HỔ THẸN
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
- HỔ THẸN
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Có những xét nghĩ nơi lòng như vậy, rồi tự biết hổ thẹn thì trên đường đạo đức hay việc làm ở thế gian sẽ đem lại cho mình những kết quả đúng theo lòng tốt của mình đã muốn. Nhược bằng thấy người tiến hơn mà không biết hổ, kẻ húng hiếp mà không biết tủi, con người sống như búp bê, có xác không hồn, sống như cái máy cho người khác xài, thì kiếp số ngấy vô ích cho đời và uổng công sanh thành của cha mẹ. Tại sao thế? Vì là nếu con người không biết hổ thẹn lúc người tiến hơn mình, hay chẳng buồn khi kẻ hiếp mình,thì không khi nào danh giá mình được nổi bật lên trong đám quần chúng và cũng không làm việc gì tốt đẹp cho cha mẹ, lợi ích cho nhơn sanh, nhứt là không được đề tên trong kỳ công lịch sử.
Nhắc lại một lần nữa, việc hổ thẹn không những dùng trong trường đời mà còn dùng trong trường đạo nữa: ngay các vị Bồ tát còn hổ thẹn. Các Ngài hổ thẹn khi nhớ lại các vị Phật trước kia cũng như chúng sanh, song các Ngài sớm cắt ái, ly gia lo việc tu hành mà được chứng quả; còn mình lại mãi vấn vương tục lụy, đeo đắm lợi danh, chôn xác vô số trong cõi u đồ. Như thế có phải là điều nhục nhã chăng? Các Ngài còn có điều thẹn hơn nữa là thấy con người đẹp đẻ như thế nầy, mà không một ai chẳng từ trong chỗ ô uế sanh ra, các Ngài còn nghiên cứu để tìm hiểu tại đâu con người có sanh? Khi chết rồi về đâu? Khi các Ngài hiểu được con người do tâm tạo mà sanh ra và khi chết do nghiệp tạo mà đi đầu thai ở thế giới vui hoặc khổ, bây giờ muốn cho không sanh không diệt nữa các Ngài xem lại bản tâm, vạch lối giải thoát, tiến mạnh vào việc đạo đức, quyết lên thuyền Bát nhã qua bờ giác ngạn, dứt rồi biển sanh tử luân hồi.
“Đứa hai lòng sao chẳng hổ ngươi,
Đáng thùa thẹn với cây cùng cỏ”.
Đoạn nầy Đức Thầy trách thiện kẻ hai lòng: thấy cơm nói theo cơm, thấy cá nói theo cá, đến người nọ chống lại người kìa, đến người kia chống lại người nọ; đối với đất nước họ không làm điều nào xứng đáng, đối với đạo lý họ không hướng dẫn một ai; ngước lên Trời họ không thẹn mình đã hưởng yến sáng, gội giọt sương mỗi ngày đưa lại; dòm xuống đất họ không thẹn mình từng nhờ cây cỏ lá rau cung cấp; ngó lại người, họ không hổ mình chịu ơn rất nặng mà mình chưa làm được công ích gì đáng kể, họ là hạng người buôn dân bán nước, là kẻ sâu mọt của đồng bào, họ chỉ ngồi không thủ lợi, tiên chiếm địa vị giàu sang sung sướng không hề biết hổ thẹn việc quấy của mình, nên mới bày những trò xấu xa thế ấy.
Hổ thẹn là mỗi khi nơi mình có làm điều gì tội lỗi sái quấy thì mình tự thấy xấu xa thẹn thùa, dòm đến người lấy làm ngượng, xét lại mình lấy làm hổ. Ngượng và hổ như thế nào?
Ngượng ở chỗ mình rất dối trá với người và không làm việc gì được bằng người, mặc dù việc mình làm người kia không biết song mình tự xét lấy mà hổ thầm.
Người quân tử lúc nào họ cũng biết hổ thẹn họ coi việc hổ thẹn là việc lớn của đời họ. Và chính vì biết hổ thẹn mà họ gây được lòng kính mến của kẻ xung quanh, giữ còn giá trị và làm cho tên tuổi của họ nổi bật bên trong đám dân chúng.
Với kẻ có những chí hướng to lớn: cứu nước cứu dân hay muốn lợi sanh hoằng pháp mà được thêm lòng biết hổ thẹn thì chẳng khác nào mình đi thuyền được gặp nước trôi thuận, gió thổi xuôi chiều, sẽ giúp con thuyền mình từ chỗ nầy đến chỗ kia một cách mau lẹ. Sự lợi ích của nó như thế đó, nên người trong trường học Phật, cũng như kẻ đang đứng trong thế đạo đều phải biết hổ thẹn.
Người ta biết hổ thẹn, khi đọc đến sách sử, thấy những vị anh hùng, các bậc chí sĩ từng tạo được nhiều hạnh phúc cho đời, làm lắm việc lợi ích cho dân tộc, còn chính mình đã hưởng thụ sự giúp đỡ của đời rất nhiều mà chưa tiến hành được việc gì cho đất nước thiệt lấy làm hổ.
Có biết hổ thẹn như vậy, mới làm cho chí hướng của mình nảy nở, trí hóa mở mang; trái lại con người trơ trẻn: đặng không mừng mất không lo, nước nhà hưng vong không nghĩ đến, đạo giáo bị suy đồi cũng không lo chấn chỉnh,phong hóa tồi bại chẳng liệu cách hưng phục lại, cứ như thế thì kiếp sống của mình chỉ choán cho chật đất, chớ ích lợi cho ai.
Và con người mà theo cái đà sống vô ích ấy, thì đối việc các bực anh hùng tiền bối, với các chí sĩ ngày xưa há mình chẳng tự thẹn, chưa làm được một việc nhỏ nào của các Ngài.
Hổ thẹn có sáu khoản:
Ngoài các điều đã kể qua, với những việc làm khác như: lời nói, xử sự hay niệm tưởng mình cũng luôn luôn biết hổ thẹn điều quấy phạm, nhơ xấu, lần lượt chùi lau trau sửa lại cho đến khi nào được toàn thiện toàn mỹ. Nhờ ở lòng biết hổ thẹn mà các điều xấu xa nơi mình đã được trừ bỏ, không khi nào trở lại được.
Nhưng chúng ta phải hiểu người biết hổ thẹn được lợi ích bao nhiêu, thì chúng ta cũng tự đoán biết kẻ không biết hổ thẹn sẽ có tai hại bấy nhiêu; người biết hổ thẹn là kẻ biết tiến, kẻ không biết hổ thẹn là kẻ thụt lùi và kẻ ấy nằm sát đáy biển tục trần không khi nào họ trồi lên được.
Hơn nữa, về sự hổ thẹn người học đạo cần có, và lòng thương xét ngoài cõi Ta Bà nầy có bao nhiêu cõi thanh tịnh vô biên mà mình không đến được, cứ vùi thân trong cõi trượt, không những một kiếp nầy mà đã nhiều kiếp trước rồi cứ chuyển chuyển luân luân, lên lên xuống xuống chịu mọi nỗi: sanh, tử, già, bịnh chưa ra khỏi. Bây giờ mình phải xả thân cầu đạo, lánh tục tầm Tiên để đoạn xong cuộc sanh tử mới được.
Tóm tắt mục hổ thẹn nầy, dạy chúng ta cần phải biết so sánh giữa mình với người khác, nếu thấy người khác lành hơn mình thì mình sửa cho bằng họ; thấy người khác sáng hơn mình thì mình cũng tiến cho kịp họ; hay lời nói người khác dịu dàng hơn mình thì mình cũng sửa theo. Nghĩa là bất tất việc gì mình thấy thua kém hơn người thì mình tự cố gắng làm cho bằng họ. Được như vậy sẽ thấy nơi mình đối với người khác chẳng thua kém họ nhiều.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn (đang xem)
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn (đang xem)
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT