Khi hiểu ngay đến thân là giả, cõi đời là mộng ngày tháng không chờ mình và các dục tình thường làm cho mình rớt trong hố sâu tội lỗi, thì cần phải đầy đủ cương nghị, dũng cảm để thắng các ma chướng nơi lòng, hầu thực hiện được đạo giải thoát.
6- Thứ sáu, thay vào tấm lòng chấp nê cõi trần là vĩnh viễn trường tồn, cần phải nghĩ ngay kiếp đời của chúng sanh đầy dẫy thống khổ mà mình cũng là một chúng sanh ở trong cõi ấy, nếu không chóng tu hành thì không thể tránh khỏi sự nhận chìm của bao lượn sóng dục tình; hãy nên cương quyết lên, đạp phá tất cả chướng ngại trên con đường tu học, để thực hiện được chí cao siêu của mình. Để làm gì?
Để trước cứu mình khỏi chìm đắm trong bể tục, kế đó cứu chúng sanh còn mê muội có cơ hội tỉnh thức. Như thế mình sẽ theo dõi lòng đại bi của Đức Phật vậy.
Mỗi khi hành được chánh niệm thì được sáu món lợi ích:
1- Thứ nhứt, được các vị thiên long, quỷ thần ủng hộ mỗi ngày, khiến các tà ma, quỷ quái chẳng hề dám lân la nhiễu hại mình được.
2- Thứ hai, về phước đức cũng như trí huệ nơi mình được mỗi ngày mỗi to lớn thêm, gồm theo đó là thêm được đức hạnh. Đức hạnh ấy, càng bữa càng đầy đủ, cho đến không còn cặn cáu nào trong đó. Do đó, khiến người khác trông đến mình sanh lòng kính mến.
3- Thứ ba, các Phật ở mười phương trông vào sự tu hành và đức hạnh nơi mình gồm đủ, nên các Ngài đem lòng yêu kính, âm thầm ủng hộ bảo bộc cho, nếu phước đức mỏng khiến càng dày, trí huệ kém, khiến càng ngày càng được thêm hơn. Và các Ngài ủng hộ cho mình từ địa vị người cư sĩ tại gia lần lượt đến phạm vi xuất gia hành theo Bồ tát giới.
4- Thứ tư, mình được có phước đức, trí huệ rộng lớn, khiến cho những việc làm của mình mau thành công, thành công một cách rực rỡ và kỳ diệu hơn mọi người, do đó được mọi người họ đem lòng khen ngợi và kính phục, thường hay xoay nhiễu xung quanh tỏ lòng hâm mộ và tín ngưỡng.
5- Thứ năm, nếu mình chưa đủ sức thành tựu chứng quả kiếp nầy, thì kiếp sau sẽ chứng đến bực đại Bồ tát, thân hành sáu độ, gồm đủ sáu thông, có đủ sức phổ hóa chúng sanh. Nghĩa là độ được các giống có tâm tình giác ngộ.
6- Thứ sáu, những bức màn vô minh đang bao phủ đều bị cắt đứt, bao nhiêu nghiệp chướng từ lâu nẩy chồi đâm rễ bây giờ bị nhổ lên, thân tâm của mình được thong thả không bị cảnh ngoại trần ràng buộc. Đối với cảnh ngoại trần, mình không bị dính mắc một mảy nào, nên thường đi lại vô ngại.
Tóm lại, khi hành đúng Chánh niệm thì những ý thức vọng đông, những tâm tưởng mê mờ hiện ra hình ảnh nầy, tướng mạo khác che phủ trí hóa của mình sẽ không còn nữa, mà là chỉ trở lại đầu óc của mình màu sáng suốt rỗng không.
Nói rõ hơn, trong lòng chỉ còn một Chánh niệm từ bi hỉ xả, nhờ đó lúc nào mình cũng yên vui để thi hành đạo giải thoát.
Đạo giải thoát ấy, không những được đặt lên cho mình mà đến cả chúng sanh nữa.
Theo đây, Đức Thầy thống trách: “Con người phần nhiều có những định ý: giàu thì muốn cho giàu thêm; sang thì muốn cho sang cả; chức nhỏ muốn cho được thăng lên to, nhứt nhứt điều nào họ cũng muốn cho một ngày một thêm lên sự sung sướng cao sang phần mình, chớ ít khi nghĩ đến việc làm công lợi công nghĩa được sự nhiều ít cho nhơn quần xã hội. Nói rõ hơn, phần đông người ta thường hay có những ý nghĩ hẹp hòi ích kỷ chỉ biết sống riêng, lợi riêng vậy thôi. Do chỗ người nầy cũng muốn sống riêng lợi riêng, người khác cũng muốn sống riêng, lợi riêng, mà cả hai hạng ấy trở thành hai thái cực một nóng một lạnh, chống chỏi ganh đua gây cuộc tranh đấu giữa loài người; nhỏ gây giặc nhỏ, lớn gây giặc lớn thành một bãi chiến trường trong nhơn loại. Với ý định nhỏ nhen thấp thỏi, chỉ là ý định xấu xa chẳng làm lợi cho ai, không đem sự tốt đẹp cho thiên hạ, vì vậy mục Chánh định dạy chúng ta”.
1- Thứ nhứt, cần phải lóng lặng cái tâm của mình để tìm hiểu coi ngoài cõi ảo mộng này, bèo bọt này còn có cõi nào được lâu dài bền bỉ, được sống mãi, khỏi lo dệt mà có mặc, khỏi cày cấy mà có cơm ăn, khỏi cưa xẻ mà vẫn có nhà cửa ở không? Nghĩa là tìm thấy được ngoài cõi nầy, còn có cõi khác trang nghiêm hơn, tốt đẹp hơn, con người không tranh đấu, không tham lam, không chém giết, không dối mị, thì cương quyết thêm lên theo phương pháp của Đức Phật chỉ dạy hầu sang qua cõi ấy, để hưởng sự khoái lạc trường tồn vĩnh viễn hơn.
2- Thứ hai, phải lóng lặng cái tâm của mình, để dẹp phá bức màn vô minh đã che phủ tâm trí từ vô thỉ đến giờ , để được thấy rõ bổn tâm rỗng không và sáng sủa khắp cùng mười phương, ngang giáp bốn bề, không còn bị vướng mắc trong cảnh u buồn sợ sệt và chẳng còn vương vấn tình cảm hay ghét ghen trong thế gian, nhứt là sẽ khỏi phải chịu sự luân hồi chuyển kiếp trong cõi ta bà khổ hải.
3- Thứ ba, hãy lóng lặng lòng mình để tìm hiểu được nguồn gốc của xác thân do tứ đại giả hợp, nó chịu dưới định luật của sự sanh, lão, bịnh, tử, dù làm vua cũng có ngày phải già phải chết, không giữ còn mãi cái xác thân son trẻ để hưởng sung sướng trong cảnh đài các phi tần mãi được. Nói rõ là phải tìm hiểu xác thân nầy giả dối, nay còn mai mất không chừng, và bên trong xác thân chứa đầy dơ bẩn: gan, ruột, phổi, phèo, đàm đạnh, cứt đái, hễ tắt hơi độ ba ngày thì nó phát ra mùi hôi thúi nặng nề, dù thân thích cách mấy cũng không thể nào gần hay ngửi được.
Do đó lòng của mình hết còn luyến ái, hết còn tham dục. Luyến ái cái gì? Cái xác thân. Tham dục cho ai? Cho xác thân. Mà xác thân là giả dối dầu có luyến ái, có tham dục cách mấy cũng không giữ còn được, chỉ một việc làm vô ích, một việc làm tạm giả, một việc làm ảo mộng, nên trừ bỏ đi là hơn. Thay vì tham của đời để tham pháp mầu của Phật, hầu có cứu độ chúng sanh; thay vì luyến ái thân xác phàm phu hãy luyến ái cõi báu của Đức Phật là tịch tịnh an vui, mới gọi là người hiểu rõ cuộc đời giả tạm.
4- Thứ tư, hãy lóng lặng cái tâm của mình để hiểu được chơn tâm của tất cả chúng sanh với mình đồng một thể, nó không hình sắc, không ranh giới, chỉ khác nhau ở chỗ mê ngộ thôi; nhược bằng mỗi người đều tỏ ngộ như nhau, thì được sáng suốt như nhau cả, chẳng khác ánh sáng nọ ánh sáng kia khi hòa nhau cũng đồng một thể sáng. Nghĩ thế, chúng ta đối với kẻ già người trẻ, kẻ thân người sơ không còn phân biệt, vẫn sanh lòng cung kính. Khi biết cung kính mọi người là phải biết thương xót họ còn mê hay tạo nghiệp ác, nên mãi còn trong tục lụy, rán cứu vớt khỏi bể trần.
5- Thứ năm, hãy lóng lặng cái tâm của mình, để tìm hiểu rõ vạn vật trong vũ trụ: những vật lớn như núi, rộng như sông; những vật nhỏ như tro, như bụi cả hai cũng đều giả dối cả. Biển giả có khi biến đổi thành đất đồng; non núi có khi sụp đổ thành biển giả, cát bụi cấu hợp thành cồn bãi...
Thế thì toàn cả vạn vật trên quả đất này, do sự cấu hợp mà thành có, cũng như hợp lại cây, lá, ngói, gạch cất thành cái nhà, khi quăng riêng ra từ món thì không thành cái nhà được. Hiểu thế chúng ta không còn chấp cõi nầy là thật có và không còn chấp nê đắm đuối những gì sản xuất ở cõi nầy nữa, hãy rán về cõi Cực Lạc là cõi không còn sự biến hoại.
6- Thứ sáu, hãy lóng lặng cái tâm của mình để đè nén tất cả thị dục, tham lam, sân nộ, si mê và diệt sạch được ngũ dục: mắt không nhiễm sắc, tay không nhiễm tiếng, mũi không nhiễm mùi, lưỡi không nhiễm vị, thân không nhiễm sự sung sướng, khiến cho bản tâm của mình được lặng sóng, gương trí huệ hiện ra một màu sáng chói, soi phủng cả núi cả non, cả vạn vật gấp bội hơn ánh trăng trong giữa trời. Đối với mọi cảnh ở ngoài, sang hèn, giàu nghèo, vua quan, dân dã, không để cho mình phải lầm lạc cõi trần, mọi sự lòng mình không nhiễm ô, không tham đắm, không để cho mình bị lượn sóng dục tình nhận chìm trong bể khổ, chỉ quyết tâm đi thẳng đến con đường giải thoát vào cõi chư Phật an trụ.
Vì các Ngài khỏi sự sanh, già, bịnh chết; chúng ta hãy đến đó cùng hưởng sự an vui như các Ngài vậy.
Khi hành được Chánh định thì được bốn món lợi ích:
1- Thứ nhứt, không còn lòng mê đắm mọi hình sắc tốt xấu trong cõi trần, lúc nào cũng được thấy bản tâm diệu minh chơn như của mình.
2- Thứ hai, không còn bị mơ tưởng mộng mị dắt mình vào những tạo nghiệp hung ác tội lỗi; tâm tánh mình luôn luôn được giao thông với cõi thường tịch quang minh ở Cực Lạc một cách rộng lớn không cùng không tận.
3- Thứ ba, không còn bị các tướng phân biệt người và ta, của người và của ta, giam hãm hồn xác vào chỗ chênh lệch âu lo nữa, vẫn thấy thân tâm đến chỗ bình đẳng, đối với người nầy cũng như đối với người khác không còn chỗ phân biệt thấp cao. Nhờ đó các giới chúng sanh đem lòng cung kính cúng dường.
4- Thứ tư, không còn bị các tướng nhơn duyên cấu hợp trên đời làm mê mờ loạn động tâm trí; tâm trí thường được tự tại đến chỗ nầy như chỗ khác, đến chợ búa như đến thôn quê, thường được thung dung vô ngại. Nói tóm lại, là mình không bị vướng mắc cảnh nào, dù cảnh ấy cực kỳ điêu xảo cũng vậy. Nhờ đó mà mình được khỏi bánh xe luân hồi và có đủ phương tiện cứu độ quần sanh.
Tóm lại, khi người tâm được Chánh định, tức sự loạn động không còn nữa, trở lại sáng suốt phân tách ra từ việc nầy đến việc khác, hiểu rõ ràng, thấy tường tận như xem chỉ ở lòng bàn tay. Nhân thế, mới biết đâu là đường về Cực Lạc, đâu là nẻo xuống ngục Vô gián: trước làm cho mình khỏi bể mê, sau đưa các chúng sanh đến cõi bất sanh bất diệt.
Tứ mục điều người khá hành y”
Bởi đó là hai vấn đề quan trọng của những ai muốn tiến đến mức giải thoát.
Hiểu được đạo Bát chánh là điều rất cao siêu và nó có năng lực dìu dắt con người đến chỗ thoát khổ được, chúng ta không thể hiểu suông danh từ một của nó mà cần tìm hiểu đến chỗ cùng rốt của nguyên lý và cần phải biết đến chỗ lợi ích của nó như thế nào? Mới có giá trị. Bây giờ , chúng ta mạn phép thể theo lời của Đức Phật và Đức Thầy để kể sơ lược về vấn đề lợi ích của đạo Bát chánh ra đây hầu giúp nhau được hăng hái tu hành.
HÀNH CHÁNH KIẾN:
Đoạn nầy Đức Thầy nói rằng: “Theo phần đông người ta thường bị lòng tự tôn lấy mình quá nhiều mới bị mờ ám trí huệ, trong chỗ nhận xét không được kỹ cương, nên thường có những hành động đi sai với sự thật. Tại sao thế? Bởi người ta càng tự tôn trọng huyễn thân của mình thái quá, mỗi mỗi việc làm nào cũng nghĩ đến nó và chu cấp vật nầy đến vật khác cho được cao sang danh vọng như mọi người, thành thử đầu óc bị chôn nhốt trong đó; không nghĩ đến chỗ cao xa hơn, huyền diệu hơn mới bị đời lôi cuốn trí hóa mờ ám, làm sai siển chơn ý. Trong lúc hành động sai siển ấy, hoặc vì thiếu sự sáng suốt, hoặc vì có những thù riêng hay lợi tư mà con người nỡ nhúng tay trong việc làm táo bạo; hoặc giả cứ nhắm mắt làm những việc bất công. Do đó đã khiến cho nhiều người vì mình mà phải chịu oan khúc, phải chịu đau khổ.Cũng bởi sự phán xét sai lầm đã gây tội lỗi và gieo họa đau thương cho nhiều người, nên mục Chánh kiến dạy chúng ta:
Thế là luật nhơn quả được công bằng không những ở việc hữu hình luôn đến việc vô hình, nghĩa là việc làm của mình nó trả lại cho mình cả hành động đến tư tưởng. Vì vậy, mình phải đồng thời kềm chế cho thân đừng tạo tác điều quấy và ngăn ngừa trí não đừng nghĩ ngợi việc sái, phải luôn luôn trầm tư, mặc tưởng để khảo nghiệm tìm hiểu được những điều hay ho tốt lành hầu giúp đỡ cho đời.
Bởi vậy chúng ta coi phù phép ấy là sự thường, không nên mong mỏi ỷ lại vào nó.
Sau khi thật hành được Chánh kiến thì được có sáu món lợi ích:
Tóm lại, mỗi khi người hành được chánh kiến, thì trong chỗ xem xét không còn lầm lạc nữa, thường thấy những việc lợi ích đều làm cho chúng sanh được nhờ nhõi đến.
HÀNH TƯ DUY
Nếu con người cứ để đầu óc vào những việc lợi danh tình ái một cách tiểu ti eo hẹp, thì chi cho khỏi phải gây lấy điều tội lỗi xấu xa, làm hoen ố phong hóa nước nhà và thương tổn tổ đức, có nhiều khi cho tâm hồn thêm chìm sâu đáy bể.
Với khổ huống ấy, ai xem qua mà không bi ly thống trách cho phần đông người chưa khỏi ác mộng, còn say sưa luyến ái mọi cảnh dục lạc mà ngày nầy ngày nọ cứ vùi giẫm sanh sống trong đó, không biết chỗ tội phước, chẳng hiểu rõ Địa ngục hay Thiên đường. Bởi đó mà mục Chánh tư duy dạy chúng ta:
Khi mình đã hành xong Chánh tư duy thì được sáu món lợi ích:
Tóm lại khi người hành được Chánh tư duy, nghĩa là được có suy nghĩ hoàn toàn chơn chánh rồi thì chừng ấy không còn bị ngoại cảnh làm mê loạn đầu óc, cũng như chẳng còn sự ám ảnh nào làm điên đảo trí năng; đối với việc làm nào cũng được nhớ tưởng ở sự lợi ích vừa cho mình, vừa người khác được sống một cái sống an lạc như nhau.
Còn về mặt chơn ý thì tự mình moi móc ra từ cái và hiểu hết chỗ tinh vi của nó, nên chi sự hành đạo được hoàn toàn chơn chánh ảo đảm đến chỗ thành công.
HÀNH CHÁNH NGHIỆP
Bởi họ nghĩ rằng: sự sống của người khác cũng như sự sống của mình, những món của họ có, họ đã hao nhiều tâm lực mới làm ra được, bây giờ mình cướp lấy đi tức là gián tiếp giết chết họ; mà giết chết họ thì không tránh khỏi nghiệp oan trả lại cho mình phải đói khổ ở ngày kia. Nhứt là phải nghĩ họ là nhơn loại là đồng bào, thì mình nên giúp họ hơn giết họ, vì họ đói như mình đói.
Hơn nữa họ nghĩ rằng: sở dĩ phải đi làm công nầy việc nọ là vì còn xác thân phải ăn phải mặc thì cần làm ra tiền ra thóc để nuôi sống, để tu đức vậy thôi, chớ họ không phải như thường tánh của kẻ khác, lo làm được giàu sang, se sua chưng dọn; họ không chuộng vật chất, vì vậy họ không hề cướp giựt của người khác.
Bởi những nghiệp tà là ác nhân. Nó thường gây lấy khổ quả, khiến cho con người lúc sống bị xã hội đào thải, gia đình phiền giận; khi thác bị đọa vào Địa ngục; súc sanh chịu lấy mọi sự hình phạt, mọi thống khổ để trả lại việc làm lúc sanh tiền.
Do đó mục Chánh nghiệp dạy chúng ta:
vì nguồn lợi cho xứ mình, hay vì muốn cho dân tộc mình mạnh mà nỡ xúi người đánh nhau, gây ấy sự giết chóc khổ thảm. Nếu mình biết xúi người đánh nhau, thì họ cũng biết xúi mình đánh nhau. Đó là lẽ cố nhiên của luật báo ứng và rất thông thường của tâm tánh người đời, không nên làm.
Khi hành được Chánh nghiệp thì được sáu món lợi ích:
Trường hợp nầy như trường hợp Đức Phật Thầy ở núi non đã độ thú cầm. Sở dĩ độ được chúng nó là nhờ công đức rất lớn, trí huệ to tát, khiến chúng nó không đem lòng hung dữ phá hại, lại trở nên hiền lành dễ dạy.
Tóm lại, một khi tất cả nghề nghiệp của mình đều giữ gìn chơn chánh thì sẽ thấy cái lợi ích, trước hết những oan nghiệp, những ác nhân không hề đem lại cho mình được; kế đó lòng của mình vừa thấy vui vẻ và lặng an không có sự hốt hoảng lo lắng sợ sệt như bao nhiêu người khác. Vì sao? Bởi mình đã xét rõ những việc làm của mình vừa qua toàn là chơn chánh, chỉ giúp người chớ không hại người nên mình tin chắc rằng không việc gì buồn thảm trả lại cho mình được, thành thử lòng vẫn an vui.
HÀNH CHÁNH TINH TẤN
Đã có nhiều người, lúc mới vào đạo thì lòng vẫn hăng hái, sớm chiều hương nước bái lạy không sót; biểu lộ dáng đạo mạo hiền đức chẳng ai bằng. Song cái hình dáng ấy, cái hăng hái ấy, chỉ được trong lúc đầu, sau lại buông lung sa ngã theo vật chất, theo tiền bạc, có đôi khi lại bỏ chánh đạo theo tà đạo. Như thế là tai hại cho sự tín ngưỡng của mình, vì nó chẳng đưa mình đến chỗ vinh diệu, lại thường dắt mình vào chỗ cuồng tín thảm khốc, gieo lấy nghiệp duyên với lũ ma quỉ. Đứng trước tình cảnh ấy, mục Chánh tin tấn dạy chúng ta:
Nếu ai thật hành được Chánh tinh tấn nầy thì được bảy món lợi ích:
Tóm lại, khi hành được Chánh tin tấn thì không bị rớt trong đường súc sanh, địa ngục, ngạ quỉ, nếu còn đứng trong cõi Ta bà thì vẫn được tự do đi lại chỗ nọ chỗ kia phương tiện thuyết ra chánh pháp của Phật hay là bày việc bố thí để độ rỗi được chúng sanh khỏi chốn mê đồ, thoát vòng oan nghiệt của tứ khổ.
HÀNH CHÁNH MẠNG:
Vì thế làm cho trí huệ càng lúc càng điên đảo mờ ám, không còn nghĩ đến chỗ sâu xa của Phật pháp, cũng như chẳng quản đến việc biến hoại của xác chất. Nói rõ hơn là những hạng người ấy, chỉ biết làm sao cho thân được no ấm, được sang trọng, được lầu đài xe cộ lộng lẫy nguy nga; và kèm theo đó là họ muốn cho được thỏa mãn dục vọng của họ thôi, họ chẳng màng kể đến xác thân nầy ngày kia phải già bịnh, chết chóc. Do họ đem bao nhiêu tin tưởng, bao nhiêu tâm lực vào việc làm bổ dưỡng cho xác thân, khiến trí huệ không có cơ phát triển lại bị vật chất bao phủ, vì vậy người mới trở lại ngu muội tối tăm.
Đối với kẻ quá chuyên sống theo vật chất bỏ mất tinh thần thì chẳng khác nào người mù lầm lủi trong gai hố, không thể tránh khỏi sự nguy hiểm trong một ngày kia. Thế nên mục Chánh mạng dạy chúng ta:
Khi hành được Chánh mạng thì được năm món lợi ích:
Tóm lại, khi mạng sống của người được giữ đúng đường chơn chánh, tức được chánh mạng, thì chẳng còn lưu trệ trong cõi uế độ, cũng như những cảnh huống hung ác không đưa lại cho mình được và cả thân với tâm lúc nào cũng thấy nhẹ nhàng vui vẻ. Khi quả đã muồi, nhân đã mãn thì được tự do vào cõi giải thoát một cách vô ngại.
HÀNH CHÁNH NGỮ
vui nghe theo ý kiến của mình để làm được việc tốt, đó cũng là phương tiện đem lại sự lợi ích cho mọi người vậy.
Mỗi khi thật hành được chánh ngữ thì được có sáu món lợi ích:
Tóm lại, một khi người hành đúng Chánh ngữ thì khỏi phải bị khổ áo nơi lỗ miệng; không bị sứt mẻ tật nguyền. Và không bị lỗ miệng làm cho mình hay gia đình mình thọ hại, trái lại lỗ miệng thường có mùi thơm tho như hoa sen. Đó là kết quả quí báu của người hành đúng Chánh ngữ.
HÀNH CHÁNH NIỆM:
(Thất tình là: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, cụ.
Lục dục là: danh vị, tài lợi, sắc dục, tư vị, hư vọng, tật đố).
Những tình những dục ấy, nó không ngoài việc làm cho các lợi danh, có thê thiếp, có uy quyền to tát, có tiền của vinh dự mỗi mỗi điều ấy trong lòng người vẫn ghi nhớ và lo liệu tối ngày để thực hiện cho kỳ được. Do đó, khiến con người lăn lóc giựt giành mãi với bao nhiêu người khác mà từ cổ chí kim chưa được mấy người thoát khỏi, chỉ thấy càng ngày càng chìm đắm trong ba đường sáu nẻo chịu sự hình phạt gớm ghê của tứ Khổ.
Do sự niệm tưởng việc bất lành, ghi nhớ vật xằng xiên, rồi dẫn đến chỗ thật hành tà khúc gây lấy quả khổ cho chúng sanh nhiều đời, nên mục Chánh niệm dạy chúng ta:
Về mặt vật chất cần làm nghề chánh đáng cho có tiền thóc, vải ô để cha mẹ có cơm ăn áo mặc. Những hành động bất hiếu, đối với đứa con hiền thảo cần tránh bỏ ngay.
Sản nghiệp của Đức Phật là giáo lý của Ngài để lại chúng sanh mà hầu hết mọi người đều nhờ đó làm kim chỉ nam, làm mặt Trời mặt Trăng, thấy biết được phương hướng lối đường, tránh được chỗ nguy vong khốn khổ trên đời. Những điều ấy, chúng ta nên ghi chạm vào tâm khảm, rồi lấy ra từ việc một trong gương hạnh đó, để thật hành cho đến chỗ chí chơn chí mỹ.
Hãy trừ bỏ tất cả những điều nghi ngờ dụ dự, hãy mạnh tin mỗi lời của Đức Phật đều đúng sự thật; điều nào Đức Phật chỉ, hẳn có chẳng hề không.
Để trước cứu mình khỏi chìm đắm trong bể tục, kế đó cứu chúng sanh còn mê muội có cơ hội tỉnh thức. Như thế mình sẽ theo dõi lòng đại bi của Đức Phật vậy.
Mỗi khi hành được chánh niệm thì được sáu món lợi ích:
Tóm lại, khi hành đúng Chánh niệm thì những ý thức vọng đông, những tâm tưởng mê mờ hiện ra hình ảnh nầy, tướng mạo khác che phủ trí hóa của mình sẽ không còn nữa, mà là chỉ trở lại đầu óc của mình màu sáng suốt rỗng không.
Nói rõ hơn, trong lòng chỉ còn một Chánh niệm từ bi hỉ xả, nhờ đó lúc nào mình cũng yên vui để thi hành đạo giải thoát.
Đạo giải thoát ấy, không những được đặt lên cho mình mà đến cả chúng sanh nữa.
HÀNH CHÁNH ĐỊNH :
Do đó lòng của mình hết còn luyến ái, hết còn tham dục. Luyến ái cái gì? Cái xác thân. Tham dục cho ai? Cho xác thân. Mà xác thân là giả dối dầu có luyến ái, có tham dục cách mấy cũng không giữ còn được, chỉ một việc làm vô ích, một việc làm tạm giả, một việc làm ảo mộng, nên trừ bỏ đi là hơn. Thay vì tham của đời để tham pháp mầu của Phật, hầu có cứu độ chúng sanh; thay vì luyến ái thân xác phàm phu hãy luyến ái cõi báu của Đức Phật là tịch tịnh an vui, mới gọi là người hiểu rõ cuộc đời giả tạm.
Thế thì toàn cả vạn vật trên quả đất này, do sự cấu hợp mà thành có, cũng như hợp lại cây, lá, ngói, gạch cất thành cái nhà, khi quăng riêng ra từ món thì không thành cái nhà được. Hiểu thế chúng ta không còn chấp cõi nầy là thật có và không còn chấp nê đắm đuối những gì sản xuất ở cõi nầy nữa, hãy rán về cõi Cực Lạc là cõi không còn sự biến hoại.
Vì các Ngài khỏi sự sanh, già, bịnh chết; chúng ta hãy đến đó cùng hưởng sự an vui như các Ngài vậy.
Khi hành được Chánh định thì được bốn món lợi ích:
Tóm lại, khi người tâm được Chánh định, tức sự loạn động không còn nữa, trở lại sáng suốt phân tách ra từ việc nầy đến việc khác, hiểu rõ ràng, thấy tường tận như xem chỉ ở lòng bàn tay. Nhân thế, mới biết đâu là đường về Cực Lạc, đâu là nẻo xuống ngục Vô gián: trước làm cho mình khỏi bể mê, sau đưa các chúng sanh đến cõi bất sanh bất diệt.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh Được Những Lợi Ích Gì? (đang xem)
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh Được Những Lợi Ích Gì? (đang xem)
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
Đăng nhận xét