- Lý Luân Hồi
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
“Chỉ một kiếp Tây phương hồi hướng,
Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi”
Theo đoạn nầy, mỹ ý của Đức Thầy dạy rằng: “Nếu có một chúng sanh nào thật lòng tin theo sự niệm Phật và phụng hành đúng theo giới luật, thì chỉ trong một kiếp được sanh về cõi Tây phương an dưỡng. Được về cõi ấy, thoát khỏi đường mê, dứt xong cuộc luân hồi sanh tử”
Thế nào gọi là luân hồi? Luân có nghĩa là bánh xe.
Hồi có nghĩa là quây tròn. Cả chúng sanh từ vô lượng kiếp trở lại đây, hết kiếp nầy đầu thai kiếp khác, hết kiếp khác đầu thai kiếp khác nữa cứ chìm nổi xuống lên mãi trong sáu cõi phàm phu, đã bỏ vô lượng cái xác thân, đầu thai vào vô lượng cha mẹ,đào tạo vô lượng gia đình mà vẫn còn đào tạo như thế mãi, chưa được bao nhiêu người dừng lại đặng, cũng như bánh xe cứ quay tròn mãi, không biết đâu là đầu, đâu là cuối, cứ lên lên, xuống xuống, luân luân, chuyển chuyển như thế, nên gọi đó là luân hồi.
Nguyên lai, chúng sanh luân hồi ấy, đều do tạo nghiệp của xác thân, của lỗ miệng, của ý mà gây ra cả. Tạo nghiệp của thân thì hay sát sanh hại mạng, trộm cướp giựt giành, tà dâm hoa nguyệt; tạo nghiệp của miệng thì hay nguyền rủa thề thốt, chửi mắng tục tằn, đâm thọc bài xích, thêu dệt những chuyện hoang đường làm hại lòng tốt của kẻ khác, hay bày điều đặt chuyện lừa gạt người đời; tạo nghiệp của ý thì hay tham lam danh lợi của tiền làm điều bất chánh giận hờn nóng nảy, ích kỷ tổn nhơn và câu chấp nhơn ngã gây sự mờ ám trí huệ. Những nghiệp ác ấy, cứ chuyền nối nhau gây thành một lực lượng mạnh mẽ lôi kéo chúng sanh vào cõi khổ để đền trả những nghiệp tạo của mình vừa qua.
Cứ thế mà hết đầu thai kiếp nầy thì đầu thai kiếp khác, khi thì bỏ thân người mang thân thú, khi thì ra cửa ngạ quỉ vào đường Địa ngục: lúc khổ, lúc vui, lúc làm dân, lúc làm quan, lúc mạnh lành, lúc bịnh tật kể thôi vô số. Ngoài cách đầu thai vì nghiệp nhân đã tạo kiếp trước, còn có một lý do nữa là lòng khát ái, lòng tham luyến cõi trần nên phải đầu thai để được thỏa mãn dục vọng. Tóm lại sự luân chuyển của cả chúng sanh cứ quay cuồng, cứ tiếp nối cuộc đầu thai mãi không ngừng, không dứt, như thế gọi là cuộc luân hồi rất thống khổ.
Sự đầu thai có bốn cách:
1- Lẽ thứ nhứt, là do nghiệp tạo của người đã chất chứa từ lâu, đợi khi có cơ hội khiêu gợi đến kích thích đến tức thì cái nghiệp lực ấy nó phát mạnh lên lôi kéo thần thức đi đầu thai.
2- Lẽ thứ hai; là do nghiệp tạo của người ở hiện tại nó kết thành thói quen, lúc nào lòng cũng mơ màng tưởng nhớ đến việc đó, vì thế mà cái nghiệp lực ấy nó phát mạnh lên dẫn dắt thần thức đi đầu thai.
3- Lẽ thứ ba; Là do nghiệp tạo của người quá đỗi thậm trọng nó đến một sức mạnh vô song, vì thế mà mỗi khi tâm vừa tưởng niệm đến việc đó là nghiệp lực ấy, nó phát mạnh lên dẫn dắt thần thức đi đầu thai,
4- Lẽ thứ tư; Là do những nghiệp tạo trong lúc sắp chết, lúc đó khởi lòng thương vợ con, mến tiền của, tức giận kẻ thù, hay buồn thảm việc chi chẳng hạn, nó quá mạnh mẽ đến cực độ, nên khi chết rồi nghiệp lực ấy liền phát mạnh lên dẫn dắt thần thức đi đầu thai trở lại.
Sự đầu thai của cả chúng sanh đều tùy theo nghiệp tạo của mỗi người mà sanh vào chỗ vui hay chỗ khổ không giống nhau. Và tuy cũng đồng mày ngang mũi dọc mà tướng mạo hình dáng có xấu có tốt không ai giống ai cả. Theo trong Cu Xá Luận cho rằng: “Những người lúc sanh bình quá say đắm sự dâm dục, quá nghĩ việc dâm dục, thì kiếp sau sanh làm chim bồ câu, chim se sẻ, chim oan ương những loại đó thường luyến tình, thích giao cấu; những kẻ quá ôm lòng giận giũi hờn trách, thì kiếp sau thường sanh vào loại rắn rít, loại lấy thường ôm nọc độc nơi mình; kẻ ngu muội si mê quá, không biết phân biệt phải trái, cứ làm càn làm bướng, nghe thấy lộn xộn, không nghĩ suy, không tìm hiểu được sự thật, thì kiếp sau thường đầu thai vào loài heo, dê, trai, hến, loài ấy rất ngu đần biếng nhác; kẻ kiêu căng tự đắc quá, chỉ biết mình hơn hết, chẳng biết nhượng trẻ kính già, thì kiếp sau thường sanh vào loài hùm, beo, sư tử loại ấy hung dữ coi mình mạnh hơn và lớn hơn hết các thú khác; kẻ hay chế giễu, bỡn cợt, hay nói đùa hay chọc ghẹo người, thì kiếp sau thường sanh làm loài khỉ vượn, giống ấy hay nhăn nhướng, hay leo chuyền nhảy nhót, còn kẻ rít bón quá, tham lam quá, chỉ muốn thâu vô, không muốn xuất ra một đồng một cắc cho ai, lại thường hay ôm lòng ganh ghét người có của hơn mình, kẻ ăn mặc tốt hay sung sướng hơn mình, thì kiếp sau thường đầu thai vào loài chó chịu sự đói khát. Những điều ấy, toàn là ác nghiệp của người gây ra.
Nhược bằng hành thiện nghiệp thì kẻ hành được mười điều lành, thì kiếp tới sanh vào cõi Trời hưởng lấy khoái lạc, kẻ hành được năm điều lành thì kiếp tới sẽ sanh vào loài người có khổ có vui; kẻ làm được mười điều lành mà còn ôm lòng nóng giận, ganh ghét, phân biệt ngã nhân, thì kiếp sau hay sanh vào cõi Thần A Tu La cũng hưởng được phần thong thả, nhưng thường hay chiến đấu với các vị chư Thiên.
Mọi cách đầu thai ấy, hoặc vui hoặc khổ, mỗi mỗi đều khác nhau, nhưng dầu có vui đi nữa cũng còn trong sáu cõi phàm, tức là còn nằm trong bánh xe luân hồi chưa thoát khỏi được; chỉ từ bực La Hán trở lên sẽ hoàn toàn chận đứng bánh xe luân hồi, không trở lại trong vòng lục đạo.
Nói tóm lại, việc luân hồi là việc khổ lớn lao, đối với kẻ đã từng khảo nghiệm Phật pháp, cũng như thường để tâm suy xét đến sự giả dối cõi đời, thì không khỏi phải ngậm ngùi thống trách mình chưa được tự giác sớm, chưa ăn năn sớm, nên mới kéo dài sự đầu thai, sự chết chóc nhiều kiếp.
Bây giờ mình đã hiểu rõ sự ấy, thì chẳng còn chần chờ chậm trễ nữa, cần phải cương quyết hy sinh cả tài sản tánh mạng nầy để tìm lấy con đường giải thoát. Con đường giải thoát ấy muốn được trọn vẹn, thì giờ phút nào mình cũng ấy chơn trí giác để đánh phá được lòng mê muội, tham đắm. Và luôn luôn nơi lòng mình thường tập trung cái tư tưởng lành, để đối phá những tư tưởng ác, đến khi nào trong tâm trí của mình ròng rã một thứ lành, khỏi giữ gìn lo nghĩ mà nó vẫn hiền lành tốt đẹp, lẽ cố nhiên bánh xe luân hồi đối với mình không quay nữa được, mình sẽ được tự do đi đến cõi Niết Bàn tịch tịnh. Như thế gọi là giải thoát hay thành đạo vậy.
Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi”
Thế nào gọi là luân hồi? Luân có nghĩa là bánh xe.
Hồi có nghĩa là quây tròn. Cả chúng sanh từ vô lượng kiếp trở lại đây, hết kiếp nầy đầu thai kiếp khác, hết kiếp khác đầu thai kiếp khác nữa cứ chìm nổi xuống lên mãi trong sáu cõi phàm phu, đã bỏ vô lượng cái xác thân, đầu thai vào vô lượng cha mẹ,đào tạo vô lượng gia đình mà vẫn còn đào tạo như thế mãi, chưa được bao nhiêu người dừng lại đặng, cũng như bánh xe cứ quay tròn mãi, không biết đâu là đầu, đâu là cuối, cứ lên lên, xuống xuống, luân luân, chuyển chuyển như thế, nên gọi đó là luân hồi.
Nguyên lai, chúng sanh luân hồi ấy, đều do tạo nghiệp của xác thân, của lỗ miệng, của ý mà gây ra cả. Tạo nghiệp của thân thì hay sát sanh hại mạng, trộm cướp giựt giành, tà dâm hoa nguyệt; tạo nghiệp của miệng thì hay nguyền rủa thề thốt, chửi mắng tục tằn, đâm thọc bài xích, thêu dệt những chuyện hoang đường làm hại lòng tốt của kẻ khác, hay bày điều đặt chuyện lừa gạt người đời; tạo nghiệp của ý thì hay tham lam danh lợi của tiền làm điều bất chánh giận hờn nóng nảy, ích kỷ tổn nhơn và câu chấp nhơn ngã gây sự mờ ám trí huệ. Những nghiệp ác ấy, cứ chuyền nối nhau gây thành một lực lượng mạnh mẽ lôi kéo chúng sanh vào cõi khổ để đền trả những nghiệp tạo của mình vừa qua.
Cứ thế mà hết đầu thai kiếp nầy thì đầu thai kiếp khác, khi thì bỏ thân người mang thân thú, khi thì ra cửa ngạ quỉ vào đường Địa ngục: lúc khổ, lúc vui, lúc làm dân, lúc làm quan, lúc mạnh lành, lúc bịnh tật kể thôi vô số. Ngoài cách đầu thai vì nghiệp nhân đã tạo kiếp trước, còn có một lý do nữa là lòng khát ái, lòng tham luyến cõi trần nên phải đầu thai để được thỏa mãn dục vọng. Tóm lại sự luân chuyển của cả chúng sanh cứ quay cuồng, cứ tiếp nối cuộc đầu thai mãi không ngừng, không dứt, như thế gọi là cuộc luân hồi rất thống khổ.
Sự đầu thai có bốn cách:
Sự đầu thai của cả chúng sanh đều tùy theo nghiệp tạo của mỗi người mà sanh vào chỗ vui hay chỗ khổ không giống nhau. Và tuy cũng đồng mày ngang mũi dọc mà tướng mạo hình dáng có xấu có tốt không ai giống ai cả. Theo trong Cu Xá Luận cho rằng: “Những người lúc sanh bình quá say đắm sự dâm dục, quá nghĩ việc dâm dục, thì kiếp sau sanh làm chim bồ câu, chim se sẻ, chim oan ương những loại đó thường luyến tình, thích giao cấu; những kẻ quá ôm lòng giận giũi hờn trách, thì kiếp sau thường sanh vào loại rắn rít, loại lấy thường ôm nọc độc nơi mình; kẻ ngu muội si mê quá, không biết phân biệt phải trái, cứ làm càn làm bướng, nghe thấy lộn xộn, không nghĩ suy, không tìm hiểu được sự thật, thì kiếp sau thường đầu thai vào loài heo, dê, trai, hến, loài ấy rất ngu đần biếng nhác; kẻ kiêu căng tự đắc quá, chỉ biết mình hơn hết, chẳng biết nhượng trẻ kính già, thì kiếp sau thường sanh vào loài hùm, beo, sư tử loại ấy hung dữ coi mình mạnh hơn và lớn hơn hết các thú khác; kẻ hay chế giễu, bỡn cợt, hay nói đùa hay chọc ghẹo người, thì kiếp sau thường sanh làm loài khỉ vượn, giống ấy hay nhăn nhướng, hay leo chuyền nhảy nhót, còn kẻ rít bón quá, tham lam quá, chỉ muốn thâu vô, không muốn xuất ra một đồng một cắc cho ai, lại thường hay ôm lòng ganh ghét người có của hơn mình, kẻ ăn mặc tốt hay sung sướng hơn mình, thì kiếp sau thường đầu thai vào loài chó chịu sự đói khát. Những điều ấy, toàn là ác nghiệp của người gây ra.
Nhược bằng hành thiện nghiệp thì kẻ hành được mười điều lành, thì kiếp tới sanh vào cõi Trời hưởng lấy khoái lạc, kẻ hành được năm điều lành thì kiếp tới sẽ sanh vào loài người có khổ có vui; kẻ làm được mười điều lành mà còn ôm lòng nóng giận, ganh ghét, phân biệt ngã nhân, thì kiếp sau hay sanh vào cõi Thần A Tu La cũng hưởng được phần thong thả, nhưng thường hay chiến đấu với các vị chư Thiên.
Mọi cách đầu thai ấy, hoặc vui hoặc khổ, mỗi mỗi đều khác nhau, nhưng dầu có vui đi nữa cũng còn trong sáu cõi phàm, tức là còn nằm trong bánh xe luân hồi chưa thoát khỏi được; chỉ từ bực La Hán trở lên sẽ hoàn toàn chận đứng bánh xe luân hồi, không trở lại trong vòng lục đạo.
Nói tóm lại, việc luân hồi là việc khổ lớn lao, đối với kẻ đã từng khảo nghiệm Phật pháp, cũng như thường để tâm suy xét đến sự giả dối cõi đời, thì không khỏi phải ngậm ngùi thống trách mình chưa được tự giác sớm, chưa ăn năn sớm, nên mới kéo dài sự đầu thai, sự chết chóc nhiều kiếp.
Bây giờ mình đã hiểu rõ sự ấy, thì chẳng còn chần chờ chậm trễ nữa, cần phải cương quyết hy sinh cả tài sản tánh mạng nầy để tìm lấy con đường giải thoát. Con đường giải thoát ấy muốn được trọn vẹn, thì giờ phút nào mình cũng ấy chơn trí giác để đánh phá được lòng mê muội, tham đắm. Và luôn luôn nơi lòng mình thường tập trung cái tư tưởng lành, để đối phá những tư tưởng ác, đến khi nào trong tâm trí của mình ròng rã một thứ lành, khỏi giữ gìn lo nghĩ mà nó vẫn hiền lành tốt đẹp, lẽ cố nhiên bánh xe luân hồi đối với mình không quay nữa được, mình sẽ được tự do đi đến cõi Niết Bàn tịch tịnh. Như thế gọi là giải thoát hay thành đạo vậy.
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi (đang xem)
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi (đang xem)
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT