- LỄ ĐỘ
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Lễ độ Đức Thầy nói:
“Đối với cha mẹ có lễ độ, với gia đình, với bà con, cô bác, với chòm xóm quen thuộc lời nói mình phải đoan trang nghiêm chỉnh”
Đức Thầy có ý bảo: tất cả mọi người cần phải đối với cha mẹ, cô bác, anh chị, xóm chòm và những người quen thuộc cho có lễ độ. Lễ độ là một điều tốt trong ngũ thường. Kẻ hiểu biết về mặt đạo nhân chẳng một ai không biết học theo cách lễ độ. Và lễ độ có mãnh lực khiến cho giữa người nầy với người khác có sự cảm mến nhau và biểu lộ dáng cách lịch sự.
Nói rõ hơn, lễ độ là một kính ý thường bày tỏ nơi diện mạo hay lời nói của người ở mỗi ngày. Nó có đặc tánh dung hòa giữa trạng thái người nầy với người khác trở nên vui vẻ bặt thiệp mà nếu người biết dùng lễ độ đến chỗ tuyệt đích của nó thì giữa mọi người không còn phân biệt ân,oán, thân, sơ mà à chỉ xem nhau như một. Nhứt là sự đối đãi với nhau trước sau không dời đổi.
Vả lại con người nhờ có lễ độ mà mối cảm tình giữa mọi người ngày một chặt chẽ, dù gặp hoàn cảnh khắt khe cũng vẫn giữ lòng đến phút cùng rốt của đời mình một màu đượm đà son sắc. Nhờ đó khỏi phải diễn ra những cuộc bội phản, lãnh đạm giữa bè bạn, giữa thân quyến.
Hơn nữa việc lễ độ, nếu người biết đem nó tô điểm cho thân mình, thì thân mình hẳn chẳng phạm các tội lỗi giết hại, trộm cướp, tà dâm, hoa nguyệt. Tại sao ? Vì nếu người đã biết tu chỉnh xác thân mình có lễ độ, thì tánh nết đoan trang đâu làm những trò khoét vách đào tường hay trêu bẹo kiêu hảnh với người khác tỏ ra dáng thô bỉ bất chính. Khi đã hiểu lễ độ và đem lễ độ dùng vào xác thân với sự đi, đứng, nằm, ngồi đều được chỉnh tề đúng đắn rất thích hợp đạo lý, ví có người quăng cục vàng sau hè bảo họ ra lấy về xài họ vẫn không, mặc dù họ rất nghèo. Hoặc gặp phải đóa hoa rất xinh xắn trong bùn lầy bảo họ lội xuống bẻ, họ thấy đó là chỗ dơ, họ chẳng hề để chơn xuống bẻ hoa ấy. Do đó có thể nói người biết dùng lễ độ đúng cách thì thân xác rất đoan trang và tỏ ra một người rất thấm nhuần đạo lý.
Kế đó nếu người biết đem lễ độ dùng vào lỗ miệng thì miệng sẽ tránh được các tội mắng nhiếc, thêu dệt, đâm thọc, dối trá. Tại sao ? Vì họ chuyên luyện lỗ miệng họ luôn luôn nói năng dịu dàng, thưa dạ êm ái, chẳng bao gi vì lẽ gì để miệng nói áo khoét, đâm thọc hay mắng nhiếc. Bởi những lời nói không chánh đáng, không chơn thật chẳng những làm dơ miệng mà còn tai hại cho họ về sau, nên họ chẳng bao gi dám khinh suất để phạm những lỗi lầm. Thêm nữa, kẻ biết đem lễ độ dùng vào lỗ miệng, thì dù có người bảo họ đi nói dối nửa lời được trăm lượng vàng, họ cũng không nói, hay mạt sát một kẻ khác sẽ được địa vị cao sang họ cũng không làm; hoặc thêu thùa để mê hoặc kẻ khác sẽ thâu được món lợi to tác, họ cũng cự tuyệt không làm.
Chót hết nếu người đem lễ độ trau giồi tâm lý, thì tâm lý ấy chẳng hề phạm các tội: tham lam, nóng giận, ngu si, ngạo mạn. Tại sao? Bởi họ thấy rằng: những khi lòng họ khởi lên điều tham, dấy lên cơn giận hoặc có ý nghĩa tự cao, dưng như mất cả tánh tốt đẹp mờ hết trí huệ, nên họ chẳng hề dám nghĩ đến; chỉ thường phát xuất lời chơn thật, dáng cung kính, và đến khi nghĩ ngợi cũng giữ chơn chánh tốt lành.
Thế nên người biết đem lễ độ trấn áp vào lòng, tuy họ đang đói rách mà ai xúi họ lấy một xấp lụa hay một viên ngọc trong lúc không người, họ chẳng hề lấy; hay bảo họ làm theo đạo tà để đựợc phép mầu, chiếm địa vị lớn lao trong xã hội họ cũng không màng; hoặc bảo họ tỏ vẻ giận dữ không hợp pháp sẽ được thỏa mãn họ vẫn không theo; cho đến người khác bảo họ tỏ vẻ kiêu căng với người để tỏ ra người khôn ngoan học thức đặng người khác tôn trọng họ cũng chẳng khứng. Bởi việc làm và ý nghĩ đó gây ấy nghiệp đau khổ cho họ và kẻ khác sau nầy, nên họ không hề mó đến.
Nói tóm lại việc lễ độ giúp cho con người về ngôn ngữ, cử chỉ, tâm hạnh trở nên nghiêm trang cẩn đáo không còn mang lấy những điều xấc xược, phách lối.
Thêm nữa nếu cả mọi người trong gia đình biết dùng lễ độ thì sẽ được nâng cao giá phẩm của gia tộc, bằng cách là sẽ làm cho giữa cha mẹ với con cái lúc nào cũng có sự thương kính đầy đủ: giữa anh chị em trong nhà luôn luôn được đem lòng hòa thuận đãi nhau; giữa chồng vợ đều lấy ân tình đối xử nhau được đầm ấm.Ngoài ra nhờ lấy việc lễ độ mà trò không phản Thầy; chòm riềng không gây ó; bậu bạn không gạt lừa để xây đấp thân ái và hạnh phúc chung.
Chẳng những vậy thôi, nếu trong nước có lễ độ thì toàn dân đều biết vâng lời của người cầm quyền và lịnh chánh đáng của nhà cầm quyền ban ra, họ vẫn vui vẻ làm theo và những lá đơn họ gởi lên trên hay lời họ nói với người trên, kẻ dưới đầy câu lễ độ làm cho phong tục nước nhà được thêm cách lịch sự. Hơn nữa, người có lễ độ không những họ cung kính người trong gia đình, trong xứ sở mà đối với ngoài xã hội mình, ngoài đất nước mình cũng có lễ phép.
Vả được một người lễ phép sẽ làm cho mọi người biết lễ phép, rồi truyền rộng đến trăm người, ngàn người đều trở nên người có lễ phép như nhau, khiến cho sự đối đãi trong nước được bặt thiệp, không còn cảnh ngạo nghễ, khinh khi diễn ra trước mắt mọi người thì có sự cao quí nào bằng!
Hơn nữa về mặt đạo ý người có lễ độ luôn luôn gìn giữ thân tướng trang nghiêm, sự ăn mặc hay đi đứng đều được cẩn trọng. Họ chẳng hề dùng lấy mắt trong trẻo nhìn vào chỗ tà; không dùng lỗ tai rất linh thính nghe những điều quấy; không dùng lời lẽ dịu ngọt nói chuyện dơ ẩn, mà những lẽ của họ làm trước hết là giữ gìn nền nếp gia phong, nhân luân đạo ý, không để cho xúc phạm đến.
Và người có lễ độ chẳng những không dùng mắt, tai, nghe thấy chỗ bất chánh, mà họ còn đem lễ độ ấy phụ vào việc tiến hành đến chỗ vi diệu đạo đức. Đồng thời họ đem cử chỉ khuôn phép lễ độ đó làm cho kẻ ngoan cố, lỗ mãng trở nên có đức tánh khiêm cung và việc làm đạo nghĩa. Tại sao? Vì gương mẫu của họ đánh mạnh vào lương tâm của người vô liêm sỉ, khiến họ tự thấy kém hèn mà bắt chước theo người có lễ độ có đạo đức.
Với sự lễ độ ấy, không những riêng loài người ở thế gian yêu kính, đến như bực Thần Thánh còn tôn phục và ủng hộ cho người ấy đến tột mức thanh cao.( Do sự lợi ích lớn lao của việc lễ mà xưa đức Mạnh Tử ngài nói rằng: “Động dung châu triền trung lễ giả, thạnh đức chi chí dã” nghĩa là trong chỗ cử động toàn thân của con người đúng với lễ độ thì đức hạnh được rộng lớn.)
Thế là về mặt lễ độ nó sẽ làm cho con người rộng lớn đức hạnh, song muốn đến tột mức lễ độ là người phải luôn luôn có từ nhượng. Đức Mạnh Tử nói: “Từ nhượng chi tâm giả, lễ dã” nghĩa là muốn đi đúng việc lễ, lòng phải biết khiêm cung từ tốn, không tự đắc, tự cao và không vì sự kém hơn mà sanh lòng đố kỵ, phải luôn luôn yêu kính mọi người như ạn tác, như tôn trưởng. Nghĩa là người lớn hơn mình đôi mươi tuổi coi như cha mẹ; lớn hơn mười mấy tuổi coi như chú bác, cô dì; lớn hơn năm, bảy tuổi coi như anh chị đều hết lòng cung kính. Cứ thế mà gìn giữ, thì chẳng bao giờ trái việc lễ.
Nói tóm lại, lễ độ không ngoài việc chào hỏi như: mình nói thì thưa, người gọi thì dạ; nói với người phải dịu dàng và dung dáng tức là đi, đứng, nằm, ngồi phải có vẻ khuôn nghi cung kính, ví dụ: khi đi ngang qua đình miếu, chùa, am đều dở nón cúi đầu; gặp người lớn tuổi biết cung kính; nằm chỗ rất khiêm nhượng; khi ngồi cũng lựa chỗ sau người trưởng thượng; chỗ đứng không nên đứng chắn trước mặt người lớn, cũng không đứng che trước mặt người đang xem việc gì. Như thế mới đúng cách lễ phép.
Ngoài cách lịch sự của lễ phép đối việc gia đình, còn đối với xóm giềng, ân ý đều được tốt đẹp cả. Như vậy, nó mới đáng tiêu biểu một phần nào quí hóa của con người có lễ độ.
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ (đang xem)
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ (đang xem)
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
Đăng nhận xét