Ngũ Uẩn
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
- Ngũ Uẩn
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
“Lời Ta dạy hãy nên suy nghiệm
Phải phá tan ngũ uẩn trong mình”
Đức Thầy nói “những gì của Đức Thầy đã dạy ra, cả thảy nhơn sanh cần phải để tâm xét suy nghiệm nghĩ cho tường tận, rồi cần phải phá được ngũ uẩn ở thân tâm”.
Sở dĩ Đức Thầy bảo chúng sanh cần phải phá tan ngũ uẩn (tức ngũ ấm) là vì nó thường hay che mờ tâm trí của chúng sanh, sanh ra chứa chất đầy dẫy ác nghiệp. Ngũ ấm chẳng gì lạ, nó là năm cái che đậy. Che đậy những gì? Nó thường che đậy bản tâm chơn như diệu minh của mỗi chúng
sanh. Nguyên lai tâm diệu minh chơn như rất sáng rất mầu, song vì chúng sanh bị ngũ ấm che đậy mà trở thành điên đảo lu mờ đi, vì thế mới có những sai lầm, những tham luyến các việc, gây lấy điều tội ác.
Cho nên đối với kẻ quyết tâm tu hành đến chỗ giải thoát, lúc nào cũng cần dùng chánh quán, nghĩa là quán tưởng chơn chánh đúng sự thật, phá trừ được ngũ ấm để trở về tâm rỗng không sáng sủa.
Ngũ ấm gồm có:
1. – Sắc ấm,
2. – Thọ ấm,
3. – Tưởng ấm
4. – Hành ấm
5. – Thức ấm.
Tức là sắc chất của huyễn thân. Mang lấy huyễn thân dĩ nhiên phải chịu sự: già, bịnh chết chóc.
Nỗi khổ nầy, đeo đẳng hành hạ chúng sanh vô cùng. Đã mang lấy giả thân, chúng sanh chẳng lấy làm khổ, lại thường chấp giả thân là thiệt có, là trường tồn làm cho tâm trí vọng tưởng xằng xiên, nghĩ quẩn lo quanh những điều bất chánh.
Là lãnh chịu. Có sắc thân tức có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu căn nầy, thường tiếp nạp: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Do chỗ tiếp nạp ấy, khiến chúng sanh khởi lòng lấy, bỏ, ưa, ghét, như: mắt thấy sắc đẹp thì ưa, thấy sắc xấu thì ghét; những điều lợi lộc thì lấy, những điều lỗ lã thì bỏ, các cái khác cũng thế. Mỗi căn chấp mắc mỗi trần, vì vậy sự chọn, lựa, lấy, bỏ, yêu, ghét, mừng giận luôn luôn chằng chịt dính líu nơi tâm của chúng sanh.
Là tưởng tượng. Sau khi sáu căn tiếp xúc sáu trần thì khởi lòng hoặc ưa, hoặc ghét, hoặc lấy, hoặc bỏ, khiến tâm của chúng sanh ngày đêm cứ tưởng nhớ mãi những điều ấy, hễ việc mình ưa thì lo tính làm sao lấy cho được, những việc mình ghét thì lo tính làm sao bỏ cho được, những người ân lo tính gần gũi, những người thù lo tính giết hại, cứ tưởng tượng, cứ ghi nhớ lo lường như thế mãi.
Là hành động. Khi lòng tưởng tượng, ghi nhớ những việc của mình đã tiếp xúc vừa qua, thì cứ lo liệu sao cho việc ấy được thực hiện, muốn được thực hiện việc ấy, cố nhiên phải hành động, những hành động ấy nó không ngoài những việc lấy, bỏ, ưa ghét đã kể trên. Là nhận thức. Khi đang thật hành hay đã thật hành thì lòng nhận biết việc đó thành bại, tốt xấu và phân biệt của mình và của người mà sanh ra lòng tranh đua ở chỗ hơn thua.
Năm ấm kể trên đây luôn luôn dính líu nhau, che mờ tâm tánh của chúng sanh, khiến có sự câu chấp sai lầm, gây nhiều tội ác.
Sự liên lạc của năm ấm như thế nào ?
Là hễ có sắc thân tức có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tức có tiếp thọ sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, sanh ra tưởng tượng ghi nhớ. Có những tưởng tượng ghi nhớ tức có những hành động công tác. Có những hành động công tác tức có những nhận thức việc nên, hư, tốt, xấu của người và của ta. Năm ấm nầy đối với chúng sanh ở cõi Ta bà, có thể nói hầu hết đều máng lấy, chỉ có cõi Trời vô sắc giới không có sắc thân nên không có sắc ấm, nhưng có: thọ, tưởng, hành và thức ấm. Bây giờ muốn tiêu diệt được ngũ ấm có phương pháp tối diệu là cần phải trừ diệt bản ngã, nghĩa là diệt lòng chấp ta. Khi lòng chấp ta đã diệt, tất không còn quá tôn trọng xác chất của thân nữa. Khi không tôn trọng xác thân, thì chỗ mình: thấy, nghe, ngửi, nếm và đụng chạm đâu còn khởi lòng ưa, ghét, ấy bỏ.
Lòng ưa, ghét, ấy bỏ vật nầy vật nọ đã không còn nữa, thì những tưởng tượng ghi nhớ việc oán, ân, ái, ố, thủ, xả cũng không còn. Việc ân, oán, thủ, xả, ái, ố mình đã không tưởng tượng, không ghi nhớ thì những việc làm dầu đặng, dầu hơn, dầu thua cũng không làm cho mình điên đảo hay buồn giận.
Không buồn giận không điên đảo trong việc làm được hay mất, hơn hay thua thì đâu còn sự phân biệt tham chấp của người, của mình hay việc thắng thối giữa ta với người khác nữa. Nói tóm lại, con người vì tiếp nạp những vật nầy, tưởng tượng vật khác, hành động sự nọ, nhận biết việc kia, giai do lo cho xác thân mà ra cả. Nên khi không còn quý trọng xác thân, cố chấp xác thân thì các điều ham hố khác cũng không còn, như cây: nhánh, lá, bông, trái đều nhờ gốc rể nếu gốc rể bị bứng thì bông, trái, lá, nhánh cũng không còn sống được.
Trong tâm kinh nói rằng: “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách”. Nếu chúng sanh trở lại soi năm uẩn đều không: không chấp sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nghĩa là năm uẩn rỗng không, không vướng mắc, không ưu trệ, tức nhiên vượt qua các khổ ách, luân chuyển nơi cõi Ta bà nầy vậy.
Huống lại, nếu người còn tham luyến giả thân, tất phải mất chơn thân, cũng như ưa ở bờ bên nầy tất phải mất bờ bên kia, ưa thích cõi trần tất mất cõi Phật, mến xác chất trọng trược hẳn không được gần cõi khinh thanh; và càng mến giả thân lại càng phải hồ tư oạn tưởng, cào cấu tranh đua từ ngày nầy đến ngày khác làm cho tâm hồn trí não cứ lo hơn thua với người đời; ngụy biện nhiều điều mưu mẹo lắm việc. Do đó mà tội ác sanh ra hết cái nầy đến cái khác chồng chất như rừng như núi, cứ mãi trôi ăn chìm đắm trong các cõi khổ.
Tóm lại muốn trừ diệt được năm uẩn (tức năm ấm) đã kể trên thì cần phải dùng quán tưởng chánh đáng, soi ại coi năm uẩn nầy có thiệt không? Khi thấy thân nầy là ảo giả, tư tưởng nầy là dối mị, những sự ham muốn cõi đời hoàn toàn nhỏ nhen thấp thỏi, nước bọt mây bèo thì phải định tâm diệt bỏ đi, để dùng tư tưởng trí hóa suy nghiệm tìm kiếm những việc gì cao siêu mầu nhiệm: không luân chuyển, không tử sanh, không biếm hoại, không uế trược, nghĩa là tìm cõi an nhàn tịch tịnh của Niết Bàn, tìm được chơn tâm rất sáng, rất mầu ngang giáp mười phương không chỗ nào không thấy, không chỗ nào không biết. Được như thế mới đến chỗ chơn thật khỏi phải chịu sự tuần hườn biến chuyển ở cõi tục phàm.
Phải phá tan ngũ uẩn trong mình”
Sở dĩ Đức Thầy bảo chúng sanh cần phải phá tan ngũ uẩn (tức ngũ ấm) là vì nó thường hay che mờ tâm trí của chúng sanh, sanh ra chứa chất đầy dẫy ác nghiệp. Ngũ ấm chẳng gì lạ, nó là năm cái che đậy. Che đậy những gì? Nó thường che đậy bản tâm chơn như diệu minh của mỗi chúng
sanh. Nguyên lai tâm diệu minh chơn như rất sáng rất mầu, song vì chúng sanh bị ngũ ấm che đậy mà trở thành điên đảo lu mờ đi, vì thế mới có những sai lầm, những tham luyến các việc, gây lấy điều tội ác.
Cho nên đối với kẻ quyết tâm tu hành đến chỗ giải thoát, lúc nào cũng cần dùng chánh quán, nghĩa là quán tưởng chơn chánh đúng sự thật, phá trừ được ngũ ấm để trở về tâm rỗng không sáng sủa.
Ngũ ấm gồm có:
1. – Sắc ấm,
2. – Thọ ấm,
3. – Tưởng ấm
4. – Hành ấm
5. – Thức ấm.
SẮC ẤM
Nỗi khổ nầy, đeo đẳng hành hạ chúng sanh vô cùng. Đã mang lấy giả thân, chúng sanh chẳng lấy làm khổ, lại thường chấp giả thân là thiệt có, là trường tồn làm cho tâm trí vọng tưởng xằng xiên, nghĩ quẩn lo quanh những điều bất chánh.
THỌ ẤM
TƯỞNG ẤM
HÀNH ẤM
THỨC ẤM
Năm ấm kể trên đây luôn luôn dính líu nhau, che mờ tâm tánh của chúng sanh, khiến có sự câu chấp sai lầm, gây nhiều tội ác.
Sự liên lạc của năm ấm như thế nào ?
Lòng ưa, ghét, ấy bỏ vật nầy vật nọ đã không còn nữa, thì những tưởng tượng ghi nhớ việc oán, ân, ái, ố, thủ, xả cũng không còn. Việc ân, oán, thủ, xả, ái, ố mình đã không tưởng tượng, không ghi nhớ thì những việc làm dầu đặng, dầu hơn, dầu thua cũng không làm cho mình điên đảo hay buồn giận.
Không buồn giận không điên đảo trong việc làm được hay mất, hơn hay thua thì đâu còn sự phân biệt tham chấp của người, của mình hay việc thắng thối giữa ta với người khác nữa. Nói tóm lại, con người vì tiếp nạp những vật nầy, tưởng tượng vật khác, hành động sự nọ, nhận biết việc kia, giai do lo cho xác thân mà ra cả. Nên khi không còn quý trọng xác thân, cố chấp xác thân thì các điều ham hố khác cũng không còn, như cây: nhánh, lá, bông, trái đều nhờ gốc rể nếu gốc rể bị bứng thì bông, trái, lá, nhánh cũng không còn sống được.
Trong tâm kinh nói rằng: “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách”. Nếu chúng sanh trở lại soi năm uẩn đều không: không chấp sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nghĩa là năm uẩn rỗng không, không vướng mắc, không ưu trệ, tức nhiên vượt qua các khổ ách, luân chuyển nơi cõi Ta bà nầy vậy.
Huống lại, nếu người còn tham luyến giả thân, tất phải mất chơn thân, cũng như ưa ở bờ bên nầy tất phải mất bờ bên kia, ưa thích cõi trần tất mất cõi Phật, mến xác chất trọng trược hẳn không được gần cõi khinh thanh; và càng mến giả thân lại càng phải hồ tư oạn tưởng, cào cấu tranh đua từ ngày nầy đến ngày khác làm cho tâm hồn trí não cứ lo hơn thua với người đời; ngụy biện nhiều điều mưu mẹo lắm việc. Do đó mà tội ác sanh ra hết cái nầy đến cái khác chồng chất như rừng như núi, cứ mãi trôi ăn chìm đắm trong các cõi khổ.
Tóm lại muốn trừ diệt được năm uẩn (tức năm ấm) đã kể trên thì cần phải dùng quán tưởng chánh đáng, soi ại coi năm uẩn nầy có thiệt không? Khi thấy thân nầy là ảo giả, tư tưởng nầy là dối mị, những sự ham muốn cõi đời hoàn toàn nhỏ nhen thấp thỏi, nước bọt mây bèo thì phải định tâm diệt bỏ đi, để dùng tư tưởng trí hóa suy nghiệm tìm kiếm những việc gì cao siêu mầu nhiệm: không luân chuyển, không tử sanh, không biếm hoại, không uế trược, nghĩa là tìm cõi an nhàn tịch tịnh của Niết Bàn, tìm được chơn tâm rất sáng, rất mầu ngang giáp mười phương không chỗ nào không thấy, không chỗ nào không biết. Được như thế mới đến chỗ chơn thật khỏi phải chịu sự tuần hườn biến chuyển ở cõi tục phàm.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm Ma) (đang xem)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm Ma) (đang xem)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
Đăng nhận xét