NHẪN NHỤC
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
- NHẪN NHỤC
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Tánh nhẫn nhục mềm mại như nước, có sức chiều uốn các hình thể: gặp vuông chiều theo vuông, gặp tròn chiều theo tròn, những chỗ rỗng nó truông qua mau, chỗ đặc nó làm thấm ướt dần dần, chớ không một vật nào mà nó không thấm không xoi qua được.
Lòng nhẫn nhục sẽ lướt qua tất cả chướng ngại; và chính nó giúp cho con người tu tiến đến chỗ thành tựu.
“Phải nhẫn nhục chờ người cổ tích,
Phật với Trời phân định cho ta”.
Đức Thầy bảo chúng ta hãy nhẫn nhục để chờ đợi người xưa trở lại và hãy đợi sự phân định của Trời Phật. Nếu trong sự tu hành của chúng ta được công cao, quả dày,phước nhiều, đức lớn, dù ai xô không ngã, ai phá không xiêu, vẫn trơ cứng vững vàng đến ngày kết cuộc, tùy theo công hạnh của mình mà Trời Phật ban cho quả phẩm xứng đáng. Nhược bằng trong lúc tu hành gặp việc khó khăn,chúng ta không nhẫn nhục được để sa ngã theo lòng tham lam, nóng giận thì bao nhiêu công phu đều tan nát hết cả, đó cũng như đốn củi ba năm chỉ thiêu một giờ.
Tại sao trong lúc chúng ta tu hành lại gặp sự khó khăn? Bởi người đời nay tiến mạnh về vật chất nhiều hơn về tinh thần đạo đức,số người theo đời nhiều hơn theo đạo, xây bên nầy đụng người khuấy rối, xây bên kia bị kẻ khác chọc giận, trước mặt sau lưng đều có người cuốn lôi cám dỗ cả, người tu đứng giữa nếu không vững tinh thần và tự chủ lấy thân thì không khỏi sa ngã. Vì thế mà tánh nhẫn nhục sẽ giúp cho người trong lúc tu hành rất có hiệu năng.
Nhẫn nhục có nghĩa phải chịu hèn, chịu kém hơn người và phải chịu thua thiếu hơn người, để người tránh qua bên đường cho mình đi tới, hoặc họ bớt rầy ó khắc khổ cho mình được yên tĩnh trong lúc tu niệm. Nói rõ là mình dám chịu lúc khó khăn, nén lòng khi thử thách của đời, để giữ còn tâm đức và đạo hạnh của mình cho đi tới chỗ tới nơi.
Lòng nhẫn nhục của người trượng phu quân tử mới trông qua nó mềm dường như nước mà nhìn kỹ thì nó cứng không thua sắt đá, họ chiều những việc khó chiều để giữ còn giá trị và làm xong ý nguyện cao cả của họ.
Trong lúc nhẫn nhục mình đã suy lường cân nhắc rất kỹ lưỡng rồi, mình đã dò xét sự lợi hại, sự nhục vinh, rõ hiểu từ ly từ tí của việc ấy như thế nào rồi, thấy rằng mình cương mạnh lên sẽ thất bại, còn chịu nén mềm xuống ắt thành công, nên phải nén lòng xuống nghĩa là chịu nhẫn nhục để cho nên việc.
Nhớ lại trường hợp của Khổng Minh gởi chăn yếm cho Tư Mã Ý, có ý thị Tư Mã Ý như đàn bà, những là con người rất yếu ớt, khiến Tư Mã Ý nóng lòng ra thành để ông chận đánh, vì ông lập kế vây thành lâu ngày mà không thấy Tư Mã Ý ra đánh. Tư Mã Ý thấy mình ra thành sẽ thất bại nên ông thà chịu nhục, không ra thành. Việc của mình cân lường so sánh thấy nhẫn nhục được thì lợi, còn cương lên sẽ bị hại nên phải nhẫn là như vậy đó.
Còn các Ngài Đại sĩ và các bực Cổ đức cũng nhờ sự nhẫn nhục mà mau chứng quả Bồ đề. Xưa có vị Tiên tu hành bị Ca Lợi vương cắt tay, thẻo mũi mà lòng không oán giận cũng là do tu pháp nhẫn nhục. Vì lẽ đó toàn cả chúng ta là kẻ học Phật lúc nào cũng cần có tánh nhẫn nhục.
Nhẫn nhục với ta và với người khác nữa.
Nhẫn với ta:
Đó là trường hợp nhẫn với ta.
Nhẫn với người:
Ngoài những điều nhẫn đã kể qua, với các việc khác chúng ta cứ tùy tiện, nếu việc nào nhẫn được có ích cho mình hay cho người khác thì cứ nhẫn, hay việc nào cương mà có lợi lành thì vẫn cương lên. Cứ tùy trường hợp lợi hại hoặc cương đi tới, thực hiện lòng nguyện ước của mình trước kia, chớ không bỏ trôi.
Tóm tắt mục nhẫn nhục nầy, dạy ta về tâm tánh thì hãy nhẫn tất cả những điều hung hăng bạo tợn, đổi lại hiền lành; về lời nói thì nhẫn lời thô tục, dối trá đổi lại lời chơn thật tốt lành; về ý nghĩ thì nhẫn tất cả những ý nghĩ xằng xiên độc ác đổi lại ý nghĩ ngay ngắn từ thiện. Như thế là ý nghĩa của lòng nhẫn nhục.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục (đang xem)
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục (đang xem)
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT