KIỆM TIẾT
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
- KIỆM TIẾT
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Bởi kiệm tiết có giá trị tương đương với thanh bạch; nên loạt bài nầy có mục kiệm tiết.
“Họ (đạo tặc) là giống sâu làm rầu nồi canh, là tội nhân gây ra những tai biến trong những gia đình cần lao kiệm tiết, là nguyên nhân của sự nghèo, sự khổ, họ phá hoại hạnh phúc của con người”
Đoạn ấy Đức Thầy nghiêm trách hạng người đầu trộm đuôi cướp, chỉ chuyên sống nghề khoét vách, đào tường. Họ là kẻ gây rối cho xã hội, họ làm khốn thêm cho những gia đình của kẻ kiệm cần; họ là kẻ dẫn một số người sống trong khu vực nghèo nàn và họ phá hoại sự vui tươi hạnh phúc của dân chúng.
Với hạng người nỡ rấp tâm đi làm chuyện trộm cướp,không phải toàn cả vì sự nghèo mà đi làm những nghề hèn hạ ấy, mà phần lớn vì họ ăn to xài lớn, đánh bạc cụng chén cho lung, nên phải tiêu sạch của cải đang có, đành xua thân làm việc phi pháp. Nhược bằng người kia biết tiết kiệm, sống cách vừa vặn, đơn giản hẳn khỏi phải bần quẫn đến làm nghề đê tiện ấy.
Việc kiệm tiết là bảo mỗi người hãy nên xén bớt cái gì thừa ra để đắp vá lại cái gì còn thiếu hụt cho đựợc đồng đều, đựợc bằng phẳng và được đầy đủ cho sự sống, đựợc điều hòa, khỏi cái nào chinh lịch. Đó là nghĩa của chữ kiệm tiết.
Từ trong cửa đạo đến ngoài trường đời, nếu thiếu kiệm tiết là một tai hại lớn. Những tai hại đó, xin cử ra ba hạng người như dưới đây để làm bằng chứng:
3–Còn hạng sau hết là những người đã xuất gia đầu Phật, lánh tục tầm Tiên, họ chỉ thích thú dưới bóng từ bi, hôm sớm chuyên chú kệ kinh, con người họ chẳng quản đến việc tranh đua lợi danh quyền quí mới vào ở chùa chiền am cốc lo tu tỉnh tháng ngày.
Trong thời gian tu tỉnh họ giữ giới tinh nghiêm từ chỗ hành trì đến khi tịnh niệm, họ được dân chúng tôn lên làm Hòa Thượng, Yết Ma hoặc Đại Sư chẳng hạn. Sau khi được tôn xưng cao tước, họ tự coi mình là ông Phật sống hiện tiền, tha hồ muốn nói thì nói, muốn làm thì làm, tự ý không gìn giữ cẩn thận. Vì vậy trong lúc họ lửng quên thì bao nhiêu hột giống nhơn xấu còn ẩn trong tâm họ có cơ hội đâm chồi mạnh lên, trở lại dần dần xô đẩy họ phạm giới: Từ chỗ không ham tiền trở lại ham tiền; từ chỗ lìa bỏ ái dục trở lại mê sắc đẹp; từ chỗ không ham địa vị thì họ lại làm đủ cách để có địa vị; từ chỗ không nhiễm trở lại ô nhiễm; từ chỗ không ham muốn trở lại ham muốn v.v... Lúc đó, bên ngoài thấy họ dáng vẻ Hòa Thượng, ông sư; chớ bên trong toàn là cốt chỉ ác tăng. Câu kinh hay tiếng kệ không đủlàm cho họ sực tỉnh nữa, họ sẽ hoàn tục trở lại có vợ con, lập gia đình, mưu đồ tư lợi và thêm vào sự giết chóc gian lừa thêm việc tội lỗi là khác.
Ba hạng người đã kể qua, chỉ vì họ không biết tiết kiệm của cải, quyền oai và đức hạnh của họ đã có để sử dụng cho hợp lý nên bị sa ngã, gãy đổ, thất đức trở lại cuộc đời thấp hèn nhơ trược.
Bởi những tình trạng phản biến kể trên, nên chúng ta có thể nói: Người giàu có dư ăn, dư mặc mà không biết tiết kiệm sẽ dần dần trở lại túng rối, thiếu ăn, thiếu mặc và không chỗ ở; những người có quyền thế trong tay lại hiu hiu tự đắc không biết tiết kiệm quyền oai ấy, thì ngày kia quyền nọ bị tan nát lật đổ trở lại làm người dân mà không bằng hạng dân, nghĩa là trở lại làm con người rẻ rúng hèn hạ của thiên hạ; còn những bực đã được đời coi tôn kính là nhà hữu đức, nghĩa là họ được tôn lên bực cao tăng trong giới tu hành mà không biết kiệm tiết đức hạnh phước trí của họ đặng đem ra ban rải cho mọi người nhờ đến, trở lại ỷ trọng vào đó cho trụy lạc thì địa vị của họ bị hư hỏng tan nát, bôi em đạo lý thì còn thua hạng người còn trong vòng tục lụy.
Ngoài ra bao nhiêu việc khác cũng vậy, nếu mình có nhiều tiền của mà không biết xài đúng cách, xử đúng phép thì dầu cho của ấy lớn bằng núi non, sông biển cũng không thể tồn tại được.
Trái lại, những người đã phải gặp cảnh nghèo khổ mọi việc đều thiếu mà họ biết tiết kiệm, dành dụm lương tiền và biết com kỉnh từ việc làm nhỏ đến việc làm lớn, dần dần họ sẽ trở nên nhà giàu có được. Còn những hạng người ở trong giới quan trường, ở vào bực thơ lại tiểu chức mà họ cố gắng công việc làm, năng trau giồi chức nghiệp, lương bổng biết dành để, siêng cần học tập và giữ các việc làm được chu đáo, dần dần họ sẽ được nâng nhắc lên địa vị to tát hơn gấp mấy lần địa vị họ đang có. Đến những hạng mới bước vào cửa đạo, thấy mình còn thấp kém đức hạnh chưa đầy đủ phước duyên nhưng lòng vẫn chuyên chú thiệt hành đạo đức từ ngày một thì lần lượt họ sẽ được kinh kệ thông minh, tu hành tinh tấn và cách cử của họ trang nghiêm,khiến mọi người xung quanh hoan nghinh tôn tặng họ lên cao trong giới tu hành.
Suy đây đủ biết thêm vấn đề khác, nếu chúng ta biết cần lao kiệm tiết để bồi bổ thường ngày thì trong việc làm nào cũng sẽ đem lại kết quả đúng như lòng của chúng ta muốn. Với kiệm tiết nầy, là một vấn đề thực tế, một công việc làm cụ thể, không phải phỉnh phờ tưởng tượng, nếu làm đúng sẽ kết quả thật sự.
Tóm tắt, vấn đề kiệm tiết là phải ăn xài có chừng mực đừng tiêu phí vô ích, nhưng không nên để mình phải lọt trong chỗ tham lam bỏn xẻn, vì người tiết kiệm quá, xem đồng tiền như núi, ngồi ôm giữ bo bo sẽ trở thành con mọi giữ của. Trong hạng người ấy, không lợi ích cho ai cả. Với sự tiết kiệm là không nên ăn xài lãng phí, chớ không phải bỏn xẻn, gặp việc có lợi ích dù tốn bao nhiêu cũng đem xài ra, còn chỗ phi lý dù hao một đồng xu cũng không dùng đến.
Có biết cân nhắc sử dụng phải lẽ, hành động đứng đắn theo nghĩa của kiệm tiết thì ở vào địa vị nào cũng vững chắc, còn người dù có lòng lành mà không biết tiết kiệm thì sẽ có tai hại hoặc nhỏ hay lớn chớ không khỏi.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết (đang xem)
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết (đang xem)
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT