KIÊN TRINH
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
- KIÊN TRINH
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
“Tín nữ thiện nam gìn mối đạo.
Dầu cho lăn lóc rán kiên trinh”.
Hai câu nầy Đức Thầy có ý khuyên tất cả nữ nam hãy gắng gìn giữ mối đạo của Đức Thầy đã dạy cho đó, dù phải gặp lúc nàn tai nguy hiểm đến sanh mạng tài sản cũng vẫn kiên nhẫn, không nên thay đổi tâm chí của mình. Trên đường đạo từ xưa đến nay không lúc nào suôn sẻ, nó hay đụng chạm nhiều sự gai ngạnh và phải xông bướt trên sự nguy hiểm, nếu gặp cảnh ấy mà người nản chí thì sẽ trở lại tục lụy không khi nào tiến đến chỗ cao siêu của Phật pháp được.
Vả lại thời kỳ nầy là thời kỳ chót của buổi Hạ ngươn, những người gặp được Đức Thầy là vì đã có gieo duyên lành ở nhiều tiền kiếp, nếu lòng dạ không thay đổi, cứ lo tu bồi thêm đức hạnh thì chắc được phần giải thoát. Và không dịp nào may hơn dịp nầy, được gặp Đức Thầy, lại sẽ được gặp Hội Long Hoa, khuyên tất cả tín đồ lúc tu hành rán kiên trinh để bướt qua mọi nỗi khó khăn.
Kiên trinh là giữ chắc lòng trong sạch. Lòng trong sạch ấy giới luật đào tạo, do qui điều dẫn chỉ, do Phật pháp khai thông, dù một môn nhơn nào cũng cần phải cố gắng lắm mới đi đến mức cuối cùng. Hãy coi lòng trong sạch là vật quí vô giá của con người; nó là nhịp cầu đưa con người đến bờ giải thoát; nó là mái nhà mát để che đỡ nắng mưa; nó là tình yêu giữa mọi người, được có nó con người mới sống vui tươi, nếu thiếu nó thì con người sẽ lâm sầu khổ. Vì thế người học đạo lý nhận xét sự ích lợi của lòng kiên trinh, mà về mặt tinh thần lúc nào cũng giữ sự trong sạch làm gốc.
Vả lại, với lòng kiên trinh nó có một đặc điểm tột cao và tột quý, nó có thể giúp cho chúng ta giữ vẹn lòng tín ngưỡng dù gặp lắm sự nguy kịch cũng không dời đổi. Người có được lòng kiên trinh thì họ thờ tôn giáo nào hay ông Thầy nào cũng luôn luôn theo đuổi đến cùng, dù gặp thiên lao vạn khổ, ăn cay uống đắng họ cũng vẫn giữ một lòng sắt son như một.
Vì vậy mà người có lòng kiên trinh, trên đường đạo,họ đã đi được hai phần ba đường, còn một phần nữa nếu họ có chí mạnh mẽ sẽ được đến mục đích.
Với sự lợi ích của lòng kiên trinh như thế, nên mỗi ai cũng cần phải có:
Trái lại chúng ta chẳng vì trường hợp khó khăn mà để cho tâm ý mình mềm nhũn đen đúa mất hết ý nghĩa thanh cao của người hành đạo.
Ngoài ra những nghề nghiệp khác cũng đều phải kiên cố chơn chánh như vậy.
Huống lại, một nhà tu hành, việc làm đầu tiên là không chạy theo quyền thế, nịnh bợ, không để mình bị thị dục dẫn dắt như sợi dàm dắt con bò; không để sắc đẹp câu nhữ mình như cá theo mồi, và luôn luôn tự chủ ở mỗi việc làm để được trong trắng tuyệt vời của đời mình. Bởi lòng trong trắng và việc làm chánh đáng là ánh sáng thơm tho của gia tộc chúng ta, nên chúng ta phải gìn giữ nó cho trọn vẹn. Đối những người kiên trinh những hành động như vậy, nếu họ ở ngoài trường đời họ sẽ có địa vị đáng kể trong xã hội, còn họ vào cửa đạo thì sẽ có đức lớn, huệ to, như ngọn đuốc sáng trong khoản người tăm tối.
Ngược lại, chúng ta sợ sự nghèo mà đua theo phường đạo tặc bất lương đặng sống như: giựt tiền cướp của hay dùng những quỉ kế đào tường khoét vách nhà người. Với hành động đê tiện, miếng ăn nhơ bẩn đó, nó sẽ giết tâm hồn trong sạch của chúng ta và đưa chúng ta vào địa ngục nữa.Bởi thế mà, thà chúng ta chịu đói chớ không làm điều bất công phi lý, vì hột cơm của người, lớn như núi Thái sơn, ăn không phải khó tiêu.
Chẳng những thế, chúng ta xua theo việc bất chánh chè rượu, điếm đàng vào chỗ xó hóc, trộm cướp, gieo sự tủi nhục cho Tổ tiên cha mẹ, như thế đối với xã hội là một kẻ vô dụng, sâu mọt; còn đối với gia tộc thì chỉ xem là một đứa con ngỗ nghịch và làm cây đinh trước mắt người đời.
Ngoài ba khoản chánh kể trên với các vấn đề khác cũng phải kiên trinh trong lẽ phải, cố gắng theo điều chánh thì đời sống không ai khinh bỉ và muốn làm việc chi cũng sẽ được kết quả. Và có một điều khác quan hệ hơn là kiên trinh khiến cho con người gây thêm sự tốt trong luân thường; làm con thờ kính cha mẹ, chồng vợ trọng nghĩa thỉ chung, giữa anh em hòa mục, tình bè bạn đối xử thật thành, tôi chúa luôn luôn lấy lòng trung, nhờ đó trong loài người có nền nếp thứ bực.
Trái lại người không kiên trinh thì ai cũng là chúa mình được; ai cũng là cha mình được; ai cũng là chồng mình được; ai cũng là vợ mình được, luân thường hỗn loạn, đạo lý xô đùa cả.
Bởi lý do đó, làm người phải kiên trinh để gìn mối luân thường đạo nghĩa và giúp cho loài người giữ còn danh giá tốt đẹp.
Nói tóm lại, mục kiên trinh nầy, chỉ yếu là muốn cho toàn cả chúng ta gắn chặt ở hành động tín ngưỡng và đời sống trong những lẽ từ thiện, công bằng và nhân đạo. Rủi phải có sự khó khăn đưa lại, chúng ta cũng nhẫn nại bước tới không để cho lòng biến đổi dễ dàng thì mới đến chỗ chí thiện. Chừng đó mới thấy sự cố gắng của chúng ta thành hình một cách cụ thể.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh (đang xem)
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh (đang xem)
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT