Lợi Ích Của Niệm Phật - GIÁC NGỘ TÙY DUYÊN
LGWfrYbsCGvENWA8TkfRMZ7fj7Z9WPOVhLeg8glK
Bookmark

Lợi Ích Của Niệm Phật


Lợi Ích Của Niệm Phật
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)


  • Lợi Ích Của Niệm Phật
  • Chú Nghĩa Thanh Sĩ
“Chữ lục tự trì tâm bất viễn,
Thì lâm nguy có kẻ cứu mình”.


Đức Thầy bảo: mọi người hãy giữ chặt sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” trong lòng đừng để phút nào xao lảng, thì sau nầy dù gặp phải nạn ách đưa ại cũng được ơn trên hiện thân đến cứu giúp hoặc khiến người khác cứu giúp cho khỏi sự nguy hại. Câu nầy giống câu: “Nhứt cú Di Đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây phương ”. Chỉ tưởng một câu Di Đà chớ không tưởng điều gì khác, thì khỏi phải nhọc khảy móng tay là đã được vãng sanh về cõi Phật.

Tuy nói dễ song chẳng phải dễ, bởi sự niệm Phật mà được cầm chặt trong lòng, không lúc nào để quên, thì đâu phải là chuyện dễ làm. Huống lại chúng sanh thường giao tiếp với mọi cảnh, thành thói quen nhớ, quen tưởng đến các cảnh ấy nhiều hơn nhớ Đức Phật, hễ lòng hơi xao lảng một chút là nó liền xen vô rồi. Nên nói giữ một niệm Phật không rời là điều khó lắm. Nhược bằng lòng không xa tiếng niệm Phật thì chẳng nhọc khảy móng tay đã đến Tây phương là lẽ cố nhiên.

Lời đó chẳng phải lời ngoa, vì chúng sanh khởi niệm một cái là đã ngang giáp mười phương, trải qua ba đời, bởi nó vô hình vô ảnh, không vật nào ngăn cản được. Cho nên nó đi mau không có cái gì mau bằng. Cái niệm như thế thì việc đáo Tây phương cũng như thế.

Hễ lòng khởi một niệm Phật là đã dứt được một niệm chúng sanh, càng khởi nhiều niệm Phật càng dứt được nhiều niệm chúng sanh, cho đến tâm cứ niệm Phật mãi thì các niệm chúng sanh đều dứt hết. Khi đó, trong tâm chỉ tồn một niệm Phật chớ chẳng còn một niệm chúng sanh nào xen vào nữa. Như thế gọi là tâm Phật. Được tâm Phật thì có vô lượng công đức, vô lượng quang minh, vô lượng thọ mạng giống như Đức Phật. Được công đức vô lượng là được có lòng từ bi rộng lớn không ngằn; được quang minh vô lượng là được sáng suốt gấp ngàn muôn lần của ánh sáng nhựt nguyệt và thông hiểu hết cả vạn vật không một điều nào che khuất được; được vô lượng thọ mạng là tuổi sống không số lường nổi. Đó là ba đức lớn của Đức Phật A Di Đà.

Cũng vì tâm thuần niệm Phật tức là tâm Phật nên người niệm Phật thường được mọi việc lợi ích:

1- Lợi ích thứ nhứt, người niệm Phật thường được các vị đại lực Thần tướng ở các cõi Trời ngày đêm thường ẩn mình ủng hộ, khiến các loài quỉ mị, ác thần không xâm phạm được.
2- Lợi ích thứ hai, người niệm Phật thường được Đức Quan Thế Âm và các vị Bồ Tát ở mười phương giúp đỡ, khiến tâm niệm ấy càng tinh tấn trừ xong được phiền não nơi lòng, được đến chỗ nhứt tâm bất loạn, thanh tịnh giải thoát.
3- Lợi ích thứ ba, người niệm Phật tức niệm bản lai thanh tịnh của Đức Phật, nhứt là sở cầu vãng sanh về cõi cực lạc, nên thường được Đức Phật A Di Đà dùng hào quang soi chiếu vào thân và nhiếp độ cho ngày kia được vãng sanh.
4- Lợi ích thứ tư, người niệm Phật nhờ sự mầu nhiệm của Đức Phật và nhờ nơi lòng đã diệt xong những ác duyên, vì thế mà những loài quỉ mị dữ dằn chẳng hề nhiễu hại được, rắn độc cũng không va chạm được, cho đến thuốc độc cũng không làm hại tánh mạng.
5- Lợi ích thứ năm, người niệm Phật thường được các vị đại lực thần tướng, Đức Quan Âm, các vị Bồ tát và ánh từ quang của Đức Phật soi nhiếp mỗi ngày, dầu gặp phải nạn nước, lửa, đao binh cũng khỏi và không mang lấy những cái chết bất đắc kỳ tử hay tù đày.
6- Lợi ích thứ sáu, người niệm Phật mặc dù trước kia đã tạo nhiều tội oan, nhiều ác báo, mà bây giờ đã quyết tâm cầu sanh về Tịnh độ, nơi lòng luôn niệm Đức Phật, không vọng tưởng điều ác, thành thử những tội oan, những ác báo ấy, không nhân vào đâu mà đòi nài được. Đó chẳng khác nào đốt ngọn đèn trong hang tối ngàn muôn năm, thảy đều trở lại sáng tỏ hết.
7- Lợi ích thứ bảy, người niệm Phật tâm thường nhớ tưởng Đức Phật, khao khát được vãng sanh về cõi Phật, vì thế cái vọng tưởng ác độc xấu xa đã dứt, nên trong giấc ngủ không thấy điềm mộng dữ dằn, chỉ thấy những cảnh tốt lành quí báu chưa từng có, nhứt là có khi thấy Đức Phật hiện thân vàng chói đến an ủi khuyến tấn.
8- Lợi ích thứ tám, người niệm Phật được ảnh hưởng bản tâm từ bi của Đức Phật, hơn nữa được trừ diệt những ác tưởng nơi lòng, mà mình tin rằng chẳng có việc ác nào trả lại, nên cõi lòng thường thấy vui vẻ và những việc làm lớn nhỏ trong lẽ đạo ở mỗi ngày thường được thành quả tốt đẹp.
9- Lợi ích thứ chín, người niệm Phật tức tâm kia đã hết còn niệm phàm, nên thường được công đức, được quang minh, được ảnh hưởng oai lực của Đức Phật, khiến cho cả nhơn dân xa gần đem lòng cung kính và nếu người ấy ở trong phạm vi xuất gia hay độc thân cư sĩ bề sanh hoạt có thiếu thốn sẽ được mọi người đem lòng cúng dường những món y thực.
10- Lợi ích thứ mười, người niệm Phật nhờ lúc bình thường vẫn chú tâm tưởng niệm đến danh hiệu của Đức Phật, nên được Đức Phật phóng hào quang nhuần gội, các vị Quan Âm Bồ tát và chư vị thần tướng ở các cõi Trời thường ẩn thân ủng hộ, nên người ấy lúc lâm chung không bị những cảnh hung ác hiện đến hay loài ma quỉ hóa hình nhiễu hại, khiến lòng được an vui không sợ sệt, lại còn được bình tĩnh niệm Phật hoặc niệm ra tiếng hay niệm trong tâm một cách rõ ràng. Nhờ thế, mà tự họ được thấy Đức Phật và các vị Quan Âm. Thế Chí hiện thân đến, hoặc phóng hào quang tiếp dẫn cho vãng sanh về cõi Cực Lạc, ngồi trên tòa sen báu, hưởng quả bất thối.

Ngoài mười việc lợi ích vừa kể trên còn những lợi ích khác nữa, như niệm Phật sẽ có hiệu lực trừ được vọng tâm, hễ mỗi khi tâm mình khởi vọng tưởng bất lành thì nhớ niệm Phật ngay, tức khắc trừ được vọng tưởng ấy. Những vọng tưởng tà khúc được dứt sạch, thì tâm mình trở lại thanh tịnh, ngọn đèn trí huệ sáng lên, khiến cho sự thấy biết của mình không còn bị mê lòng sai suyển, khỏi phải đắm vào những tội lỗi nữa. Kế đó là khi hột giống niệm Phật của mình được muồi mẫn, chẳng những phần nhờ được siêu hóa về Tịnh độ, lại còn được cứu vớt Tổ tiên cha mẹ bảy đời thoát khỏi cảnh đọa lạc hồng trần, được vãng sanh Cực Lạc như mình vậy.

Bởi niệm Phật có công đức, phước lợi vô lượng vô biên như thế, nên trong kinh có nói: “Sanh tử hải trung, niệm Phật đệ nhứt”: trong biển sanh tử chỉ có pháp niệm Phật là trên hết. Lại trong kinh còn nói: “Như môn học đạo như nghị tử đăng ư cao sơn, niệm Phật vãng sanh như phong phàm nhu thuận thủy”: Học các pháp môn khác, chẳng khác nào con kiến bò từ chơn núi đến chót, còn tu pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh về Cực Lạc, chẳng khác nào thuyền đi nước xuôi, buồm gặp gió thuận, đưa thuyền đi mau đến nơi đến chốn.

Tóm lại, lợi ích của niệm Phật không thể kể hết, ngoài kết quả có công đức trí huệ vô lượng vô biên, còn được các Phật mười phương hết lời khen ngợi, các vị Quan Âm, Thế Chí, chư Bồ tát, chư Thiên thần ở các cõi, ngày đêm ẩn mình ủng hộ, dù gặp tai nạn to lớn cũng được khỏi.
Và dù cho người căn cơ có ngu độn cách mấy mà biết thành tâm niệm Phật cũng được chứng đắc đạo quả, nhứt là được vãng sanh Cực Lạc. Tổ tiên cha mẹ quyến thuộc bảy đời số đông không lường cũng được ảnh hưởng vào công đức niệm Phật của mình mà đồng được sanh qua cõi Tịnh độ. Vì lý do ấy, toàn cả trong đạo chúng ta ngày cũng như đêm, giờ trước như giờ sau, năm nầy như năm khác nơi lòng luôn luôn cố gắng niệm Phật.


HẾT 

1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi Ích Của Niệm Phật (đang xem)
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H

HẾT



Đánh giá bài viết

4.98/32 rates

Print Friendly and PDF
0

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật