Ông Thanh Sĩ
- Giới Thiệu
- Thanh Sĩ Hiển Đạo
- Diệu Lý Tâm Nguyên
- Lời Khuyên Tu Hiền
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
A- VÀI NÉT VỀ ÔNG THANH-SĨ
1. Thân-Thế:
Thân phụ ông Thanh Sĩ là ông Chế Văn Hương và thân mẫu là bà Trần Thị Mười. Do điều bất hạnh xẩy ra trong gia đình, ông Thanh Sĩ phải mang họ mẹ và lớn lên bên cạnh mẹ cùng với người em ruột là Trần Duy Nhì trong một hoàn cảnh nghèo khó.
Từ thuở nhỏ, ông có tính tình hiền hòa, khiêm cung, lễ độ với mọi người. Dáng ông cao ráo, mảnh khảnh, tiếng nói trong trẻo, thanh sảng.
Vì hoàn cảnh khốn khó, ông Thanh Sĩ phải thôi học lúc chưa hết lớp ba trường làng. Mặc dầu không có cơ hội tới trường lớp nhiều nhưng ông có kiến thức vượt hẳn lớp người cùng thời nhờ bẩm chất thông minh, có chí tìm hiểu kinh sách và năng trau dồi đạo đức.
2. Hành-Trạng và Quá-Trình Hoằng Pháp:
Năm 1942 (Nhâm Ngọ), nhân đọc quyển Giác Mê Tâm Kệ của Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông Thanh Sĩ thấy được con đường đạo. Vào ngày rằm tháng bảy năm đó, ông thượng ngôi Tam Bảo và tự làm lễ qui y tại nhà. Lúc đó ông vừa tròn 15 tuổi.Năm 1943, ông lâm bệnh nặng. Trong lúc mọi người tưởng ông không qua khỏi thì bỗng nhiên ông mượn bút mực viết bài “Khải tấu cáo hoàng thiên” rồi nhờ người đặt bàn hương án cầu nguyện, đọc và đốt dùm bài này. Sau đó, tự nhiên ông khỏi bệnh.
Năm 1944 (Giáp Thân), ông Thanh Sĩ quyết chí đến diện kiến Đức Huỳnh Giáo Chủ đang ngụ tại Sài Gòn để xin qui y trực tiếp. Khi ông đến nơi thì từ trên lầu cao, Đức Huỳnh Giáo Chủ vẩy tay bảo ông hãy về vì Ngài đã hiểu ý.
Năm 1945 (Ất Dậu), sau khi Nhựt đầu hàng quân đội Đồng Minh, Mặt Trận Việt Minh bắt đầu hoạt động mạnh, gây nên cuộc xung đột đẫm máu với các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và tạo ra biến cố Đốc Vàng (16-4-1947) khiến Đức Huỳnh Giáo Chủ phải đột ngột ra đi. Không sống được trong vùng Việt Minh, gia đình ông Thanh Sĩ phải xuống thuyền di cư về Thánh Địa Hòa Hảo vào tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi (1947).
Trong khoảng thời gian 1945-1947, ông Thanh Sĩ đã sáng tác nhiều thi thơ có nội dung xiển dương đạo pháp nhưng vì khói lửa chiến tranh nên bị thất lạc hết.
Năm 1948 (Mậu Tý), em ông là Trần Duy Nhì bị bệnh chết. Ngày 16-4 âm lịch năm đó, lần đầu tiên ông đăng đàn thuyết pháp ứng khẩu mở màn cho thời kỳ châu thuyết (1948-1952) qua nhiều tỉnh hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sađec, Vĩnh Long, Phú Lâm (Sài Gòn), … tổng cộng trên 40 địa điểm trong một hoàn cảnh rất khó khăn của đất nước.
Năm 1952 (Nhâm Thìn), sau khi chùa Tây An Cổ Tự (Xã Long Kiến, Tổng Định Hòa, Quận Chợ Mới, Tỉnh Long Xuyên) được trùng tu xong, ông Thanh Sĩ bắt đầu thời kỳ thuyết pháp ứng khẩu định kỳ vào các ngày sóc vọng (rằm, 30 mỗi tháng) tại đó. Ông lập ra Ban Hoằng Pháp – chính ông được bầu làm Giám đốc cùng 3 giảng viên: Thiện Duyên, Thiện Ngôn, Thiện Hạnh và thư ký là ông Bùi Xuân Cứ; ông cũng lập chương trình tổ chức 3 khóa huấn luyện đạo đức (mỗi khóa 4 tháng) để đào tạo các giảng viên:
– Khóa I khai giảng vào ngày rằm tháng giêng năm Giáp Ngọ (1954) đào tạo được 22 giảng viên với danh hiệu là Khóa Hòa Hảo.
– Khóa II khai giảng tiếp sau đó và đã đào tạo được 30 giảng viên với danh hiệu là Khóa Tây An.
