- Sự Tích Phật A Di Đà
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Pháp môn nầy, chủ vào sự niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để cầu vãng sanh về cõi Cực Lạc. Đã niệm Phật A Di Đà lẽ cố nhiên phải biết sự tích của Ngài như thế nào? Khi hiểu được sự tích của Đức Phật A Di Đà, mới hiểu được đại nguyện của Ngài ra sao? Từ đó mình mới có một đức tin mạnh mẽ đối với sự niệm Phật mà mình quả quyết rằng ngày kia sẽ được Đức Phật rước về cảnh giới của Ngài, hưởng lấy sự an vui.
Thân thế Đức Phật Di Đà
Thế giới ấy có Đức vua Chuyển luân Thánh Vương tên Vô Tránh Niệm cầm quyền cả thảy các vua chúa, các chư hầu trong thời đó. Đức vua có một vị đại thần tên Bảo Hải. Vị đại thần ấy có một người con trai tên Bảo Tạng. Ông Bảo Tạng có tướng mạo tốt đẹp hơn người và nghiêm nghị rất mực. Với tuổi trẻ mà lòng ông chẳng luyến ái việc đời, chỉ một lòng xuất gia tu hành được đắc quả hiệu là Bảo Tạng Như Lai.
Sau khi đắc đạo, Đức Bảo Tạng Như Lai lần lượt đi thuyết pháp nhiều nơi. Một hôm nọ ông thuyết pháp gần thành vua Chuyển luân Vương. Vì Bảo Hải Đại thần tâu vua nên giá ngự đến chỗ Phật để nghe thuyết pháp. Khi nghe Phật Bảo Tạng thuyết pháp, vua lấy làm hoan hỉ liền phát tâm cúng dường những món trân hào y cụ cho Đức Phật và các đệ tử của Ngài trọn ba tháng. Nghĩa là trong ba tháng ấy, Đức Phật cũng như các đệ tử của Ngài khỏi đi hành khất các nơi, chỉ yên ở trong tịnh xá dùng cơm của vua cúng dường;
Bổn nguyện của Đức Phật Di Đà
Khi nghe xong, vua lấy làm vui mừng và quyết tâm làm theo lời của vị Đại thần Bảo Hải vừa tâu, vua liền thân hành đến trước mặt Đức Bảo Tạng Như Lai phát ra bốn mươi tám lời thệ nguyện:
1- Nguyện thứ nhứt của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì trong cõi của Ngài tuyệt nhiên không hề có cảnh Địa ngục, giới ma quỉ hay loài súc sanh cho đến các loài côn trùng nhỏ nhít cũng không có.2- Nguyện thứ hai của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì trong cõi của Ngài không hề có phụ nữ, bất luận loài người, loài vật, dĩ chí những loài côn trùng nhỏ nhen ở thế giới khác, nếu sanh về cõi Ngài đều từ trong hoa sen nơi ao thất bảo tại cõi của Ngài sanh ra, khỏi phải sanh đẻ như cõi phàm phu.3- Nguyện thứ ba của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì trong cõi của Ngài đến bữa ăn khỏi phải nấu nướng, khỏi sắm sửa, các thức ăn tự nhiên hóa hiện đến trước mặt. Các thức ăn ấy, đựng trong mâm, bát làm bằng bảy món báu (vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, trân châu, mã não, hổ phách) thơm ngon dị thường. Khi ăn xong thì cả mâm, bát, đũa, muỗng, đến những thức ăn còn dư lại tự nhiên biến mất, đến bữa khác cũng vậy đều hiện đủ theo ý của mình muốn.4- Nguyện thứ tư của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì trong cõi của Ngài nếu muốn mặc thì tự nhiên lụa là, gấm nhiễu hiện đến khỏi phải ươm dệt, may vá.Ví dụ đang mặc y phục đen như thế nầy, lòng mình muốn đổi y phục trắng, thì tự nhiên hóa thành y phục trắng khỏi phải đi thay; còn mặc y phục trắng muốn đổi y phục vàng, thì nó hóa y phục vàng tức khắc.
5- Nguyện thứ năm của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì toàn cả trong nước của Ngài đều có những cung điện, lầu các, ao hồ, cây cỏ toàn bằng vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, với vô lượng báu vật và trăm ngàn mùi thơm kết thành. Vì thế các thứ ấy, có vẻ đẹp phi thường, màu sắc tốt tươi cực diệu và mùi thơm ngào ngạt bay khắp trong nước, đến cả mười phương, nếu một chúng sanh nào ngửi đến thì lòng liền phơi phới tu hành theo hạnh đức của chư Phật.6- Nguyện thứ sáu của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì cả thảy mọi người ở cõi của Ngài đều một lòng biết thương yêu nhau, cung kính nhau suốt năm nầy tháng nọ cho đến vô lượng vô biên kiếp không hề có một mảy ganh ghét nhau.
7- Nguyện thứ bảy của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì tất cả mọi người ở cõi của Ngài, tuyệt nhiên không hề khởi lòng dâm dật và cũng không có sự giận giũi hay câu chấp tà kiến.8- Nguyện thứ tám của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì tất cả mọi người trong cõi của Ngài đều đồng nhứt tâm lành, mỗi khi đàm đạo, người kia muốn nói việc chi, người nọ đã biết trước, nhờ thế nên không có sự hiểu lầm nhau.9- Nguyện thứ chín của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì tất cả mọi người trong cõi của Ngài suốt cả năm nầy tháng nọ cho đến vô lượng kiếp không hề nghe thấy một tiếng ác của địa ngục, ngạ quỉ hay súc sanh, huống là có thật việc ấy.10- Nguyện thứ mười của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì tất cả mọi người trong cõi của Ngài đều hiểu xác thân là giả dối, mặc dù nó toàn là kim cương, là châu báu, nhưng cũng không hề khởi lòng tham chấp.11- Nguyện thứ mười một của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì trong cõi của Ngài tuy cũng có các hạng người, hạng Trời, nhưng mà hình dung cũng đồng một sắc vàng chói như nhau hết và diện mạo đều được đoan chính thùy mỹ cả.12- Nguyện thứ mười hai của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì mọi người trong cõi của Ngài dù đã chứng bực Thinh Văn hay Duyên Giác cũng không thể nào hiểu biết được tuổi sống của Ngài là bao nhiêu ngàn muôn ức kiếp.13- Nguyện thứ mười ba của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, ví dù cả mười phương muôn ức thế giới người, Trời hay bực Thinh Văn, Duyên Giác có đủ thần thông hiệp nhau lại cộng kể cũng không thể nào biết được số người trong cõi của Ngài là bao nhiêu, nghĩa là con số người ở cõi của Ngài đông cho đến đỗi bực Thinh Văn Duyên Giác cũng không biết hết được.14- Nguyện thứ mười bốn của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì mọi người trong cõi của Ngài thảy đều được hưởng tuổi sống vô lượng kiếp, không như cái sống ngắn ngủi ở cõi Ta bà.15- Nguyện thứ mười lăm của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì mọi người trong cõi của Ngài thảy đều hưởng sự khoái lạc như là một vị Tỳ hƣu đã chứng đến quả lậu tận, nghĩa là chứng đến quả rốt sạch hết những nghiệp hoặc mê si. Bởi một vị Tỳ hưu tu chứng đến quả lậu tận thì thân tâm khoái lạc vô cùng vô tận không còn một mảy bợn nhơ, chẳng một việc nhỏ khổ não, nói rõ là đến chỗ cùng tột an vui.16- Nguyện thứ mười sáu của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì mọi người trong cõi của Ngài đều an trụ vào bực chánh tín, nghĩa là lòng luôn luôn tin tưởng chơn chánh, xa lìa tất cả vọng tưởng xằng xiên trái ngược và sạch hết những tánh phân biệt nhơn ngã, ái ố cho đến cả sáu căn cũng đều được trong sạch lặng lẽ hết cả.17- Nguyện thứ mười bảy của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì sự nói pháp cho đến việc hành đạo của Ngài đều hơn các Phật mười phương bội phần.18- Nguyện thứ mười tám của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì mọi người trong cõi của Ngài thảy đều có túc mạng thông, được biết cả trăm ngàn ức triệu kiếp của mình vừa qua, nghĩa là được biết cả trăm ngàn ức triệu kiếp trước của mình không sót một mảy.19- Nguyện thứ mười chín của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì mọi người trong cõi của Ngài thảy đều có thiên nhãn thông được thấy suốt qua cả trăm ngàn ức triệu thế giới khác, nghĩa là chẳng cần đi đến các thế giới khác, chỉ ngồi một chỗ mà thấy rõ hết các việc ở nơi ấy.20- Nguyện thứ hai mươi của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì mọi người trong cõi của Ngài thảy đều thiên nhĩ thông, nghe cả trăm ngàn ức Đức Phật ở mười phương thuyết pháp lòng rất vui vẻ vâng giữ theo.21- Nguyện thứ hai mươi mốt của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì mọi người trong cõi của Ngài thảy đều có tha tâm thông, được biết tâm niệm của chúng sanh ở trăm ngàn ức triệu thế giới khác, nghĩa là những chúng sanh ở các thế giới khác khởi một ý niệm gì là người trong cõi của Ngài thảy đều biết rõ cả.22- Nguyện thứ hai mươi hai của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì mọi người trong cõi của Ngài thảy đều có thần túc thông, chỉ trong chốc lát đã đi đến cả ngàn muôn ức thế giới khác, nghĩa là người trong cõi của Ngài khi muốn đi chỉ trong một vài giây đồng hồ là đã đi qua cả ngàn muôn ức thế giới khác, chớ không phải chậm chạp và không nhờ đến thuyền tàu, xe cộ như cõi thế gian.23- Nguyện thứ hai mươi ba của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì cả mười phương thế giới đều nghe danh Ngài, các Phật thảy ngợi khen công đức của Ngài, dĩ chí cõi người hay cõi Trời đến các loài côn trùng nhỏ nhít, khi nghe danh hiệu của Ngài lòng bèn vui mừng cung kính, thì cũng đều được sanh về cõi của Ngài hưởng lấy cảnh an vui.24- Nguyện thứ hai mươi bốn của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì trên đỉnh đầu của Ngài phóng ra ánh hào quang sáng hơn trăm ngàn lần mặt Trời, mặt Trăng. Song ánh hào quang ấy vẫn được mát mẻ chớ không hầm nóng như ánh mặt Trời hay ánh sáng của lửa đỏ.25- Nguyện thứ hai mươi lăm của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì hào quang của Ngài soi khắp cả cõi Trời, cõi người đến các loài khác; các loài khác thấy được hào quang ấy liền khởi lòng lành đều sẽ được trở sanh về cõi Ngài.26- Nguyện thứ hai mươi sáu của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì cả chúng sanh ở các thế giới khác nhờ hào quang của Ngài chạm đến thân họ, nhiều hơn các cõi người và cõi Trời.27- Nguyện thứ hai mươi bảy của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì cả cõi người và cõi Trời ở mười phương, nếu đã phát lòng Bồ đề gìn giữ trai giới, tu theo hạnh: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí huệ mà muốn sanh về cõi của Ngài, thì Ngài hiện thân đến tiếp dẫn về cõi Ngài sẽ chứng bực Bồ Tát bất thối chuyển.28- Nguyện thứ hai mươi tám của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì cả thế giới người và Trời ở trong mười phương khi nghe đến danh hiệu của Ngài, bèn đem dâng hương, rải hoa cúng dường Phật Ngài, hoặc đem những món y thực cung cấp cho những vị sa môn, hoặc xây dựng chùa tháp, hằng giữ giới trì trai một cách trong sạch và một lòng tưởng niệm danh hiệu của Ngài chỉ trong một ngày một đêm không ngừng dứt xao lảng thì cũng được sanh về cõi của Ngài.29- Nguyện thứ hai mươi chín của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì các thế giới người, Trời ở khắp mười phương nếu thành lòng tin tưởng vui mừng nguyện cầu cho được vãng sanh về cõi của Ngài, chỉ nhứt tâm niệm danh hiệu của Ngài mười tiếng, nghĩa là một lòng niệm mười tiếng Nam Mô A Di Đà Phật ắt được sanh qua cõi của Ngài thỏa lòng mong ước. Chỉ trừ những hạng người đã phạm tội ngũ nghịch: giết cha, giết mẹ, giết La Hán, làm chơn Phật ra máu, phá hòa tăng chúng, lại còn chê bai ngạo báng chánh pháp của Phật thì không đặng vãng sanh.30- Nguyện thứ ba mươi của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì cả chúng sanh ở mười phương thế giới, mặc dù bao nhiêu đời trước họ làm những điều hung ác, mà bây giờ nghe đến danh hiệu của Ngài liền sanh lòng ăn năn, sám hối, lo làm những điều phước thiện, vâng giữ kinh kệ luật giới, thì đến ngày lâm chung cũng được sanh về cõi của Ngài, không còn sa đọa trong ba đường ác: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.31- Nguyện thứ ba mươi mốt của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì các giới người, Trời ở khắp mười phương nghe đến danh hiệu của Ngài liền cúi mình lễ bái và trong lòng rất hoan hỉ tin tưởng đến Ngài mà lo tu hành theo phẩm hạnh của bực Bồ Tát, thì người ấy sẽ được các giới ở cõi người và cõi Trời đem lòng tôn kính trọng nể.32- Nguyện thứ ba mươi hai của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì có vô số vô biên phụ nữ trong mười phương thế giới kia nghe đến danh hiệu của Ngài lòng vui mừng và hết sức tin tưởng, liền phát tâm cầu đạo giác, lại chán ghét thân gái, thì người ấy sau khi mạng chung được khỏi sanh trở lại làm thân gái nữa.33- Nguyện thứ ba mươi ba của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, nếu có những bực Bồ Tát đã sanh về cõi của Ngài, thì tất cả đều vào bực nhứt sanh bổ xứ, nghĩa là sẽ còn một kiếp nữa chứng đến bực Như Lai. Nhược bằng các vị ấy, có bản nguyện muốn qua các cõi khác để phương tiện hóa độ các giới chúng sanh, thì Ngài sẽ dùng oai thần giúp cho mỗi vị đều được tròn xong tâm hạnh và bản nguyện của mình.34- Nguyện thứ ba mươi bốn của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì mọi người trong cõi của ngài, nếu muốn sanh qua cõi Phật khác, tức nhiên được sanh đúng như lòng đã muốn, không hề bị rớt trong ba đường ác đạo.35- Nguyện thứ ba mươi lăm của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì các bực Bồ tát trong cõi của Ngài muốn dùng những hoa thơm hay phướn báu, lọng báu, ngọc tốt, chuỗi tốt hay các món phẩm vật khác đem cúng dường vô lượng thế giới chư Phật ở mười phương, thì các món ấy chỉ trong khoảnh khắc đã đem đến chỗ các Phật ấy.36- Nguyện thứ ba mươi sáu của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì các bực Bồ tát trong cõi của Ngài khi muốn đem cả ngàn muôn thứ nhu dụng để cúng dường cho vô lượng Đức Phật ở mười phương, hoặc cho những chúng sanh ở thế giới khác, thì các món ấy đều tự nhiên hóa hiện ra đủ thứ như lòng của vị ấy muốn, khỏi phải mua sắm như cõi thế gian.37- Nguyện thứ ba mươi bảy của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì các bực Bồ tát trong cõi của Ngài cả thảy đều vâng giữ kinh pháp của các Phật đã thuyết và mỗi vị đều có tài hùng biện và trí huệ cả.38- Nguyện thứ ba mươi tám của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì các bực Bồ Tát trong cõi của Ngài cả thảy mỗi vị đều tài biện luận và trí huệ rộng lớn không thể lường được.39- Nguyện thứ ba mươi chín của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì các bực Bồ tát trong cõi của Ngài thảy đều có được xác thân bằng thứ kim cương na la diên như Ngài, chói ánh vàng tía, gồm đủ cả ba mươi hai tướng chánh và tám chục tướng phụ rất trang nghiêm tốt đẹp.40- Nguyện thứ bốn mươi của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì toàn cả trong nước của Ngài thảy đều hoàn toàn yên tịnh, như các bực Bồ tát muốn trông thấy được vô lượng thế giới khác hay được thấy tất cả cõi Phật, tức thời các cõi ấy đều hiện ngay trong thân cây báu (chẳng khác nào mình đem cuốn phim chiếu rõ những vật ở nước khác, nghĩa là trong thân của mỗi cây báu ở nước Cực Lạc, khi các vị Bồ tát muốn thấy thế giới nào, thì thế giới ấy liền hiện ngay trong cây ấy rõ như soi mặt trong gương).41- Nguyện thứ bốn mươi mốt của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì các bực Bồ tát trong cõi của Ngài, mặc dù công đức còn kém nhưng cả thảy đều thấy rõ trường thuyết pháp khai đạo ở các thế giới Phật khác, hiện rõ ra nơi cây báu ở cõi của Ngài. Ví dụ: Vị Bồ tát muốn nghe thấy Phật Lưu Ly Quang phương đông thuyết pháp, thì trong cây báu hiện rõ Phật Lưu Ly Quang đang ngồi thuyết pháp; còn muốn thấy Đức Phật ở phương tây thuyết pháp, thì trong cây báu hiện rõ Đức Phật phương tây thuyết pháp.Với các cõi khác cũng vậy đều tự nhiên hiện rõ thần diệu gấp ngàn máy vô tuyến truyền thanh, truyền hình của thời nầy.
42- Nguyện thứ bốn mươi hai của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì tất cả vạn vật; nào ao hồ cây cỏ, đất cát, lầu đài, châu ngọc trong cõi của Ngài mỗi món đều có vẻ tốt đẹp trang nghiêm và có những hình sắc đặc biệt, dù cho một vị nào được có thiên nhãn đi nữa cũng không thể phân biệt nổi từ số, từ tên của các màu, các sắc, các vật trong cõi của Ngài được.43- Nguyện thứ bốn mươi ba của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì cả thảy muôn người trong cõi của Ngài muốn nghe pháp lúc nào đều có lúc ấy. Ví dụ: Muốn nghe pháp ở trong cây báu tức thời trong cây báu nói ra; muốn nghe pháp trong loài chim tức thời các loài chim nói ra; muốn nghe pháp trong hồ nước tức thời trong hồ nước nói ra; muốn nghe pháp trong tiếng gió, tiếng sáo, tiếng rèm tức thời trong đó nói ra. Những pháp ấy, tùy theo ý nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp chi, thì trong mỗi món ấy đều phát ra pháp ấy.44- Nguyện thứ bốn mươi bốn của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì tất cả các bực Bồ tát, Thinh văn trong cõi của Ngài trên đỉnh đầu mỗi vị thảy đều có hào quang và mỗi vị nói pháp, hành đạo không khác gì các Đức Phật.45- Nguyện thứ bốn mươi lăm của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì các Bồ tát mới phát tâm ở trong cõi khác khi nghe đến danh hiệu của Ngài thì lòng qui y tinh tấn thêm, cả thảy đều được vào chánh định thanh tịnh và giải thoát. Và các vị ấy đã từng cúng dường các Đức Phật ở mười phương vô số vô biên không thể nghĩ bàn lường tính được.46- Nguyện thứ bốn mươi sáu của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì các bực Bồ tát mới phát tâm ở cõi khác càng qui y tinh tấn thêm, cả thảy đều được các phép tam muội cả.47- Nguyện thứ bốn mươi bảy của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì các bực Bồ tát mới phát tâm ở cõi khác càng qui y tinh tấn cả thảy đều được chứng đến bực bất thối chuyển, nghĩa là không còn lui sụt lại cõi phàm phu nữa.48- Nguyện thứ bốn mươi tám của Đức Phật
Ngài nguyện khi thành Phật, thì các bực Bồ tát mới phát tâm ở cõi khác, khi nghe đến danh hiệu của Ngài liền qui y tinh tấn tu hành chứng vào bực nhẫn thứ nhứt, thứ nhì, thứ ba đúng theo pháp của các Phật, vẫn không bao giờ lui sụt trở lại cảnh giới lục đạo.Sau khi Vua Vô Tránh Niệm phát bốn mươi tám lời thệ nguyện trước mặt Đức Bảo Tạng Như Lai thì quả đất đều rung động, các vị chư Thiên rải hoa cúng dường và trổi nhạc chúc tụng ngợi khen công đức của Vua. Khi ấy, Phật Bảo Tạng liền thọ ký cho vua sau nầy được thành Phật hiệu A Di Đà làm giáo chủ tại thế giới Cực Lạc.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà (đang xem)
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà (đang xem)
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT