ÔN HOÀ
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
- ÔN HOÀ
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
“Giá mướn phải thường thường dễ thở,
Xử ôn hòa niềm nỡ yêu nhau”.
Đoạn văn nầy, Đức Thầy khuyên người chủ mướn kẻ làm công hãy mướn với giá cả phải được khá hơn để cho người làm thuê được đủ sống. Và người chủ đối xử với kẻ
làm công phải được ôn hòa và yêu mến họ, giúp đỡ họ trong công việc làm.
Ôn hòa là tánh của mình không vội vàng nóng nảy,không câu nệ quá khích mà là với công việc gì cũng đều phải lấy lẽ hòa nhã và tuần tự giải quyết cho êm thấm có thể tránh tất cả việc hấp tấp có thể gây ra tai hại.
Có lẽ hầu hết chúng ta thường thấy trong thôn mình có nhiều khi giữa anh A với anh B trong cuộc gặp gỡ đàm luận lúc đầu rất vui vẻ thân mật, sau đó có cuộc giận dữ gắt giọng lên; hoặc giữa anh Xoài với anh Ổi lúc đầu có sự lầm giận sơ sài, sau lại kẻ thì quynh tay người lại quynh chơn thoi đá, mắng chửi lẫn nhau thậm tệ, giai do thiếu ôn hòa nhẫn nhịn nhau mà ra cả.
Thiếu ôn hòa, nên trong khi đàm luận có những lời qua lại đụng chạm nhau mà không nhẫn nhịn được, không dung hòa được, vì thế mới xảy ra cuộc gây ó nặng lời nhau, khiến từ chỗ chích mích nhỏ mọn không xóa bỏ được, không lấy lẽ ôn hòa để giải quyết được, đôi đàng đều muốn có lợi gan mình và muốn được cao gác hơn cho ra vẻ anh hùng mà thành có cuộc chửi bới hoặc dẫn đến cuộc ấu đả ưu huyết đôi bên.
Bởi con người vì thiếu ôn hòa, thường xảy ra những tai hại. Với kẻ đã am hiểu nhơn tình thế thái, được rõ lòng người rất giàu tự ái tự tôn nên đối với họ lúc nào cũng trước lấy sự ôn hòa, nhứt là những người được biết đạo lý rõ việc tội phước thì không khi nào quên tánh ôn hòa được; nhờ tánh ôn hòa để dung hợp tất cả kẻ thân người sơ, khiến cho giữa hạng ân oán đều được trở lại niềm hòa ái cả.
Vả lại ôn hòa, nếu mỗi người đều có, thì trong câu chuyện đàm luận không một ai có khí sắc giận dữ, tranh luận nặng nhẹ và trong việc làm đều được dung hợp quyền lợi giữa người nầy với người khác không chinh lịch, không đến đỗi gây thù về cách xử sự.
Mặc dù trong việc xử thế lúc nào chúng ta cũng ấy tánh ôn hòa để đối xử với mọi người, song trong cái ôn hòa vẫn có sự cương quyết theo ý định của mình, ví dụ: như ý định của ta muốn làm việc chánh đáng cho khắp vùng nầy đến vùng khác, trong lúc đó mình lấy hết lý lẽ êm dịu, hòa ái để giải thích cho mọi người ganh tị và bài bác lý thuyết của mình được hiểu, nếu họ vẫn còn bảo thủ, câu chấp ý định của họ chống báng mình, chừng ấy mình sẽ cương quyết thi hành theo ý định chơn chánh của mình, không vì sự cản đoản của họ mà bỏ công việc làm lợi ích của mình.
Có điều cần phải có ôn hòa là về việc thu xử trong gia đình và trị lý trong xã hội, quốc gia. Trong gia đình không ngày nầy cũng ngày khác phải có sự bất bình giữa cha mẹ,anh em, vợ con, trong lúc đó nếu mình không dùng lời lẽ ôn hòa hay việc làm từ nhượng để điều giải thì hẳn không tránh khỏi sự chích mác giữa người nầy với người nọ, khiến cho không khí trong gia đình trở thành nặng nề khó thở.
Nhứt là người làm cha mẹ phải làm gương mẫu cho con cái, bằng cách đặt đức tánh ôn hòa trước mọi việc, như thế mới có thể điều chỉnh được giữa người trong nhà.
Sự lợi lạc tánh ôn hòa đại khái như sau:
Ngoài ra, trường hợp giữa chúng ta cùng người khác hợp lại bàn việc chi, trong lúc đó chúng ta luôn luôn biểu lộ trên khuôn mặt những nét vui tươi, từ câu chuyện nói năng với người vẫn được khiêm từ nhẫn nhịn, nghĩa là mình có đủ đức tánh ôn hòa, có đủ tư chất khoan lượng khiến cho người cùng mình tiến sát câu chuyện đang nói. Lỡ khi người ấy có nói sai, luận trật chúng ta cũng đừng vội lời gay gắt đối chọi lại, hoặc người có vẻ cười không chánh đáng, dáng ngồi đứng thiếu khiêm nhượng, chúng ta cũng đừng lấy đó làm bất bình, tỏ lời phiền hà khiến người nhột nhạt đối kháng lại hay bỏ ra ngoài một cách bẽn lẽn.
Lúc đó có phương pháp hay ho hơn hết là chúng ta vẫn giữ cử chỉ tự nhiên để tùy phương tiện, tùy trường hợp mà giải quyết cách êm thắm. Như thế chúng ta sẽ thấy rằng người kia, khi họ nhớ lại cử chỉ sơ suất và câu chuyện thô lỗ của họ đã nói lúc nãy, mà chúng ta không chấp nê, họ tự hổ và ăn năn trở lại bặt thiệp và khiêm tốn như mình vậy.
Đức tánh ôn hòa là việc làm rất khó đáo để, khó cùng tận, phải người có kinh nghiệm nhiều đã lịch thiệp lắm,thường từng trải việc đời, biết được lòng tự ái của người rất khó đè nén, khó tiêu diệt mới cố gắng dung hòa cho tánh người nầy với người khác trở nên êm nhã với nhau được.
Như trường hợp của Đức Phật Thích Ca khi thành đạo có kẻ ngoại đạo đến trước mặt dùng lời nhiếc mắng Phật. Phật vẫn làm thinh.
Sau Phật nói rằng: “Người kia ! Ví dụ: Ngươi đưa món đồ cho Phật mà Phật không lấy thì món đồ đó còn ở tay ai?”
Người kia trả lời rằng: “Đồ ấy còn tay tôi”.
Phật nói: “Như thế thì lời mắng nhiếc của ngươi khi nãy Phật không lãnh thì nó còn ở nơi ngươi”.
- khiến kẻ ngoại đạo bẽn lẽn trốn mất.
Với câu chuyện rất ôn hòa và đức lượng từ bi của Đức Phật rất rộng lớn, trong lúc kẻ ngoại đạo hiểu lầm mắng Phật mà Phật chỉ đem câu chuyện khéo léo nói lại, khiến cho người kia phải hổ thẹn ăn năn.
Tóm tắt mục ôn hòa nầy bảo chúng ta lúc nào cũng cần lấy lời lẽ dịu ngọt, êm ái để đối đáp với mọi người và trong câu chuyện nào cũng từ từ phán đoán cho được ổn thỏa. Đức tánh ôn hòa có năng lực điều giải tánh tình người nầy với người khác rất hiệu quả: nó như nước hòa vôi cát thành hồ xây viên gạch nầy dính viên gạch khác thành cột,thành tượng cất lên được ngôi nhà; nó giúp chúng ta có tư cách đứng đắn trong nền đạo đức, có sự huấn luyện của các đấng phụ huynh và của nhà minh triết. Nếu chúng ta đều có tánh ôn hòa cả, thì giữa kẻ quen thuộc với người xa lạ sẽ đem lại tình hòa ái chặt chẽ không có sự tranh đua gấu ó với nhau một cách đê tiện.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hòa (đang xem)
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hòa (đang xem)
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
Đăng nhận xét