Trong khi Khóa III chuẩn bị tiếp tục khai giảng thì tình hình biến động nên ông đã vội xin xuất ngoại.
3. Thời-Kỳ Đông-Du:
Đầu năm 1955 (đúng ngày rằm tháng giêng năm Ất Mùi), ông Thanh Sĩ lên Sài Gòn xin phép sang Nhựt với lý do du học và nghiên cứu Phật pháp.Trước khi rời Việt Nam, ông để lại hai câu thơ như sau:
“Loạn Nam cơ Bắc khổ ai bi,
Mượn cớ Đông Du đãi lịnh kỳ.”
Cùng đi với ông có ông Thiện Hạnh (trong Ban Hoằng Pháp chùa Tây An Cổ Tự) giúp việc thông ngôn cho ông trong giai đoạn đầu. Một tháng sau, ông Thiện Hạnh về Việt Nam và ông Lâm Văn Lẹ sang thay.
Sau khi đến Nhựt, ông Thanh Sĩ cùng ông Lâm Văn Lẹ xin vào học tại Đại Học Đường Waseda. Việc này gặp phải khó khăn vì cả hai ông không có bằng tú tài và ông Thanh Sĩ còn trở ngại tiếng Nhựt. Nhờ sự can thiệp của Tòa Đại Sứ Việt Nam lúc bấy giờ, Viện Đại Học Waseda đã mở cuộc trắc nghiệm đặc biệt và xác nhận hai ông có đủ trình độ nên cho nhập học.
Khả năng ngoại ngữ của ông Thanh Sĩ phát triển phi thường; chỉ ba tháng sau, ông đã sử dụng được thông thạo tiếng Nhựt lẫn tiếng Anh. Sang năm thứ hai, ông Lâm Văn Lẹ phải về Việt Nam báo hiếu vì cha đau nặng. Sau 4 năm, ông Thanh Sĩ tốt nghiệp bằng Cử nhân tại Waseda và được mời ở lại trường làm giảng viên. Năm đầu, ông phụ trách giảng các môn Lịch Sử, Giáo lý Phật Giáo và Triết học; năm sau, do khả năng ông phát triển nhanh, ông phụ trách thêm nhiều môn học khác như: Xã Hội học, ngôn ngữ học. Ông cũng được mời diễn giảng tại các lớp tu nghiệp cho các giáo sư của trường.
Trong suốt thời gian tại Nhựt, ngoài việc dạy học, ông Thanh Sĩ không ngừng sáng tác, thường xuyên tiếp xúc với Uûy Hội Phật Giáo Quốc Tế tại Nhựt cùng nhiều tôn giáo khác và thực hiện các công tác giáo sự quan trọng ở hải ngoại.
4. Sự-Nghiệp Giáo-Lý:
Kể từ năm 1948 đến cuối cuộc đời, ông Thanh Sĩ đã để lại một sự nghiệp hoằng dương đạo pháp thật to tát:* Lúc còn ở Việt nam, mỗi buổi đăng đàn thuyết pháp ứng khẩu của ông thường kéo dài từ 2 đến 6 tiếng đồng hồ và qui tụ hằng ngàn hằng vạn người đến nghe. Sau phần thuyết giảng bằng tản văn, ông tiếp tục giảng bằng vận văn một cách siêu thoát trác tuyệt. Một số thi bài do anh em đồng đạo PGHH sưu tập hoặc tốc ký ghi được gồm trên 30 tác phẩm; trong đó, được in thành sách chia thành hai giai đoạn sau đây:
– Giai đoạn 1948-1952: gồm có các quyển: Châu Thuyết, Đám Mưa Giông, Tiếng Chuông Cảnh Tỉnh, Lời Khuyên Tu Hiền, Tỉnh Thế, Bán Dạ Đông Thiên, Cảm Xuân, Thi Lục, …
– Giai đoạn 1952-1954: gồm có các quyển; Thuyết Pháp Ứng Khẩu, Chú Nghĩa và nhiều bài đăng trong tập san Giác Tiến do Ban Hoằng Pháp chùa Tây An Cổ Tự ấn hành.
* Trong thời gian tại Nhựt, dù rất đa đoan việc học hành, nghiên cứu và dạy học, ông Thanh Sĩ cũng không ngừng sáng tác nhắc nhở việc tu học cho các đồng đạo ở quê nhà. Từ 1957 đến 1967, ông viết xong 17 tác phẩm bằng văn vần sau đây: Lời Vàng Trong Mộng, Vạn Niên Huynh Đệ, Rằm Tháng Mười, Đâu Là Phàm Thánh, Tiếng Nói Trong Hoa Sen, Hỡi Quê Nhà, Đã Chết Mà Sống, Tôi Còn Đây Mà, Tôi Không Quên, Ánh Sáng Từ bi, Đường Giải Thoát, Thần Cơ Thật Luận, Con Thuyền Đại Đạo, Đời Mạt Pháp, Là Phật Tử, Tình Đạo Phật, Đến Liên Hoa. Các quyển này đã được in và đóng chung thành tập có tên là HIỂN ĐẠO, dầy trên 1300 trang. Ngoài ra, trên 630 lá thư được ông viết gởi về đồng bào và đồng đạo ở quê nhà để trả lời các nghi vấn về đạo pháp cũng đã được sưu tập và ấn hành thành hai quyển : Lá Thư Đông Kinh I và Lá Thư Đông Kinh II; một số băng nhựa cũng đã được ông đích thân xướng âm ghi vào và gởi về Việt Nam.
5. Lập Nguyện:
Với tâm bồ tát độ đời, ông Thanh Sĩ đã từng lập nguyện rất lớn.Trong “Vạn Niên Huynh Đệ”, ông đã thệ nguyện luân lưu cứu thế:
“… Xác này còn cũng vẫn tiến lên,
Xác dầu mất cũng nguyền tái thế.
Đến chừng nào ngục môn đều phế,
Không còn người tồi tệ mới thôi.”
Trong “Lời Vàng Trong Mộng”, ông xác quyết:
Nguyện đem cái xác mọn này,
Gánh đau sầu, cứu mê say cho đời.
Đến khi nào hết người khổ não,
Ta mới vui lòng đáo Tây phang.
Ngày nào còn kẻ khốn nàn,
Ta còn ở thế mở đàng Từ Bi.”
Trong “Đâu Là Phàm Thánh”, ông cũng lập thệ:
Chừng nào được cứu an vạn vật,
Đây mới là chịu dứt chuyển thân.
Còn khổ đau một kẻ trên trần,
Đây còn phải lao thân khắp chốn.
Nguyện cứu thế dầu thân khốn đốn,
Cũng xem thường chẳng núng nao lòng.”
Qua các lời thệ nguyện trên cũng như qua cuộc đời xả thân hoằng pháp của ông đủ để nói lên tâm bồ tát của ông dũng mãnh như thế nào rồi.
6. Những Ngày Cuối Đời:
Cơ duyên ông Thanh Sĩ đến với người tín đồ PGHH và đồng bào Việt Nam thật là đậm đà gắn bó. Lòng mến đạo của ông sâu xa bao nhiêu thì lòng yêu nước của ông cũng nồng nàn bấy nhiêu.Như một cơ duyên đã mãn, một giai đoạn chuyển thân trợ đạo đã kết thúc, mùa xuân năm 1972, ông Thanh Sĩ lâm trọng bịnh trong lúc đang dạy học tại Đại Học Waseda Nhựt Bổn và phải vào bệnh viện tịnh dưỡng. Vào ngày 26/12 năm Nhâm Tý (nhằm 29-1-73), ngay sau khi Đài BBC loan tin Hiệp Định Ba Lê được ký kết, hứa hẹn cho một cuộc ngưng chiến tại Việt Nam, ông trút hơi thở cuối cùng, thọ 46 tuổi.
Nhục thân của ông đã được những người bạn Nhựt làm lễ hỏa táng tại Tokyo vào ngày 31-1-73 và tro cốt được chuyển về Việt Nam sau đó. Hàng vạn tín đồ PGHH đã cung nghênh tro cốt của ông một cách trọng thể và đưa về an táng bên cạnh mộ phần của từ mẫu ông – bà Trần Thị Mười – tại Xã Long Kiến, Quận Chợ Mới, Tỉnh An Giang.
Ông Thanh Sĩ mất đi để lại một sự thương tiếc cho hàng triệu tín đồ PGHH và một vĩ nghiệp đạo đức tồn tại mãi mãi về sau.
B. Ông Thanh Sĩ Người Có Huệ
THANH TÂM KIẾN CHƠN PHẬT
SĨ KHÍ PHÙNG CHÁNH GIÁO
HIỂN PHÁP PHẬT NHÂN HÒA
ĐẠO KHAI MÔN TỪ HẢO.
Nếu trích đọc hai hàng chữ của bên phải và bên trái thẳng xuống thành ra như vầy: THANH SĨ HIỂN ĐẠO PHẬT GIÁO HÒA HẢO.
Những điều kỳ-diệu mà người đời phải ngạc-nhiên là Ông có tài hùng-biện mà xưa nay chưa từng thấy.
Chúng ta thường thấy các vị cao-tăng thuyết-pháp, người kém học thì hoặc viết bài sẵn rồi đọc, kẻ lảu-thông thì hoặc ứng khẩu, nhưng hầu hết đều dùng loại văn xuôi. Đến như ông Thanh-Sĩ thì chẳng thế. Bất cứ ở đâu ông cũng ứng khẩu và thuyết-pháp bằng thi trường thiên, khi thì thượng lục hạ bát, khi thì song thất lục bát, khi thì thất ngôn trường thiên, khi thì tứ cú liên hoàn, thao thao bất tuyệt, cả ba bốn giờ đồng hồ mà không ngưng, đứng trước hằng năm bảy ngàn thiện-nam tín-nữ. Nhưng chớ tưởng ứng khẩu như thế là thi không điêu luyện.
Những nhà thi bá một khi nghe ông thuyết-pháp phải lắc đầu, vì lối thi của ông rất điêu-luyện và trác-tuyệt. Nếu phải là tay thi gia, chưa hẳn ngồi nặn nọt mà làm được. Có người nghi ngờ ông đã làm sẵn, rồi học thuộc lòng. Điều nghi ngờ này bị phá tan khi có nhiều nơi đưa đầu-đề ra nhờ ông giảng là ông liền ứng khẩu cả hia ba tiếng đồng hồ mà không dứt.
Hoặc giã, người ta muốn thử coi ông có làm sẵn không, bèn đưa ra cùng một đầu-đề đó mà ở nơi này thì giảng khác, còn ở nơi nọ thì lại giảng khác nữa. Nói tóm một điều là ông tùy căn-cơ và trình-độ của thính- giả mà hoá-độ. Ông biết rõ căn-cơ và đi thấu và ý-tưởng của mỗi người đến hầu chuyện với ông.
Chính vì chỗ cơ-huyền này mà nhiều người đến hoặc hỏi pháp hoặc xin thơ đều được ông làm thoả-mãn. Ông cho thơ ngay tại chỗ, viết trước mắt mọi người. Và điều kỳ-diệu mà người đến xin thơ phải ngạc-nhiên là bài thơ ấy nói đúng vào bản-tính của mình. Có một lần, có một người được ông cho thơ, khi đọc đến phải khủng-khiếp, vì những lời mà người ấy nguyện hằng đêm trước bàn Phật đều được lặp lại trong bài thi.
Còn một điều mà các nhà thơ phải khâm-phục là ông thường làm một lối thơ khoán-yêu nghĩa là hạn chữ ở nửa chừng câu.
Đây chúng tôi xin đơn cử ra một bài thơ ông cho một ông đốc-phủ nọ ở Sài gòn, một bài thơ bằng chữ nho, mặc dầu từ bé đến lớn ông không hề có học, vừa khoán thủ, vừa hai lần khoán yêu. Bài này làm ngay khi ông đốc-phủ ấy đến xin :
Cứu trần Thiền duyệt Kiếp mê si,
Dân chúng Tông đồ Hối sự phi.
Mạt pháp Tịnh diêu Tà chánh khởi,
Kiếp phàm Độ tái Loạn bình thi.
Phật sanh Kiêm thế Qui liên toạ,
Tiên hoạt Hành nhơn Kiến ngọc trì,
Lâm khổ Bất cần Long hổ trợ,
Trần hoàn Di dịch Hội chi nguy.
Xin tạm lược đại-ý như vầy :
- Xuống trần cứu người khỏi kiếp mê si, trở lại vui thích ở cửa thiền.
- Cho dân-chúng tông-đồ hối cải việc quấy.
- Ở thời-kỳ mạt-pháp thì khởi ra hai mối là chánh.
- Ở kiếp phàm thì vẫn trở qua trở lại, loạn với bình thi nhau.
- Phật ra đời để đem về toà sen.
- Tiên giáng trần khiến người thấy được bệ ngọc.
- Cảnh khổ đã đến sao chẳng cầu Long hổ cứu trợ.
- Cuộc trần hoàn sắp thay đổi, nỗi nguy khổ dồn đôn.
Đọc toàn bài đã có nghĩa, mà khi đọc dọc xuống hàng thứ nhứt, thứ ba và thứ năm, chúng ta sẽ thấy ba câu :
Câu đầu : Cứu dân mạt-kiếp Phật Tiên lâm trần, có nghĩa : Phật Tiên xuống phàm cứu dân trong thời-kỳ mạt-kiếp.
Câu thứ ba : Thiền-tông Tịnh-độ kiêm hành bất di, có nghĩa : Hãy tu hành cả pháp-môn Thiền-tông và Tịnh-độ chớ dời đổi.
Câu thứ năm : Kiếp hối tà loạn qui kiến Long Hội, có nghĩa : Hãy mau cải tà qui chánh thì sẽ thấy Hội Long-Hoa.
Như thế đủ thấy tài làm thi của ông là tuyệt và sự nhận-định huyền-cơ của ông cũng siêu phàm.
Đây chúng tôi xin trích thêm một bài thơ bằng văn Việt để cho ai ai cũng có thể thưởng thức, chẳng những cái hay của lối thơ khoán yêu mà còn nhận-thức những lẽ huyền-cơ của ông Thanh-Sĩ về cõi đời Hạ-Ngươn này :
Xót thương Hạ giới chịu tan-tành,
Ấy cũng Ngươn do nghiệp bất lành.
Đến lúc Gần đây tuồng nhị chúa,
Sẽ ra Có cuộc trổ tam thanh.
Nước tràn Tẩy sạch phường vô đạo,
Lửa dậy Trần thiêu lũ bất minh.
Hỡi trẻ Bớ già mau tỉnh ngộ !
Tu cầu Dân chúng sớm thăng-bình.
Ngoài ý-nghĩa của toàn bài cho biết cuộc biến-thiên trong những ngày sắp tới mà ai ai cũng nhận thấy, chúng ta khi đọc câu thứ ba theo chiều dọc xuống còn thấy câu khoán-yêu này : Hạ-Ngươn gần có tẩy trần bớ dân ! Như thế thật là tài tình, tài tình ở chỗ toàn ý bài thơ với câu khoán-yêu cùng một ý-nghĩa.
Cái lối thơ khoán-yêu là cái lối thơ sở trường của ông Thanh-Sĩ. Nói thế chẳng phải về các loại thơ khác ông không tinh. Cho đến nay ông sáng-tác được ba tập thơ: Châu thuyết, Tiếng chuông cảnh tỉnh và Tỉnh thế.
(1) Ngoài ra ông cho thơ rất nhiều và viết nhiều bài trường-thiên, nhưng tiếc vì tản mác một nơi một mớ, nên không kết-tập được. Một điều đáng tiếc nữa là mỗi lần thuyết-pháp, ông điều dùng lối ứng khẩu không được ký âm, cho nên không còn dấu tích lưu lại.
Một người từ chỗ vô học mà trở nên sáng tỏ thông-minh như thế, thật là một việc hy-hữu. Trong người ấy hẳn có cái gì siêu phàm lắm.
Học Võ Chiêm Bao
phu nhân Phan Bá Cầm_ kể lại:
Xưa có thời gian Ông nhà tôi sống ở làng Long Kiến, Tổng Định Hòa, gần nhà Ông Thanh Sĩ Trần Duy Nhứt. Theo chỗ tôi biết thì lúc đầu Ông nhà tôi không mấy thích chú Nhứt như một lần lở lời:
- Giặc Pháp xâm lăng ăn tươi nuốc sống nước ta, đáng lẽ chú phải lo mà luyện tập võ nghệ, thân thể cường tráng để có dịp đỡ đần cho nước chứ gầy yếu thế nầy thì nợ nước thù nhà làm sao?
Ông Thanh sĩ tuồng như không nghe nên không đáp, Ông nhà tôi cũng không nói thêm nhưng lòng hơi khó chịu. Ngay tối hôm đó Ông nhà tôi ngủ say sưa, bổng Ông đánh võ hồi nào, đánh đá vụt vụt guộng tốc cả mùng. Đùng đùng quá tôi giựt thức, thấy múa mái phát sợ, liền nhào lăn ra khỏi mùng, tỉnh hồn, tôi kêu lớn tiếng:
- Ông ơi!
Nghe tiếng kêu, Ông nhà tôi dừng đánh đá, ngồi mà thở mệt,
- Đánh gì chứ? _ Tôi hỏi _ bộ gặp ma hả?
- Bà làm tôi tức chết được!
- Sao?
- Chú Trần Duy Nhứt vừa dạy võ cho tôi, miếng võ nầy tuyệt lắm. Học chưa chi bị bà làm bế môn.
- Chú Nhứt dạy võ cho Ông sao?
- Bà còn hỏi…
- Sao Ông không nói trước cho tôi tránh.
- Chiêm bao bất chừng…
- Bởi đó tôi không biết là phải.
Sáng lại trong nhà đông người, nói năng liên tục, ồn ào khó mà trụ nhớ… Ông nhà tôi ra đường đi lên đi xuống chầm chậm để ôn lại miếng võ trong chiêm bao. Bổng gặp chú Nhứt đến, Ông nhà tôi chưa mở lời thì chú ấy hướng mặt về Ông nhà tôi, nói:
Tiếc chuyện đêm hôm lắm hả? Đừng lo, có ngày sẽ học lại được.
Nói xong chú Nhứt bỏ đi.
Mấy hôm sau, Ông nhà tôi lòng thao thức mãi cái chuyện nói lở lời với Ông Thanh Sĩ về việc tập luyện thân thể cường tráng để trưng dụng cho quốc gia đại sự mà tối lại bị phạt học võ. Chuyện còn trớ trêu hơn, người dạy võ cho mình lại là một thanh niên trẻ trung thân vóc ốm o, chưa từng thấy Ông ta tập một lần võ nào.
Việc chiêm bao thôi cứ cho là mộng mỵ không tin cũng được, nhưng sáng ngày gặp chú Nhứt là gặp thiệt, một con người bằng xương bằng thịt không phải chiêm bao mà nói rõ chiêm bao của mình với sự tiếc uổng không học hết miếng võ, là sao?
LỜI BÀN:
Kể từ đó, cụ Vương Kim lần hồi thân thiện với Ông Thanh Sĩ. Sau nầy còn truyền bá tư tưởng của Ông Thanh Sĩ qua nhiều quyển sách do Ông biên soạn.
Đây mới là câu chuyện đầu đề...
THANH SĨ HIỂN ĐẠO
1.Lời Vàng Trong Mộng
2.Vạn Niên Huynh Đệ
3.Rằm Tháng Mười
4.Đâu Là Phàm Thánh
5.Tiếng Nói Trong Hoa Sen
6.Hỡi Quê Nhà
7.Đã Chết Mà Sống
8.Tôi Không Quên
9.Ánh Sáng Từ Bi
10.Đường Giải Thoát
11.Thần Cơ Thật Luận
12.Con Thuyền Đại Đạo
13.Đời Mạt Pháp
14.Là Phật Tử
15.Tình Đạo Phật
16.Đến Liên Hoa
17.Tôi Còn Đây Mà
1.Lời Vàng Trong Mộng
2.Vạn Niên Huynh Đệ
3.Rằm Tháng Mười
4.Đâu Là Phàm Thánh
5.Tiếng Nói Trong Hoa Sen
6.Hỡi Quê Nhà
7.Đã Chết Mà Sống
8.Tôi Không Quên
9.Ánh Sáng Từ Bi
10.Đường Giải Thoát
11.Thần Cơ Thật Luận
12.Con Thuyền Đại Đạo
13.Đời Mạt Pháp
14.Là Phật Tử
15.Tình Đạo Phật
16.Đến Liên Hoa
17.Tôi Còn Đây Mà
DIỆU LÝ TÂM NGUYÊN
( THANH SĨ )
( THANH SĨ )
Đem huyền thâm mở ngõ đưa đường
Thức tánh quan cơ pháp phô trương
Truy mộ đạt tâm lương mầu diệu
Tùy duyên hạnh ứng huyền thiện chiếu
Soi gương lành liễu ngộ Phật đàng
Phải truy tầm tọa thấu cơ quan
rồi chẳng ngại bước đàng hành đạo
lòng từ bi xiết chi áo não
là bởi thương hun bạo cường quyền
đạo cùng đời lăn lộn ngữa nghiêng
nào ai thấu máy huyền bí ẩn
Gúc mây mù còn đang chuyển vận
Cảnh đồ lao nhơ bẩn lòng phàm
Nay diệu mầu đưa đến kiều lam
Mong trên dưới bền lòng cố gắng
dù mưa gió bão giông cũng chẳng
núng nao lòng mới đặng công thành
nhắn người hiền đạo đức cao thanh
đặng tận ngộ ngọn nghành thấu rõ
phải ghi nhớ khuyên lòng đừng bỏ
lời cao siêu Phật pháp cơ truyền
Tứ trí minh ứng độ tùy duyên
Phải kinh nghiệm tin chuyên rèn đúc
do tay tạo gây nền hạnh phúc
câu bại thành trong đục nơi mình
Trí thiệt hành đạo pháp tinh minh
Nẽo huyền bí ta in vào dạ
Cần thẩm xét tận tường chơn giả
Để phân minh cho hả lòng hiền
Kế chí thành sợ tác đầu tiên
ta phải giữ mối ghiền kiêng cố
Đóng âm cửa vách thành đồ sộ
Đuổi sáu ma bảy quỷ ra ngoài
Dụng tin thần mạnh mẽ ra oai
Dẹp ba chướng đồ lao thảm thiết
Ta phải có cái tâm cương quyết
Thì làm nên mọi việc trên đời
Khó khổ nào cũng luận Phật Trời
bài ra đó cho đời liệu lấy
Tùy nhơn quả chuyển luân phải quấy
Hạp nơi nào sở cậy mà dùng
Trí chịu quan sát kĩ tâm trung
Khá phân định nơi lòng cho tận
Xem nội cách tỏ tường bổn phận
Hiện bây giờ trí dẫn nơi nào
Chổ tịnh màu hay trốn động sao
Rồi mạnh mẽ lòng mau phủi sạch
Nằm đi đứng nơi nào đủ cách
Để cho ta tìm gặp thối hèn
Phải canh phòng tà niệm lẫn xen
Làm quấy rối mất đèn trí huệ
Cần gìn giữ hàng giờ bảo vệ
Cho linh hồn vượt bể mê đồ
Trí diệu mầu mới đặng quy mô
Ta được thấu bồ đề nảy lá
Cần nên nhớ rách rồi phải vá
Đừng để cho tua xả không dùng
Căn dặn lòng đại lực đại hùng
Để trừ tuyệt thối tà dấy động
Tâm với ý phải nên xiềng đóng
Tập cho rành hình bóng của mình
Vượn leo truyền quấy rối đức tin
Làm ta phải bể tình sống dậy
Ngựa thì nó ưa đều đua chạy
thêm mến ăn cỏ béo lá bùi
chốn thấp hèn cứa mãi nhũi chui
nơi thành thị tới lui la lếch
Ỷ sức mạnh nào suy mõi mệt
Đâu có ai kiếm chết là gì
Nay mà ta đã biết tu trì
Nên tỉnh trí làm lì thân xác
Tâm trí quyết tìm phương giải thoát
Mà kể chi mặn lạc thói đời
gán làm xong mới đặng yên nơi
Sau rồi sẽ thảnh thơi muôn thuở
trí bình đẳng tánh này cơ sở
Là cái đền ta để tu hành
Trong lòng hằng được chữ tịnh thanh
Thời xem thấy nguyệt tinh chiếu gọi
Tìm chơn lí kịp chơn theo dõi
thì mai sau vượt khỏi bể trần
phải hàng giờ chánh định tâm nhân
để yên lặng tâm thần bất dộng
Dù lắm kẻ vô lương đánh trống
Cũng không hề sao động tâm mình
được như lời mới gọi trí bình
Hằng đứng vững không tình xiêu ngã
Lời nhắn nhủ người ngoan để dạ
Hành chánh rồi khỏi đọa linh hồn
Người tu hành đừng có bôn chôn
Hãy bền trí lần dò đi tới
Mình chậm rãi mà tròn đạo ngỡi
Còn hơn người tu xước tu bừa
Giữ chánh tâm bước nấc hạ thừa
Từ chổ ấy mà đưa trung thượng
Đời còn lắm khổ đời nghiệp chướng
Mà nhiều người tu bướng tu càng
Nếu biết rồi thì phải sửa sang
Lo tập luyện bảo toàn tánh đạo
Còn chi nữa mà hòng lừa đảo
Không trao dồi tánh hảo lập hiền
Cố sức mình mới gặp Phật Tiên
Thêm diệu hạnh dựa miền cực lạc
Đại viên cảnh trí này minh đạt
Phải làm sao khắc tạm nơi lòng
Ta phải dùng để nó bên trong
Hằng soi thấu tấm lòng thay đổi
Nhớ gương ấy hằng giờ cứu rỗi
Những nơi lòng đen tối chưa tròn
Cố gắn thêm hạnh đức sắc son
Càng lộ vẻ nơi lòng trong trắng
Thường hàng này rửa cho tròn sáng
Mới mừng ta chẳng vướng bụi hồng
Ở trên đời mỗi việc mỗi phòng
Kẻo phải vướng vào vòng hắc ám
Đời còn mãi lợi quyền xúc cảm
Có bao người tự lảm lòng nhà
Nếu như nay trồng kiểng không hoa
Thì dân chúng bỏ qua cũng phải
Giống linh căn thuận mùa tiết trãi
Đành lòng nào phụ rãi không dùng
E cho đời lỡ dỡ kiết hung
Cơn bối rối cúc cung cầu khẩn
Nào ai có tiếp người thất vận
Để đáo đầu bái khẩn đã rồi
Chứa chan thay mắt ngọc châu rơi
Ai chẳng thấu Phật Trời Tiên Thánh
Nên nhớ lại soi gương minh cảnh
Rồi sửa sang dẹp dọn lòng tà
Có thú gì tạm giả đời ta
Mà lặn hụp ái hà la múa
Rất buồn thảm đời còn tranh của
Cùng tham công máu tủa sương mù
Phải liệu toan hai chữ chơn tu
Sau mới khỏi mưa dầu nắng lửa
Nhờ từ thiện Phật Tiên cứu chữa
Cho thân ta được thửa sống thừa
Chiếc thuyền lành chư Phật rước đưa
Người trọn đạo sang qua bỉ ngạn
Xin bài kể ba thân rõ hãn
Người thiện tâm hãy gán nhớ cùng
Cái pháp thân đạt lý ngộ thông
Là những nẻo mà lòng ta sửa
Dẹp tà mị chánh tâm nương dựa
Thì tự nhiên đạt phát chớ gì
Ngoài giả trần cõi tạm xá chi
Trong chơn tánh vàng y chẳng đổi
Từ chổ hành mà ta cứu rỗi
Nơi tâm lành dìm mối linh tinh
Vạn sự đời khó dể trược thanh
Đều bởi góc ở tình sửa đổi
Được trọn cả pháp thân nhuần gội
Thì thông minh trí kiến rõ ràng
Cái lý này tâm đặng rảnh rang
Được đi đến nấc thang vị quả
Rảnh là rảnh tình đời không ngã
Trí thong dong tâm khả dị tình
Cư trần đồ chẳng mến chúng sinh
Ở cảnh tục minh tinh toại dạ
Rồi ta phải tùy duyên ứng hóa
Đem thân lưu phổ tá phàm tình
Hóa thân này diệu pháp tinh minh
Ngoài lìa vật trong tình vô nhiễm
Được tỏa ngộ đạo mầu chơn tiệp
Hạp thời lưu tìm kiếm duyên lành
Thuyết tùy hình nay phải cưỡi canh
Lo cho được bất sanh bất diệt
Tượng chánh chơn ấy mới là phải thiệt
Lòng vạy tà tiêu diệt không còn
Tưởng phải lành hưởng cảnh lầu son
Bẳng vọng quấy chung loàn địa ngục
Tuy tâm khởi biến hình trong đục
Do ở lòng hóa cảnh đủ đều
Hiện tại ta, ta phải lượn theo
Tìm chơn lý chổ nào tức tánh
Tuy là nơi vô hình hữu ảnh
Thường hiện ra thấy tánh rõ ràng
Xẩy ngộ rồi kết lí từng trang
Không sanh nhiễm nào tan nào diệt
Bằng thấu tỏa vô vi thanh khiết
Phải cần ô tìm chiếc lý mầu
Tùy duyên lành hóa độ từng câu
Trong nhiều nét gồm thâu tâm pháp
Báo thân xuất nhiệm mầu khai lập
Kho báu nhà sẳn sắt đủ đầy
Phải tìm chìa mở khóa mới hay
Rồi đủ món dùng xài chẳng xiết
Được viên mãn báo thân mới thiệt
Chắc lòng ta có Phật rõ ràng
Đũ diệu mầu huyền bí khai tàn
Do kho báu mà an chánh mạng
Một phen này lòng ta hãy gán
Đến ngày sau mới đặng thanh nhàn
Ba thân này giác tánh huệ hoan
Thì sẽ được minh tâm kiến tánh
Gây nghiệp lành hưởng an Phật cảnh
Tạo hung đồ đói lạnh ngụ hình
Trong rất nhiều kinh pháo siêu sinh
Người đọa lạc trầm luân mãi mãi
Nên phải đành tam ngươn lập lại
Đời hai mươi thế kỉ tiêu đều
Trong hội này công quả ít nhiều
Tùy duyên nghiệp luận nhiều thưởng phạt
Đáp những công hiền muôn khao khát
Nhờ mưa lành tưới mát bá tòng
Cái trường thi đạo đức rất thông
Mà cũng ở vào trong căn hạnh
Thi đức trí thi trong bản tánh
Chổ bại thành do bởi lòng người
Đều chánh tà sửa lập hai mươi
Luận chân lý người người hiểu lấy
Lời kinh pháp toả tường nơi đấy
Khá rõ thông phải quấy thiệt hành
Luận bàn nhiều e vẫn trược thanh
Nào xa chổ đức lành tập luyện
Mong đồng đạo tâm suy luận niệm
Những tông truyền huyền biến chớ chầy
Nói bao lời thuyết nghĩa không hay
Mong lòng thiện thêm đầy mới lạ
Thôi ngừng bút viết lời thanh nhã
Chúc đạo hiền đức cả đừng sờn
Rồi sau này cũng được hưởng ơn
Của Phật Thánh Tiên Thần ban bố.
Phú lâm ngày 2 tháng 3 Mậu Tí, tức ngày mùng 10 tháng 4 năm 1948
1. Châu Thuyết
2. Con Người Của Ta
3. Đám Mưa Dong
4. Lòng Ta
5. Nông Nỗi Người Dân
6. Tiếng Chuông Cảnh Tỉnh
7. Bài Thơ Gởi Cho Thôn Phú Lâm
8. Liên Huờn
9. Tỉnh Thế
10. Bán Dạ Đông Thiên
11. Cảm Hứng Liên Huờn -Khoán Thủ Thi
12. Tự Thán - Khoán Thủ Thi
2. Con Người Của Ta
3. Đám Mưa Dong
4. Lòng Ta
5. Nông Nỗi Người Dân
6. Tiếng Chuông Cảnh Tỉnh
7. Bài Thơ Gởi Cho Thôn Phú Lâm
8. Liên Huờn
9. Tỉnh Thế
10. Bán Dạ Đông Thiên
11. Cảm Hứng Liên Huờn -Khoán Thủ Thi
12. Tự Thán - Khoán Thủ Thi
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
تعليقان (2)
Mong những ai đọc được bình luận này ai cũng được yên vui và có nhiều sức khỏe, gia đình bình an.
A DI ĐÀ PHẬT.