- Lục Căn - Lục Trần
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
“Lo tu tỉnh mặc ai khinh ngạo,
Diệt lục căn đừng nhiễm lục trần”
Đoạn nầy mỹ ý của Đức Thầy muốn nói rằng:
“Chúng sanh cứ lo bề tu tỉnh, chớ màng đến sự khinh chê ngạo báng của người đời, miễn lo cho mình trừ được lục căn, diệt được lục trần, căn trần đối nhau mà lòng không nhiễm ô tham đắm một mảy là cao quý”.
Trong bài ngũ uẩn hôm qua có nói rằng: Hễ người có xác thân tức có lục căn. Lục căn ấy, là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Mỗi căn đều có chỗ dùng riêng biệt nhau, như: mắt để thấy chớ không để nghe được, còn tai để nghe chớ không để thấy được, đến mũi, lưỡi, thân và ý cũng vậy. Đặc tánh công dụng của mỗi căn thông đồng nhau và chẳng bao giờ đổi ngược chỗ công dụng của một căn nào được cả.
Sáu căn thường dưới quyền sử suất của cái tâm.Thảng như cái tâm ấy vọng đọng thì khiến cho sáu căn cũng phải vọng đọng theo, như: mắt hay nhiễm sắc đẹp, tai hay nhiễm tiếng hay, mũi hay ưa mùi thơm, lưỡi hay ưa vị ngon, thân hay thích sung sướng và ý thường hay mong cầu được chức trọng quyền cao. Do chỗ tham nhiễm ưa muốn ấy, khiến trí huệ lu mờ , thân tâm mỗi ngày mỗi loạn động và nhơ trược thêm. Nhân đó mới sanh ra lắm hành động tội ác, mà những tội ác và hành động nầy, nguyên do ở vọng tâm mà ra cả.
Đối với vọng tâm, Đức Phật cho rằng đáng sợ. Vì nó độc hơn nọc rắn, dữ hơn ác thú, nó giết người hơn kẻ giặc thù, nó có sức phá hoại chẳng thua gì đám hỏa hoạn (nghĩa là có sức tàn hại chẳng kém lửa đỏ) và nó cũng nguy hiểm chẳng khác nào người bưng bát mật đầy cứ châm ngó vào đó lầm lũi đi tới mà quên mình sắp sụp hầm sa hố. Lại nó cũng có sức hung hăng táo bạo hơn thớt voi điên không xiềng chuồng và nó hay trèo leo nhẩy nhót chẳng khác loài khỉ vượn; thật là vọng tâm rất khó mà kềm chế được. Bởi không kềm chế được vọng tâm, nên có lắm người làm những điều tồi tệ bạo ác, mặc dù họ vẫn biết xấu hổ, vẫn biết tù tội, nhưng không thể sửa chữa được.
Ngược lại, nếu sáu căn ấy, dưới quyền suất xử của tâm chơn thì thảy đều được chơn chánh và cũng được tốt lành như nhau cả. Như mắt trông vào sắc đẹp, sắc xấu chẳng khởi lòng yêu hay ghét; tai nghe đến lời quấy, lời phải chẳng khởi lòng khen hay chê; mũi ngửi mùi thơm hoặc hôi chẳng khởi lòng ưa hay chẳng ưa; lưỡi nếm đến các vị ngon hay dở không khởi lòng thích hay không thích; thân đụng chạm những vật trơn hay nhám dày hay mỏng, lạnh hay ấm chẳng khởi lòng lấy hay bỏ; ý đối với các cảnh ngàn màu muôn sắc, việc người việc ta, việc hơn việc thua cũng không khởi lòng phân biệt câu chấp, nghĩa là sáu căn đối với sáu trần không nhiễm ô, không phân biệt, thường được thanh tịnh chơn chánh. Do đó hột giống trí huệ được nảy nở, thân tâm được nhẹ nhàng trong sạch, ngàn muôn đức hạnh nhờ thế lần hồi được lớn thêm rộng thêm cho đến số không tính lường được.
Theo lời của Đức Phật bảo thì đối với kẻ trí lúc nào cũng đủ cách để kềm chế được lục căn; sự đòi hỏi của lục căn một cách bất chánh thì thà chịu chết chớ không hề chiều theo. Giờ phút nào cũng canh chừng gìn giữ sáu căn như canh chừng kẻ thù địch, không để một mảy dật lạc phóng túng, nếu để nó phóng túng được cái nầy thì sẽ kéo đến cái khác, từ cái nhỏ đến cái lớn, hay từ cái lớn nầy đến cái lớn khác rất dễ dàng.
Sự ham muốn không bờ mé, không hạng nhỏ lớn, có khi từ cái nhỏ dắt đến cái lớn, hoặc từ cái lớn trở lại cái nhỏ, vì vậy nếu muốn kềm nó thì phải kềm cả việc nhỏ đến việc lớn. Vả lại, trong sự phóng túng dục lạc của con người không được trường cửu, dù mỗi một căn được tiếp nạp cả muôn ngàn trần: mắt được thấy cả muôn ngàn sắc đẹp, tai được nghe cả muôn ngàn tiếng hay; mũi được ngửi cả muôn ngàn mùi thơm tho; lưỡi được nếm cả muôn ngàn vị ngon; thân được mặc cả ngàn màu tố sô, ngồi trên ngai vị cực cao cực quí; ý được thỏa mãn tất cả dục lạc cũng chỉ trong thời gian ngắn ngủi, khi xác thân nầy bỏ rồi, thì những sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, món ngon, và đài các trước kia cũng đều đi theo số phận tận diệt như xác thân cả. Như thế, dù có chiều theo sự ham muốn của lục căn cũng chỉ là một trò chơi, một đứa trẻ giỡn bóng và vọc bọt mưa chớ chẳng ích gì.
Do đó, chúng sanh lúc nào cũng ấy chơn tâm điều khiển lục căn cho đến khi nào lục căn đối với lục trần vẫn được thanh tịnh, gần sắc cũng như ở chỗ không, chẳng khởi tâm phân biệt, chẳng móng lòng ô nhiễm, chừng đó tự thấy mình được vô ngại và lòng ô nhiễm không còn tái phục được. Được như thế đạo quả Bồ đề sẽ thành tựu viên mãn.
Nói tóm lại, sáu căn chẳng khác nào cái cửa, thường hay chiêu dụ sáu trần: mắt thì rước sắc, tai rước thinh, mũi rước hương, đến lưỡi, thân và ý mỗi mỗi đều tiếp rước theo sở thích của nó cả. Bởi sáu căn hay nhiễm sáu trần, thành thử mới xúi giục chúng sanh khởi tâm kiếm tìm đào tạo những gì của nó đòi hỏi, ví dụ: nó đòi hỏi sắc đẹp phải tìm sắc đẹp cung cấp cho nó, chẳng được thì ưu sầu mong ngóng mãi không thôi. Đối với các việc khác cũng thế, cứ theo cái đà tham nhiễm ấy mà đi tới mãi. Trong chúng sanh, sống trong khoảng rộng rãi mà dường như bị giam cầm, vì mỗi ngày bị trói buộc rầy mắng, khiến sai của sáu căn, chẳng khác người tù bị lính khảo đảo sai khiến.
Sáu căn nguyên ai vẫn được rỗng không sáng sủa, song vì bị ô nhiễm sáu trần thành thử mờ ám rối loạn, chẳng còn thấy xa, nghe rộng, hiểu biết đến chỗ cùng tột của vạn vật được. Cứ thế mãn kiếp nầy đến kiếp khác quanh quẩn trong chỗ ái dục. Vì bởi ái dục cõi trần, nên phải luân hồi mãi trong cõi trần, cứ chạy theo và chung sống với khách trần. Trái lại ước muốn được về cõi Phật tức sanh ở cõi Phật; cũng như ưa muốn cõi trần tức sanh ở cõi trần vậy. Nhưng muốn sanh về cõi Phật, lẽ trước hết là tuyệt nhiên không nhiễm trần, bằng cách dùng chơn tâm diệu minh kềm chế được sáu căn, làm cho sáu căn đừng bị sự ô nhiễm sáu trần, nghĩa là đừng để sáu trần ràng buộc tất được chứng quả Bồ đề.
Theo lời của Đức Phật bảo: “ Khi sáu căn của chúng sanh không còn dính mắc sáu trần thì tự trong thân tâm sẽ phát ra một màu sáng suốt vô cùng vô tận, phá tan tất cả màu sắc tối đen; những gì dối gạt mình từ trước đến gi đều trụ nguyên hình tất cả, chẳng khác nào đem nước sôi đổ trên khối tuyết, tan ra một cách mau lẹ. Khi được như thế, sẽ chỉ trong một niệm hốt nhiên được tỏ ngộ, mà từ địa hạt phàm phu ngu độn bỗng hóa thành một bực có trí giác cùng tột, nghĩa là được có sự hiểu biết không chỗ nào sót lọt được”.
Diệt lục căn đừng nhiễm lục trần”
“Chúng sanh cứ lo bề tu tỉnh, chớ màng đến sự khinh chê ngạo báng của người đời, miễn lo cho mình trừ được lục căn, diệt được lục trần, căn trần đối nhau mà lòng không nhiễm ô tham đắm một mảy là cao quý”.
Trong bài ngũ uẩn hôm qua có nói rằng: Hễ người có xác thân tức có lục căn. Lục căn ấy, là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Mỗi căn đều có chỗ dùng riêng biệt nhau, như: mắt để thấy chớ không để nghe được, còn tai để nghe chớ không để thấy được, đến mũi, lưỡi, thân và ý cũng vậy. Đặc tánh công dụng của mỗi căn thông đồng nhau và chẳng bao giờ đổi ngược chỗ công dụng của một căn nào được cả.
Sáu căn thường dưới quyền sử suất của cái tâm.Thảng như cái tâm ấy vọng đọng thì khiến cho sáu căn cũng phải vọng đọng theo, như: mắt hay nhiễm sắc đẹp, tai hay nhiễm tiếng hay, mũi hay ưa mùi thơm, lưỡi hay ưa vị ngon, thân hay thích sung sướng và ý thường hay mong cầu được chức trọng quyền cao. Do chỗ tham nhiễm ưa muốn ấy, khiến trí huệ lu mờ , thân tâm mỗi ngày mỗi loạn động và nhơ trược thêm. Nhân đó mới sanh ra lắm hành động tội ác, mà những tội ác và hành động nầy, nguyên do ở vọng tâm mà ra cả.
Đối với vọng tâm, Đức Phật cho rằng đáng sợ. Vì nó độc hơn nọc rắn, dữ hơn ác thú, nó giết người hơn kẻ giặc thù, nó có sức phá hoại chẳng thua gì đám hỏa hoạn (nghĩa là có sức tàn hại chẳng kém lửa đỏ) và nó cũng nguy hiểm chẳng khác nào người bưng bát mật đầy cứ châm ngó vào đó lầm lũi đi tới mà quên mình sắp sụp hầm sa hố. Lại nó cũng có sức hung hăng táo bạo hơn thớt voi điên không xiềng chuồng và nó hay trèo leo nhẩy nhót chẳng khác loài khỉ vượn; thật là vọng tâm rất khó mà kềm chế được. Bởi không kềm chế được vọng tâm, nên có lắm người làm những điều tồi tệ bạo ác, mặc dù họ vẫn biết xấu hổ, vẫn biết tù tội, nhưng không thể sửa chữa được.
Ngược lại, nếu sáu căn ấy, dưới quyền suất xử của tâm chơn thì thảy đều được chơn chánh và cũng được tốt lành như nhau cả. Như mắt trông vào sắc đẹp, sắc xấu chẳng khởi lòng yêu hay ghét; tai nghe đến lời quấy, lời phải chẳng khởi lòng khen hay chê; mũi ngửi mùi thơm hoặc hôi chẳng khởi lòng ưa hay chẳng ưa; lưỡi nếm đến các vị ngon hay dở không khởi lòng thích hay không thích; thân đụng chạm những vật trơn hay nhám dày hay mỏng, lạnh hay ấm chẳng khởi lòng lấy hay bỏ; ý đối với các cảnh ngàn màu muôn sắc, việc người việc ta, việc hơn việc thua cũng không khởi lòng phân biệt câu chấp, nghĩa là sáu căn đối với sáu trần không nhiễm ô, không phân biệt, thường được thanh tịnh chơn chánh. Do đó hột giống trí huệ được nảy nở, thân tâm được nhẹ nhàng trong sạch, ngàn muôn đức hạnh nhờ thế lần hồi được lớn thêm rộng thêm cho đến số không tính lường được.
Theo lời của Đức Phật bảo thì đối với kẻ trí lúc nào cũng đủ cách để kềm chế được lục căn; sự đòi hỏi của lục căn một cách bất chánh thì thà chịu chết chớ không hề chiều theo. Giờ phút nào cũng canh chừng gìn giữ sáu căn như canh chừng kẻ thù địch, không để một mảy dật lạc phóng túng, nếu để nó phóng túng được cái nầy thì sẽ kéo đến cái khác, từ cái nhỏ đến cái lớn, hay từ cái lớn nầy đến cái lớn khác rất dễ dàng.
Sự ham muốn không bờ mé, không hạng nhỏ lớn, có khi từ cái nhỏ dắt đến cái lớn, hoặc từ cái lớn trở lại cái nhỏ, vì vậy nếu muốn kềm nó thì phải kềm cả việc nhỏ đến việc lớn. Vả lại, trong sự phóng túng dục lạc của con người không được trường cửu, dù mỗi một căn được tiếp nạp cả muôn ngàn trần: mắt được thấy cả muôn ngàn sắc đẹp, tai được nghe cả muôn ngàn tiếng hay; mũi được ngửi cả muôn ngàn mùi thơm tho; lưỡi được nếm cả muôn ngàn vị ngon; thân được mặc cả ngàn màu tố sô, ngồi trên ngai vị cực cao cực quí; ý được thỏa mãn tất cả dục lạc cũng chỉ trong thời gian ngắn ngủi, khi xác thân nầy bỏ rồi, thì những sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, món ngon, và đài các trước kia cũng đều đi theo số phận tận diệt như xác thân cả. Như thế, dù có chiều theo sự ham muốn của lục căn cũng chỉ là một trò chơi, một đứa trẻ giỡn bóng và vọc bọt mưa chớ chẳng ích gì.
Do đó, chúng sanh lúc nào cũng ấy chơn tâm điều khiển lục căn cho đến khi nào lục căn đối với lục trần vẫn được thanh tịnh, gần sắc cũng như ở chỗ không, chẳng khởi tâm phân biệt, chẳng móng lòng ô nhiễm, chừng đó tự thấy mình được vô ngại và lòng ô nhiễm không còn tái phục được. Được như thế đạo quả Bồ đề sẽ thành tựu viên mãn.
Nói tóm lại, sáu căn chẳng khác nào cái cửa, thường hay chiêu dụ sáu trần: mắt thì rước sắc, tai rước thinh, mũi rước hương, đến lưỡi, thân và ý mỗi mỗi đều tiếp rước theo sở thích của nó cả. Bởi sáu căn hay nhiễm sáu trần, thành thử mới xúi giục chúng sanh khởi tâm kiếm tìm đào tạo những gì của nó đòi hỏi, ví dụ: nó đòi hỏi sắc đẹp phải tìm sắc đẹp cung cấp cho nó, chẳng được thì ưu sầu mong ngóng mãi không thôi. Đối với các việc khác cũng thế, cứ theo cái đà tham nhiễm ấy mà đi tới mãi. Trong chúng sanh, sống trong khoảng rộng rãi mà dường như bị giam cầm, vì mỗi ngày bị trói buộc rầy mắng, khiến sai của sáu căn, chẳng khác người tù bị lính khảo đảo sai khiến.
Sáu căn nguyên ai vẫn được rỗng không sáng sủa, song vì bị ô nhiễm sáu trần thành thử mờ ám rối loạn, chẳng còn thấy xa, nghe rộng, hiểu biết đến chỗ cùng tột của vạn vật được. Cứ thế mãn kiếp nầy đến kiếp khác quanh quẩn trong chỗ ái dục. Vì bởi ái dục cõi trần, nên phải luân hồi mãi trong cõi trần, cứ chạy theo và chung sống với khách trần. Trái lại ước muốn được về cõi Phật tức sanh ở cõi Phật; cũng như ưa muốn cõi trần tức sanh ở cõi trần vậy. Nhưng muốn sanh về cõi Phật, lẽ trước hết là tuyệt nhiên không nhiễm trần, bằng cách dùng chơn tâm diệu minh kềm chế được sáu căn, làm cho sáu căn đừng bị sự ô nhiễm sáu trần, nghĩa là đừng để sáu trần ràng buộc tất được chứng quả Bồ đề.
Theo lời của Đức Phật bảo: “ Khi sáu căn của chúng sanh không còn dính mắc sáu trần thì tự trong thân tâm sẽ phát ra một màu sáng suốt vô cùng vô tận, phá tan tất cả màu sắc tối đen; những gì dối gạt mình từ trước đến gi đều trụ nguyên hình tất cả, chẳng khác nào đem nước sôi đổ trên khối tuyết, tan ra một cách mau lẹ. Khi được như thế, sẽ chỉ trong một niệm hốt nhiên được tỏ ngộ, mà từ địa hạt phàm phu ngu độn bỗng hóa thành một bực có trí giác cùng tột, nghĩa là được có sự hiểu biết không chỗ nào sót lọt được”.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn - Lục Trần (đang xem)
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn - Lục Trần (đang xem)
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
Đăng nhận xét